Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 13/12/10 10:59

HÌNH TƯỢNG ĐỨC PHẬT DI LẶC VÀ Ý NGHĨA CỦA NỤ CƯỜI


Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, ngài Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”

Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và, không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di-lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền. Nhưng, để có được nụ cười với những hiệu quả của nó đôi lúc lại là một việc không dễ dàng chút nào. Vì thực tế cho thấy, có người suốt ngày chẳng tìm ra được nụ cười dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo. Lý do thật dễ hiều.

Bởi lẽ, đôi lúc hoàn cảnh khiến cho tâm hồn con người ta trở nên khô cứng và vì vậy phải sống trong ầm thậm lặng lẽ để rồi dần đánh mất đi nụ cười.

=== "cười sao được khi cuộc sống có quá nhiều lo âu phiền muộn, cười sao được khi biết bao đau khổ đang đè nặng trong tâm hồn" nói một cách khác, con người ta chỉ cười khi trong lòng không có phiền muộn lo âu, ít có ai cười trong hoàn cảnh trái ý nghịch lòng. Và chính vì thế mà khiến cho cuộc đời càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng và thật sự có những nụ cười mà trong đó là lệ chảy.

Nụ cười là cửa ngỏ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau; nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau. Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn.

Đức Di-lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người. Cho nên mỗi lần xuân đến là mỗi lần hình ảnh hoan hỷ của Ngài lại hiện về:

“Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cuộc đời như nước chảy trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.

...............hahahaha................
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 20/12/10 22:09

Nụ cười xuất hiện trong tất cả mọi người, cười vì vui sướng hay cười vì quá đau khổ...trong văn chương có những nụ cười "thật điệu đà của Hồ Xuân Hương, Cười trên nỗi đau của người khác trong nhân vật Bá Kiến ...)

Con người có miệng có môi, khi buồn thì khóc, khi vui thì cười. Tuy nhiên, cũng có khi cười mà không vui, khóc mà không buồn, thậm chí ngược lại:

Khấp như nữ tử vu quy nhật

Tiếu tự văn nhân lạc đệ thời.

(Khóc như cô gái vu quy

Cười như anh khoá hỏng thi mất hồn.)

(Chúng tôi tạm dịch)

Hoặc: Ngồi buồn lại trách ông xanh

Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.

( Nguyễn Công Trứ )

Tiếng cười vui tươi, sắc sảo làm cho tinh thần con người sảng khoái, trong sáng tốt lành, giúp con người lạc quan yêu đời, ta sẽ khó có thể tìm thấy ý nghĩa chính trị tư tưởng xã hội trong những truyện cười dân gian Đêm tháng năm bà nằm chẳng nhắp, Tay ải tay ai, trong một số vai hề trong chèo sân đình, trong ca dao trào lộng cũng có những bài:

Nửa đêm gà gáy canh ba

Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi.

Trong tranh dân gian Đông Hồ cũng có những tác phẩm thể hiện tiếng cười này, (Có nhà nghiên cứu xếp vào tiếng cười trào lộng, như bức Ngửa váy hứng dừa với câu thơ :

"Khen ai ngửa váy hứng dừa

Đấy trèo, đây hứng cho vừa lòng nhau.)

Tiếng cười này còn xuất hiện trong hề kịch Pháp thời Trung cổ. (xin xem Lịch sử sân khấu thế giới, NXB, Văn hoá, Hà Nội, năm 1975). Tiếng cười khôi hài là một thứ thể dục trí tuệ, cười cho vui cửa vui nhà, tô điểm cho cuộc sống, như một nhà khoa học trên báo Tiền Phong số 2319 cho biết: Mỗi lần cười người ta kéo dài tuổi thọ thêm năm phút. Heghen trong Mỹ học cho rằng tiếng cười là sự thể hiên niềm yêu đời của con người. Tổ tiên ta thật là những người nghệ sĩ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam. Tạo cho tiếng cười ta bao nhiêu là bóng dáng và có cả một cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười (Cần cười - Nguyễn Tuân).

Hồ Xuân Hương rất hay chửi. Tiếng chửi cất lên nhiều lần trong thơ Nôm truyền tụng:

- Cha kiếp đường tu sao lắt léo.

- Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

- Rúc rích, thây cha con chuột nhắt.

- Đầu sư há phải gì bà cốt

Bá ngọ con ong bé cái nhầm.

- Ai về nhắn nhủ phường lòi tó
Muốn sống đem vòi quét trả đền

- Này này, chị bảo cho mà biết...

* "Hồ Xuân Hương"

- Cái tiếp tu hành đếm lại đeo.

- Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Tiếng cười trong thơ Nôm truyền tụng rõ ràng là tiếng cười lưỡng trị, đa trị. Nó không thuần tuý chỉ là tiếng cười đả kích, châm biếm. Tiếng cười trong thơ Nôm truyền tụng hội tụ đủ các cung bậc của tiếng cười nhân loại. Nó là một trong các yếu tố cấu trúc hệ thống cơ bản, quan trọng và cốt yếu nhất làm nên gương mặt thơ độc đáo vô song Hồ Xuân Hương.

Chú thích:

(1) Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Trần Đình Hượu, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1999, trang 29 - 33.

(2), (8) Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực, Đỗ Lai Thúy NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 1999, trang 72 -92.

(3) Đến với thơ Hồ Xuân Hương, NXB Thanh niên, Hà Nội, năm 1997, trang 15 -16.

(4), (5), (6) Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, M. Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, năm 1992, trang 159- 176-177- 188- 189.

(7) Về văn học nghệ thuật, C. Mác - F. Ăng ghen, NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1996, trang 106 - 107.

Trích một phần của "Bùi Ngọc Minh"
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 5 23/12/10 11:33

Mỗi lần đi chùa, tôi đều thích ngắm nhìn hình tượng Phật Di Lặc. Hình Đức Phật Di Lặc làm tâm hồn tôi vui tươi.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 6 24/12/10 10:38

Rất vui vì "nguyennga" ghé thăm, Chắc "nguyennga" hay đi chùa lắm đúng không? đi chùa làm tâm hồn mình "trầm lại" với cuộc sống "sôi động" này "nguyennga" nhỉ...mỗi một người đều có những cảm nghĩ rât khác nhau khi đi chùa....

hôm qua vui như hội
bởi tiếng cười,tiếng nói râm ran
những bé trẻ thơ cười thật thích
khi thấy nhiều người đến tham quan
phóng viên,nhà báo săn tin-ảnh
người dân tấp nập tò mò xem
nhưng họ biết đâu khi tàn cuộc
có một bóng người đứng trầm ngâm
chị đứng bên hiên vô tư lự
đôi mắt hướng nhìn bầu trời đêm
suy nghĩ lát lâu chị ngồi xuống
bàn tay chống lên chiếc cằm son
dế kêu rúc rích trong thảm cỏ
hòa quyện cùng một tiếng thở dài
chị buồn điều gì hỡi chị ơi?
vầng trán suy tư kia nhăn lại
đây có phải phút yên bình nhất
của cả ngày dài bận lo toan?
tâm sự riêng chị luôn giâú kín
nhưng em vẫn hiểu được phần nào
trên vai chị gánh nặng như hòn đá
vì hòn đá mặt chị thêm nếp nhăn
suốt đêm đó chị buồn không hát được
chị có biết lòng em đau lắm chăng?
bước lên xe quay về lại thành phố
chị ngồi phía cuối như nhỏ thêm
vì mệt mỏi,vì lo toan suy nghĩ
chị thiếp đi trong giấc ngủ nhọc nhằn
nhìn chị ngủ ngây thơ như em bé
tim quặn thắt lòng đau thật không tả
mái đầu xanh chị gục hẳn sang bên
nếu lúc ấy trời cho em điều ước
em sẽ ước vai em là điểm tựa
để cho chị có thể gối đầu lên
một giờ sáng thành phố xe chạy đến
không hay biết chị vẫn ngủ say sưa
bác tài xế không nỡ lòng đánh thức
nên đành để chị ngủ yên trên xe
viết đến đây chắc mọi người đã biết
người chị mà tôi nhắc trong bài
rất thân quen,rất thân quen đúng không?
vâng tôi viết về hai đấy
hai bề ngoài lúc nào cũng hồn nhiên
nhưng nỗi niềm thì chan chứa dạt dào
em vô tình,em vô tình nhìn thấy
bờ môi hàm tiếu tắt nụ cười
vậy hai ơi giấu buồn thêm chi nữa?
hãy trút bỏ cho thanh thản tâm hồn
hãy ra biển và hãy hét thật lớn
hãy khóc to,khóc một lần rồi thôi
nước mắt chảy như dòng sông chảy
cuốn trôi mọi vật trên đường đi
hãy để nước mắt chảy mạnh một lần
chảy mạnh một lần rồi mãi mãi sẽ ngưng....

trích thơ PHÁP LẠC
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron