Nguồn gốc việc ăn chay của tín đồ Phật tử

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Nguồn gốc việc ăn chay của tín đồ Phật tử

Gửi bàigửi bởi paulle » Thứ 7 08/01/11 3:50

Tôi có một thắc mắc từ lâu xin các bạn nào có nghiên cứu nhiều về đạo Phật hay đạo Cao Đài chỉ giáo: nguồn gốc việc tín đồ ăn chay vào ngày rằm, mùng một và ngay cả vào nhiều ngày khác trong tháng như thế nào? Ai là người khởi xướng và từ bao giờ? Xin cảm ơn trước.
RANDOM_AVATAR
paulle
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 31/08/10 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguồn gốc việc ăn chay của tín đồ Phật tử

Gửi bàigửi bởi Giang Trac Duy » Thứ 3 17/05/11 16:40

Tôn chỉ hành động của các tín đồ đạo Cao Đài giáo là : "Các tín đồ thi hành những giáo điều của đạo như không sát sinh, sống lương thiện, làm lành lánh dữ, giúp đỡ người xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng Tổ Tiên và thực hiện tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi". Vì vậy việc ăn chay trong đạo Cao Đài là vô cùng quan trọng. Ăn chay trong đạo Cao Đài có 3 loại: lục trai (ăn chay 6 ngày trong tháng), thập trai (ăn chay 10 ngày trong tháng) và trường chay (ăn chay mãi mãi). Tín đồ Cao Đài phải ăn chay đó là một quy định bắt buộc, vì ăn chay sẽ giúp cho tâm hồn được tinh khiết không có vướng bận quá nhiều trượt khí và sau khi chết đi sẽ dễ dàng thăng về chín tầng trời và quy hồi về nơi Bạch Ngọc. Đây là những giáo điều do đức Chí Tôn giáng cơ chỉ bảo từ khi khai đạo. Người đầu tiên nhận được hồng ân này là Đệ Nhất Giáo Tông Ngô Minh Chiêu. Tôi chỉ biết ở đạo Cao Đài. Còn về Phật giáo nếu có ai biết thì xin đóng góp thêm. Chân thành cám ơn. Thân ái kính chào.
Hình đại diện của thành viên
Giang Trac Duy
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 3 17/05/11 16:11
Đến từ: Cù lao Giêng, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron