Mối quan hệ tác động giữa văn hóa và Phật giáo Vỉệt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Mối quan hệ tác động giữa văn hóa và Phật giáo Vỉệt Nam

Gửi bàigửi bởi hieuhanh89 » Thứ 3 15/01/13 12:46

Tôn giáo thuộc phần ổn định, bền vững của văn hóa, thể hiện bản sắc văn hóa, tính riêng biệt văn hóa của một dân tộc. Tôn giáo tương đối bảo thủ, ổn định với một thiết chế cứng. Còn văn hóa là một hệ thống mở, dung hòa, văn hóa ảnh hưởng đến tính chất, xu hướng và sự tiến triển của tôn giáo. TK 17, 18, 19: Châu Á chống Công giáo quyết liệt. Ở Việt Nam, sau khi vua Gia Long mất (ngày 6 tháng 2 năm 1830), vua Minh Mạng lên nối ngôi. Người Công giáo bắt đầu gặp nhiều cuộc cấm đạo kể từ triều vua Minh Mạng vì những mẫu thuẫn về lối sống, đạo đức dân tộc với tư tưởng tôn giáo phương Tây. Đặc biệt là Phong trào Văn Thân với khẩu hiệu “Bình Tây sát Tả” vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885.
Một dân tộc không để mất mình phải dựa trên cơ sở tiến triển, dung hòa. Sự phát triển văn hóa dựa trên truyền thống và hiện đại.

PHẬT GIÁO (Buddhism)
Đặc điểm cơ bản của Phật giáo ĐNÁ
III TCN, Phật giáo trở thành hệ tư tưởng tôn giáo thống trị vương triều Ấn Độ, trong đó mạnh nhất là vương triều Maurya.
I TCN, Phật giáo mất vai trò lịch sử, vị trí thống trị trong đời sống tinh thần nhân dân Ấn Độ mà thay vào đó là Hindu giáo. Lúc này, Phật giáo lại được truyền bá sang các nước Bắc Á, Đông Nam Á, theo 2 dòng chính: Phật giáo đại thừa (Mahayana), Phật giáo nguyên thủy (Theravada)
PG gắn liền với quá trình hình thành các quốc gia dân tộc ĐNÁ, có vai trò rất lớn trong sự thống nhất dân tộc. Là nền tảng tư tưởng chính trị và là cốt lõi của thiết chế văn hóa – tôn giáo của một số nước (Mianmar, Thái Lan, Lào, Campuchia). Có vai trò quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng đến bầu không khí chính trị ở một số nước Đông Nam Á. Thích ứng và dung hợp với tín ngưỡng, văn hóa bản địa và các tôn giáo cùng đồng hành khác.
Phật giáo chiếm 1/3 tổng số dân ở châu Á. Tổng dân số ĐNÁ hiện nay 568 triệu (nguồn thống kê – 2006). Phật giáo chiểm tỷ lệ 31% tổng số dân ĐNÁ. Việt Nam chiếu 28.4 % tổng số tín đồ PG ở ĐNÁ và chiếm 53 – 56% tổng số dân của cả nước.

QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
TÍNH QUY ĐỊNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO
Quy định sự biến đổi, thích ứng của tôn giáo; Cơ sở của đối thoại và khoan dung tôn giáo
+ Phật giáo bị khúc xạ bởi văn hóa dân gian, hòa nhập, dung hợp thích ứng truyền thống văn hóa, tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, tạo ra các biến thể của Phật giáo. Ví dụ: Phật giáo Hoà Hảo giáo chủ là Huỳnh Phú Sổ; Thiền phái Trúc Lâm Yên tử với tổ sư là vua Trần Nhân Tông; đề cao tư tưởng từ bi hơn trí tuệ.
Ví dụ: Hệ thống chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là những miếu đền dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây – Mưa – Sấm – Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật hậu Thần”.
Phật giáo Việt Nam khuynh hướng thiên về nữ tính – đặc trưng bản chất văn hóa nông nghiệp, có khá nhiều chùa mang tên các bà: Chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Đanh,.. Triều đại nhà Lý, Việt Nam: Đền nhiếp chính Ỷ Lan (Bà chúa kho – Bắc Ninh)
Vua Trần Nhân Tông, tổ thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử truyền bá nhân dân xóa bỏ các tín ngưỡng nhưng thất bại.
+ Quyền lực chính trị chi phối tính chất, xu hướng của Phật giáo:
Theraveda vào Đông Nam Á bằng con đường trực tiếp, có nhiều nước xem Theraveda là quốc giáo. Đại thừa qua giới trí thức, cầm quyền trong xã hội với mục đích của mình, có tính tôn giáo nhà nước. Là một tôn giáo xuất thế nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên nhập thế.
Trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh đều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những công việc quan trọng của quốc gia. Thiền sư Ngô Chân Lưu đã được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt Đại Sư. Thời Tiền Lê, các thiền sư Vạn Hạnh, sư Đỗ Pháp Thuận, sư Khuông Việt cũng được mời tham gia triều chính. Thiền sư Pháp Thuận và Thiền sư Khuông Việt đã từng được vua Lê Đại Hành cử làm người ứng đối và đón tiếp sứ thần ngoại giao.
Hay đầu TK XX, Phật tử VN tham gia hoạt động xã hội như: Ân xá Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu Trinh. Thời Diệm – Thiệu, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu hè năm 1963.
Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội Phật giáo duy nhất được chính phủ Việt Nam công nhận hiện nay và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập sau Đại hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012) là đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Phương châm của Giáo hội là: "Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội."
+ Các trường phái Phật giáo:
Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông là bất lập ngôn nhưng các thiền sư ở nước ta đã để lại nhiều trước tác có giá trị. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh độ tông. Ở phía Nam Việt Nam, Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh tượng Phật Thích Ca lớn thì vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
+ Tôn giáo dung hợp: văn hóa dung hợp của Việt Nam đã hình thành nên tam giáo đồng nguyên
Đặc điểm của tam giáo đồng nguyên đời Trần: Nguồn gốc xã hội của tam giáo đồng nguyên đời Trần là triết lý, đường lối chính trị nhằm giải quyết nhiệm vụ lịch sử của triều đại nhà Trần. Cơ sở triết học - tôn giáo của tam giáo đồng nguyên đời Trần là Thiền tông và truyền thống tinh thần dân tộc Việt Nam; Triết lý Thiền tông đã tìm thấy điểm chung với thế giới quan Đạo giáo và Nho giáo kết hợp với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành thế giới quan và hạt nhân trung tâm của tổ hợp tam giáo; Những điểm tích cực, tinh hoa trong quan điểm chính trị, đạo đức Nho giáo và những ưu điểm trong lẽ sống của Đạo giáo có vai trò lớn trong nội dung của tổ hợp tam giáo đời Trần; Tam giáo đồng nguyên đời Trần không tồn tại trong một hệ thống độc lập, tách biệt với các hệ thống tư tưởng khác mà biểu hiện ngay trong hệ thống tư tưởng được xác định là hạt nhân trung tâm của tổ hợp, đặc biệt là trong cuộc đời, hành vi sống của các nhà tư tưởng; Tam giáo đồng nguyên đời Trần là nhân tố quan trọng trong bước chuyển tư tưởng từ “tự ý thức về cái tôi” của dân tộc sang chất “Đại Việt”, nó góp phần vạch ra biên giới văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa, khẳng định sự độc lập, tự chủ trong lĩnh vực tư tưởng.

VAI TRÒ, ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
Là cầu nối, trung gian cho giao lưu tiếp biến văn hóa; chi phối văn hóa về mặt thế giới quan, nhân sinh quan; Ảnh hưởng các lĩnh vực cụ thể của văn hóa: âm nhạc, hội họa, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa ứng xử, sinh hoạt cộng đồng.
+ Phật giáo gắn liền với quá trình hình thành quốc gia dân tộc, có vai trò rất lớn trong sự thống nhất văn hóa tinh thần dân tộc:
Ví dụ: Khi dân tộc Việt Nam còn chịu sự thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc, triết lý sống của nhà Phật đã phần nào củng cố thêm tinh thần dân tộc, ý thức độc lập dân tộc của người Việt. Tư tưởng Phật giáo đã được nhà lý luận Mâu Bác sử dụng để chống lại sự nô dịch tinh thần của tư tưởng Đại Hán và được Sĩ Nhiếp - người cai trị Giao Châu lúc đương thời sử dụng làm ngọn cờ tư tưởng tập hợp, đoàn kết dân chúng xây dựng một chính quyền vững mạnh.
Sau thời đại Lý- Trần, Phật giáo mất dần vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Nó rời xa cung đình, lui dần về chốn thôn quê, đi vào cuộc sống của nông dân trong các làng xã. Mặc dù không còn giữ vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội, nhưng Phật giáo là chỗ dựa về mặt tinh thần cho một bộ phận chính quyền phong kiến Việt Nam, là yếu tố an dân và củng cố cộng đồng.
Vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam hiện nay là cần phải xây dựng được một tổ chức Giáo hội vững mạnh, đủ tầm lãnh đạo Phật giáo theo hướng đồng hành cùng dân tộc.
+ Là nền tảng tư tưởng chính trị và là cốt lõi của thiết chế văn hóa – tôn giáo ở Việt Nam
Tứ thập nhị thiên kinh là tựa đề của một cuốn kinh gồm có 42 chương, ghi vắn tắt các giáo nghĩa cơ bản của đạo Phật, được dịch từ Phạn ngữ ra Hán ngữ rất sớm, có thể từ thế kỉ đầu Tây lịch. Tối thiểu cho đến ngày nay ta có thể truy tìm lại được bốn bộ kinh đã tồn tại trong hệ thống kinh điển Phật giáo tại nước ta. Trong bốn bộ kinh đó, ngoại trừ Tứ Thập Nhị Chương Kinh, ba bộ còn lại là Lục Độ Tập Kinh, Cựu Tạp Thí Dụ Kinh và Tạp Thí Dụ Kinh.
Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của nước ta. Sôi động và cuốn hút nhất vẫn là lễ hội Dâu hàng năm vào ngày 8 tháng Tư Âm lịch. Các nghi lễ tắm Phật, rước tượng “Thạch quang”, “Tứ pháp”, diễn trò cướp nước… đã thể hiện sức sống mạnh mẽ của văn hóa bản địa người Việt và sự hòa nhập của văn hóa tín ngưỡng ấn Độ, Trung Quốc tại trung tâm Luy Lâu thời Bắc thuộc.
Triều Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nên những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông được nhà vua trọng đãi. Năm 1010 sự kiện Lý Thái Tộ dời đô có ảnh hưởng từ tinh thần Phật giáo. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn.
+ Chi phối thái độ nhân sinh, đạo đức, lối sống: Tính cách của Đức Phật được thể hiện qua các kinh điển còn lưu lại, cho thấy Ngài chỉ dạy những gì Ngài đã thực nghiệm, cần thiết cho đời sống thoát khổ. Do vậy, nội dung của đạo Phật không ở nghi lễ, triết học hay thần thoại, mà chính là ở trong lối sống, cách ứng xử đối với bản thân, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên vũ trụ. Đối nhân xử thế: Từ - bi – hỷ - xả (niềm vui, trừ khổ, hoa hỷ, buông xả)
+ Chi phối các lĩnh vực khác: Văn học, nghệ thuật kiến trúc, …
Tác phẩm: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa – Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Đội gạo lên chùa là một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Hai chị em chú bé An, sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều chết, đã phải rời bỏ quê hương trốn chạy. Họ trôi dạt đến một ngôi chùa, được sư cụ dang tay cứu vớt. Số phận An được gắn với chùa Sọ và làng Cọ, quê hương mới của chú…
Nghệ thuật kiến trúc: chùa Một Cột, chùa Keo,… Tháp (Tháp Tam Quan, Tháp Chuông), tượng, tranh,… Các kiến trúc Phật giáo Việt Nam nói lên được : Tinh thần Phật giáo, Tinh thần dân tộc. Kiến trúc Phật giáo là cơ sở của nền văn minh dân tộc Việt Nam, là thước đo tinh thần tự chủ của dân tộc, cũng như sự hòa hợp thích nghi giữa Đạo và Đời.
Giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung: Tư duy triết học sâu sắc, Thế giới quan, nhân sinh quan phổ quát; Giá trị nhân văn sâu sắc, Giá trị văn hóa tâm linh, Giá trị đạo đức, Ảnh hưởng tới văn học, nghệ thuật, thơ ca. Cụ thể: Tứ diệu đế, vô ngã, nghiệp, niết bàn, quan tâm đến con người hiện tại, tin vào sức mạnh con người, bình đẳng – bác ái – tự do.
RANDOM_AVATAR
hieuhanh89
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 29/09/12 8:30
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Mối quan hệ tác động giữa văn hóa và Phật giáo Vỉệt Nam

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 7 19/01/13 17:00

Bài viết thật súc tích, giúp người đọc có cái nhìn khái quát vấn đề.Tuy nhiên, nếu được cần thông tin thêm nguồn tư liệu tham khảo để cùng chia sẻ nhé. cám ơn
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Mối quan hệ tác động giữa văn hóa và Phật giáo Vỉệt Nam

Gửi bàigửi bởi hieuhanh89 » Thứ 7 19/01/13 20:43

Dạ, em cảm ơn anh Hùng đã góp ý, em sẽ lưu ý hơn trong lần sau khi post lên ạ.
Lúc chiều anh có hỏi em cách post bài lên diễn đàn, em xem thì thấy như vậy nè anh: Anh vào diễn đàn, rồi chọn một mục anh muốn post vào ví dụ mục CÁC BÌNH DIỆN VĂN HÓA có tiểu mục VĂN HÓA XÃ HỘI, bài của anh cần đăng ở tiểu mục này, anh kéo xuống phía dưới thấy CHỦ ĐỀ MỚI, nhấn vào đó để post bài ạ!
RANDOM_AVATAR
hieuhanh89
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 29/09/12 8:30
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron