SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Gửi bàigửi bởi Quách Đức Tài » Thứ 4 19/02/14 13:57

SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Câu chuyện về Phật giáo bắt đầu ở miền Đông Bắc Ấn Độ và Nepal, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, khi Ấn giáo đang là hệ thống tôn giáo xã hội chiếm ưu thế trong vùng- nơi vương quốc Kapilavastu( hiện nay ở Nepal) người lãnh đạo của bộ tộc Shakya, vua Shuddhodana và vợ ngày, hoàn Maya sinh ra một hoàng tử là Siddartha. Những gì chúng ta biết về cuộc đời Syddartha được đan xen nhau từ nhiều truyền thuyết Phậ giáo được ghi lại sau khi người mất khá lâu. Tuy nhiên, một vài yếu tố trong Phât tíchvẫn có măt thường xuyên trong mọi truyền thuyết.
Ngay từ khi mới chào đời, Shiddartha đã được giành cho một cuộc sống phi thường. Một thời gian ngắn sau khi Người sinh ra, vị hiền nhân nổi tiếng ở Ấn Độ, Ashita, đã xem tướng cậu bé và xem tướng cậu bé và tiên đoán rằng sau này cậu sẽ trở nên hoặc là một vị quốc vương hùng mạnh,vua cha bèn bảo bọc hoàng tử trong cung cấm, vây quanh chàng với mọi tiện nghi xa hoa và ngăn ngừa chàng khỏi phải chứng kiến mọi đau khổ trên đời. Shiddhartha sống trong cung vàng điện ngọc với cuộc sống bọc trong nhưng lụa là gấm vóc cho đến ngày hai mươi chính tuổi. Người có người vợ đẹp là Yashodhara và sinh được một đứa co, Rahula.
Tuy nhiên, dầu sống trong cung vàng điện ngọc với vợ đẹp con ngoan nhưng tâm hồn hàng tử trẻ vẫn luôn bất an, không biết vì đâu.Phụ vương ra lệnh xây cho chàng bồn lạc viên ở kế bên cung điện hoàng gia. Một ngày nọ trên đường đến ba lạc viên đầu, Siddhartha gặp một ông già mặt mày nhăn nheo, méo mó vì tuổi tác, yếu đuối run rẩy, một người khác đau ốm rên la chờ chết, và một đám tang đi qua với những người khóc lóc tiếc thương. Ba cuộc gặp gỡ nọ đánh thức trong Ngài về nổ khổ đau của kiếp người làm cho Ngài thắm nhuần quyết đinh tìm đường thoát khỏi đau khổ. Trên đường đến lạc viên thứ tư, Ngài gặp một tu sĩ khất thực đang xin của bố thí. Khuôn mặt này dường như mang vẻ bình an nội tâm mà Siddhartha chưa từng thấy bao giờ. Nghĩ rằng mình cũng nên đi vào con đường đạo hạnh, Siddhartha rời cung điện và bắt đầu cuộc sống mới của một du sĩ dưới cái tên Gautama ( Cồ Đàm).
Trong sáu năm, Gautama học tập và quán triệt giáo huấn của nhiều bậc thầy tâm linh và thực hành khổ hạnh nghiêm nhặt, nhịn đói cho đến khi chỉ còn trơ gầy một bộ xương. Tuy nhiên, ngay lúc đó Ngài nhận thức rằng không thể đạt được qua những kiểu hành xử cực đoan, nên Ngài bắt đầu ăn uống bình thường trở lại và tái tạo sức khỏe. Một khi hồi phục sinh lực, Ngài bắt đầu cảm thấy rằng sự giác ngộ của mình sắp sửa xảy ra, chẳng còn xa vời nữa . Ngài đi đến Bolh Gây và ngồi kiết già dưới một gốc cây bồ đề. Ngài ngồi dưới tàn cây quay mặt về phía đông và trầm tư trong bốn mươi chin ngày. Vào ngày thứ bốn mươi chin, Ngài đạt quả vị” Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” ( Anuttara- Samyak-Sambhodhi).
Tình trạng giác ngộ đó, tính đồ phật giáo gọi là nirvana –cốt yếu là sự hiểu biết sâu xa bản chất của đời sống và con đường thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử bất tận – samara. Tính đồ Ấn Giáo và sau đó là tính đồ Phật Giáo, tin rằng những hành nghiệp (Karma) của một người. Tính thường hằng của luân hồi có nghĩa là không hề có chấm dứt đối với cuộc thiên di mãi mãi của linh hồn; và rằng việc đi vào địa ngục hay con đường tái sinh nào đó thấp kém hơn đường làm người, luôn luôn là điều có thể.
Giờ đây là một người giác ngộ, Gautama trở thành Phật hay Đấng Giác ngộ. Người cũng được tôn là Shakyamuni, Bậc hiền nhân của dòng họ Shakya, là đấng Thế Tôn. Người gọi triết lí của mình là Trung Đạo, bác khước mọi ứng xử cực đoan như sống đời khổ hạnh khắc nghiệt hay ngược lại xa hoa quá đáng, mà đề xướng sự điều độ trong mọi phương diện của đời sống. Lời dạy của Ngài nhấn mạnh vào lòng từ bi đối với chúng sinh như là một phương tiện vun trồng an lạc nội tâm và hướng đến giải thoát. Thích ca mô ni tổng kết tri kiến của Người về đời sống trong Tứ Diệu Đế ( Bốn chân lý cao cả). Đó là:
1. Khổ đế ( Duhkhasatya), mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh lão bệnh tử là Khổ. Xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện là Khổ. Điều mình ghét bỏ mà vẫn phải gần là khổ.
2. Tập đế ( Samudayasatya), nguyên nhân của Khổ là sự ham muốn, ái dục. Các loại ham muốn này là gốc cuả luân hồi ( samara).
3. Diệt đế ( Duhkhanirodhasatya), một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự Khổ cũng được tận diệt.
4. Đạo đế (margasatya), để thắng ái dục và diệt Khổ, người ta phải theo Bát chính đao. Con Đường Chính Thực có tám nhanhslaf:Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.
Phật đã chu du khắp Ấn Độ để giảng triết lí của Ngài- theo thuật ngữ mà Phật gọi là “Hoằng Giáp” - cho người thường cũng như vua chúa và lôi cuốn được rất nhiều môn đồ. Ngài viên tịch ở tuổi tám mươi mốt- nhà Phật gọi là nhập đại niết bàn (parinirvana) - ở Kushinagara, miền Bắc Ấn Độ.
Tập tin đính kèm
SỰ LAN TỎA CỦA PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ.doc
(84 KiB) Đã tải về 1372 lần
RANDOM_AVATAR
Quách Đức Tài
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 17/02/14 18:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron