Chuyện lạ đó đây về Công giáo và lễ Giáng sinh

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Chuyện lạ đó đây về Công giáo và lễ Giáng sinh

Gửi bàigửi bởi paulle » Chủ nhật 19/12/10 1:50

Ngày xưa ở Mỹ người ta chỉ xôn xao chuẫn bị, sắm sửa cho Noel bắt đầu từ đầu tháng 12 nhưng càng văn minh thì ngày lễ cũng càng được thương mại hoá. Có nhiều cửa tiệm vừa dẹp xuống những trang trí cho ngày Halloween (31/10) là chơi liền nào là hàng hoá, trang trí, âm nhạc, vv, cho lễ Giáng Sinh hay mùa đại lễ vào cuối tháng 12. Nói chung, con người bị tấn công, được mời gọi bởi muôn vàn đồ ăn thức uống và đồ đạt, quà cáp thật hấp dẫn dành cho mùa lễ, cho tới khi bị lũng túi tiền, ngoài trừ những chuyện về Chúa, về nhà thờ và về tôn giáo là ít được nói đến. Bởi vậy, tôi muốn kể sơ qua một số chuyện lạ hay cũ nhưng mới đối với nhiều người Việt bình thường – hãy google (tiếng Anh) để kiểm chứng những thông tin trong bài.


Tôi cho rằng Chúa Jesus là người có ngày sinh nhật được tổ chức, được chào đón tưng bừng nhất, rộng rãi nhất, so với bất kỳ một danh nhân nào khác trong lịch sử loài người, dù ngày, tháng, năm sinh và năm về lại thiên đàng của Chúa là những việc gần như không ai biết chính xác. Ồ, không quan trọng! Ngày nay người người mừng đón ngày Chúa giáng trần: người theo Công giáo và vô số người có tín ngưỡng khác, chẵng hạn ở sài Gòn vào đêm 24/12 có hàng triệu bạn trẻ xuống đường mừng đón Noel.


Ngày 25 tháng 12 là ngày mừng Chúa giáng sinh/Noel/Chistmas đối với tất cả con chiên của Chúa Jesus? Không phải vậy. Thật ra có có hai nhánh Công giáo chính: Công giáo La mã và Công giáo Chính thống (Roman Catholic và orthodox Catholic hay Eastern Catholic). Giáo hội Việt Nam trực thuộc toà thánh Vatican (CG La mã). Những nước như Hy Lạp, Nga, Ukrain, Bulgaria, Cyprus, Georgia, Greece, Moldova, Montenegro, Romania, Serbia, Macedonia, đa số con chiên theo Chính thống giáo (và đa số những người theo Công giáo sống tại các nước Trung Đông). Đối với người theo Công giáo chính thống thì Noel rơi vào ngày 7 tháng một và dĩ nhiên họ ăn tết Tây vào 14/1 (lịch của họ luôn chậm 14 ngày). Nghi lễ, giáo luật và kiến trúc của những nhà thờ 2 phái cũng có nhiều khác nhau.


Chính thống giáo có phong tục ăn chay giống đạo Phật vào 4 dịp lễ lớn trong năm, tức là phải kiêng cử thịt, cá, trứng, fromage và các sản phẩm liên quan. Thường thường mỗi chu kỳ ăn chay của họ kéo dài từ 3 ngày đến 6 tuần, tuỳ người. Vào ngày chay, vợ chồng cũng phải ngủ chay (Khắc khe ghê chưa, thật đáng khâm phục!). Những thai phụ, người già, yếu, trẻ em, binh sĩ và tù binh (lính và tù nhân phải ăn theo chế độ phục vụ) được miễn ăn chay.


Người Việt Nam chúng ta thường cho rằng Đức Chúa, Đức Mẹ, Thánh Josept, Thánh Paul, ông già Noel, vv, đều là người Tây. Vậy, hình ảnh, màu da thật sự của Chúa Jesus là gì? Chúa và những vị Thánh đầu tiên đều là người Do Thái và Ả Rập (người Á). Người Tây đã Tây hoá hình ảnh Chúa và các Thánh Thần từ lâu và cũng chính người Tây đi truyền bá đạo của họ cho các dân tộc khác.


Ngày nay, ta thấy hình Chúa và các vị thánh có màu da và nét vẻ khác nhau chút ít, tuỳ nơi, tuỳ nước. Nhiều dân tộc ở châu Phi đã bắt đầu thờ hình Chúa da đen từ hơn 100 năm nay, vì họ lý luận rằng Chúa là người da đen chứ chắc chắn không phải da trắng.


Xứ Nam Mỹ thì bạn khó tìm thấy hình tượng Jesus mang nét rất “Tây” mà nhìn vào là có thể nhận ra liền Jesus là người Nam Mỹ. Còn ở Nhật và Trung Quốc thì Chúa là người châu Á. Người Tàu còn vẻ những bức tranh Jesus và đệ tử mặc y phục cổ truyền của Tàu đi dạo vườn trúc, nhất là hình Thánh Francisco Xavier, người sống (gần như cả đời) ở Nhật và Trung Quốc.


Nói về tượng Chúa Jesus thật lớn thì ta có tượng mới vừa xây xong ở Ba Lan là cao lớn nhất. Tượng nổi tiếng nhất thế giới từ bấy lâu nay nằm ở Brasil: cao nhất và nằm ở vị trí thật cao, thật đẹp. Ở nhiều nước Nam Mỹ khác cũng có tượng Chúa lớn. Tượng Chúa đứng giang tay trên núi ở Vũng Tàu cũng là một pho tượng lớn có hạng trên thế giới – Nói chung người Công giáo chưa có truyền thống xây tượng Chúa thật lớn như người theo đạo Phật và không cho đó là quan trọng. Bởi vậy tìm khắp Mỹ và Canada chắc không có có pho tượng nào cao hơn vài mét.


Trong số những tín đồ Công giáo được giáo hội phong Thánh thì Việt Nam là nước có nhiều Thánh local nhất, so với mọi nước châu Á khác – 96 người 100% Việt, chưa kể thêm 21 ông Tây: 11 Tây Ban Nha và 10 Pháp. Phong thánh cho người “xưa” của những nước từng là thuộc địa của “Tây” luôn luôn là việc nhạy cảm. Không làm thì không được, mà làm thì gợi lại dấu vết (không hay) sự cấu kết giữa một số người của Giáo hội và việc đô hộ hay cai trị của người Tây.


Từ vài trăm năm nay người Công giáo Việt vẫn thường lấy tên Thánh rất Tây hay Mỹ, vì tên Thánh Việt chỉ mới có được khoảng 22 năm và vì tâm lý sính ngoại nên dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài thì đa số người Công giáo Việt vẫn chọn tên Thánh Tây. Rõ ràng tên Thánh Việt nghe nó không có vẻ Thánh và khó cảm nhận được cái đặc biệt của nó. Và hình như trong số 96 ông Thánh gốc Việt vẫn chưa có ông nào được người Việt hay người nước ngoài tạc tượng.


Nãy giờ nói chuyện về các Đấng bề trên, hình hài của Chúa, phong tục và tên Thánh, bây giờ hãy nói về sự khác biệt về cách thức chúc mừng lễ Giáng Sinh và Năm Mới giữa người Tây và Ta. Thời gian gần đây, vì dân số tạp nham đủ màu, đủ loại văn hoá và đủ đạo nên ra đường người ta thường chúc nhau “Happy Holidays” chứ không phải “Merry Christmas”, trừ trường hợp biết chắc người đó là con chiên của Chúa. Hang đá và tượng Chúa, vv, chỉ được trang trí ở nhà thờ hay nhà riêng, chứ không còn xuất hiện tại nhưng nơi công cọng khác.


Tại Việt Nam, chúng ta chúc mừng năm mới khi đã bước vào năm mới, người Tây khác, họ chúc trước khi Noel đến. Vì vậy, nếu bạn nghĩ là sẽ không gặp lại một người nào đó trước Noel là bạn nên chúc lúc chia tay. Thường thường vào tháng 12 là đã nghe thấy người ta chúc nhau. Ngày Noel vừa qua là bắt đầu chúc năm mới, một hai ngày sau mùng một vẫn còn chúc được. Người Tây chúc đơn giản chứ không nhiều và chi tiết như người Việt.


Noel được xem là ngày lễ đoàn tụ của mọi thành viên trong đại gia đình, và đây là ngày quan trọng nhất (đối với người Tây), ngày duy nhất trong năm mà tất cả mọi sinh hoạt thương mại đều đóng cửa. Mỗi dân tộc hay mỗi gia đình có ngày Noel truyền thống khác nhau: Christmas’ Eve hay Christmas’s Day. Phong tục tặng quà Noel tuỳ thuộc mỗi gia đình và tuỳ vào người tổ chức bửa tiệc Noel đề nghị. Noel là ngày đặc biệt nhất đối với tuổi thơ. Trong khi đó New Year’s Eve chính là đêm party dành cho trẻ lớn, người lớn hay cho bạn bè. Dĩ nhiên là không cần tặng quà cho năm mới.


Kinh nghiệm cho thấy gia đình nào anh chị em đông, con cháu nhiều chắc chắn phải tốn nhiều tiền cho dịp lễ. Mùa lễ này cũng là dịp để đi lại thăm hỏi nhau, nhưng người mình thường chỉ gặp nhau đông đảo trong một vài bửa để ăn nhậu chứ ít làm siêng xách xe chạy đi thăm viếng tận nhà mỗi người. Những ai có business thì nên tặng quà: hộp chocolate sang hay chai rượu, vv, cho ông chủ thương xá (hay giám đốc công ty điều hành) mà mình đang thuê. Trong trường hợp này thì quà được gởi đến văn phòng bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, nên tránh mang quà trao tận tay. Món quà không giá trị nhiều nhưng nó có thể giúp mình về sau, khi khiếu nại, khi cần giúp đở hay khi gia hạn cái hợp đồng (nhiều người Việt ra nước ngoài bỗng quên đi cái tục lệ này).


Mừng Chúa Giáng Sinh!!! Merry Christmas!!! Happy New Year!!!


Nguồn: http://songtra.wordpress.com/2010/12/11 ... iang-sinh/
RANDOM_AVATAR
paulle
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 31/08/10 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách