Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

ảnh hưởng của đạo Cao Đài

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 17/12/10 15:13
gửi bởi thuyanh122
Mình đang làm tiểu luận về Ảnh hưởng của đạo Cao Đài tới đời sống văn hóa tinh thần người dân Nam Bộ. mọi người có thể đóng góp cho mình một số ý kiến đc k?

Re: ảnh hưởng của đạo Cao Đài

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 17/05/11 16:58
gửi bởi Giang Trac Duy
Mình có một số tư liệu nho nhỏ bạn cứ tham khảo nha: "Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần được thành lập ở Việt Nam vào ngày 18.11.1926 (tức rằm tháng 10 năm Bính Dần) tại chùa Từ Lâm (còn gọi là chùa Gò Kén), xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Cao Đài là danh xưng rút gọn của Thượng Đế vốn có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn đã có từ xưa tại Việt Nam mà chủ yếu là Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo Giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của đạo như không sát sinh, sống lương thiện, làm lành lánh dữ, giúp đỡ người xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng Tổ Tiên và thực hiện tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.
Lịch sử đạo Cao Đài gắn với sự phổ biến Cơ Bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cơ Bút là nền tảng căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài từ quá khứ đến hiện đại. Những người khai đạo: Đệ nhất Giáo tông Ngô Văn Chiêu, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư, Đức Thượng sanh Cao Hoài Sang,...". Có thể nói đạo Cao Đài có được những thành công nhất định trong thế kỷ XX ở Nam Bộ là nhờ nó mang một tính dung hợp nhưng dung hợp để phù hợp với văn hóa ở Nam Bộ. Bạn hãy xem xét lại bối cảnh lịch sử lúc này, Pháp thì chiếm đóng toàn Đông Dương, đời sống nhân dân thì khổ cực. Nên những tôn giáo từ xa xưa đã không còn đủ sức để vỗ về tinh thần của con người vào lúc bấy giờ. Cho nên việc hình thành một tôn giáo mới là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên ta cần xét khía cạnh tiếp theo đó là tất cả những người khai đạo như: Đức Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, Đệ nhất Giáo tông Ngô Minh Chiêu,.. đều là những người trí thức Nam Bộ trong bộ máy chính quyền Pháp thuộc. Vì thế đó là điểm tựa đầu tiên để người dân Nam Bộ tin theo. Lý do thứ hai đó là những nghi thức nhạc lễ trong đạo Cao Đài hầu như đều xuất phát từ nhạc lễ cúng đình Nam Bộ. Một nghi lễ luôn gắn liền với cuộc sống của người Nam Bộ từ lúc chào đời cho đến lúc xuôi tay lìa đời. Lý do thứ ba là bà nữ đầu sư đầu tiên Lâm Hương Thanh là người đạo Phật, Đức Hộ pháp là người đạo Kito, Đệ nhất Giáo tông là người theo phái Minh Sư của Đạo giáo. Đó cũng chình là lý do để những người dân Nam Bộ tin tưởng trong đời sống tâm linh của mình. Thân mến.