chẵn hay lẻ trong thờ cúng

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

chẵn hay lẻ trong thờ cúng

Gửi bàigửi bởi lucky89 » Thứ 6 21/03/08 20:36

Như mình đã được học: trong vấn đề thờ cúng phải cúng về số chẵn như hương, bậc, số lượng hoa quả.Vì số chẵn là tĩnh và đó là cho những người đã khuất nhưng khi được đọc một tài liệu khác thì lại ngược lại vậy vấn đề này có quan trọng ko và cái nào mới đúng? :?: :roll:
Hình đại diện của thành viên
lucky89
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 21/03/08 20:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: chẵn hay lẽ trong thờ cúng

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 2 17/11/08 9:52

Theo GSTSKH Trần ngọc thêm:
chẵn hay lẽ trong thờ cúng liên quan nhiều đến triết lý âm dương
ví dụ: khi lạy trước linh cửu người chết thì lại 2 lại, thắp 2 cây nhang hoặc nếu không đến viếng được mà hôm sau mới đến thì lại 4 lại và thắp 4 nén nhang vì số 4, 2 là số chẵn, số âm gắn với người chết
nhưng khi đám giỗ lại 3 lại và thắp 3 nén nhang (hoặc lễ phật) vì lúc này chết đã thành sống, có nghĩa người chết đã đầu thai sang kiếp khác nên số 3 là số lẽ (số dương)
lễ lạy mặt của người phụ nữ đi lấy chồng, khi lạy mẹ ruột mình thì lạy 2 lạy (số chẵm âm) với ngụ ý người phụ nữ bây giờ là con người khác, sống cũng như chết
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: chẵn hay lẽ trong thờ cúng

Gửi bàigửi bởi thaouyen » Thứ 5 19/03/09 0:03

Mình cũng đồng ý như bạn đã trình bày. Tuy nhiên, cho mình hỏi cái này một ti. Thông thường, mình thấy một số người lớn tuổi thì thường hay phóng sinh hay cúng sao. Khi họ phóng sinh hay cúng sao họ lại sử dụng số nến, hay chim,cá ( dùng để phóng sinh) bằng với số tuổi của họ. Như vậy, so với cách giải thích âm dương trên thì có điểm gì giống và khác nhau không? nhờ các bạn giải đáp
CHân thành cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
thaouyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 18/03/09 22:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: chẵn hay lẻ trong thờ cúng

Gửi bàigửi bởi dailong0606 » Thứ 4 07/07/10 15:23

Mình có ý kiến với. Trong ca dao ông bà thường dạy:
"Nhất báy sinh, nhị báy tử và tứ báy biệt". Người con gái trước khi lấy chồng chỉ lạy cha mẹ sinh ra mình có 1 lạy. Bạn nói 2? Mình không hiểu cho lắm!
RANDOM_AVATAR
dailong0606
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 17:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: chẵn hay lẻ trong thờ cúng

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 7 23/10/10 16:19

Bạn dokhoa viết rằng theo GS. Trần Ngọc Thêm: "khi lạy trước linh cửu người chết thì lại 2 lại, thắp 2 cây nhang hoặc nếu không đến viếng được mà hôm sau mới đến thì lại 4 lại và thắp 4 nén nhang vì số 4, 2 là số chẵn, số âm gắn với người chết
nhưng khi đám giỗ lại 3 lại và thắp 3 nén nhang (hoặc lễ phật) vì lúc này chết đã thành sống, có nghĩa người chết đã đầu thai sang kiếp khác nên số 3 là số lẽ (số dương)"
là không đúng với ý của GS rồi. Khi đám giỗ thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy không phải vì người chết đã đầu thai sang kiếp khác đâu, mà là khi đó, ông bà tuy đã về nơi chín suối, nhưng vẫn thường về nhà phù hộ con cháu, do đó mà trong gia đình có dịp gì quan trọng cũng phải báo cáo với tổ tiên: dựng vợ gả chồng cho con, cúng thôi nôi, đầy tháng cho con cho cháu..., để tạ ơn tổ tiên khi đi thi đỗ đạt... Nhất là những ngày Tết, ngày giỗ đều mời ông bà tổ tiên về sum vầy cùng con cháu. Do đó mà ngày 30 Tết thì làm mâm cơm mời ông bà về, và trong suốt những ngày Tết luôn làm cơm cúng ông bà cho đến khi nào cúng Tất (cúng hết Tết) mới tiễn ông bà đi. Tuy không hiện diện hữu hình, nhưng ông bà luôn có mặt trong nhà, trên bàn thờ tổ tiên để phù hộ cho con cháu. Chính vì lẽ đó mà thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy, với ý nghĩa ông bà như đang sống cùng con cháu, chứ không phải vì đầu thai kiếp khác đâu. Nếu đã đầu thai kiếp khác, làm con người khác rồi có nghĩa đã siêu thoát thì không còn có thể về với gia đình nữa đâu!

Riêng bạn thaouyen viết rằng những người lớn tuổi cúng sao hay phóng sanh thường số lượng cá, chim phóng sanh hay số nến bằng số tuổi của họ thì không chính xác lắm! Số nến cúng sao không phải bằng số tuổi người cúng, mà là theo quy định năm đó tuổi của họ nhằm sao gì, vị thần sao hạn của họ là gì? Thì khi đó số lượng nến thắp sẽ tương ứng với vì sao đó.
Còn phóng sanh, theo ý nghĩa sâu xa là làm việc thiện, khi bạn giải thoát một sinh linh có được sự sống chính là để cầu bình an, cầu cho sức khỏe của người phóng sanh, hoặc người phóng sanh hồi hướng công đức ấy về cho người khác, ví như cho người thân, họ hàng, hay cả bạn bè (còn sống hay đã chết), để người đó hưởng được âm đức mà khỏe mạnh (nếu còn sống), mà siêu thoát (nếu đã mất). Khi phóng sanh, người phóng sanh sẽ tụng Tam quy y cho con vật được phóng sanh, để con chim, con cá đó cũng được quy y. Quy y có nghĩa là quay về nương tựa Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Nếu sau đó có chết, con vật đó sẽ được siêu thoát, không đọa địa ngục, không đọa ngạ quỷ, súc sinh.
Một số người suy nghĩ họ bao nhiêu tuổi thì họ phóng sanh bấy nhiêu con vật, đó là tùy thuộc quan điểm của từng người, tùy thuộc mong ước của họ. Còn theo Phật giáo không quy định điều đó, Phật giáo khuyên ăn chay chính là để không sát sinh, cứu một sinh linh cũng là có âm đức, cứu càng nhiều thì càng tốt và nhất là khi làm việc tốt mà không mong cầu lợi lộc, thì âm đức ấy càng lớn hơn.
Một vài điều trao đổi cùng các bạn.
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách