TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 29/11/07 0:08

Chưa bao giờ con người tiến đến gần sự hoàn tất những ước vọng yêu thích nhất của họ như ngày nay. Con người đã kiến tạo một thế giới mới với những quy luật và số phận của riêng nó. Nhìn lại thành quả sáng tạo của mình, quả thực con người có thể nói là tốt đẹp. Nhưng nhìn lại chính mình, con người có thể nói nững gì?
Họ có tiến gần hơn đến sự thực hiện một giấc mộng khác của nhân loại , giấc mộng hoàn thiện con người hay không? Một con người biềt yêu thương đồng loại , làm đều phải, nói sự thật và thực hiện tất cả những tiềm năng của mình. Nghĩa là làm hình ảnh của THƯỢNG ĐẾ
Câu hỏi đặt ra làm chúng ta lúng vì giải đáp, đau đớn thay, lại quá rõ ràng. Trong khi chúng ta đã sáng tạo ra những điều kỳ diệu thì đời sống chúng ta không phải là một đời sống trong tình huynh đệ , hạnh phúc , thoả mãn mà là một đời sống hỗn loạn và hốt hoảng, đầy sợ sệt và lo âu , trong đó mối liên hệ với thực tại nội tâm đã mất và tư tưởng tách rời khỏi cảm giác.
Người ta đi đến nhà thờ để nghe những lời giảng về tình yêu , bác ái và học rằng sự lương thiện , thành thật và sự quan tâm đến phần hồn là những nguyên tắc chung trong khi chính cuộc đời dạy ta rằng tuân theo những nguyên tắc ấychỉ làm chúng ta trở thành những kẻ mơ mộng viễn vông. Nhưng có bao nhiêu người trong thời đại này được hạnh phúc?
Chúng ta bám víu vào niềm tin rằng chúng ta hạnh phúc : chúng ta dạy con cái chúng ta rằng cuối cùng sẽ không có ước vọng nào là không được thoả mãn và sẽ không có gì là không đạt tới.
Nhưng liệu con cái chúng ta sẽ có nghe một tiếng nói dạy chúng phải đi đâu đẻ làm gì không?
Như mọi con người , thế nào chúng cũng cảm thấy rằng sự sống phải có một ý nghĩa - nhưng ý nghĩa ấy là gì? Chúng ta có tìm thấy chúng trong những mâu thuẩn , trong câu chuyện lừa dối và sự nhẫn nhịn chua chát chúng phải gặp trong mọi hoàn cảnh mới? Chúng khát khao hạnh phúc, chân lý, công bằng , yêu thương, khát khao đối tượng để tôn thờ. Chúng ta có thể sẽ làm thoả mãn khát vọng của chúng không?
Chúng ta cũng vô vọng như chúng. Chúng ta không biết câu giải đáp bởi vì chúng ta còn quên bẵng việc đặt ra câu hỏi ấy? CHúng ta giả vờ như đời mình đặt trên một nền tảng vững chắc và không biết đến bóng dáng của sự bất an lo lắng và rối loạn trong khi kỳ thật chúng không rời chúng ta?
Đó là những trăn trở của Erich Fromm trong tác phẩm "Phân tâm học và tôn giáo". Một tác phẩm rất có giá trị trong cuộc sống ngày nạy. Erich Fromm đã có những quan đểm rất tiến bộ và tích cực về tôn giáo. Ông bắt đầ từ quan điểm của Freud dừng lại : Đó là sự tương tự giữa bệnh nhiễu tâm và tôn giạo Ông không đồng tình với Freud coi tôn giáo là bệnh nhiễu tâm ấu thời tập thể nhân loại.
Ông chia tôn giáo ra làm hai loại : TÔn giáo quyền uy và tôn giáo nhân bản. Đặc điểm tôn giáo uy quyền thừa nhận có 1 sức mạnh tối cao chi phối con người , còn tôn giáo nhân bản xem con người là trung tâm , phát triển khả năng yêu thương người khác cũng như chính bản thân mình và gắn bó tình cảm với tất cả sinh thể khác.
Một quyển sách thú ìa bổ ích trong quá trình nghiên cứu văn hoá học.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 6 30/11/07 11:08

[justify]Lớp mình đang học môn Văn hoá và tôn giáo. Môn này rất khó đối với mình, bởi kiến thức mảng tôn giáo của mình còn rất nông cạn. Cám ơn Sinan đã mở chủ đề này.

Mình xin đóng góp bằng một phần bài tập mình làm ở môn học này. Mong các bạn chỉ giáo thêm.

Đề bài: Giới thiệu và nhận định về cái nhìn của A. Einstein trong cuốn "Thế giới như tôi thấy" NXB Tri thức. Năm 2005. Phần I tr. 15-92.


Bài làm:

Đối với học viên văn hoá học, quan trọng và hay nhất trong cuốn sách “Thế giới như tôi thấy” này là bài viết về tôn giáo và khoa học (tr. 30-37).

A. Einstein là một nhà khoa học chân chính, ông dành toàn bộ cuộc đời mình vào một công việc gần như duy nhất là tiếp cận kiến thức, chân lý. Do vậy ông tôn sùng những điều chưa biết. Ông cho rằng: “Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là sự bí ẩn” (tr. 20), "Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Vì tri thức chỉ có giới hạn, trong khi trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới". Tuy nhiên, ông cũng tôn sùng tôn giáo không kém. Ông tự nhận rằng: “Tôi thuộc về những người có tín ngưỡng sâu xa” (tr. 21).

Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" [http://vi.wikiquote.org/wiki/Albert_Einstein].

Đối với A. Einstein, tôn giáo được chia thành 3 loại: (1) Tôn giáo sợ hãi: Tôn giáo mà biểu tượng của nó được gợi lên bởi sự sợ hãi, “sợ đói, sợ thú dữ, bệnh tật và cái chết”. Tôn giáo này “được củng cố nhờ một tầng lớp giáo sĩ đặc thù đóng vai trò trung gian giữa hình nhân đáng sợ và dân chúng” (tr. 31). (2) Tôn giáo luân lý: Sự phát triển của tôn giáo sợ hãi dựa trên “những cảm xúc xã hội”, lòng khao khát được dẫn dắt, được yêu thương, che chở. Đặc trưng cơ bản nhất của loại tôn giáo này là khái niệm Thượng đế, Ngài yêu thương, an ủi và bảo vệ con người suốt vòng sinh tử (tr. 31-32). (3) Đạo vũ trụ: là trải nghiệm tôn giáo không có ý niệm về Thượng đế nhân hình, “cá nhân cảm nhận được tính hư vô trong những ước vọng và mục đích của con người; cảm nhận được tính hùng vĩ và trật tự kỳ diệu trong thiên nhiên cũng như trong thế giới suy tưởng”. Đạo này được truyền đạt nhờ vào khoa học và nghệ thuật (tr. 33). Tóm tắt x. bảng:
[center]Hình ảnh[/center]

Cách đánh giá của A. Einstein có những điểm tương đồng đến kỳ lạ với ý kiến của nhà nhân học Ba Lan cùng thời B. Malinowski (1884-1942). B. Malinowski cho rằng cuộc sống của cộng đồng được các nhà quan sát đáng tin cậy và đầy tài năng phân chia làm hai phạm trù rõ ràng: trần tục và thiêng liêng. Trần tục là lĩnh vực con người trải nghiệm rút đúc ra những kinh nghiệm, có kiến thức về quy luật tồn tại và phát triển, là đối tượng của khoa học/đạo vũ trụ. Những lĩnh vực khả năng hiểu biết của con người chưa vươn tới được, chưa hiểu biết, chưa giải thích được quy luật của nó được coi là ngẫu nhiên, được thần thánh hoá thành cõi thiêng liêng hay còn gọi là tôn giáo (theo nghĩa rộng). Khái niệm này còn được phân chia làm hai phần B. Malinowski gọi là tôn giáo và ma thuật, hay như A. Einstein chia thành tôn giáo luân lý và tôn giáo sợ hãi, hoặc tôn giáo và tín ngưỡng như chúng ta vẫn hiểu hiện nay.

Thực ra, đạo vũ trụ, tôn giáo luân lý, tôn giáo sợ hãi của A. Einstein hay khoa học, tôn giáo, tín ngưỡng/ma thuật theo cách gọi thông thường là ba bộ phận cấu thành nên văn hoá nhận thức của con người. Chúng chi phối toàn bộ những thành tố văn hoá khác của cộng đồng. Do vậy A. Einstein hoàn toàn có lý khi khẳng định rằng tất cả các loại hình tôn giáo và đạo vũ trụ đều đồng thời tồn tại (tr. 33). Và trên thực tế chúng đã, đang và sẽ tồn tại trong mỗi con người, mỗi dân tộc và thế giới loài người nói chung.

Cùng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và lý giải cuộc sống loài người như đã phân tích ở trên, tôn giáo và khoa học cùng song song tồn tại. Nhưng cũng chính vì những khác biệt về phương pháp, cách thức mà thường có những cạnh tranh, xung đột giữa những thành tố này với nhau như A. Einstein nhận định rằng “người ta có xu hướng xem khoa học và tôn giáo như những địch thủ không đội trời chung”, khoa học loại trừ và phủ nhận vai trò của tôn giáo trong cuộc sống, còn nhà thờ thì chống lại và truy bức những người tin theo khoa học (tr. 35).

Quan hệ giữa tôn giáo và khoa học khăng khít, những tranh luận giữa khoa học và tôn giáo thường xuyên tới mức mỗi khi nói tới tôn giáo là người ta nghĩ ngay tới khoa học. Chúng tôi đã dùng phép thử tìm trên internet các trang có cả hai từ “khoa học” và “tôn giáo”, kết quả Google liệt kê ra khoảng 1.670.000 lần xuất hiện "khoa học" + "tôn giáo" chỉ trong (0,18 giây). Ngay trong môn học Tôn giáo và văn hoá, thì đề cương cũng sử dụng tới 4/8 phần để bàn về quan hệ giữa khoa học và tôn giáo [http://www.vanhoahoc.net/diendan/viewtopic.php?f=30&p=471#p471].

Từ điển mở Wikipedia cho rằng “tôn giáo và khoa học dùng phương pháp khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học trái lại dùng phương cách khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được”.

Xu hướng hiện đại cho rằng khoa học và tôn giáo là hai mặt không thể tách rời của cuộc sống, chúng tồn tại song hành và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong việc duy trì và phát triển hai mặt vật chất, tinh thần của con người theo hướng nhân bản nhất.[/justify]
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 6 30/11/07 22:38

[justify]Rất hoan nghênh ý kiến của bạn meohen, đặc biệt là bạn đã lập bảng so sánh quan điểm về tôn giáo giữa Albert Einstein và B. Malinowski. Đúng là hai khuynh hướng nhận xét của ông rất giống nhau, tuy rằng ngôn từ dùng có khác.
Thế nhưng, xin góp ý với bạn về trường hợp của Phật giáo. Phật giáo đích thực là tôn giáo luân lý, tôn giáo xã hội nhưng Phật giáo là tôn giáo vô thần. Chính đức Phật Thích ca đã phủ nhận tôn giáo thần quyền của Bà-la-môn giáo và tôn giáo của Ngài thành lập đó là tôn giáo vô thần. Ngài không công nhận có vị thần nào can thiệp vào cuộc sống của chúng sinh mà cuộc sống của chúng sinh là do chúng sinh quyết định lấy thông qua con đường tạo nghiệp. Nghiệp là gì?Nghiệp là hành động có dụng tâm, có dụng ý (volitional action) được tạo ra qua ra qua ba con đường: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Đạo Phật bảo chính nghiệp lực do chúng sinh tạo ra quyết định hướng tái sinh, thân phận của con người trong hiện tại và tương lai. Mỗi hành động, lời nói, ý nghĩ chạy qua trong đầu là đã tạo ra sự khác biệt giữa người này và người kia, do vậy trên thực tế hoàn toàn không có hai con người (xin dùng từ này thay thế cho từ chúng sinh tuy rằng là hơi khập khiểng) hoàn toàn giống nhau. Chúng ta thấy những cặp sinh đôi có thể là hình dáng, lời nói hoàn toàn giống nhau nhưng ứng xử thì chưa chắc đã như nhau. Nghiệp lực là một cái gì đó khó hiểu đối với chúng ta. Tôi xin trích câu chuyện dưới đây giữa vua Di Lan Đà (Milinda) và Tỷ kheo Na Tiên (Nagasena), có liên quan đến tính chất thần bí của nghiệp.

Vua hỏi: “Phật giáo đồ thường nói: Lửa địa ngục nóng hơn nhiều so với lửa bình thường. Nếu ném một hòn đá nhỏ vào ngọn lửa bình thường thì cả ngày cũng không cháy hết. Nhưng nếu đem một tảng đá lớn ném vào lửa địa ngục, thì trong khoảnh khắc tảng đá bị cháy rụi. Tôi không thể tin điều đó. Các người lại nói, chúng sinh đọa địa ngục, tuy thân bị đốt cháy liên tục trong nhiều năm, nhưng chúng sanh đó cũng không bị cháy hết. Tôi cũng không thể tin điều đó.”
Tỷ kheo Na Tiên trả lời: “Tâu Đại vương, Ngài có thấy con cá mập, con rùa, con vịt, con khổng tước ăn sỏi, ăn đá hay không?
Vua trả lời: Thường có thấy!
Tỷ kheo Na Tiên: Khi sỏi đá vào ruột những con vật lớn, phải chăng không bao lâu chúng cũng được tiêu hóa?
Vua nói: Đúng như vậy.
Tỷ kheo Na Tiên: Vì sao bào thai ở trong bụng người mẹ lại không bị tiêu hóa?
Vua: Tôi cho rằng đó là do nghiệp lực của thai nhi.
Tỷ kheo Na Tiên: Cũng như vậy, thưa Đại vương, do nghiệp lực của chúng sanh đọa địa ngục, cho nên dù chúng có bị đốt cháy trong nhiều năm tháng, chúng cũng không bị thiêu cháy hết. Cho nên đức Phật nói: Chỉ khi nào toàn bộ nghiệp lực của chúng sanh đó đã tiêu diệt hết rồi, thì chúng sanh mới chết được ở chỗ ấy.”
[trích Thuyết Bốn Đế, Minh Chi viết].
Theo câu chuyện trên thì chính Nagasena trả lời nhà vua về nghiệp là một cái gì đó huyền bí mà người thường không thể hiểu hết được.
Tôi đề nghị cần chia tôn giáo luân lý ra làm hai loại là tôn giao hữu thần và tôn giáo vô thần thì hợp lý hơn. Chính Einstein cũng đã đi tìm cái tôn giáo vũ tru (cosmic religion) đó và ông đã trả lời cái tôn giáo có thể đáp ứng được tinh thần khoa học đó chính là Phật giáo (1). Gần đây, nhiều cuộc đối thoại của các nhà khoa học và tu sỹ Phật giáo, tiêu biểu là cuộc đàm thoại giữa Trịnh Xuân Thuận mà Matthieu Ricard. Và chính Trịnh Xuân Thuận cũng tin vào karma, và dùng karma để giải thích các hiện tượng như thần đồng, số phận không may của các em bé mà khoa học hiện đại không thể lý giải được. (xin bạn xem thêm quyển Cái vô hạn trong lòng bàn tay về cuộc đàm thoại giữa Trịnh Xuân Thuận & Matthieu Ricard để làm rõ thêm tính chất vô thần của Phật giáo). Một vài ý kiến trao đổi với bạn.
tambattaiyen.

Chú thích: (1) "The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism”.[/justify]
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 7 01/12/07 4:51

Rất cám ơn ý kiến của bạn tambattaiyen.

tambattaiyen đã viết:Tôi đề nghị cần chia tôn giáo luân lý ra làm hai loại là tôn giao hữu thần và tôn giáo vô thần thì hợp lý hơn.

[justify]Mình nghĩ rằng sự phân chia nào cũng có những khiên cưỡng nhất định để ép những thành tố trung gian vào bên này hay bên kia. Những điểm mờ là những điểm gây tranh cãi có khi còn hơn những điểm cực đoan ấy chứ.

Hơn nữa, chúng ta còn phải định nghĩa cho rõ chữ "thần" ở đây thì mới có thể thống nhất với nhau về cách phân loại được. Trong tác phẩm của A. Einstein, tác giả không định nghĩa những khái niệm một cách rõ ràng. Nếu có thể được, xin bạn đưa ra khái niệm "thần", sau đó chúng ta sẽ cùng tiến hành phân loại sâu hơn, khoa học hơn.[/justify]
Một lần nữa, xin cảm ơn.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 01/12/07 9:11

Mọi phân chia ở đây theo tôi đều không nói rõ hết được bản chất của vấn đề.
Vì cũng có thể cho rằng Phật giáo dựa trên triết học đạo đức và thực nghiệm tâm lý.
Nều dựa vào từ điển triết học do CUng Kim Tiến biên soạn thì "đặc điểm chính của tôn giáo là đức tin vào sự tồn tại thức của một đấng siêu nhiên" (Cung Kim Tiến, từ điển triết học, trang 1202, nxb văn hóa thông tin Hà Nội,2002. Vậy liệu Phật giáo nguyên thủy có thể cho là một"tôn giáo" hay không? Hay chỉ là những triết lý duy nhất về sự giải thoát nỗi khổ của nhân loại. Lúc đó, Phật Thích ca được xem như một hiền minh , một vị thầy thuốc chữa bệnh "khổ" mà thôi.
Nhưng Phật giáo qua quá trình tồn tại và phát triển đã trở thành một tôn giáo thực thụ , cũng trở thành bậc siêu nhiên được tôn thờ.
Phật giáo được chia ra nhiều tông phái khác với những pháp môn tu luyện khác nhau thì còn có nhiều quan niệm khác nhau về Phật giáo.

Dù A. Einstein có là người tôn sùng Phật giáo , Nhưng ông cũng vẫn là một người phương tây với lối tư duy phân tích nên đã có sự chia chẻ những quan niệm về tôn giáo. TUy thế, theo tôi cũng không hoàn toàn hợp lý lắm.
Vì bạn sẽ đưa Phật giáo ngày hôm nay ở Việt Nam thôi vào phân loại nào. Vì thực chất người Việt Nam ngày nay phần lớn tu theo Tịnh độ tông. Có Giáo chủ Tây phương cực lạc , có cõi Cực lạc nào đó , Bên cạnh đó, lại có thiền tông với những quan niệm khác nhau về lối tu tập và triết lý cơ bản trước đây.

Rồi bạn sẽ lý giải như thế nào về Khổng giáo. Đó đích thực dựa trên nền rảng luân lý xã hội nhưng đồng thời vô thần.

Còn Lão giáo thì sao? Nếu như chỉ dựa vào Đạo đức kinh của Lão Tử và Nam Hoa Kinh của Trang Tử thì có thể cho rằng đó là Đạo vũ trụ . Nhưng để tồn tại và phát triển , Lão giáo cũng đã xây dựng lên điện thờ đầy đủ thần thánh , và khi nó kết hợp với thiền tông, nó mời đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mà lại phát triển ở Nhật Bản.
vài dòng suy nghĩ của tôi mong được chia sẻ.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 7 01/12/07 10:46

[justify]Đúng như bạn sinan nói, mọi phân chia đều có tính chất tương đối. Nhưng bạn đặt câu hỏi: "Vậy liệu Phật giáo nguyên thủy có thể cho là một"tôn giáo" hay không?" thì vấn đề còn tùy thuộc vào chúng ta hiểu hai từ "tôn giáo" là như thế nào! Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát, đúng là một tôn giáo. Đức Phật không bao giờ tự xem mình là có quy chế Thượng Đế hay là đặc phái viên của Thượng Đế như các tôn giáo thần quyền khác. Ngay từ "tôn giáo vô thần" hay "đạo vô thần" cũng là cách gọi đạo Phật của các tôn giáo khác. Còn nếu tôn giáo theo cách tin vào một đấng Thượng Đế có thưởng, có phạt, niềm lo sợ đối với Thượng Đế, số phận của mình tùy thuộc vào sự phán xét của Thượng Đế thì Phật giáo nguyên thủy nhất định không phải là một tôn giáo như vậy.
Lại nữa, nếu tôn giáo là một cái gì đó tạo cảm hứng cho con người, khuyến khích con người luôn vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ thì đạo Phật lại là một tôn giáo như vậy.
Phật giáo ở các nước như Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia cố gắng duy trì hình thức ban đầu của nó từ khi đức Phật Thích Ca thành lập thì đó là một tôn giáo vô thần. Còn khi nó đã hoà nhập và phát triển, dung hoà với các tín ngưỡng dân gian và các tín đồ nhà Phật đi chiêm bái các đức Phật và họ xem các đức Phật như các vị thần có quyèn năng thì đó lại là một tôn giáo hữu thần.
Tôi nghĩ rằng các vị Hoà Thượng, các bậc tôn túc có nghiên cứu nội điển uyên thâm đều xem đức Phật Thích Ca là một đức giáo chủ đáng kính, đáng quy ngưỡng chứ không phải là một vị thần. Hiểu như vậy, nhưng các bậc tôn túc không thể ngăn cản tín đồ của mình chiêm bái đức Phật và xem Ngài như một vị thần vì đó là niềm tin của họ. Nếu niềm tin vào đức Phật như một vị thần, một Thượng Đế mà đem lại niềm vui và đức tin cho tín đồ như làm việc thiện thì sẽ được phước báo, làm việc ác thì sẽ bị trừng phạt thì tại sao không nên xem các đức Phật là thần, thánh? Tôi nghĩ rằng không có gì khủng khiếp bằng sự hủy hoại niềm tin. Khi mọi niềm tin đã bị hủy hoại thì hầu như các giá trị đạo đức, luân lý sẽ bị sụp đổ hay chí ít là cũng bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đạo Phật nếu không chấp nhận thoả hiệp với tín đồ trong việc xem các đức Phật là những vị thần, để họ cầu phước, tránh hoạ, củng cố niềm tin trong việc làm lành, tránh ác thì đạo Phật hầu như bỏ rơi rất đông đảo số tín đồ. Và chúng ta nên nhớ rằng đạo Phật là đạo của chúng sinh chứ không phải chỉ là đạo Phật của số ít tăng ni trong chùa nên không có quyền gì tước đi niềm tin xem các đức Phật như là các vị thần. Tôi nghĩ đó là điều mà đạo Phật thoả hiệp với tín đồ của mình.
Trường hợp Phật giáo Việt Nam cũng như vậy. Có bao nhiêu người hiểu thấu triệt được giáo lý của đạo Phật? Tôi thấy đại đa số tín đồ đều đến chùa, cầu phước, cầu may, cầu sức khoẻ, cầu phúc. Đó là một niềm tin tốt đẹp thì tại sao không phát huy? Có điều cần nhận thức rõ ràng giữa niềm tin và mê tín là hoàn toàn khác nhau. Điều này cũng không dễ dàng gì đối với tín đồ và thời gian để họ gần gũi các bậc tôn túc giúp họ nhận ra vấn đề thì không phải một sớm một chiều.
Về đạo khác như bạn nêu, như đạo Lão chẳng hạn thì cũng là sự thoả hiệp giữa đạo Lão với tín đồ để phát triển. Đây là một đạo khác và tôi không có kiến thức về nó nên chấp nhận mình dốt, không bàn tới được.
Vài dòng chia xẻ cùng quý vị trên diễn đàn. Mong được bàn luận thêm về vấn đề này.
tambattaiyen.[/justify]
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÔN GIÁO THẦN QUYỀN - TÔN GIÁO NHÂN BẢN

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 7 01/12/07 10:55

[center]ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO HAY KHÔNG?[/center]
[center]Huyền Chân[/center]

[justify]Câu hỏi này ở đầu cửa miệng của nhiều người, nhất là những người Mác xít mà tôi được quen biết. Tôi nghĩ rằng câu trả lời có hay không, phải hay không phải, tùy thuộc vào vấn đề chúng ta hiểu từ ngữ “tôn giáo”, một từ ngữ gốc phương Tây (religion), như thế nào?
1.Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát, đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu kính, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo lớn khác, đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng Đế, con Thượng Đế, hay là phái viên của Thượng Đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata), tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
Đạo Phật xa lạ với mọi ý niệm về một Thượng Đế cá nhân đầy quyền năng vô hạn. Đức Phật đến với loài người như một Con Người giản dị nhưng hoàn thiện, một con người đã được giác ngộ và giải thoát, và chỉ bày cho con người con đường giác ngộ và giải thoát đó.
Cũng vì đức Phật không tự cho mình một quy chế Thượng đế hay một thần linh tối thượng, cho nên các tôn giáo thần quyền thường đánh giá đạo Phật là đạo vô thần (atheistic). Vì Phật không tự cho mình là Thần linh hay Thượng Đế, cho nên Phật thường khuyến bảo học trò không nên tin lời Phật vì lòng kính trọng đối với Ngài, mà vì lời dạy của Phật đúng đắn, dẫn con người đến giác ngộ và giải thoát. Lời dạy của Phật không được xem như là giáo điều, tuyệt đối phải tin tưởng. Lời dạy của Phật phải được chúng ta kiểm nghiệm qua cuộc sống thực tiễn, như là người thợ vàng thử vàng vậy.
Phật thường dạy học trò rằng, một điều là đúng hay sai không phải là do quyền uy của vị đạo sư nói ra, hay được ghi trong sáchThánh như là Thần khải. Đối với Phật, quyền uy và Thần khải không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Đối với đạo Phật, tiêu chuẩn của chân lý là lý trí và sự kiểm nghiệm của cuộc sống. Khẳng định như vậy, để nói rằng đạo Phật sẽ không phải là một tôn giáo, nếu tôn giáo nghĩa là chấp nhận giáo điều, là tư biện thần học, gọi là để tìm ra chân lý trong từng câu từng chữ của sách thánh, là niềm lo sợ đối với cái thiêng liêng và siêu nhiên, là sự gửi gắm cả cuộc đời mình cho Thần linh hay Thượng Đế… Nếu tôn giáo là như vậy, thì đạo Phật sẽ không phải là tôn giáo, mà đúng hơn là một hệ thống triết lý và đạo đức, dẫn con người tới cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.
2.Nhưng nếu tôn giáo là một cái gì đó tạo cảm hứng cho con người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp nhất, cao cả nhất, thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình bằng một nỗ lực đạo đức không ngừng, nếu tôn giáo nâng bổng con người, vượt lên những nhu cầu vật chất tầm thường của cuộc sống, thì đạo Phật là một tôn giáo như vậy. Mà lạ lùng thay, một tôn giáo như đạo Phật, không công nhận có Linh hồn bất tử, cũng không công nhận có Thượng Đế tạo thế, ấy thế mà từ khi ra đời ở Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm, nó đã làm chấn động tận gốc rễ xã hội đẳng cấp lâu đời, buộc tất cả mọi tôn giáo và triết phái truyền thống phải xét lại cơ sở giáo lý của mình. Và sau khi nó vượt biên giới, nó trở thành một tôn giáo thế giới, nó đã chinh phục trái tim và khối óc của hàng triệu người. Ngày nay cũng vậy, trong khi các tôn giáo truyền thống và thần quyền đang chịu đựng những thử thách lớn, đối diện với đà tiến bộ của khoa học như vũ bão, thì đạo Phật vẫn đứng vững như bàn thạch, và mở con đường du nhập của mình vào ngay trong lòng những nước đứng đầu trên thế giới về khoa học và công nghệ. Tôi muốn nói những nước như Mỹ, Anh, Pháp , Đức.v..v..
Có thể trích ra đây lời nhận xét của nhà bác học Albert Einstein đối với đạo Phật: “Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt lên một Thượng Đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học; bao quát cả hai mặt tự nhiên và tâm linh. Nó phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ sự thực nghiệm của mọi sự vật, tự nhiên và tâm linh, được quan niệm như một thể thống nhất có ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng một mô tả như vậy. Nếu có một tôn giáo thỏa mãn được những yêu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó là đạo Phật”. (HC nhấn mạnh). Tôi xin trích dẫn phần Anh ngữ của Einstein nói riêng về đạo Phật và tôi nhấn mạnh: “Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with the modern scientific needs, it would be Buddhism.”
Để chứng minh nhận xét của tôi về sự thành công của đạo Phật tại các nước phương Tây công nghiệp, cho phép tôi đưa ra một trích dẫn nữa, lần này là của một nhà nghiên cứu tôn giáo người Pháp trong một bài đăng trong một đặc san nghiên cứu các tôn giáo của tờ “Thế giới ngoại giao” số tháng 11 và12/ 1999:
“Phật giáo chủ yếu là tôn giáo hiện đại: dành cho cá nhân, không giáo điều, đạo đức, kết hợp thân với tâm. Phật giáo có tất cả cơ may để phát triển ở phương Tây, vì nó không đề xuất một sự cứu rỗi, xuất phát từ một thần linh bên ngoài, mà là một phương pháp thực tiễn để thoát khỏi đau khổ và đạt tới hạnh phúc, ngay tại thế giới này”. (Frederic Lenoir, Monde diplomatique-Novembre-Decembre 1999).
Không phải vì là Phật tử mà chúng ta ca ngợi đạo Phật. Chính các nhà khoa học lớn, có tiếng tăm ca ngợi đạo Phật.
3. Phật giáo không có một tổ chức tăng đoàn chặt chẽ, theo kiểu các tôn giáo thần quyền phương Tây. Vì sao? Vì tinh thần dân chủ và bình đẳng trong đạo Phật không cho phép có một tổ chức chặt chẽ như vậy. Không phải trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái ở Ấn Độ, mà ngay cả ở Trung Hoa, Nhật Bản, tổ chức Phật giáo vẫn bao gồm nhiều giáo phái và hệ phái khác nhau, với những chùa chiền, tu viện, và thiết chế giáo dục, của riêng các giáo phái và hệ phái đó.
Ở Việt Nam tuy có một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập năm 1981, thế nhưng hiến chương của Giáo hội tôn trọng sự tồn tại trong phạm vi Giáo hội của những giáo phái và hệ phái khác nhau, như Phật giáo Nam tông, hệ phái Khất sĩ, Phật giáo Khơ-me.v..v..
Ngày xưa, khi Thiên Chúa giáo mới bắt đầu vào nước ta, có sự phận biệt đồng bào giáo và lương. Đồng bào giáo chỉ cho tất cả đồng bào theo tôn giáo mới, tức Thiên Chúa giáo; còn đồng bào lương chỉ cho tất cả đồng bào theo các đạo Phật, Nho, Lão hay bất cứ một tín ngưỡng bản địa nào khác. Vì sao vậy? Phải chăng người Việt Nam cũng như người Á Đông nói chung không có một quan niệm về tôn giáo chặt chẽ về mặt tổ chức như đạo Thiên Chúa. Một người Trung Hoa, Nhật Bản hay người Việt Nam có thể theo cả ba đạo Phật, Nho, Lão và cả “đạo ông bà” nữa mà trong lương tâm họ không bị chi phối về mặt tâm lý bởi những bài thuyết giảng kiểu như những bài thuyết giảng của các bậc tiên tri đạo Do Thái chống lại mọi biểu hiện của tà giáo và tà đạo, khi các bộ tộc Do Thái từ kiểu sống du mục chuyển thành những bộ tộc định cư và sản xuất nông nghiệp, sau khi vương quốc Ixraen đầu tiên được thành lập, với các vua David rồi Solomon, như đã được ghi chép trong sách Cựu ước.
Người Á Đông, dù là ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam, chấp nhân tín ngưỡng đa thần giáo một cách tự nhiên, thông thoáng, có thể vì vậy mà họ cũng không có tư tưởng kỳ thị tôn giáo. Tôn giáo nào cũng cung cấp một trả lời mà tín đồ tin là thỏa đáng đối với ý nghĩa của nhân sinh, của cuộc sống. Niềm tin của tín đồ có thể nông hay sâu, liên tục hay ngắt quãng, nhưng niềm tin đó phải có, thì mới có tôn giáo; bởi lẽ niềm tin tôn giáo là động lực khiến tín đồ sống cả đời theo niềm tin đó. Đặc sắc của đạo Phật là sự kiết hợp niềm tin với lý trí hay trí tuệ; cho rằng, hiểu biết càng sâu, thì niềm tin tôn giáo càng vững. Còn tổ chức của giáo hội có chặc chẽ hay lỏng lẽo, cũng không thành vấn đề. Thậm chí, có những tín đồ thuần thành của Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay một tôn giáo nào khác, rất có thể không đi chùa, không đến nhà thờ, không chấp hành những nghi lễ nào đó do Giáo hội quy định, nhưng họ vẫn là tín đồ tôn giáo thuần thành,theo đúng đòi hỏi lương tâm họ.
Đức Phật từng dạy học trò mình rằng: “Không nên chấp nhận lời dạy của Ta do lòng kính trọng, mà trước hết hãy kiểm nghiệm lời dạy đó, như dùng lửa thử vàng vậy”. Phật dạy: “Một điều là đúng hay sai, không phải là quyền uy và thần khải”. Phật ví những tín đồ Bà-la-môn giáo tụng thuộc lòng sách Vê-đa như một đoàn người mù, dẫn dắt nhau đi, người đi đầu không thấy gì hết, người đi cuối cũng không thấy gì hết, và người đi cuối cùng cũng không thấy gì hết. Phật cho rằng chấp nhận chân lý và giác ngộ chân lý là hai chuyện khác nhau. Giác ngộ chân lý như người như người nếm mật; còn chấp nhận chân lý là không hiểu, thì cũng giống như người dùng thìa hứng mật , múc mật mà không nếm mật vậy.
Cũng như thế, đơn thuần chấp nhận chân lý do quyền uy của người khác, dù người khác đó là bậc đạo sư, sẽ không có được sự giác ngộ tâm linh, dẫn tới giải thoát tối hậu. Tuân thủ một truyền thống hay quyền uy, tự nó không có giá trị gì hết. Để được giác ngộ, học hỏi là cần thiết, nhưng sự học hỏi đó phải được bổ xung bằng thực nghiệm cá nhân. Tôn giáo luôn luôn là thực nghiệm, thực nghiệm qua cuộc sống như là vị thầy thuốc tốt nhất, qua thân tâm của mình như là cuốn sách quý nhất. Phật giáo là như vậy.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách