MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Gửi bàigửi bởi duongminh163 » Thứ 7 09/02/13 8:18

Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ . Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

Vậy mâm ngũ quả có giá trị như thế nào trong nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam? Và mang đặc điểm ý nghĩa ra sao???
Mâm ngũ quả có 5 loại. “Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.

1. Tôn giáo
Theo quan niệm Tôn giáo thì Ngũ căn là năm thứ giác quan của con người. Đó là Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý).
Năm căn là nền tảng có khả năng sản sinh ra và làm tăng thượng các thiện nghiệp. Bởi vì:
Nhãn thức: Cái biết của con mắt. Vì thức này nương Nhãn căn, khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là “Nhãn thức”.
Nhĩ thức: Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương Nhĩ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần, nên gọi là “Nhĩ thức”.
Tỹ thức: Cái biết của mũi. Vì thức này nương Tỹ căn, khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần, nên gọi là “Tỹ thức”.
Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Vì thức này nương Thiệt căn, khởi ra tác dụng phân biệt về vi trần, nên gọi là “Thiệt thức”.
Thân thức: Cái biết của thân. Vì thức này nương thân căn, khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần, nên gọi là “Thân thức”.

2. Khoa học
Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Đông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ.

3. Dân gian
Theo quan niệm của dân gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.

Tóm lại, mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ văn hóa dân gian phong tục ngày Tết của người Việt.
Hình đại diện của thành viên
duongminh163
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/13 9:15
Đến từ: TP. HCM
Cảm ơn: 51 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Gửi bàigửi bởi minh hien » Thứ 7 18/05/13 10:50

à, về phần dân gian, xin bổ sung như sau:
chưng mâm ngũ quả, nhằm hướng đến sự no ấm trong năm mới săp đến nữa "cầu, dừa, đủ, xoài, sung"
Hình đại diện của thành viên
minh hien
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 4 23/01/13 20:50
Cảm ơn: 16 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Gửi bàigửi bởi duongminh163 » Thứ 7 18/05/13 16:43

dạ, em cảm ơn chị
Hình đại diện của thành viên
duongminh163
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/13 9:15
Đến từ: TP. HCM
Cảm ơn: 51 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT

Gửi bàigửi bởi Lê Thị Hồng Nga » Thứ 7 21/09/13 12:27

Đề tài này có lien quan đến luận văn của mình, nếu bạn nào có những hiểu biết gì khác nữa thì hãy chia se nhé. Cám ơn tác giả
“A single beam cannot support a great house.” Chinese Proverb
Hình đại diện của thành viên
Lê Thị Hồng Nga
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 15:44
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 10 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron