PHÂN TÂM HỌC VÀ TÔN GIÁO

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

PHÂN TÂM HỌC VÀ TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 14/10/10 21:51

Chưa bao giờ con người tiến đến gần sự hoàn tất những ước vọng yêu thích nhất của họ như ngày nay. Con người đã kiến tạo một thế giới mới với những quy luật và số phận của riêng nó. Nhìn lại thành quả sáng tạo của mình, quả thực con người có thể nói là tốt đẹp. Nhưng nhìn lại chính mình, con người có thể nói nững gì?
Họ có tiến gần hơn đến sự thực hiện một giấc mộng khác của nhân loại , giấc mộng hoàn thiện con người hay không? Một con người biềt yêu thương đồng loại , làm đều phải, nói sự thật và thực hiện tất cả những tiềm năng của mình. Nghĩa là làm hình ảnh của THƯỢNG ĐẾ
Câu hỏi đặt ra làm chúng ta lúng vì giải đáp, đau đớn thay, lại quá rõ ràng. Trong khi chúng ta đã sáng tạo ra những điều kỳ diệu thì đời sống chúng ta không phải là một đời sống trong tình huynh đệ , hạnh phúc , thoả mãn mà là một đời sống hỗn loạn và hốt hoảng, đầy sợ sệt và lo âu , trong đó mối liên hệ với thực tại nội tâm đã mất và tư tưởng tách rời khỏi cảm giác.
Người ta đi đến nhà thờ để nghe những lời giảng về tình yêu , bác ái và học rằng sự lương thiện , thành thật và sự quan tâm đến phần hồn là những nguyên tắc chung trong khi chính cuộc đời dạy ta rằng tuân theo những nguyên tắc ấychỉ làm chúng ta trở thành những kẻ mơ mộng viễn vông. Nhưng có bao nhiêu người trong thời đại này được hạnh phúc?
Chúng ta bám víu vào niềm tin rằng chúng ta hạnh phúc : chúng ta dạy con cái chúng ta rằng cuối cùng sẽ không có ước vọng nào là không được thoả mãn và sẽ không có gì là không đạt tới.
Nhưng liệu con cái chúng ta sẽ có nghe một tiếng nói dạy chúng phải đi đâu đẻ làm gì không?
Như mọi con người , thế nào chúng cũng cảm thấy rằng sự sống phải có một ý nghĩa - nhưng ý nghĩa ấy là gì? Chúng ta có tìm thấy chúng trong những mâu thuẩn , trong câu chuyện lừa dối và sự nhẫn nhịn chua chát chúng phải gặp trong mọi hoàn cảnh mới? Chúng khát khao hạnh phúc, chân lý, công bằng , yêu thương, khát khao đối tượng để tôn thờ. Chúng ta có thể sẽ làm thoả mãn khát vọng của chúng không?
Chúng ta cũng vô vọng như chúng. Chúng ta không biết câu giải đáp bởi vì chúng ta còn quên bẵng việc đặt ra câu hỏi ấy? Chúng ta giả vờ như đời mình đặt trên một nền tảng vững chắc và không biết đến bóng dáng của sự bất an lo lắng và rối loạn trong khi kỳ thật chúng không rời chúng ta?

Đó là lời mở đầu cho tác phẩm Phân tâm học và tôn giáo của Erich Fromm. 1 tác phẩm hay tuyệt. Nếu có thể, mời các bạn tìm đọc thử
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: PHÂN TÂM HỌC VÀ TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 7 23/10/10 8:53

huhu, khó đọc lắm. Mình đọc phân tâm học máy lần rùi mà vẫn chẳng biết mô tê gì. Đọc cuốn này nữa chắc bị tẩu hỏa nhập mà. Nhưng quả thật phân tâm học có sức hấp dẫn kì lạ.
ah, mà sao chẳng có bác nào VHH nghiên cứu về phân tâm học và văn hóa nhỉ?
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHÂN TÂM HỌC VÀ TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 23/10/10 22:59

mình sắp nghiên cứu nè. kakaka
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: PHÂN TÂM HỌC VÀ TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 5 28/10/10 15:54

Ngưỡng mộ bạn sinan wúa đi thôi, dự định làm NCS vấn đề Phân tâm học & văn hóa hả? Thú vị lắm nhưng cẩn thận kẻo bị mất ngủ! Tui thích nghiên cứu phân tâm học qua những giấc mơ và văn hóa hành vi ứng xử trong đời sống hàng ngày. Hehehe.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

cron