VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 20:28

[center]BẢN TÍNH NGƯỜI VIỆT
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHẬT GIÁO
[/center]
[center]Minh Chi[/center]

[justify]Tôi rất thích thú tên gọi của trung tâm “Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học dân tộc và tôn giáo”, vì mấy lý lẽ sau đây:
Thứ nhất, Tâm lý học là một môn khoa học, làm việc trên những dữ kiện thực tế, được quan sát, thu thập từ cuộc sống, rồi được quy nạp thành những nét khái quát có sức thuyết phục. Nói bản tính người Việt tức là tức là những nét tâm lý của người Việt, được khái quát hóa từ những dữ kiện thực tế lặp đi, lặp lại nhiều lần, mà người Việt cũng như người nước ngoài tiếp xúc với người Việt Nam đều có công nhận như vậy.
Nói cách khác, chúng ta không thể ngồi bên Tây hay bên Tàu rồi tưởng tượng ra bản tính của người Việt. Hay là một số người phương Tây, đi du lịch đến Việt Nam một vài lần, gặp một vài người Việt Nam, rồi khẳng định người Việt hay rung đùi, hay đi giải ngoài đường v.v… nghĩa là họ tìm những cái tân kỳ, cái mới lạ để về kể chuyện là quà cho người bên nước họ mà thôi.
Thứ hai, không phải môn tâm lý học chung là môn tâm lý học dân tộc Tức là một môn tâm lý học liên quan tới hai sự kiện lớn của cuộc sống là dân tộc và tôn giáo. Hiện nay, hầu hết các điểm nóng trên thế giới đều liên quan tới hai sự kiện này. Tướng De Gaulle có câu thời danh “Les traditions passent, la nation reste” (Những truyền thống đều đi qua, nhưng dân tộc vẫn tồn tại). Còn về tôn giáo thì một nhà duy vật như Các Mác cũng thừa nhận là “tình cảm tôn giáo (Sentiment religieux) là cái phân biệt rõ ràng nhất loài người và các loài sinh vật khác”(1)
Sau đây, chúng ta thử điểm qua một vài bản tính của người Việt, vốn được thừa nhận như là tiêu biểu nhất, trong quá khứ cũng như trong hiện nay.
1.Một vài bản tính đặc trưng của người Việt.
Trước hết là bản tính yêu nước bộc lộ rõ nhất trong thái độ cương quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc, cũng như bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.
Bản tính này được Hồ Chủ Tịch nói lên với câu thời danh: “Không có gì quý hơn độc lập và tự do.”
Dưới thời Lý nó được nói lên bởi Lý Thường Kiệt.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”
Dưới thời hậu Lê, sau khi quân Minh bị Lê Lợi đánh ra khỏi bờ cõi, nó cũng được nói lên bởi Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo
“Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập, cùng Đường, Hán, Tống, Nguyên hùng cứ một phương…”
Cái gì cũng có ngoại lệ, bản tính yêu nước của người Việt Nam cũng vậy.
Khi quân Minh xâm chiếm nước ta, vẫn có không ích những người gọi là kẻ sĩ cộng tác với quân xâm lược, và trong “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã vạch mặt bọn này như những câu:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”.
Dưới thời Trần, trong khi cả nước đang kháng chiến quyết liệt chống Nguyên Mông thì vẫn có một số quan lại thông đồng với quân địch bằng thư từ. Sau chiến thắng, triều đình đã bắt được cái tráp chứa đựng những thư từ đó. Nhưng Trần Thánh Tông lúc đó là Thượng Hoàng, đã sai đốt cái tráp đó đi, vì cho rằng quân giặc đã rút, việc lớn đã thành, lòng người cần được yên.
Nhớ lại, khi giặc Nguyên mới đến, Nho sĩ Trần Ích Tắc đã vội đầu hàng và viết những câu đáng xấu hổ trong cuốn “An Nam chí lược”:
“Việt Nam tùng tư quốc nãi phế
Trung Hoa giáo hóa biến cửu châu
Tiệm giáo viễn nhân thông lễ nghĩa”
Dịch nghĩa:
“Nước Việt Nam từ nay bị phế bỏ,
Nước Trung Hoa khai hóa khắp chín châu
Dần dần dạy người xa thông lễ nghĩa…”
Đáng tiếc là bản tính yêu nước của người Việt đời Lý, đời Trần, sôi sục lên trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, trong các hội nghị lịch sử Diên Hồng và Bình Than, đến cuối thời Trần thì không còn dấu tích nữa. Quân Chiêm Thành nhiều phen tiến đánh nước ta, vây hãm và chiếm thành Thăng Long mà quân dân ta bó tay, không đối phó được. Có thể hay không kết luận là một bản tính sâu sắc như bản tính yêu nước của người Việt, mà chúng ta không biết cách nuôi dưỡng, giáo dục và tái tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác thì cũng mai một dần dần đi.
2.Một số bản tính khác của người Việt.
Những bản tính đặc trưng của người Việt, nếu chỉ kể những bản tính tích cực, như bản tính yêu nước được nêu ra trên đây, cũng không phải tồn tại độc lập rời rạc, cái này biệt lập với cái kia, mà chúng tạo thành một hệ thống những bản tính cùng hổ trợ trong nhau và cùng phát triển.
Thí dụ, như đã yêu nước thì phải có dũng khí kiên quyết chống ngoại xâm, không thể như Trần Ích Tắc, giặc Nguyên mới đến mà đã đầu hàng, về sau tuy được tha tội chết, nhưng phải gọi là ả Trần, để ghi nhớ tính ươn hèn sợ giặc của mình…Trái lại toàn quân dân tưng bừng khí thế đánh giặc. Giặc đến nhà đàn bà phải đánh. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng xung trận. Toàn dân đều đánh giặc. Cả nước mà chỉ có hai làng đầu hàng giặc mà thôi, đó làng Ba Điểm và làng Bàng Hà. Dân hai làng này về sau bị xử phạt chỉ được làm lính, không bao giờ được làm quan.
Một bản tính nữa có liên quan đến yêu nước là tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam trước nạn ngoại xâm, không phân biệt giới tính, dân tộc, địa phương Nam Bắc. Vì kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi nào trong nước lục đục, triều đình phong kiến chia thành năm bè bảy mối, thì lập tức quân giặc ngấp nghé ngoài bờ cõi.
Vì vậy mà khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Thiền sư Pháp Thuận đời Tiền Lê đã trả lời:
“Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình…”
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây quấn chặt nhau
Có như vậy thì trời Nam mới được thái bình
Từ ý tứ là nhân dân cả nước đoàn kết nhau chặt chẽ như dây mây quấn với nhau, thì giặc ngoại xâm sẽ không làm gì được và nước Nam sẽ có thái bình.
Dưới thời Pháp thuộc, cụ Phan Bội Châu cũng cho rằng, nếu toàn dân ta đoàn kết một lòng thì thực dân Pháp cũng đến phải rút chạy về nước mà thôi. Cụ viết: “Họ chỉ có năm chục ngàn người, trong khi chúng ta là cả một dân tộc 20 triệu người. Chẳng cần gươm súng, chỉ cần đấu tranh tay không, ta cũng đuổi được họ về nước. Điều cần thiết nhất là ta phải một lòng một dạ..”
Cụ nói lại tư tưởng của cụ bằng thơ như sau:
“Thương ôi! Trăm sự tại người
Chữ đồng ai dám ngăn rời chữ tâm
Người trong cho tới người ngoài
Chữ tâm cần phải ai ai cũng đồng…”
“Cốt trong nước người ta một bụng
Nghìn muôn người cũng giống một người
Phòng khi sưu thuế đến nơi.
Bảo nhau không đóng có đòi được không.
Gọi đến lính chẳng thằng nào chịu
Bắt một người ta kéo muôn người.
Bây giờ có lẽ giết ai
Hẳn thời nó cũng chịu lui nước mình”
(Hải Ngoại Huyết Thư-Phan Bội Châu)
Tất nhiên, cụ Phan có cái chủ quan của cụ. Bởi vì nếu không có cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, và một nước Pháp bị suy yếu nhiều; không có sự kiện Nhật đánh Pháp, rồi Nhật đầu hàng Đồng minh, và không có mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của cụ Nguyễn Ái Quốc phát động toàn dân khởi nghĩa làm cuộc Cách mạng Tháng 8, thì e rằng nước ta không được như ngày nay.
Trong hơn ba mươi năm nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp và Mỹ để giành lại nền độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, tư tưởng toàn dân đoàn kết lại được Hồ Chủ Tịch nói lên trong những câu thời danh như:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công…”
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi!”
Đáng tiếc là ngay cả bản tính đoàn kết thương yêu nhau của người Việt cũng có ngoại lệ của nó. Khi có ngoại xâm hay thiên tai nặng nề, tinh thần đoàn kết và đồng cảm thương yêu nhau bộc lộ rõ rệt và chân tình (như trong hai lần lụt vừa rồi tại Trung Bộ), làm cho thế giới và kẻ thù nữa phải khâm phục. Nhưng một khi hoà bình đã lập lại, trong nước bình yêu vô sự, thì những chuyện tham nhũng, làm giàu bất chính, mất đoàn kết nội bộ, địa phương, cục bộ lại nổi lên như cồn.
Nói tới một số bản tính khác của người Việt cũng vậy, như bản tính yêu lao động, yêu thiên nhiên, bản tính trào phúng và châm biếm.v..v…Tôi không muốn nói gì thêm, ngoài việc nhấn mạnh hai điều là bản tính tốt đẹp nào cũng có ngoại lệ, và bất cứ một bản tính tốt đẹp và tích cực nào của người Việt cũng phải được tất cả chúng ta-những người đang sống-quý trọng, đề cao, bồi dưỡng, phát triển bằng nếp sống hằng ngày của mình. Nếu không thì ngoại lệ sẽ trở thành phổ biến, những bản tính vốn rất tốt đẹp của người Việt sẽ bị mai một dần, kiểu như bản tính yêu nước sẽ chỉ còn lại cái bóng mờ vào cuối đời nhà Nguyễn, khi mà chỉ vài chục tên lính Pháp cũng đủ chiếm hầu hết các thành trì ở Bắc Kỳ. Khi mà vua cũng như quân hoàn toàn mất hết uy tín trong mắt người dân:
“Sông Hương nước chảy lờ đờ,
Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua…
Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi,
Ban ngày quan lớn như thần,
Ban đêm quan lớn tần mần như ma
(Xem Ca Dao Việt Nam Đinh Gia Khánh, các trang 129-130)
Vua quan phong kiến đã như vậy, thì dân có theo giặc cũng không thể trách. Khi còn ở Hà Nội tôi có đọc một quyển sách sưu tầm những thư từ của binh lính Pháp gởi về gia đình họ, trong thời gian quân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Có thư viết: “Quân Pháp đi đến đâu, thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu lấy áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bọn tham quan ô lại hà hiếp bóc lột”.
Lỗi tại ai? Xin hỏi lại một lần nữa, khi bản tính yêu nước của người Việt sôi sục xưa kia, dưới thời Trần Hưng Đạo, Lê Lợi rồi Quang Trung, vào cuối đời Nguyễn thì biến đi đâu, đến nỗi nhân dân đã không đánh giặc Pháp xâm lược lại còn chạy theo níu áo chúng, mong cầu được che chở?
3. Biện pháp giải quyết
Có lần tôi hỏi chuyện một nhà báo Đức: “Tại sao nhân dân một nước Đức có những nhân vật tầm cỡ như Kant, Hegel, K. Marx, Engels, Schopenhauer, Goethe,…mà lại có thể bái phục và chạy theo Hitler được thì cũng lạ. Tạo sao?” ông ta trả lời:
“Ừ, cũng lạ. Tôi đã từng dự một cuộc nói chuyện của Hitler với phụ nữ Đức. Phải nói Hitler có biệt tài diễn thuyết. Hắn nói ngắn, nhưng với những lời quyết đoán như đinh đóng cột. Hắn và học trò của hắn lại có tài dàn cảnh và đóng kịch. Theo hắn thì phụ nữ Đức nên làm chức năng cái máy đẻ ra những người Aryan thuần chủng. Một quan điểm về phụ nữ Đức như vậy thì làm sao có thể lôi kéo hàng triệu triệu phụ nữ Đức được, kể cũng lạ. Không khí hội trường như có điện giật. Hàng mấy trăm cánh tay giơ lên: Heil Hitler và chính tôi một nhà báo cộng sản nằm vùng, cũng phải giơ tay theo, và cũng gào: Heil Hitler!”
Nhà báo trầm ngâm một lát rồi nói tiếp: “Tôi thấy còn có lý do sâu xa nữa, là nhân dân Đức thiếu được bồi dưỡng về tư duy triết học, cho nên họ mới ăn phải bả của Hitler và đồng bọn.”
Chính ý tứ sau cùng của nhà báo Đức làm tôi suy nghĩ rất nhiều, khi nghĩ tới vận mệnh thăng trầm của đất nước và nhân dân Việt Nam. Có đúng hay không, khi có người nói nhân dân Việt Nam có sự minh triết (sagesse), nhưng không có triết học và triết gia. Chúng ta có cán bộ triết học, giáo sư triết học dạy triết Đông, triết Tây, triết Mác xít, nhưng triết gia thì không có.
Nhưng một câu hỏi tiếp theo là tại sao lại có tình hình như vậy? Theo tôi có hai lý do. Một là Việt Nam nằm giữa hai trung tâm văn hóa lớn của cả thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ, và từ thời rất xa xưa, đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của hai trung tâm văn hóa lớn này. Đồng thời để tiếp thu, tiêu hóa thành quả của hai trung tâm văn hóa đó, đòi hỏi quá nhiều thời gian và tư duy rồi, còn đâu thời gian nữa để tìm ra cái mới? Hơn nữa, đất nước lại nằm sát cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, luôn luôn muốn xâm lược, thống trị và đồng hóa nước ta. Kháng cự lại, hơn nữa kháng cự thành công áp lực to lớn đó mà không cần có một Vạn lý trường thành như ở biên giới phía Bắc Trung Quốc, đã là một thành tích vẻ vang có một không hai rồi. Còn thời gian đâu nữa, công sức đâu nữa để sáng tạo ra một nền triết học độc đáo của Việt Nam.
Nếu có sáng tạo lớn thì trong vấn đề này Việt Nam đã cung cấp một mô hình độc đáo kết hợp chính trị với triết học, biểu hiện trong sự nghiệp của ông vua kiêm thiền sư đời Lý và đời Trần, như Lý Thái Tông, vị vua thứ hai nhà Lý kiêm thiền sư, thuộc thế hệ thứ hai phái thứ bảy của phái Thiền Vô Ngôn Thông; vua Lý Thánh Tông, vị vua thứ ba triều Lý kiêm thiền sư, thuộc thế hệ thứ hai phái thiền Thảo Đường; Trần Thái Tông, vị vua sáng lập ra triều đại nhà Trần, là tác giả cuốn “Khóa Hư Lục” và được các Thiền sư Trung Hoa như sư Đức Thành bái phục và tham vấn hỏi đạo; và cuối cùng là vua Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba triều Trần, sau cùng với Trần Hưng Đạo, lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi chống Nguyên Mông, đã xuất gia làm tăng và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử…
Với các vua Lý và Trần trên đây, có thể nói giấc mơ “triết vương” không thành của hai triết gia cổ Hy Lạp là Socrate và Platon đã được thực hiện, như thực hiện không phải bởi người Hy Lạp mà là bởi các ông vua Việt Nam đời Lý và đời Trần. Triết vương, theo chỗ hiểu của Socrate và Platon, là những ông vua kiêm triết gia, hay là triết gia đồng thời là đế vương…
Hiện nay ở nước ta, trong thời đại mở cửa và cơ chế thị trường, trong thời đại nước ta hội nhập vào khu vực và thế giới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, làm sao có được những ông vua kiêm thiền sư như dưới hai triều đại Lý và Trần. Chúng ta không phải là triết gia hay tư tưởng gia, nhưng chúng ta đối với bất cứ vấn đề gì, đều tránh cái nhìn hời hợt bên ngoài, dẫn đến nhận định đánh giá hời hợt và quyết định hời hợt. Mà cái nhìn theo chiều sâu chính là cái nhìn triết học. Cái nhìn thấy sự vật là một phức thể, có mâu thuẫn và thống nhất, một cái nhìn bao quát và toàn diện như vậy cũng là cái nhìn triết học. Một tư tưởng, một sự vật hình như đối lập và mâu thuẫn với mình, nhưng trên thực tế lại hỗ trợ cho mình, bổ xung cho mình, giúp cho mình được hoàn thiện hơn. Lối nhìn như vậy có người cho rằng là sở hữu riêng của đạo học phương Đông, thật ra, thì hai tư tưởng gia duy vật tầm cỡ là Mác và Lê nin đều có nhấn mạnh sự vật là “Thể thống nhất của các mặt đối lập” v.v…
Một cái nhìn theo chiều sâu như vậy là rất cần thiết, bởi lẽ, ở cương vị lãnh đạo, chúng ta thường sốt ruột, muốn mọi việc đều làm xong chóng vánh, hơn nữa, lãnh đạo lại có quyền lực cho nên rất dễ dùng quyền lực để giải quyết mọi mâu thuẫn và đối lập, dẫn đến những tác hại không thể lường.
Điều tôi muốn nhấn mạnh trong phần kết luận này là những người lãnh đạo có thể không phải là triết gia, nhưng vì là lãnh đạo, cho nên phải có cái nhìn triết học theo chiều sâu mới có thể tránh khỏi sai lầm. Tức là cái nhìn theo chiều sâu, không dừng ở bề ngoài, cái nhìn không hạn hẹp mà toàn diện đối với mọi sự vật như một tổng thể, và cái tổng thể đó lại chuyển biến không ngừng, không phải tĩnh tại. Nhìn sự vật như vậy, nhìn con người lại phải càng như vậy. Một cán bộ xã, khi còn là trung nông, chưa có chức có quyền có thể tiết kiệm từng đồng, nhưng khi đã trở thành giám đốc một công ty quốc doanh, thì có thể lãng phí hàng triệu, hàng tỷ đồng của Nhà nước.
Con người là như vậy, đâu phải là thánh thần. Cần huy động không phải một sức mạnh, mà nhiều sức mạnh tổng hợp, để ngăn ngừa con người phạm tội, làm điều ác. Tôn giáo là một loại sức mạnh như vậy, nhưng cho đến nay, chúng ta không biết sử dụng. Đó là một thiếu sót rất lớn trong lãnh đạo, một thiếu sót lớn của Ban Tôn giáo Chính phủ, vẫn giữ mãi lối nhìn cũ, coi tôn giáo là thuốc phiện, là mê tín dị đoan, là duy tâm. Trong khi đó thì Các Mác, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản lại viết:
“Nếu trong trái tim con người, có một tình cảm xa lạ với tất cả số còn lại của các loài động vật, một tình cảm cứ tái sanh mãi, dù cho vị trí của con người ở đâu, phải chăng tình cảm đó là một quy luật cơ bản của bản chất con người? Theo chúng tôi thì đó là tình cảm tôn giáo”.
(Mega. IV/I, p. 42. Xem nguyên văn tiếng Pháp trong phụ lục cuối bài).
Tôn giáo đồng thời là một sự kiện quần chúng (Các Mác-Fait de masse), một tiếng nói của đời sống thực tế (Mác-Hệ tư tưởng Đức), một sự kiện văn hóa toàn cầu (Andre Malraux), một sự kiện tâm linh sâu sắc, hiện nay đang trở thành đối tượng nghiên cứu của môn tâm lý học chiều sâu (psychologie des profondeurs) của Tây phương (C. G. Jung-Psychologie Et Religion- chương I).
Vừa rồi, tôi có dùng từ ngữ “Tâm lý học chiều sâu” của nhà phân tâm học Thụy Sĩ nổi tiếng là C. G. Jung. Nhiều học giả âu Mỹ đang chờ đợi ở môn học này một lối thoát cho con người hiện đại phương Tây, đang bị ngập sâu trong lối sống đầy đủ tiện nghi vật chất nhưng lại rất nghèo nàn về tình cảm và tâm linh. Con người mất thăng bằng, điều đó được một nhà báo Mỹ mô tả như một người có một chân buộc vào máy bay phản lực, một chân nữa buộc vào chiếc xe bò kéo! Một con người như thế có nguy cơ bị xé xác!
Người Việt Nam chúng ta ngày nay may mắn không đến nỗi như vậy. Thế nhưng nguy cơ con người Việt Nam bị tha hóa vẫn hiện hữu. Con số cán bộ phạm tội tham nhũng ngày càng tăng, con số thanh thiếu niên nghiện ma túy, tình hình tệ nạn xã hội lan tràn, báo động cho chúng ta về mối nguy cơ đó. Tôi tin tưởng là môn tâm học Phật giáo (bao gồm các môn Duy Thức, Nhân Minh và Thiền học) sẽ đóng vai trò điều tiết đối với con người Việt Nam đang bị nguy cơ thoái hóa, tương tự như vai trò của môn tâm lý học chiều sâu đối với con người phương Tây hiện đại. Chúng ta tất cả nên ủng hộ cho Phật giáo làm cái công việc có tầm quan trọng lịch sử đó, ngoài những công việc quen thuộc như xây chùa, dựng tượng, lễ bái, cầu siêu, cầu an…

PHỤ LỤC:
1-Câu tiếng Pháp của Mác nói về tình cảm tôn giáo:
“Si donc il y a dans le coeur de I’homme un sentiment qui soit étranger à tout le reste des êtres vivants et qui se reproduise toujours, quelle que soit la position ou I’homme se trouve, n’est il pas vraisemblable que ce sensiment est une loi fondamentale de sa nature? Tel set à notre avis le sesiment religieux”
(Mega IV/I p. 342)
2-Câu của C. G.Jung:
“La religion est sans contredit une des mani festations les plus anciennes es les phus generales de I’ame humaine”
(Psychologie et religion p. 13-14)[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 21/11/07 23:54

[center]THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT HAY CHƯA?
Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]

[justify]“Thượng Đế đã chết hay chưa?” Đó là hàng tít lớn ở ngay tờ bìa tạp chí “Newsweek” ở Nữu ước–Mỹ số 12 tháng 7 năm 1999. Và bài báo, dưới ngòi bút của Karen Amstrong đã trả lời là Thượng Đế vẫn sống, chưa chết. Vì tại Châu Phi, Nam Mỹ và ngay tại Hoa Kỳ, các nhà thờ hàng tuần vẫn tấp nập người đi lễ. Nhưng đúng là ở Châu Âu, nói đúng hơn là ở Tây Âu, thế hệ con cháu đã quay lưng lại với tín ngưỡng truyền thống của ông bà, cha mẹ...
Trên đây đại khái là nhận định của Karen Amstrong, tác giả bài báo nói trên. Thực ra, vấn đề đặt ra về “Cái chết của Thượng Đế”, không phải là một cái gì mới, ít nhất là đối với giới học giả. Vì ngay từ năm 1882, Nietzsche đã tuyên bố “Thượng Đế đã chết”, và lời tuyên bố cực đoan của ông đã nhiều lần được nhắc lại có phê phán. Thí dụ, từ năm 1963, trong một sưu tập các bài nghiên cứu về lý thuyết xã hội học hiện đại (chủ biên là M. Ruttenbeek), nhà phân tâm học nổi tiếng là Eric Formm đã viết là, nếu ở thế kỷ 19, Thượng Đế đã chết thì ở thế kỷ 20, con người đã tha hóa tột cùng mất hết chất người, con người trở thành một rô bốt, một con người máy, tức là con người đã chết. Ông viết “Ở thế kỷ 19, vấn đề là Thượng Đế đã chết. Ở thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết”. Ông còn viết là: “Một khi đã biến thành những con người máy, những robot, thì những con người máy đó trở thành những con quỷ. Chúng sẽ hủy hoại thế giới của chúng nó và cả ban thân chúng nó nữa, bởi vì chúng không thể chịu đựng thêm nữa sự nhàm chán một cuộc sống vô nghĩa”.
Trên thực tế tình hình đã diễn biến phức tạp hơn nhiều, nhiều hơn là Nietzsche tưởng, và Eric Formm, trong bài nghiên cứu đã dẫn, lưu ý rằng Thượng Đế chết đã dẫn tới con người cũng chết luôn. Ý hay niềm tin đối với Thượng Đế chỉ là một trong nhiều biểu hiện của nhu cầu tôn giáo, ý thức tôn giáo, tức là nhu cầu, ý thức sâu xa và muôn thuở của con người hướng tới cái thiêng liêng, cái cao cả, siêu việt lên trên con người bình thường và thế giới bình thường của con người. Về ý thức và nhu cầu đó của con người, Các Mác, người cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản đã viết như sau:
“Nếu trong trái tim con người, có một tình cảm xa lạ với tất cả số còn lại của các loài động vật, một tình cảm cứ tái sanh mãi, dù cho vị trí của con người ở đâu, đúng tình cảm đó là một quy luật cơ bản của bản chất con người. Theo chúng tôi, đó là tình cảm tôn giáo” (Mega IV/I, p.324).
Nietzsche chỉ nói đúng khi ông nói, Thượng Đế chết là do con người. Con người đã giết chết Thượng Đế, và khoảng trống tâm linh đó, như Nietzsche dự kiến, là không thể lấp đầy được. Và hiện nay, để cố gắng lấp đầy khoảng trống tâm linh đó, con người hiện đại, đặc biệt là ở Tây Âu hướng tới văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ma túy và các trò chơi điện tử. Nhìn bề ngoài mà nói, chúng ta thấy hình như, con người hiện nay đặc biệt là lớp thanh niên, say mê tất cả những thứ này, nhất là thể thao bóng đá và nhạc pop hay rock với một sự cuồng nhiệt tôn giáo. Màn ảnh TV thường chiếu lại những buổi trình diễn nhạc rock hay pop, với hàng trăm nghìn thính giả, tất cả đều đứng dậy, giơ cả hai tay, nhún nhảy hát theo, không khác gì lên đồng tập thể vậy. Các trận đấu bóng đá quốc tế, khi có đội bóng nước nhà tham gia, cũng được khán giả Việt Nam cổ vũ với một sự cuồng nhiệt không kém. Hãy nhìn hàng chục vạn đồng bào ta, đủ mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là nam nữ thanh niên, ra đón đội bóng đá của ta thi đấu thắng từ một cuộc đấu bóng quốc tế trở về. Phải chăng đó là những cơ hội hiếm có, để chúng ta thoát khỏi cuộc sống cá nhân hạn hẹp, tầm thường hàng ngày, để hòa mình vào cuộc sống rộng lớn hơn của cả một quốc gia, hay một tỉnh, hay thậm chí một thành phố?
Mà sự hòa nhập của cuộc sống cá nhân nhỏ hẹp vào cuộc sống lớn lao hơn, to rộng hơn của cộng đồng là gì? Phải chăng sự hòa nhập đó mang tính chất tôn giáo, tuy rằng phần lớn những người trong cuộc đều có ý thức về tính chất sâu xa của sự hòa nhập và dấn thân của mình. Tất nhiên, người ta sẽ trách tôi là đã dung tục hóa hay là tầm thường hóa khái niệm tôn giáo. Nhưng nếu nhìn sâu và nghĩ cho kỹ, chúng ta sẽ thấy tất cả mọi tôn giáo, lớn hay nhỏ, dù là mang tính thế giới toàn cầu với hàng trăm triệu tín đồ hay là chỉ mang tính thế giới hạn của một dân tộc, một quốc gia, thậm chí một bộ tộc, một làng xã (Như tục thờ Thành Hoàng ở làng xã Việt Nam), thì bao giờ tình cảm hay xu thế của tôn giáo cũng là giải thoát ra khỏi giới hạn của sống cá nhân hẹp hòi, (mà chính vì hẹp hòi mà đau khổ), hướng tới một cuộc sống cao cả hơn, rộng lớn hơn, siêu việt lên trên cuộc sống bình thường. Sự giải thoát đó, tất nhiên, tùy theo tôn giáo mà mang nhiều hình thức khác nhau. Các tôn giáo thần quyền thừa nhận có Thượng Đế tạo thế, thì giải thoát bằng cách hướng tới Thượng Đế hay Thần linh, như Chúa Jesus của Thiên Chúa giáo, Yahvé của Do Thái giáo, hay Allah của Hồi giáo. Các tôn giáo xuất sanh từ Ấn Độ như Ấn Độ giáo hay Phật giáo thì giải thoát bằng cách hướng tới sự hòa nhập vào Brahman (Ấn Độ giáo), hay là Niết Bàn (Phật giáo). Tín đồ các hình thức tôn giáo nguyên thủy như tôn giáo totem thì hướng tới vật totem như là biểu trưng cho cộng đồng bộ tộc, và nếu là vật linh giáo (animism), thì tín đồ sẽ hướng tới vô số thần linh, ma quỷ, được tin là hiện hữu khắp nơi, nhưng trong đá, trong cây, trên núi, trong sông, suối...Ở Trung Hoa thì các tín đồ của Đạo giáo tìm giải thoát bằng cách hòa nhập vào với Đạo, được quan niệm như một luật tắc tự nhiên chi phối toàn bộ vũ trụ, thế giới.
Chính vì nhu cầu giải thoát đó lắng sâu vào trong trái tim con người như vậy, cho nên tôn giáo với nhiều hình thức khác nhau từ xưa, thời thượng cổ đã tồn tại, vốn tồn tại, ngày nay vẫn đang tồn tại, và sẽ mãi mãi tồn tại cùng với con người. Và Các Mác đã không nói quá lời, khi ông nói “tình cảm tôn giáo là quy luật cơ bản của bản chất con người” (Các Mác–sách đã dẫn). Và Freud, nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo, gốc Do Thái đã nói tới tôn giáo như “một sức mạnh khủng khiếp tác động tới những cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người” (“Religion is a tremendous force which exerts its power over the strongest emotions of human being”–Sigmund Freud–A philosophy of life–the major works of Sig. Freud. p. 875).
Tuy nhiên, tình cảm tôn giáo đó thể hiện bằng sự vươn lên muôn thuở của con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ lại bị ức chế, đè nén bởi một sức mạnh khác–tức là những bản năng thú tính tự nhiên, ẩn sâu trong tìm thức con người, thúc đẩy con người hướng tới tội ác, bạo lực, đâm chém, giết chóc, hãm hiếp...nhằm thỏa mãn những thú tính đó. Đó là bi kịch của con người. Và để quên đi–mà có quên được đâu–những dày vò nội tâm nảy sinh từ những mâu thuẫn đó, con người hiện đại lao vào những thú vui giải trí tầm thường, như quan hệ tình dục bừa bãi, trái thường, nghiện ngập ma túy, rượu nặng và may mắn thay, con người cũng biết tìm niềm vui trong lao động sáng tạo văn chương, nghệ thuật, khoa học v.v...
Đúng! Tấn bi kịch của con người hiện đại là như vậy. Trong cuộc sống đấu tranh giữa xu hướng tôn giáo hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, và xu hướng chạy theo những bản năng thú tính của tiềm thức, thì con người hiện đại đã không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào vấn đề, để chọn mộ trong hai con đường. Con người hiện đại ở châu Âu đã chọn con đường thứ ba, là con đường quên đi trong “nghệ thuật, văn hóa, ma túy, thể thao, trò chơi điện tử” (Tạp chí Mỹ Newsweek số 12 tháng 7/1999).[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 21/11/07 23:56

BÀN KỸ HƠN VỀ CHUYỆN NGÀY TẬN THẾ
[center]Minh Chi
(Chủ nhiệm bộ môn Tôn giáo học
Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]
[justify]Báo Xưa và Nay, số tháng 10 năm 1999, có đăng bài “Từ năm 1000 đến năm 2000, có hay không có mối lo ngày tận thế” của tác giả Nghi Hoàng, trong đó có nhận xét phần nào chủ quan là “Vào những năm cuối của thiên niên kỷ, những lời đồn đại về ngày nhân loại hủy diệt lại nổi lên trong số một bộ phận dân chúng, nhất là ở vùng quê hẻo lánh, mà nước ta không phải ngoại lệ”
Tôi nói, nhận xét của tác giả có phần chủ quan, là vì một bài báo của tờ báo Mỹ rất đứng đắn “New York Times” (Nữu Ước Thời Báo), ký tên Dinitia Smith, được đăng lại ở tạp chí Pháp “Courrier international” số tháng 7/1999, công bố số liệu thăm dò dư luận, do Hãng Associated Press tiến hành “Một ¼ số tín đồ Thiên Chúa giáo ở Mỹ tin rằng, họ sẽ được chứng kiến chúa Jesus tái sanh trong thời gian họ còn sống. Mà theo thần học Thiên Chúa giáo thì ngày chúa Jesus tái xuất hiện trùng hợp với ngày tận thế. Cuốn sách “Satan ngự trị hành tinh” của Hall Lindsey (NXB Impact 1975), bàn về ngày tận thế, đến nay đã bán được 28 triệu bản! Như vậy, để chúng ta biết, vấn đề ngày tận thế đâu phải là chuyện của người nông dân ít học tại vùng hẻo lánh ở nông thôn.
Quan điểm của Phật giáo về ngày tận thế.
Trước hết, cần khẳng định là theo đạo Phật, không phải có một thế giới mà có tới hằng hà sa số thế giới, hay là Tam thiên đại thiên thế giới, là một đơn vị vũ trụ rất lớn, gồm một nghìn triệu tiểu thế giới, và một tiểu thế giới như vậy là một thái dương hệ, gồm có một mặt trời, một mặt trăng và nhiều hành tinh khác. Trái đất chúng ta bất quá chỉ là một hành tinh trong một tiểu thế giới mà thôi. Như vậy, nói thế giới hủy diệt là nói thế giới nào đây? Trong vũ trụ bao la vô cùng tận, thế giới này diệt, thế giới khác không diệt, và một thế giới khác nào đó có thể tái sanh, do sự hội tụ của vô số phân tử vật chất trong hư không. Trong kinh Hoa Nghiêm (tên chữ Sanskrit là Avatamsaka), có cả một phẩm nói về sự hình thành của các thế giới. Kinh Hoa Nghiêm không những nói tới biển thế giới (thế giới hải) mà nói tới những biển thế giới nhiều như cát bụi, không đếm xuể được, rất phù hợp với khái niệm tinh vân (nebulause) của Thiên văn học hiện đại.
Ba tư giáo và thuyết tận thế.
Zoroastre, vị giáo chủ sáng lập ra Ba Tư giáo, sống vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên, dạy rằng, vũ trụ có điểm khởi đầu và điểm cáo chung tức là tận thế. Vũ trụ là một chiến trường rộng bao la, trong đó cái Thiện và cái Ác luôn luôn đối đầu. Đại diện cho cái Thiện là thần Ahura Mazda, tiêu biểu cho sự minh triết còn đại diện cho cái Ác là Ahriman, vua các loài quỷ. Zoroastre không nói rõ ngày tận thế là ngày nào, nhưng gợi ý là ngày tận thế trùng với ngày xuất hiện của một đấng cứu thế. Ngày đó, thế giới sẽ thoát khỏi cái Ác và đau khổ, những người đã chết sẽ sống trở lại, mặc dù, ông nói là ngày tận thế sẽ tất yếu xảy ra và mùa xuân năm thứ 12.000 kể từ ngày sáng thế, nhưng ông lại không nói rõ được ngày sáng thế, cho nên cũng không thể luận ra ngày tận thế là ngày nào. Tín đồ Ba Tư giáo tin rằng, ngày tận thế cũng là ngày phán xử cuối cùng và bọn ác sẽ bị nấu chết trong nước đồng đun sôi ở địa ngục.
Các học giả cho rằng, nhiều đoạn trong Kinh Cựu ước bàn về ngày tận thế (Apocalypse) mang dấu ấn ảnh hưởng của Ba Tư giáo. Và những đoạn này trong Cựu Ước, đặc biệt là cuốn sách của Daniel, là được viết để an ủi dân Do Thái bị tàn sát và khủng bố trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trong sách Tân Ước, Jesus cũng chịu ảnh hưởng của Ba Tư giáo khi ông mô tả ông sẽ tái xuất hiện trước các sứ đồ, vào ngày tận thế.
Đạo Hồi và ngày tận thế.
Đạo Hồi cũng cho rằng, ngày tận thế là ngày phục sinh của Jesus, được xem như là một bậc tiên tri, như Ma hô mết vậy. Kinh Coran viết “Đó là ngày tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác mắt xanh lên vì kinh hoàng.” Nhưng hình như đạo Hồi không quan tâm nhiều lắm đến ngày tận thế. Đạo Hồi nói, chỉ có Thượng Đế mới biết được đó là ngày nào. Họ chỉ nói là ngày tận thế sẽ được báo trước bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức. Hai con quỷ Gog và Magog sẽ băng qua con sông nước đồng chảy, và cùng với Ác thần Dajjal đem lại chết chóc, tang thương và đau khổ trên thế gian này. Nhưng chúa Jesus tái xuất hiện sẽ giết chết Dajjal, mở cửa vườn Thiên đàn cho tín đồ, còn bọn ác thì bị xua xuống địa ngục.
Ấn Độ giáo và ngày tận thế.
Ấn Độ giáo cho rằng, vũ trụ trải qua không phải một mà nhiều chu kỳ thành, trụ, hoại, không. Thành là hình thành, trụ là tồn tại, hoại là phá hoại, không là tan vào hư không. Cũng như Phật giáo, Ấn Độ giáo tin là có nhiều vũ trụ, chứ không phải một vũ trụ, có nhiều thế giới có chúng sanh ở, chứ không phải có một Trái đất này. Thời kỳ hủy diệt vũ trụ bao giờ cũng được báo trước bởi những thủy tai và hỏa tai tầm cỡ vũ trụ. Có sách Phật nói tới sự xuất hiện đồng thời của bảy mặt trời, sẽ đốt cháy cả thế gian này. Mỗi chu kỳ, như vậy gồm có bốn giai đoạn sinh, thành, hoại, diệt. Giáo sư Wendy Doniger thuộc trường Đại học Chicago cho rằng, theo Ấn Độ giáo, thế giới loài người đang ở vào giai đoạn thứ ba, giai đoạn hủy hoại. Đáng sợ chưa!
Trong Ấn Độ giáo, không có một Đấng cứu thế (Sauveur), như trong Thiên Chúa giáo, tuy rằng nhiều tín đồ Ấn Độ giáo tin là Jesus là một trong nhiều hiện thân của Thần Vishnu, và là hiện thân thứ 11, còn Phật Thích Ca là hiện thân thứ 10 của vị Thần này (Tất nhiên, các Phật tử không tin điều này). Thần Vishnu cũng như Thần Krishna là những vị Thần thiện, thỉnh thoảng lại giáng thế để cứu nhân loại ra khỏi cảnh trầm luân nơi bể khổ. Nhưng Kali lại là một vị Ác Thần, thường được mô tả như là người cưỡi một con ngựa trắng bạch, và gươm tuốt trần cầm nơi tay, sẵn sàng giết chóc và trừng phạt.
Trên đây là một vài quan niệm về ngay tận thế của một số tôn giáo lớn. Đúng hay sai, tùy ở sự phán đoán nhận xét của mỗi chúng ta. Bản thân cá nhân tôi, với tư cách là chủ nhiệm bộ môn Tôn giáo học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, thì cho rằng quan điểm về ngày tận thế của Phật giáo là tương đối hợp lý, bởi lẽ nó không mang tính cứng nhắc và giáo điều, và phù hợp với những phát hiện của khoa Thiên văn học hiện đại, ít nhất là khi nó chủ trương không phải có một thế giới, mà có những biển thế giới, thậm chí những biển thế giới nhiều như cát bụi, như trong Kinh Hoa Nghiêm, bản Hán dịch viết “Vi trần sở thế giới hải”. Bản Kinh này được cao tăng Ấn Độ Siksananda (Thức Xoa Nan Đà) (*) dịch ra chữ Hán, theo lệnh của Võ Tắc Thiên, và chính bà Võ Hậu viết bài tựa cho bản dịch này. Võ Tắc Thiên là vị nữ hoàng đế duy nhất của nước Trung Hoa bốn nghìn năm lịch sử. Bà sống vào khoảng thế kỷ thứ VIII Tây lịch, nghĩa là trước xa những phát hiện của Thiên văn học hiện đại, do đó không thể nói Kinh Hoa Nghiêm là ngụy tạo ở thời nay được.

(*) Siksananda (652-710) người xứ Kho Tan, nay là vùng Tân Cương của bộ tộc Uighurs, thuộc Trung Hoa.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 5 22/11/07 0:21

[center]VĂN CHƯƠNG PHẬT GIÁO VÀ TẬN THẾ
Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]
[justify]Văn chương Tận thế là loại văn chương tôn giáo rất phổ biến trong các giới Do Thái và Thiên Chúa giáo trong những thế kỷ đầu tiên của công nguyên, mô tả những cảnh tượng hãi hùng của những ngày tận thế, như có thể thấy trong các bài văn của các Tiên tri đạo Do Thái Ezéchile, Zacharie, Daniel.
Cuốn cuối cùng trong Kinh Tân Ước cũng mang đầu đề tận thế (Apocalypse), và theo truyền thuyết là một tác phẩm của Thánh Jean có thể là được viết vào khoảng các năm 94-95 của triều đại Donitien, và có nói tới các cuộc khủng bố của Hoàng đế Néron đối với đạo Thiên Chúa giáo.
Nội dung cuốn cách Tận thế trong tân ước, nhất là đoạn báo trước sự tiêu diệt của Roma, bị tố cáo là Thành phố đẫm máu, là con đĩ của toàn cầu, rõ ràng nhằm ai ủi các thế hệ tín đồ Thiên Chúa giáo đầu tiên từng bị đế quốc La Mã khủng bố, đặc biệt là dưới triều đại Néron.
Văn chương Tận thế của đạo Thiên Chúa cũng như của đạo Do Thái hẳn là đã có ảnh hưởng sâu sắc tới dân chúng tín đồ của cả hai đạo này, chứng cớ là một trong các mô típ điêu khắc, cũng như hội họa của nghệ thuật Thiên Chúa giáo là các cảnh tượng hãi hùng của ngày tận thế. Trong giới văn học, có thể kể những tác phẩm nổi tiếng như trong cuốn “Hài Kịch Thiêng Liêng” (La Comédie Divine) của Dante, hay nhiều đoạn trong cuốn “Huyền thoại các thế kỷ” (Légende dessiècles) của Victor Hugo...hay là trong một số tác phẩm huyền bí của Willian Blake.
Văn chương Phật giáo và ngày tận thế.
Như chúng ta đều biết, theo chính lời Phật dạy, đức Phật một đời thuyết pháp chủ yếu tập trung giảng hai vấn đề: Khổ và diệt khổ. Mục đích chung cục là giúp cho loài người và loài Trời trong thời hạn ngắn nhất có thể đạt tới cảnh Niết Bàn an lạc và bất tử, thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử. Do đó, Phật tránh hay là ít bàn tới vấn đề sinh thành hoại diệt của vũ trụ thế giới. Tuy nhiên trong một số Kinh, đặc biệt là Kinh Thế Kỷ (Trường A Hàm 2, Viện Cao đẳng Phật học , Huệ Nghiêm dịch, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh hiệu đính), trg 263-518, Phật cũng có đề cập đến vấn đề sinh thành và hoại diệt của thế giới vũ trụ này. Nhưng có điều lạ là Trường Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng Pali (Nam tông) lại không có Kinh Thế Kỷ này. Tại sao vậy? Đó là một tồn nghi đối với các giới Phật Việt Nam cũng như ngoại quốc.
Trong Kinh Thế Kỷ có phẩm mang đầu đề Tam tai (trg 429), mô tả ba loại thiên tai lớn, tàn phá thế giới này trước khi cuối cùng, nó bị diệt. Ba thiên tai lớn đó là hỏa tai, thủy tai và phong tai (lửa, gió, nước). Theo nội dung của đoạn này trong Kinh, chúng ta thấy rõ khi nói thế giới bị hủy diệt, không phải là nói toàn thể vũ trụ bị hủy diệt, mà chỉ có một phần, trong đó có cõi người chúng ta. Thí dụ, nói hỏa tai đốt chát thế giới, thì chỉ đốt cháy tới ranh giới của cõi Trời Quang Âm Thiên mà thôi. Nói thủy tai làm ngập cả thế giới thì chỉ ngập đến ranh giới của một cõi Trời là Biến tịnh Thiên mà thôi. Nói phong ta (bão lớn) hủy diệt thế giới thì cũng chỉ hủy diệt đến ranh giới của cõi Trời Quả Thật Thiên mà thôi.
Đoạn kinh tả về phong tai như là có bão lớn, sau mỗi đợt bão như vậy lại thêm một mặt trời nữa xuất hiện, cho đến sau khi đợt bão lớn thứ bảy ra với bảy mặt trời xuất hiện, thì cả thế giới này đều cháy trụi.
Lời Kinh: “Kinh đã có bảy mặt trời thì bốn châu thiên hạ, tám vạn thiên hạ khác và các núi, núi lớn, núi chúa Tu Di thảy đều bùng cháy”.
Phật nói tiếp với các Tỷ kheo:
“Do đó, nên biết tất cả các hành là vô thường, biến dịch, biến hoại không đáng nương tựa, phàm là các pháp hữu vi thì thật đáng nhàm chán. Phải cầu đạo giải thoát hầu thoát khỏi thế gian này...” (Các trg 437-438 Kinh đã dẫn).
Thông thường, trước khi ba thiên tai lớn (hỏa tai, thủy tai, phong tai) xảy ra, hay xảy ra những hiện tương như là giặc giả (sách Phật gọi là kiếp đao binh). Kinh Thế Kỷ viết:
“Người ta gặp nhau, chỉ mô lòng độc hại, muốn tàn sát lẫn nhau cũng như thợ săn gặp bầy nai là muốn giết chúng, không một niệm lành...Bấy giờ, không có nơi nào bằng phẳng, toàn là cống rãnh, khe suối, hang hóc, gò đống, núi non...Con người đi qua đi lại, vô cùng khiếp sợ, lông tóc dựng ngược. Khi kiếp đao binh bắt đầu, thì tay người, dù là cầm cỏ cây, ngói gạch thì những thứ này cũng đều biến thành gươm dáo, vừa bén, vừa nhọn, chém giết lẫn nhau...”
Phật lại dạy: “Thế nào là kiếp đói khát? Lúc bấy giờ, nhân dân làm điều phi pháp, tà kiến điên đảo, làm mười nghiệp ác. Vì làm mười điều ác nên trời không mưa, các thứ thảo mộc đều chết khô, ngũ cốc không sanh, chỉ có cỏ lác.
Lại nữa, lúc đói, dân chúng lượm xương khô ở đường xá, xóm làng, phố phường, chợ búa, hàng thịt, gò mả. Họ nấu những thứ đó để lấy nước uống mà sống qua ngày. Đó gọi là kiếp đói mà ăn xương trắng...
Lúc bấy giờ, sau khi mệnh chung, chúng sanh đều bị đọa vào cõi ngạ quỷ. Tạo sao? Vì trong kiếp đói, họ thường ôm lòng bỏn xẻn, không có tâm niệm bố thí, không chịu san sẻ, không nghĩ đến người trong cơn nguy khốn...”[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 5 22/11/07 0:23

[justify]VÌ SAO ĐỨC PHẬT KHUYÊN CHÚNG TA KHÔNG NÊN
BÀN CHUYỆN VŨ TRỤ
[/justify]
Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]
[justify]Tờ báo Time (Thời báo) của Mỹ số 29 tháng 3 năm 1999, đã đề cao nhà thiên văn học người Mỹ là Edwin Hubble như là một trong 100 bộ óc lớn nhất của thế kỷ 20 này. Vì trước Hubble, giới thiên văn học phương Tây cho rằng giải Ngân Hà (The Milky Way), trong đó có Thái dương hệ và Trái đất là tất cả vũ trụ. Giải Ngân Hà có đường bán kính không dưới trăm ngàn năm ánh sáng! Nói cụ thể hơn, đường kính của giải Ngân Hà là 100.000 năm ánh sáng, nghĩa là muốn đi trọn đường kính của giải Ngân Hà, với tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, chúng ta phải mất 100.000 năm. Riêng trong giải Ngân Hà này, có khoảng 200 tỷ vì sao. Tiếp theo sự phát hiện của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble, người ta đã thống kê có tới 200.000 tinh vân tương tự như giải Ngân Hà. Và hai tinh vân tương đối gần nhất, tức là tinh vân Sagittaire và tinh vân La Vierge cũng cách trái đất chúng ta từ 500.000 năm ánh sáng đến 6 triệu năm ánh sáng!
Chính những phát hiện của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble và những đồng nghiệp của ông càng giúp chúng ta hiểu vì sao đức Phật đã giữ thái độ yên lặng, khi được hỏi về những vấn đề như:
Vũ trụ là vĩnh cửu hay không vĩnh cửu?
Vũ trụ là hữu biên hay vô biên?
Trong kinh Malunkya Sutta (Kinh Trung Bộ I, bản dịch Thích Minh Châu). Phật đã ví những người đặt ra các vấn đề về vũ trụ như vậy như một người bị tên độc bắn phải, nhưng không chịu cho thầy thuốc rút mũi tên độc ra, mà đòi hỏi phải tra cứu xem người bắn mũi tên là ai, thuộc giòng họ nào, thuộc đẳng cấp cao quý hay hạ tiện v.v...Phật nói người ngu đó sẽ chết trước khi được trả lời về mọi câu hỏi của anh ta đề ra!
Điều mà đức Phật răn dạy Malunkyaputta là đừng có bận tâm và mất thời giờ vào những vấn đề siêu hình, theo kiểu như vấn đề thế giới là vĩnh cửu hay không, là hữu biên hay vô biên...Điêu này đúng không những cách đây hơn hai nghìn rưỡi năm, khi đức Phật còn tại thế mà ngay bây giờ cũng vậy, khi chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Các bạn hãy tưởng tượng một vì sao tương đối “gần” tinh vân tức là giải Ngân Hà của chúng ta, thí dụ cách chúng ta 1000 năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là ánh sáng mà chúng ta hiện nay nhận được từ vì sao ấy đã được phát ra cách đây 1000 năm! Như vậy, làm thế nào chúng ta có thể bắt chuyện với những “người” thuộc một trong những hành tinh đang vận động xung quanh vì sao đó? Thông tin với nhau không được huống hồ là đặt vấn đề đi đến nơi. Hãy giả thuyết chúng ta phát minh ra được một con tàu vũ trụ bay với tốc độ ánh sáng 300.000 km/giây, thì chúng ta cũng phải mất 1000 năm mới bay đến được hành tinh đó. Tất cả những điều chúng ta vừa bàn không phải là để làm nhụt chí các nhà khoa học đang tìm mọi cách liên lạc với các hành tinh ở bên ngoài thái dương hệ chúng ta. Không phải. Hãy để cho các nhà khoa học làm công việc của họ. Phật Thích Ca thật ra, không phải nói với số ít các nhà khoa học, mà nói với đại đa số chúng ta là những người bình thường. Phật dạy rằng, đời con người thật ngắn ngủi. Cuộc đời ngắn ngủi đó lại hết sức quý giá. Một số chúng ta không biết sử dụng cuộc đời ngắn ngủi và quý giá của chúng ta. Nhà văn Đài Bắc Lâm Thanh Huyền, trong cuốn “Tin Tức Từ Biển Tâm” (Tâm Hải Đích Tiêu Tức), dẫn chứng kinh Phật kể chuyện con nhà giàu lấy đạn vàng bắn chim:
“Có con một nhà giàu, dùng đạn bằng vàng để bắn chim. Mọi người đều cho anh ta là ngu xuẩn. Vàng là cái quý hóa nhất, lại đem bắn chim. Nếu bắn trúng thì còn được, nhưng đại bộ phận đạn bắn ra lại không trúng đích, bay đi đâu không ai biết.
“Đức Phật mượn chuyện đạn vàng bắn chim để răn dạy chúng ta rằng, số đông người đều dùng sinh mạng rất quý báu để làm những việc không có ý nghĩa, không có lợi ích thiết thực đối với bản thân.
Hằng ngày, có một số người sống như gã con nhà giàu trong chuyện, lấy đạn vàng bắn chim sẻ. Dùng thời gian quý báu để đổi lấy đồng lương không có giá trị hay là có giá trị ít ỏi. Trong công tác lại không thấy có tiến bộ. Phải chăng đó là 8 giờ công tác bị lãng phí?
“Còn 8 giờ ngủ? Phần lớn 8 giờ ngủ là trải qua những giấc mơ, phản ứng lại những sự cố xảy ra trong ngày. Những tình cảm bị ức chế trong ngày bộc phát kịch liệt trong giấc mơ ban đêm. Giấc mơ cũng đầy rẫy những chuyện đáng sợ, ít có giấc mơ tốt đẹp... Như vậy, 8 giờ ngủ ban đêm cũng là lãng phí.
“Còn 8 giờ nghỉ ngơi còn lại thì sao? Thông thường, đàn ông thì giao tiếp bạn bè, phụ nữ thì xem truyền hình. Phần lớn số tiền kiếm được trong công tác gian khổ, đều đem chi dùng cho sự nghỉ ngơi. Trước khi lập gia đình, thì đại bộ phận thời gian nghỉ ngơi, đàn ông dành cho hẹn hò, uống cà phê, nói chuyện điện thoại. Sau khi kết hôn, thì thời gian nghỉ ngơi lại dành để vợ chồng cãi nhau, to tiếng nhau, thậm chí còn đánh nhau nữa. Đánh nhau rồi, lên giường, mỗi người nằm một góc, mỗi người vợ hay chồng đều theo đuổi dòng suy nghĩ riêng của mình. Thế là còn 8 giờ nghỉ ngơi cũng trôi qua.
Nói tóm lại, 8 giờ công tác là 8 giờ theo đuổi dục vọng. Tám giờ nghỉ ngơi là 8 giờ thỏa mãn dục vọng. Tám giờ ngủ là 8 giờ mê mờ trong dục vọng”
(Xem “Tin Tức Từ Biển Tâm” Tác giả: Lâm Thanh Huyền, người dịch Minh Chi. Trg. 230-231)
Tất nhiên, giọng của nhà văn Phật giáo Đài Bắc là Lâm Thanh Huyền có vẻ bi quan. Tôi muốn dẫn chứng ông ta để mọi người thấy rằng, bàn suông về vũ trụ như anh chàng Malunkyaputta trong kinh Malunkya sutta là lãng phí đã đành, bởi đó toàn là chuyện người mù sờ voi, hay chuyện con cá gặp con rùa từ miền đất liền trở về, cùng nhau bàn chuyện đất liền là gì, v.v... đều toàn là những chuyện không thực tế, có bàn đến cũng không đến đâu và lãng phí thời gian vô ích mà thôi. Thế nhưng, những người mà nhà văn Đài Loan nói trong cuốn “Tin Tức Từ Biển Tâm” đâu có bàn chuyện siêu hình và nguồn gốc vũ trụ. Họ bàn chuyện hết sức thực tế đấy chứ, như công tác 8 giờ mỗi ngày để có tiền chi tiêu cho 8 giờ nghỉ ngơi và giải trí, không kể 8 giờ còn lại ngủ trong mơ. Nhà văn Lâm Thanh Huyền cũng cho rằng những người này tuy không bàn chuyện vũ trụ siêu hình, nhưng cũng lãng phí thời gian một cách khác, vào những chuyện quá ư tầm thường. Theo đạo Phật, con người sinh ra ở đời này có một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mà nếu con người không làm thì tất cả mọi việc làm khác của anh ta sẽ trở thành vô nghĩa. Nhiệm vụ đó là tìm hiểu hình, tìm hiểu con người thật của chính mình, con người thật mà theo đạo Phật vốn là toàn giác, toàn năng, bất tử, con người vốn là Phật, nhưng lại không tự biết, vì đã quên mất gốc, như trong bài phú nôm “Cư Trần Lạc Đạo” nhà vua kiêm Thiền sư Trần Nhân Tông đã nói:
“Bụt ở trong nhà,
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt,
Chỉn mới hay chính Bụt là ta”
Tìm lại ông Phật ở nơi mình, tức là tìm lại con người thật của chính mình, đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của đời người, nhiệm vụ số một, mà sự hoàn thành sẽ biến mỗi chúng ta thành Phật, là bậc đại giác, bậc toàn giác. Tất nhiên, hoàn thành nhiệm vụ đó, không phải là công việc một sớm, một chiều. Nó đòi hỏi sự nổ lực không biết mệt mỏi của cả một đời, của nhiều đời. Nếu không xao lãng mục đích tối hậu và cao đẹp đó, thì đời chúng ta sẽ có ý nghĩa biết bao, từng ý nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta sẽ có ý nghĩa biết bao! Bởi vì đó là những bước tiến bộ tâm linh đích thực, dẫn chúng ta hướng tới giác ngộ và giải thoát.
Vì vậy, trong cuộc sống ngắn ngủi và quý giá này, chớ có bàn suông những chuyện siêu hình như nguồn gốc của vũ trụ. Đồng thời cũng không nên sống một cách dung tục tầm thường, chỉ biết có công tác để có đồng lương, tiêu xài cho nghỉ ngơi giải trí. Ngoài ra, không còn biết gì nữa. Nếu sống như vậy, thì cũng đáng cho nhà văn Đài Loan là Lâm Thanh Huyền phê phán trong cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm”
Chúng ta, tránh cả hai cực đoan nói trên. Chúng ta hãy sống theo nếp sống đạo đức của Bát chánh đạo, theo đúng lời dạy của Phật trong bài thuyết pháp đầu tiên của Phật. Đồng thời, luôn luôn theo dõi quan sát thân tâm mình, theo rõi quá trình lâu dài thân tâm ngày càng trở nên an tịnh thì cảnh giới chúng ta sống cũng trở nên thanh tịnh. Cõi Phật không phải ở phương Tây xa xôi, mà chính là ở trong tâm mình, ngay trong lòng mình. Ước sao, mọi người Phật tử Việt Nam đều suy nghĩ như vậy và sống như vậy.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 5 22/11/07 0:29

[center][justify]NGÀY TẬN THẾ VÀO NĂM 2000!
QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÔN GIÁO THẾ NÀO?

Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/justify][/center]
[justify]Gần đây, trên thế giới cũng như trong nước có dư luận xôn xao về ngày tận thế vào năm 2000! Vấn đề này thực hay hư, đúng hay sai? Và quan điểm của các tôn giáo lớn đối với vấn đề này như thế nào?
Trước hết, cần biết rằng chuyện ngày Tận thế không phải là chủ đề được bàn tới một cách hạn hẹp trong các giới tôn giáo học chuyên môn, hay là chuyện trà dư tửu hậu của một số triết gia, mà đã trở thành một mối quan tâm bức xúc của nhiều giới quần chúng đông đảo, tại các nước phương Tây. Chứng cớ là một cuốn sách mang đầu đề “Sa tăng, ngự trị hành tinh”, tác giả là Mal Lindsey, bàn về ngày Tận thế, do nhà xuất bản Impact ấn hành năm 1975, được tái bản nhiều lần và đến nay, tổng cộng đã bán được 28 triệu bản! Và tờ báo Mỹ rất đứng đắn “Nữu Ước thời báo” tháng 07 năm 1999, đăng bài của Dimitia Smith, với đầu đề “Apocalypse” (Tận Thế), đã công bố một số liệu điều tra của Hãng thông tấn Mỹ Associated Press, cho biến tới ¼ số tín đồ Thiên Chúa giáo ở Mỹ tin rằng họ sẽ chứng kiến sự phục sinh của Chúa Jesus, ngay trong thời kỳ họ còn sống. Mà như chúng ta biết, theo Kinh Tân Ước thì ngày tái xuất hiện của Chúa Jesus trùng với ngày phán xử cuối cùng và là ngày tận thế.
1. Nhà Tiên tri Nostradamus đã tiên tri sai về ngày Tận thế.
Dân chúng các nước phương Tây đã hân hoan, vì đã sống qua ngày 04 tháng 07 năm nay bình yên vô sự, mặc dù nhà Tiên tri lừng danh Nostradamus dự báo rằng, đúng ngày 04 tháng 07 năm 1999, một tai họa khủng khiếp (grand cataclysme) nhất định giáng xuống trái đất và loài người. Nhưng một bà Tiên tri người Mỹ khác, không có tiếng tăm bằng Nostradamus lại dự báo ngày tận thế sẽ là ngày 05 tháng 02 năm 2000. Đó là bà Jeanne Dixon (Dẫn chứng trong báo Courrier International số 29 tháng 07 năm 1999).
Chúng ta hãy chờ xem, còn bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu xem các tôn giáo lớn, nói gì, viết gì về ngày Tận thế. Trước hết xin nói về quan điểm của Phật giáo, một tôn giáo lớn mà tôi biết tương đối rõ hơn, so với các tôn giáo khác.
2. Đạo Phật với ngày tận thế.
Đạo Phật nói chung ít bàn về vũ trụ, mà chủ yếu bàn về nhân sinh, về sự khổ và con đường diệt khổ. Đức Phật cho rằng, đời người quá ngắn ngủi, trên dưới 100 năm, không nên mất thời giời bàn chuyện viễn vông, như là thế giới là hữu biên hay vô biên, thường hằng hay có ngày diệt tận v.v... Bàn những chuyện như thế, đối với con người đang quằn quại trong khổ đau và tham, sân, si thì cũng không khác gì đám người mù sờ voi và cãi nhau con voi như thế nào, hay là một người bị tên độc bắn phải nhưng không chịu cho thầy thuốc chữa chạy và rút tên độc ra, mà cứ nằng nặc đòi giải thích ai là người bắn mũi tên đó, người đó thuộc đẳng cấp nào, là hạ tiện hay là quý tộc v.v... Tuy nhiên hiếm có lắm, cũng có Kinh như Kinh Thế Kỷ (Trường A Hàm I) bàn vấn đề các thế giới hình thành và hủy hoại. Hay đặc biệt là Kinh Hoa Nghiêm, một Kinh Đại Thừa nổi tiếng, có phẩm gọi là “Sự hình thành các thế giới” cũng bàn vấn đề Tận thế nhưng trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, vì Kinh Hoa Nghiêm không phải nói một thế giới mà nói đến những biển thế giới, nhiều như cát bụi (vi trần số thế giới hải), khiến chúng ta liên tưởng đến khái niệm của khoa thiên văn hiện đại tinh vân hay là nebuleuse. Nhiều bộ Kinh Phật cũng thường nói đến “Tam thiên đại thiên thế giới”, như một đơn vị vũ trụ vô cùng rộng lớn, bởi vì một thế giới nhỏ (tiểu thế giới) được ví dụ như một Thái dương hệ với một Mặt trời, một Mặt trăng và một số hành tinh, thì một ngàn Thái dương hệ được gọi là một tiểu thiên thế giới, và một ngàn tiểu thiên thế giới họp thành một đơn vị vũ trụ lớn hơn nữa, gọi là một trung thiên thế giới, và một nghìn trung thiên thế giới họp lại gọi là một đại thiên thế giới. Với một bức tranh vũ trụ bao la vô tận như vậy thì khi nói một thế giới bị hủy diệt thì đó là nói thế giới nào đây? Có thể nói, trong một toàn cảnh vũ trụ như vậy, đồng thời với một thế giới này diệt thì một thế giới khác hình thành. Còn nói riêng về trái đất chúng ta, có khác nào một hạt bụi nhỏ trong vũ trụ bao la, thì không nói gì Phật, mà ngay cả Lão Tử, trong chương 32 cuốn “Đạo Đức Kinh” cũng nói:
“Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân hồ”
Nghĩa là, Trời đất còn không thể tồn tại lâu dài, huống là người ru?
Ý tứ câu này là Trời, đất và tất nhiên cả con người nữa đều có sanh diệt, không thể tồn tại lâu dài mãi được. Tuy nhiên, theo đạo Phật, chu kỳ sanh diệt của một thế giới trải qua bốn giai đoạn, mà theo sách Phật chữ Hán gọi là thành, trụ, hoại, không tức là các giai đoạn hình thành, tồn tại kéo dài, biến hoại và tan vào hư không. Và rồi khi có điều kiện thích hợp, dựa trên vô số những phân tử vật chất lơ lửng trong hư không, một chu kỳ mới cho một thế giới mới lại bắt đầu. Và trong một khung cảnh vũ trụ bao la vô cùng tận như vậy, hằng ngày, thậm chí hằng giờ, có biết bao nhiêu thế giới hình thành và bị hoại diệt.
Trong Kinh Thế Kỷ (Trường A Hàm I), có một chương mang đầu đề “Tam tai” cho biết hai giai đoạn biến hoại và tan vào hư không của một thế giới thường được đánh dấu bằng ba loại thiên tai khủng khiếp là hỏa tai, thủy tai và phong tai, không kể những tai họa khác có tầm cỡ nhỏ hơn như các nạn chiến tranh, nạn đói kém và nạn dịch bệnh. Một giai đoạn khác nữa của hai giai đoạn biến hoại và tan vào hư không của một thế giới là tình trạng đạo đức xã hội và cá nhân đều băng hoại, suy đồi.
3. Ấn Độ giáo với ngày tận thế.
Ấn Độ giáo cũng như Phật giáo tin rằng, vũ trụ là bao la vô tận, vô thỉ và vô chung, tuy rằng các thế giới ở trong vũ trụ bao la đó đều lần lượt kinh qua các chu kỳ với bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, không. Giáo sư Wendy Doniger, trường Đại Học Chicago cho rằng, theo Ấn Độ giáo, thế giới chúng ta đang ở trong giai đoạn kali yuga, tức là giai đoạn biến hoại, suy sụp. Trong Ấn Độ giáo tuy không có khái niệm Đấng Cứu Thế, như trong đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa, nhưng một số tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng Jesus là hiện thân thứ 11 của Thần Vishnu, còn Phật Thích Ca được tin là hiện thân thứ 10 của vị Thần này.
Tất nhiên, đây là niềm tin riêng của một số tín đồ Ấn Độ giáo, không phải là của Phật tử. Thần Vishnu được tín đồ Ấn Độ giáo sùng bái như là vị Thần thiện lành, bảo vệ loài người và thế giới khỏi thảm họa bị diệt vong. Trái lại thần Kali là vị Thần Ác, sẵn sàng hủy diệt thế giới này.
4. Ba Tư giáo và ngày tận thế.
Zoroastre, cũng gọi là Zarathoustra là vị Tiên tri người Ba Tư, sống vào khoảng năm 1300 trước Công nguyên, lập ra Ba Tư giáo, cũng gọi là Hỏa giáo, cũng là người đầu tiên đề xướng thuyết tận thế sau này có ảnh hưởng lớn đến Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Giáo sư James Russell, thuộc trường Đại Học Mỹ Harvard, viết rằng, theo tín đồ Ba Tư giáo thì “Thế giới có điểm khởi đầu và điểm tận cùng, là một chiến trường lớn giữa cái Thiện và cái Ác, tức là giữa Ahura Mazda, vị Thần đại biểu cho sự Minh triết và cái Thiện, và Ahriman, là quỷ Satan đại biểu cho cái Ác.” Tiên tri Zoroastre, tuy tiên bố là ngày tận thế sẽ xảy ra vào một ngày của năm thứ 12.000, kể từ ngày sáng thế, nhưng đáng tiếc là Zoroastre lại không tuyên bố ngày sáng thế cụ thể là ngày nào, cho nên người ta cũng không thể tính ra được cụ thể ngày tận thế là ngày nào. Zoroastre chỉ nói là ngày tận thế trùng với ngày xuất hiện của Đấng Cứu Thế, và cũng là ngày phán xử cuối cùng, sau đó những người thiện được lên Thiên Đàng, còn bọn ác thì bị đọa xuống địa ngục.
5. Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo với thuyết tận thế.
Văn chương về chủ đề ngày tận thế (Apocalypse) rất là phổ biến trong các giới Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo vào những thế kỷ đầu Công nguyên mô tả cảnh tượng hãi hùng của ngày tận thế, như có thể thấy trong các bài văn của các bậc Tiên tri Do Thái Ezechiel, Zacharie, Daniel. Cuốn sách cuối cùng của Kinh Tân Ước cũng mang đầu đề Apocalypse (Tận Thế), theo truyền thuyết là một tác phẩm của Thánh Jean, có thể được viết vào khoảng năm 94-95 của triều đại Hoàng đế La Mã Domitien, và có nói tới các cuộc khủng bố của Hoàng đế Néron đối với tín đồ Thiên Chúa giáo. Nội dung cuốn sách tận thế trong Kinh Tân Ước, nhất là đoạn báo trước sự hủy diệt của thành Roma, bị tố cáo là thành phố đẫm máu và là con đĩ của toàn cầu, rõ ràng là nhằm an ủi những thế hệ tín đồ Thiên Chúa giáo từng bị các Hoàng đế La Mã khủng bố, đặc biệt là Hoàng đế Néron.
Văn chương tận thế của đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa giáo đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến quần chúng tín đồ của hai đạo này, chứng cớ là một mô típ phổ biến của nghệ thuật điêu khắc và hội họa của Thiên Chúa giáo là những cảnh tượng hãi hùng của ngày Tận thế. Chủ đề ngày Tận thế cũng được đề cập trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng hư cuốn “Hài kịch thiêng liêng” của Dante, nhiều đoạn trong cuốn “Huyền thoại thế kỷ” (Legende des siècles) của đại văn hào Pháp Victo Hugo...
6. Hồi giáo và ngày tận thế.
Đạo Hồi cũng cho rằng ngày Tận thế trùng với ngày phục sinh của chúa Jesus, được xem như là một bậc Tiên tri, như Ma hô mết vậy. Kinh Coran viết: “Đó là ngày tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mắt lên vì kinh hoàng”. Tuy nhiên, hình như đạo Hồi không quan tâm mấy đến ngày Tận thế, vì theo họ, chỉ có Thượng Đế Allah mới biến được cụ thể là ngày nào. Họ chỉ nói ngày Tận thế sẽ được báo trước bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức. Hai con quỷ Gog và Magog, sẽ băng qua con sông nước đồng chảy của địa ngục, và cùng với Ác Thần Dajjal, sẽ đem lại tang thương, chết chóc và đau khổ trên thế gian này. Thế nhưng Tiên tri Jesus sẽ phục sinh và giết chết Ác Thần Dajjal, mở cửa vườn Thiên đàng cho những tín đồ sống thiện lành và xua hết bọn ác xuống địa ngục.
7. Bài học đạo đức của thuyết tận thế các tôn giáo lớn.
Ít nhất, thuyết Tận thế của các tôn giáo lớn có một mẫu số chung là ngày tận thế thường được báo trước bằng một thời kỳ suy sụp đạo đức kéo dài. Thế cân bằng giữa Trời, Đất và con người bị phá hoại bởi những hành vi phi đạo đức của con người, sự vận hành của trời đất bị rối loạn, thiên tai liên tiếp xảy ra với tầm cỡ phá hoại ngày càng lớn. Theo tôi, những biện pháp bảo vệ môi trường tuy cấp thiết và cần thiết, nhưng vẫn là tạm bợ. Chiến lược gốc là khôi phục lại thế cân bằng giữa ba yếu tố, Trời, Đất và con người, nhờ khắc phục ba ngọn lửa tham, sân, si không những đang thiêu cháy thế giới mà cả bản thân con người nữa. Quan hệ giữa những con người với nhau phải là quan hệ thắm đượm tình người, phải là quan hệ điều phối bởi lý trí, chứ không phải bởi quyền lực và đồng tiền. Các tôn giáo lớn sẽ không chỉ làm công việc rửa tội bằng Thánh lễ hay bằng lễ cầu an, mà chủ yếu bằng nếp sống đạo đức đích thực, nhân bản đích thực.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Chủ nhật 25/11/07 22:40

[center]ỨC CHẾ XÃ HỘI VÀ THANH NIÊN[/center]
[center]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]
[justify]Tôi dùng từ “ức chế xã hội” để chỉ áp lực xã hội đè lên những cá nhân trong xã hội, đặc biệt là lớp thanh niên. Tôi nói thanh niên, vì trong những xã hội trẻ như xã hội Việt Nam, với tỷ lệ sinh còn ở mức cao và tỷ lệ tử vong đang giảm xuống một cách có hệ thống, nhờ tiến bộ y tế và an ninh xã hội, thì nam nữ thanh niên thường chiếm số đông đáng kể trong dân số. Chúng ta hãy nghiên cứu xem áp lực đó được cấu tạo bởi những yếu tố gì?
Trước hết là có những yếu tố tích cực, lành mạnh cần được chúng ta bảo vệ, đề cao và phát huy. Thí dụ, truyền thống coi trọng đời sống gia đình, hiếu dưỡng cha mẹ, ông bà tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau giữa chồng và vợ, tình thương yêu chân thật giữa chị em, họ hàng, bà con; truyền thống tôn sư trọng đạo v.v... Những truyền thống nói trên ở các nước phương Tây công nghiệp đã bị phai nhạt nhiều, đến nỗi con cái lớn lên, không còn muốn ở chung với cha mẹ, thậm chí không còn săn sóc cha mẹ nữa. Margaret Maud, nhà nữ xã hội học danh tiếng người Mỹ, trong cuốn sách mang nhan đề: “Generation gap” (có thể dịch là quãng cách thế hệ), có đưa ra một sự kiện thảm thương ở Ba Lan, một người cha sau khi được con cái thuyết phục, đã viết giấy để lại toàn bộ gia sản kể cả nhà cửa cho con cái, rồi bị đuổi ra khỏi nhà, sống cuộc đời bơ vơ không có nơi nương tựa. Tất nhiên, đây là một trường hợp cực đoan. Nhưng tình hình chung là ở các nước phương Tây, đời sống tình cảm của người già đìu hiu, cô quạnh, rất đáng thương tâm. Gần đây, đã có xu hướng ngược lại. Ở một số nước, như ở Bỉ có ngày truyền thống của ông bà. Ở Mỹ người già hay người tàn tật đều được hưởng một chế độ ưu đãi đặc biệt.
Nhưng đáng tiếc là không phải truyền thống nào do quá khứ để lại đều tốt đẹp, đều tương xứng với sự đánh giá của Puskin–nhà thơ Nga nổi danh thời cận đại.
“Truyền thống là linh hồn của dân tộc.”
Một truyền thống như ở xứ Ấn Độ phong kiến, người vợ góa phải lên giàn hỏa để chết theo chồng không thể gọi là linh hồn của dân tộc Ấn Độ được, dù là xứ Ấn Độ phong kiến đi nữa. Chúng ta cũng có thể nói như vậy với tục lệ bó chân của người phụ nữ Trung Hoa thời xưa, hay tục lệ man rợ người đàn bà ngoại tình bị bỏ rọ trôi sông cũng ở nước Trung Hoa phong kiến. Chúng ta cũng có thể nói như vậy đối với tục lệ ném đá những phụ nữ bị nghi là ngoại tình ở một số nước Hồi giáo (may sao không phải là tất cả các nước Hồi giáo!) Trong bất cứ quốc gia và xã hội nào, cũng có một số truyền thống, tập tục, định kiến đã tỏ ra không còn phù hợp với tồn tại xã hội nữa, với thực tế của cuộc sống nữa. Chúng trở thành một lực cản lớn, ngăn trở không cho xã hội tiến bộ và phát triển. Đáng tiếc là đại biểu cho lực cản đó lại thường là một số người thuộc thế hệ cha anh, ông bà mà nhận thức không theo kịp được bước tiến ngày càng nhanh của thời đại. Rõ ràng là có một quãng cách nhận thức giữa thế hệ ông bà, cha anh và thế hệ trẻ. Quãng cách đó, nhà nữ xã hội học người Mỹ là Margaret Maud gọi là quãng cách thế hệ (generation gap).
Sau đây, chúng ta thử điểm qua một vài lực cản đó, mà tôi đề nghị gọi là “những ức chế xã hội”,. Còn từ “kiểm tra xã hội” vốn được quen dùng trong ngành xã hội học, thì chỉ nên được dùng để chỉ cho những tập tục, truyền thống tốt đẹp giúp cho những cá nhân trong xã hội phát triển theo đúng hướng vừa lợi cho tiến bộ cá nhân, vừa lợi cho tiến bộ xã hội. Từ tương đương Anh ngữ là social control.
I. TẬP TỤC LẠC HẬU CHÊ BAI, ĐỐI XỬ KHÔNG TỐT VỚI
NHỮNG PHỤ NỮ MANG THAI NGOÀI HÔN THÚ
Ở nước ta hiện nay, thanh niên nam nữ có thể quan hệ với nhau khá tự do, thoải mái, không còn bị ràng buộc bởi thuyết “nam nữ thọ thọ bất thân” của cụ Khổng nữa. Điều đó có tốt không? Tôi nghĩ rằng tốt, nếu quan hệ yêu đương đó không làm trở ngại mà còn thúc đẩy việc học hành mau chóng tiến tới. Nếu quan hệ yêu đương đạt tới quan hệ sai đắm khiến hai người trao thân cho nhau thì sao? Tôi cho rằng cũng không thành vấn đề nếu cả hai gia đình bên nam và nữ đã thuận tình cho con cái họ tìm hiểu nhau, yêu đương nhau. Tình cảm yêu thương trai gái rất dễ dẫn đến quan hệ tình dục. Quãng cách thời gian và địa lý giữa cái nụ hôn ban đầu, đến những cái mơi trớn và điểm Thiền của quan hệ tình yêu thật là gần gũi, như mọi người lớn chúng ta đều biết. Như một cách ngôn người phương Tây nói “Con người không phải là Thánh thần, cũng không phải là súc vật”. Trái tim con người có những lý do là lý trí không thể biết, và cũng không thể kiểm soát được. Hiểu như vậy, chúng ta, những bậc cha anh, chú bác sẽ có thái độ đúng mức, thông cảm, tế nhị và chu đáo đối với người con gái mang thai ngoài hôn thú hay là trước hôn thú. Nếu sự sống là thiêng liêng, thì người con gái mang thai, mang hai sự sống trong mình là hai lần thiêng liêng và chê bai khinh miệt người con gái đó sẽ là một tội lỗi, và nếu thái độ của chúng ta dẫn người con gái đến chỗ hủy hoại đời mình thì tội ác đó thật là đáng ghê tởm, không thể tha thứ.
Nếu xảy ra trường hợp người con trai là một gã sở khanh bội bạc, quất ngựa truy phong thì sao? Theo lễ công bằng, cả xã hội phải lên án thằng con trai phụ tình đó, và nếu có đầy đủ chứng cớ thì phải đưa nó ra tòa, và tòa án sẽ xử nó và gia đình nó phải bồi thường thiệt hại cho người con gái. Cả gia đình, họ hàng, bè bạn sẽ bảo vệ, săn sóc, giúp đỡ người con gái. Trong trường hợp người con gái muốn sinh con thì đứa con sinh ra sẽ được cả gia đình săn sóc, trìu mến. Còn nếu người con gái muốn phá thai, thì cũng được gia đình kể cả họ hàng giúp đỡ, săn sóc về mặt vật chất và tình cảm.
Giới khoa học xã hội, giới sư phạm cũng như giới báo chí và giới văn học cần tạo ra cả một làn sóng dư luận tiến bộ, bảo vệ, săn sóc, yêu thương những người con gái mang thai bị phụ tình và lên án, phỉ nhổ vào những thằng con trai sở khanh bội bạc. Một dư luận tiến bộ và tích cực như vậy sẽ có tác dụng làm giảm bớt những vụ phá thai không cần thiết, và nhất là những vụ tự tử bi thảm. Các báo chí ta cũng nên thôi không còn rêu rao về cái gọi là “của quý nhất của đời người con gái.” Thật ra cái màng vật chất sinh lý mỏng dính đó đâu phải la cái quý báo của đời người con gái. Cái quý nhất của người con gái chưa chồng hay là đã có chồng vẫn là đạo đức và bản lĩnh của người con gái đó trong quan hệ gia đình, và xã hội, đảm bảo cho người con gái đó một tư cách đáng tôn trọng, cũng như một cống hiến đáng ngợi khen đối với gia đình và xã hội.
Gần đây, báo chí ta có đăng lời phát biểu của ông Erikalpastra, đại diện quỹ dân số Liên Hợp Quốc nói Việt Nam là một trong những nước chiếm tỷ lệ nạo hút thai lớn nhất thế giới (Báo Tiền Phong số tháng 8/ 1997, trang 13). Trong số người phụ nữ nạo thai này, có bao nhiêu người rất muốn có con, rất yêu thương đứa con trong bụng mình, nhưng không dám, vì sợ búa rìu của dư luận độc ác đã lỗi thời. Cách đây không lâu có bốn người con gái còn rất trẻ tự tử tập thể ở Hóc Môn. Qua khám nghiệm tử thi, thấy cả bốn người không còn trinh nữa. Họ đã vì thất tình, hay chỉ vì mất trinh mà tự tử, hay là vì cả hai? Đã từng có bao nhiêu trai gái, mối tình đầu là một bi kịch nhưng mối tình thứ hai lại là một trường ca hạnh phúc! Nhưng có thể đối với bốn người con gái còn rất trẻ và đáng thương kia, màng trinh là cái của quý nhất đời người con gái, và mất màng trinh là mất cái gì không thể cứu vãn, phải chăng, họ tự tử vì cái định kiến vô duyên và lạc hậu đó?
Chúng ta phản đối sống tình dục buông thả, tự do quá trớn, từ A đến Z, như các bạn thanh niên nam nữ lãng mạn hay nói, nhưng chúng ta cũng cần lên án thái độ tuyệt đối hóa giá trị của trinh tiết, thúc đẩy người con gái hủy hoại đời mình, chỉ vì cho rằng mất trinh là mất tất cả. Trên thực tế và cả về mặt lý luận, đó là một thái độ phi nhân bản và phi đạo đức. Thậm chí cũng là phi khoa học, bởi vì có một số bác sĩ nói rằng: có những màng trinh mang tính chất đàn hồi đặc biệt, qua vài lần giao hợp mà không bị rách, trái lại, có những người chưa giao hợp mà vẫn bị rách màng trinh, nếu xảy ra sự cố nặng, bị thương ở chỗ hiểm. Cuối cùng tôi xin tất cả chúng ta hãy lưu ý một điểm nữa trong vấn đề phức tạp này, tức là sau cuộc kháng chiến trường kỳ, kéo dài hơn ba mươi năm, số nam thanh niên trai tráng bị tử vong nhiều, cho nên số phụ nữ góa chồng hay là chưa chồng còn rất đông, tuy đã luống tuổi. Số nữ thanh niên từ tiền tuyết trở về cũng rất đông. Trong số này có nhiều chị em vừa luống tuổi, vừa thân hình bị tàn phế. Xã hội phải quan tâm đến số phụ nữ luống tuổi và chưa chồng con này. Sự hy sinh của họ trong cuộc kháng chiến, cần được xã hội đền bù. Người mẹ mất con thì có thể được phong anh hùng. Nhưng người phụ nữ mất chồng, mất người yêu, hay là người phụ nữ từ mặt trận trở về, đã luống tuổi, muốn lấy chồng thì xã hội tính sao đây? Có lần tôi đi thăm một nông trường chè ở Yên Bái đa số công nhân ở đây là nữ, số chưa chồng nhiều lắm. Mà ở một nơi rất ít đàn ông như ở nông trường đèo heo hút gió này biết lấy ai làm chồng?
Rất nhiều cô biết lấy chồng là không thể được nhưng lại muốn có một người con của họ, dù người con đó là kết quả của một mối tình không chính thức, không có hôn thú. Yêu cầu của họ có chính đáng không? Tôi nghĩ là chính đáng. Những người con gái kia đã từng hy sinh một phần cuộc đời của mình cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, có nên bị bắt buộc trong phần còn lại của đời mình phải hy sinh luôn niềm ao ước được làm mẹ, được yêu thương và săn sóc người con đích thực của mình? Đến bao giờ xã hội ta mới thoát hẳn được đầu óc Khổng giáo hẹp hòi, và biết tôn trọng, yêu thương những người mẹ độc thân và những người con ngoài giá thú?
Cách đây không lâu lắm, tôi có đọc bài thơ của nữ thi sĩ Trầm Hương, mô tả cảnh ngộ éo le của một người con gái còn rất trẻ từ mặt trận trở về, thân hình bị tàn phế, cụt cả hai chân tay. Người con gái trở về làng sống với người mẹ, mà tình thương giúp sưởi ấm phần nào cuộc đời của người con gái chưa nở đã vội tàn. Thế rồi, một đêm có một người đàn ông đến, và mối tình một đêm đó đã để lại cho người con gái một đứa con, từ đây sẽ là niềm an ủi độc nhất của người con gái đáng thương đó.
Nói chung lại, một mặt chúng ta phản đối quan hệ tình dục bừa bãi, bởi lẽ đã quan hệ tình dục bừa bãi thì không thể có tình yêu đích thực và chung thủy được. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phản đối việc phóng đại tới mức quá lố tầm quan trọng của quan hệ tình dục ngoài hay trước hôn thú như là một tội nặng không thể dung tha, đối với người con gái. Phải chăng quan niệm như vậy là quá ư bất công? Trước sự cám dỗ của tình dục hai bên trai gái đều như nhau, bên trai lại có phần chủ động hơn. Ấy thế mà nếu có sự việc gì xảy ra, thì tất cả mọi tiếng xấu lại đổ lên đầu người con gái! Phải chăng chúng ta chỉ quen nói nam nữ bình đẳng trên đầu miệng, chót lưỡi, còn trong thâm tâm chúng ta, cụ Khổng vẫn ngự trị, nam giới chúng ta vẫn coi thường phụ nữ?
II. ỨC CHẾ VĂN BẰNG, HỌC VỊ:
Ức chế này có ở xã hội ta đã lâu, trong thời kỳ phong kiến, khi còn ngự trị truyền thống “một người làm quan, cả họ được nhờ” và khoa bảng là con đường duy nhất để tiến vào hoạn lộ, quan trường. Ngày nay, cuộc chạy đua lấy văn bằng, học vị cũng rất kịch liệt. Một số đông thanh niên nam nữ ta đã có những nổ lực chính đáng để có văn bằng, học vị. Đó là điều đáng khích lệ, nhưng cũng có không ít người dùng những thủ đoạn không chính đáng để có văn bằng, học vị. Họ tin rằng, văn bằng học vị sẽ củng cố vững chắc cái ghế béo bở họ đang ngồi hay là họ muốn chiếm đoạt. Đối với những người như vậy, văn bằng, học vị chỉ thấy trên tờ danh thiếp in đẹp, chứ không thấy được trong học lực và sự cống hiến thực sự của họ cho đất nước, cho xã hội. Những người đó mà có giảng bài thì sinh viên hay học sinh đều nghe khó lọt tai. Nếu cóviết báo–bài viết ký tên, kèm theo đủ văn bằng hay học vị, thì nội dung bài cũng chỉ là chung chung nhạt phèo.
Tôi nhớ, cách đây khoảng hơn 20 năm, ngay ở Hà Nội là đất ngàn năm văn vật của sĩ phu Bắc Hà, cuộc săn đuổi học vị cũng không đến nổi kịch liệt đến như vậy, thậm chí, người ta còn tỏ ra thờ ơ nữa. Cũng vào dạo ấy, đồng chí T. Đ kể cho chúng tôi một câu chuyện rất hay: có một cô gái mới lấy chồng vài hôm, đã ra tận Hồ Gươm khóc ngắn khóc dài. Khách qua đường sợ cô ta tự tử, bèn lại gần hỏi, cô òa khóc to “em tưởng lấy được chồng lái xe nào ngờ lấy phải chồng Phó tiến sĩ.”
Tất nhiên, đó là câu chuyện nửa thật nửa đùa của một người dí dỏm, giàu chất văn nghệ sĩ, mà đã là văn nghệ sĩ thì rất giỏi hư cấu, cái hư cấu ấy nói lên những chuyện rất thực của cuộc sống, chứ không phải là những chuyện hư đản!
Trong vụ án Đỗ Thường và ông Phạm Khắc Chi, nguyên hiệu trưởng trường Văn Lang, tất nhiên phải có nhiều lý do bí ẩn, chứ không phải là do bệnh tâm thần và hoang tưởng của cá nhân Đỗ Thường. Tôi đặt vấn đề chứ không khẳng định: phải chăng cũng có sự ức chế về văn bằng và học vị ở đây? Một bác già cũng ở đường Đề Thám, là nơi xảy ra vụ án, một lần hỏi tôi: “Tại sao một người là Phó tiến sĩ thì làm giám đốc hay hiệu trưởng và một người làm thạc sĩ Vật lý lại làm trực điện thoại hay bảo vệ?” Phải chăng vụ thảm sát chỉ là sự bùng nổ của một quá trình dồn nén và ức chế lâu dài, đằng đẳng hàng chục năm trời? Chúng ta không vội kết luận, mà cần cùng nhau suy nghĩ thêm.
Phải chăng xã hội ta đã đến lúc phải giải tỏa mọi ức chế không đáng có về giá trị của văn bằng, học vị và của nghề nghiệp. Nghề nghiệp nào cũng xứng đáng miễn là có lợi ích cho xã hội và đất nước, nghề nghiệp nào dù bình thường đến đâu, cũng xứng đáng để chúng ta làm với tinh thần trách nhiệm đầy đủ, và với cả lòng say mê sáng tạo. Cách đây hơn hai mươi năm tôi còn giảng dạy tại trường Đại học kinh tế–kế hoạch nay là trường Đại học kinh tế quốc dân, tôi có quen anh Lương Duyên Lạc, Khoa trưởng khoa thống kê, năm nào cũng bắt đầu bài giảng đầu tiên của mình với lời tuyên bố dõng dạc với sinh viên: ‘Thống kê là cái rốn của toàn nhân loại.”
Các thầy giáo đều cười anh Lạc với lời khẳng định đó, nhưng riêng tôi, tôi rất quý phục anh Lạc, gần gũi anh để học cái say mê của anh. Một người cả đời luẩn quẩn trong con số và con số mà vẫn say mê thích thú được, thật là đáng quý. Phải chăng được làm một công việc, một nghề mà mình thực sự sai mê, ưa thích, chính là niềm hạnh phúc lớn nhất. Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, Mác viết là đến “ chế độ cộng sản, một người có thể buổi sáng đi săn, buổi chiều đi câu, buổi tối thì ngồi nhà viết kịch...” Thật là thoải mái! Nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa sống trong chế độ cộng sản. Chúng ta mới đang bươc thấp bước cao đi vào Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng đất nước chúng ta đang đổi mới và mở cửa. Nhờ mở cửa, chúng ta biết được các nước ngoài cũng có nhiều kinh nghiệm hay đáng học tập bên cạnh những cái dở nên phê phán và xa tránh. Ở các nước phương Tây, nhất là ở Mỹ, trong bất cứ lãnh vực gì, người ta cũng có thể trở thành ngôi sao được. Trung phong bóng đá, cầu thủ giữ gôn, nghệ sĩ xiếc hay ảo thuật, diễn viên múa Ba lê, ca sỹ nhạc pop, nhà tạo mẫu thời trang và hoa hậu thời trang v.v... đều có thể trở thành ngôi sao về danh vọng và thu nhập. Nước ta vốn có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Chứ đâu phải cần là ông tú, ông cử, ông nghè mới vinh thân phì gia... Tôi còn nhớ, đất Huế ngày xưa là đất kinh kỳ, đất quan lại. Ấy thế mà vào những năm ba mươi, khi tôi còn học ở trường trung học Khải Định. Ở Huế có ông Viễn Đệ không làm quan, chỉ sản xuất và bán dầu khuynh diệp mà trở thành nhà giàu có và danh vọng hạng nhất ở Huế. Mong sao ngày nay, trên đất nước đổi mới của chúng ta cũng có nhiều ông Viễn Đệ, với đầu óc đổi mới.
Nói chung lại, chúng ta không phản đối văn bằng học vị, chỉ phản đối việc tuyệt đối hóa của giá trị văn bằng, như là chuẩn mức của mọi giá trị. Không! Văn bằng hay học vị chỉ là một trong nhiều chuẩn mức của một con người, thậm chí cũng không phải là chuẩn mức cao nhất. Bởi lẽ:
Thứ nhất, có người có học, có văn bằng mà không có đức. Người có học mà không có đức, rất dễ dùng học lực mình có để làm những chuyện có hại cho xã hội, cho đất nước.
Thứ hai, có người thỏa mãn với văn bằng mình có, không chịu học nữa, học mãi cho nên rất dễ trở thành lạc hậu. Dùng kiến thức lạc hậu đó để dạy học trò chăng, để nghiên cứu khoa học chăng? Tôi e rằng, trong tất cả hai lĩnh vực này, con người có văn bằng mà không chịu học nữa, sẽ gây tác hại không nhỏ. Thời đại hiện nay là thời đại khoa học tiến nhanh như vũ bão, biển học thực là mênh mông không bờ. Chỉ cần một tuần, một tháng không đọc sách báo, không học hỏi, nghiên cứu thêm là có thể trở thành lạc hậu ngay. Nếu những người không sớm tỉnh ngộ, không cố gắng cập nhật hóa vốn kiến thức đã lạc hậu của mình, trái lại còn dương dương tự đắc, thì họ sẽ có nguy cơ trở thành theo kiểu nói dí dỏm của người Anh: “Những con khỉ khoác áo nhà bác học”, càng khoe khoang cái áo bác học của mình lại càng giống con khỉ.
Các bạn thanh niên, sau khi tốt nghiệp Đại học, và có được những văn bằng Cao học hay Cao cấp hơn nữa, sẽ không quên lời dạy của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”, dù đi làm cũng vẫn tiếp tục học, dù làm thầy giáo cũng vẫn tiếp tục học, nghĩa là học suốt đời. Mạnh Tử xưa kia từng nhắc nhủ học trò mình rằng: “Thiên hạ chi họa, mạc đại hồ hiếu vi nhân sư” (Cái họa trong thiên hạ, không gì lớn hơn là thích đi làm thầy người khác).
Còn Bác Hồ thì dạy chúng ta:
“Khiêm tốn bao nhiêu vẫn còn thiếu,
Kiêu căng một chữ cũng bằng thừa.”
Bác Hồ là một gương sáng tự học thành công tuyệt vời, lời dạy của Bác xứng đáng cho tất cả chúng ta già cũng như trẻ, có hay không có văn bằng, học vị đều nên ghi lòng tạc dạ.
Để giải tỏa những loại ức chế nói trên, tác động chủ yếu vào lớp dân nghèo đông đảo, thu nhập thấp, Chính phủ ở nhiều nước tân tiến phương Tây, kể cả Canada, đã thực hành chế độ giáo dục và chế độ y tế miễn phí cho tất cả mọi công dân. Tôi nghĩ rằng, đó là những thành quả rất lớn của lực lượng dân chủ và tiến bộ ở những nước đó, ít nhất là trong hai lĩnh vực học hành và y tế. Đó là những xã hội công bằng thật sự. Tất cả những thanh thiếu niên đến tuổi đi học đều được đi học, ngoại trừ những phần tử lười biếng không muốn đi học. Như vậy, tất cả mọi người trong xã hội không phân biệt giàu nghèo sang hèn, từ con vua, con tổng thống, thủ tướng cho đến con người người dân bình thường đều được xã hội tạo ra cơ hội bình đẳng để học hành, để tiến thân, ít nhất là cho đến hết cấp trung học. Nhưng đến cấp đại học, mọi người phải trả chi phí. Điều may mắn là đến cấp đại học và cao học, những sinh viên học giỏi thường được cấp học bổng khá rộng rãi. Đơn vị cấp học bổng có thể là Nhà nước, nhưng cũng có thể là các xí nghiệp tư nhân, muốn tuyển dụng nhân tài, ngay từ ở học đường. Học bổng được cấp cũng khá cao, không những đủ cho sinh hoạt phí và học phí của sinh viên, mà còn có thể tài trợ một phần cho gia đình. Năm 1995, tháng 9 tôi đến Paris, có làm quen với gia đình cô Thanh Hoài, một nữ nhạc sĩ, cô có hai người con trai, người con đầu tiên là Phạm Khuông Việt, đang học ở khoa Vật lý nguyên tử trường Cao Đẳng Sư Phạm Paris, được Nhà nước cấp học bổng 8000 phờ-răng/tháng. Chị Hoài nói: “Với học bổng ấy, cháu Khuông Việt ngoài chi phí học hành cho bản thân, còn có tiền giúp em là Không Lộ theo học trường Cao đẳng thương mãi, và giúp gia đình nữa.”
Thực hiện chế độ giáo dục phổ thông miễn phí và y tế miễn phí, có thể nói một số nước tân tiến đã hóa giải được những ức chế về bất công xã hội, trong hai lĩnh vực y tế và giáo dục. Tất nhiên, muốn thực thi được chế độ như trên, Nhà nước phải có ngân sách, phải có một chế độ thu thuế như thế nào để có thể tài trợ cho những khoản chi phí lớn về an ninh xã hội. Mọi hành vi trốn thuế đều bị phạt nặng, và đưa ra tòa hay lên báo, không kể là Tổng thống hay Thủ tướng, mọi hành vi tham nhũng, dù là tham nhũng gián tiếp, như nhận quà biếu quá đáng, sử dụng của công cho việc tư v.v... cũng đều bị phanh phui xử phạt. Chỉ với một chế thuế khóa công bằng và nghiêm minh như vậy, nhà nước mới có đủ tiền để thực hiện chế độ giáo dục và y tế miễn phí cho mọi người công dân.
III. ỨC CHẾ VÌ XÃ HỘI KHÔNG AN TOÀN, LO BỊ MẤT CẮP
Trong một xã hội giao thời, đổi mới và mở cửa như nước ta ngày nay, nỗi lo bị mất cắp, mất trộm quả là một ức chế thường trực. Giải tỏa ức chế xã hội đó như thế nào? Ở các nước tân tiến phương Tây, cũng có mất cắp, mất trộm, nhưng chắc là nạn ăn cắp vặt không phổ biến như ở bên ta. Cách giải quyết là mọi khoản tiền lớn đều gởi ngân hàng. Việc rút tiền từ ngân hàng ra có thể thực hiện được dễ dàng ở khắp mọi đường phố lớn nhỏ, qua một tấm cạc, chỉ có người sử dung mới biết mã số. Và gia đình nào cũng có bảo hiểm, đêm nhà có bị cạy cửa và kẻ cắp lấy mất một ti vi, thì chỉ cần khai báo đầy đủ với cảnh sát và cơ quan bảo hiểm, là lập tức có một ti vi mới ngay.
IV. ỨC CHẾ VỀ TAI NẠN HAY KẸT GIAO THÔNG
Ở các nước tân tiến, không có nhiều xe đạp và xe máy như ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Cho nên, có ít tai nạn và không bi kẹt giao thông thường xuyên như ở ta. Trên đường, chủ yếu chỉ có ô tô qua lại. Nơi nào có xe kẹt thì lập tức bảng báo động ở các ngã đường đều thông báo bằng tín hiệu để các xe cộ tránh qua các con đường khác.
V. ỨC CHẾ VỀ TIẾNG ỒN:
Ở các thành phố công nghiệp tại các nước tiên tiến, mọi xe cộ gây nhiều tiếng ồn và xịt khói nhiều đều bị cấm tuyệt. Ai bóp còi, dù là có lý do đều bị phạt. Dọc đường cao tốc nếu có khu dân cư thì đều xây các bức tường dài chắn tiếng ồn. Ở những công viên, hay siêu thị cũng không mấy tiếng ồn. Một chế độ giáo dục công dân phổ cập giúp cho mọi người không có nói năng ồn ào ở nơi công cộng. Tiếng cảm ơn và xin lỗi đều ở đầu miệng mọi người. không có chuyện cãi cọ ồn ào ở ngoài đường phố, càng không có chuyện thượng cẳng tay hạ cẳng chân ở ngoài đường như ở bên ta. Cảnh thanh niên nam nữ ôm nhau say đắm ngoài đường thì có, khá ngộ nghĩnh, nhưng hình như không mấy ai để ý. Dọc sông Seine, tôi cũng bắt gặp những cặp tình nhân tỏ tình lộ liễu hơn, nhưng chỉ có những người trên những chiếc tàu gọi là “tàu ruồi” (bateaux mouches) lững lờ trôi qua mới thấy rõ được, những cặp uyên ương đó đang làm gì.
Nói chung, kể cũng lạ, thành phố họ ít ồn ào và lộn xộn hơn so với bên ta. Cho nên vấn đề ứu chế ồn ào không đặt ra gay gắt.
Trên đây, sau hai phần chình, nói về ức chế do vấn đề tình dục và văn bằng, học vị, tôi có điểm qua một vài ức chế xã hội bình thường hơn, và cũng góp ý kiến về biện pháp giải quyết. Vấn đề stress hay ức chế là một vấn đề xã hội rộng lớn, trong phạm vi một bài báo, chỉ có thể nêu lên một vài gợi ý. Hy vọng sẽ có nhiều bài khác, đi sâu hơn nữa. “Khó triệu lần dân liệu cũng xong”, đó là lời khuyên của Bác Hồ mỗi khi xã hội, đất nước phải đương đầu với những vấn đề lớn, tầm cỡ như các vấn đề tham nhũng, ma túy, môi trường hay ức chế xã hội. Mỗi người chúng ta hãy cung cấp thêm một ý kiến, một tiếng nói, thì mọi ức chế sẽ tự nhiên được hóa giải![/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 5 06/12/07 20:28

[center]PHẬT GIAO VÀ SÁNG TẠO[/center]
[center]Minh Chi[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
1. Sáng tạo ra cuộc đời của mình

Theo tinh thần thuyết Nghiệp trong đạo Phật, thì chính con người chứ không phải thần linh hay Thượng đế, sáng tạo và an bài cuộc đời của mình, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình. Trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai nữa, tình hình là như vậy, không thể khác được, dù con người có muốn hay không muốn cũng thế.

Có người hỏi, và câu hỏi của họ rất chính đáng! Thế thì niệm Phật và Bồ tát, cầu sự gia hộ của Phật và Bồ tát là không đúng hay sao? Câu trả lời có thể là thế này: Ai bảo niệm Phật và Bồ tát, cầu sự gia hộ của Phật và Bồ tát là không đúng? Niệm Phật và Bồ tát, quán tưởng hình ảnh từ bi và đầy đủ tí tuệ của Phật và Bồ tát là một phương pháp tu hành rất tốt, có thể đối trị cái tâm phàm phu hay nghĩ bậy và bay nhảy không yên của chúng ta.

Nhưng nếu hỏi, ai suy nghĩ, ai nói, ai hành động, ai tạo nghiệp và chịu kết quả nghiệp báo thì phải nói rằng chính chúng ta, chứ không ai khác. Chúng ta làm thì chúng ta chịu, chứ không ai chịu thay cho chúng ta cả.

Đức Phật dạy:

"Không trên trời dưới biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả ác nghiệp”.

(Kinh Pháp Cú, kệ 127)

Thi hào Nguyễn Du, trong các vần thơ kết thúc Truyện Kiều, cũng đã viết:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Xin đừng trách lẫn trời gần trời xa”.

Lời dạy của Phật thật là minh bạch rõ ràng trong vấn đề tạo nghiệp và chịu kết quả của nghiệp. Chúng ta không nên nghĩ rằng, cứ làm điều ác, cứ tạo nghiệp ác nơi ý nghĩ, nơi miệng nói, và thân hành động, rồi chỉ cần đảnh lễ Phật là tất cả mọi nghiệp ác tức khắc được tiêu trừ! Ông thầy nào dạy chúng ta như vậy có khác nào nói Phật không công minh, can thiệp vào sự vận hành của luật nhân quả, cưu mang kẻ làm ác, tạo nghiệp ác, có khác chi khuyến khích tội ác!

Lời dạy của Phật là: Mọi người hãy chịu trách nhiệm, làm chủ nhân của cuộc đời mình, làm chủ nhân cuộc sống của mình, hãy xem đó là sự sáng tạo lớn nhất, cao quý nhất của con người.

2. Sáng tạo ra cuộc sống của mình, bắt đầu từ nội tâm

Có thể khẳng định, vấn đề rất quan trọng này, Phật và Nho giáo là hoàn toàn nhất trí:

Khổng Tử từng nói rằng, Kinh Thi có đến 300 thiên, nhưng có một câu bao quát cả 300 thiên đó, tức “tư vô tà”! Nghĩa là đừng có nghĩ bậy!(1).

Tâm nghĩ bậy, hại như thế nào cho người, Đức Phật đã nói thật rõ ràng:

"Kẻ thù hại kẻ thù,

Oan gia hại oan gia

Không bằng tâm hướng tà

Gây ác cho tự thân!”.

(Kinh Pháp Cú, kệ 42)

Tâm hướng tà, cũng như đoạn câu của Khổng Tử “tư vô tà” có nghĩa là nghĩ bậy.

Có thể nói công phu tu hành của chúng ta tập trung vào ba chữ “Đừng có nghĩ bậy”. Vì rằng, nghĩ bậy là đầu mối của bất hạnh và khổ não, cũng như nghĩ thiện là đầu mối của an lạc và hạnh phúc. Để minh họa sinh động hơn nữa vai trò của tâm hay ý đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, Đức Phật nói hai bài kệ 1 và 2, mở đầu kinh Pháp Cú như sau:

"Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý vô nhiễm,

Nói lên hay hành động.

Khổ não bước theo sau,

Như xe chân vật kéo”.

"Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng không rời hình”.

Kinh Pháp Cú dùng chữ ý ở đây, cũng như ở bài kệ 42, đã dẫn, dùng chữ tâm vậy. Sách Duy thức dùng từ ý thức hay thức thứ sáu là chỉ cho lớp tâm thức rất năng động, có phạm vi hoạt động rộng rãi nhất trong các lớp tâm thức của chúng ta. Tuy sách Phật phân biệt có tám thức, nhưng lớp tâm thức hoạt động mạnh mẽ hơn cả, có phạm vi hoạt động rộng hơn cả chính là ý thức hay là thức thứ sáu này. Đầu mối nghĩ bậy, tạo nghiệp ác cũng là ý thức này. Nhưng đầu mối tạo nghiệp lành, nghiệp thiện cũng là ý thức này.

Có thể nói, toàn bộ công phu tu hành của người Phật tử, một khi đã am hiểu cơ chế của nghiệp, chính là luôn luôn tỉnh giác với mọi hành động, mọi diễn biến của ý thức, cột chặt ý thức vào chánh niệm.

Đừng nghĩ rằng đây là chuyện dễ dàng. Trong kinh Pháp Cú (phẩm Tâm), Đức Phật từng ví tâm người (tức ý thức), như con cá bị quăng ra khỏi nước, nó vùng vẫy, nó hoảng hốt, dao động rất khó hộ trì, khó nhiếp phục, vì sao? Vì cái tâm ấy quay cuồng chạy theo các dục, v.v...

Trong Kinh tạng Nguyên thủy, kinh sách các bộ phái và trong kinh điển Đại thừa, có cả một kho tàng kinh nghiệm và biện pháp quý báu vô cùng, mà Phật tử chúng ta tha hồ lựa chọn, thực hành tùy theo trình độ, căn cơ, bối cảnh của mỗi người. Đó là kho tàng kinh nghiệm và biện pháp “biện tâm”, điều hòa tâm, nhiếp phục tâm được thử thách và tổng kết qua hơn 2.500 năm đạo Phật tồn tại và phát triển ở Ấn Độ cũng như ở khắp các nước mà đạo Phật đã du nhập.

3. Nắm vững cơ chế vận hành của nghiệp

Một khi đã làm chủ được nội tâm, cột chặt được tâm vào chánh niệm, thì dần dần tâm chúng ta được yên, được bình lặng. Mà tâm yên, tâm bình lặng, đó là hạnh phúc, là trí tuệ, là sự sáng suốt, là thấy được sự vật như thật, không còn bị mê hoặc.

"Lắng lòng đối cảnh, hỏi chi thiền”

(Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)(2).

Đó là câu thơ kết thúc bài thơ chữ Hán của vua Trần Nhân Tông, trong bài phú “Cư trần lạc đạo” nổi tiếng. Cốt lõi của Thiền chính là làm cho tâm lặng. Tâm đã lặng thì sáng, đã sáng thì không còn bị mê hoặc bởi tham, sân, si. Đó là giác ngộ và giải thoát.

Tâm có lặng, có sáng thì chúng ta mới nắm vững được cơ chế vận hành của nghiệp và chủ động, một cách có ý thức, không còn nghĩ ác, nói ác và hành động ác nữa, trái lại thường xuyên nghĩ thiện, nói thiện và hành động thiện.

Ở đây, có vấn đề đã từng gây hiểu lầm là thuyết Nghiệp của đạo Phật đặt nặng vai trò của tâm ý có hay không dẫn tới hậu quả là Phật giáo có vẻ bàng quan đối với xã hội, đất nước hay không. Giáo hoàng Paul II, trong cuốn sách Ngưỡng cửa của hy vọng cũng đã phê phán đạo Phật chỉ lo đời sống nội tâm mà bàng quan với tình hình xã hội. Tôi xin phép không nhắc lại ở đây nội dung các bài trả lời của các nhà Phật học Việt Nam đối với lời phê phán này của Giáo hoàng.

Ở đây, tôi chỉ nói, nếu chúng ta hiểu cơ chế vận hành của nghiệp thì chúng ta sẽ không bao giờ nói như Giáo hoàng. Tuy thuyết Nghiệp đề cao vai trò chủ đạo của tâm ý trong tạo nghiệp, nhưng đạo Phật cũng không hạ thấp chút nào vai trò của tạo nghiệp bằng lời (khẩu nghiệp) và bằng thân hành động (thân nghiệp). Chỉ cần đọc qua những bài tụng của Luận sư Long Thọ mở đầu phẩm Nghiệp (phẩm 17) trong luận Trung quán, cũng đủ thấy thuyết Nghiệp của đạo Phật nên nhận thức thế nào mới đúng đắn, và áp dụng vào đời sống như thế nào mới có hiệu quả. Tôi thấy nên mượn lời của ngài Long Thọ, vốn được học giả đương thời và cả về sau này ca ngợi như là Đức Phật Thích Ca thứ hai.

"Đại thánh thuyết nhị nghiệp,

Tư dữ tùng tư sinh...”

Nghĩa là: Đại thánh, tức Đức Phật, nói hai nghiệp là tư nghiệp (tức ý nghiệp, nghiệp do tâm ý tạo), và nghiệp từ tư nghiệp sinh ra. Nghiệp từ tư nghiệp sinh ra tức là thân nghiệp và khẩu nghiệp. Ngay trong lời Phật dạy về nghiệp, Phật đã nói ba nghiệp là ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp. Phật không xem nhẹ khẩu nghiệp và thân nghiệp, tuy rằng Phật khẳng định chủ đạo là ý nghiệp.

Và ở các câu tụng sau:

"Thân nghiệp cập khẩu nghiệp,

Tác dữ vô tác nghiệp

Như thị tứ sự trung,

Diệc thiện diệc bất thiện

Tùng dụng sinh phúc đức,

Tội sinh diệt như thị

Cập tư vi thất pháp

Năng liễu chư nghiệp tướng”(3).

Các bài tụng dẫn chứng trên giải thích bảy loại nghiệp. Long Thọ dựa vào lời giảng của Phật mà phân tích có bảy loại nghiệp, làm rõ cơ chế vận hành của nghiệp.

Trước hết, Long Thọ khi nói tới hai nghiệp khẩu và thân, đều kèm theo nói tác nghiệp và vô tác nghiệp. Về vấn đề này, thân nghiệp và khẩu nghiệp giống nhau, nghĩa là tác nghiệp và vô tác nghiệp, cho nên chỉ cần giải thích về thân nghiệp cũng đủ hiểu. Thí dụ, chúng ta đảnh lễ tượng Phật. Đảnh lễ Phật rõ ràng là có thân hành động, gọi là thân tác nghiệp. Thân đảnh lễ xong rồi, không đảnh lễ nữa nhưng thân nghiệp vẫn tồn tại dưới dạng chủng tử, lưu lại trong thức A lại da, gọi là vô tác nghiệp. Nên chú ý cái gọi là vô tác nghiệp không mất đi đâu, nó vẫn sống dưới dạng tiềm ẩn tương tục không mất. Sách Phật gọi là dị thục, nghĩa là chủng tử đó tuy không mất, tức là không bị đoạn, nhưng không phải là thường, bất biến. Nó vẫn biến đổi không ngừng cho tới khi chín muồi thành quả báo trong đời này hoặc đời sau. Đó là cơ chế vận hành tương tục của nghiệp.

Thân nghiệp đó, đứng về hình dạng mà nói thì phân biệt thành tác nghiệp và vô tác nghiệp, nhưng đứng về tác dụng thiện ác mà nói thì phân biệt thành thân nghiệp thiện và bất thiện. Trường hợp tôi vừa dẫn chứng là một trường hơp thân nghiệp thiện. Vì đảnh lễ Phật là một thân nghiệp thiện. Nhưng phúc đức của việc mình đảnh lễ Phật như thế nào thì cần xét tác dụng thực tế của nó. Nếu tôi đi lễ Phật ở chùa, mà còn rủ các bạn tôi cùng đi theo; lễ Phật xong rồi, tôi còn giảng giải cho các bạn tôi về ý nghĩa của lễ Phật, khuyên họ thực hành lễ Phật không những ở chùa, mà cả ở nhà họ, trước một bàn thờ giản dị và trang nghiêm... Có thể nói, khi tạo ra một thân nghiệp thiện hay một khẩu nghiệp thiện, chúng ta tạo ra cả một dây chuyền phản ứng nhân quả tương tục, khiến công đức chúng ta tăng lên đến chỗ không nghĩ bàn. Sự phân tích này khích lệ chúng ta làm điều thiện, dù là những điều thiện rất bình thường, miễn là dụng tâm của chúng ta tốt đẹp, xuất phát từ tình thương yêu chân thật và mở rộng đối với mọi người, mọi vật. Nếu xét tác dụng của nghiệp thiện, chúng ta có thể nói, tác dụng đó là bất khả lượng, chỉ có trí tuệ Phật, con mắt của Phật mới có thể nhìn thấu suốt được. Trong kinh 42 chương, chương 10, có vị Sa môn hỏi Phật về hạnh tùy hỷ. Thấy người khác bố thí tài vật hay bố thí pháp, chúng ta hỗ trợ với tấm lòng hoan hỷ. Phật nói phúc đức của người hỗ trợ đó lớn vô cùng, không hết được. Phật dạy: “Cũng như đem cho người khác một bó đuốc, rồi có hàng trăm, hàng ngàn người dùng lửa của bó đuốc đó, người thì dùng để thắp sáng, người thì dùng để nấu ăn, mà lửa của bó đuốc vẫn như cũ, thì phúc đức của sự tùy hỷ cũng như vậy”.

Chúng ta thử nghĩ xem: Thấy người khác làm việc thiện, chúng ta chỉ tùy hỷ mà thôi, chỉ tỏ lòng hoan nghênh, hoan hỷ mà thôi, phúc đức của chúng ta cũng đã lớn rồi, huống hồ là chúng ta tự mình nói thiện, thân làm thiện, tâm suy nghĩ thiện... và cứ làm như vậy cả ngày khi có cơ hội, có nhân duyên thì làm. Có thể nói đó là phúc đẳng hà sa (phúc nhiều như cát sông vậy)!

Nếu những Phật tử chúng ta nắm được cơ chế vận hành của nghiệp như thế, rồi ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì chúng ta không còn phải lo gì nữa. Đời này và cả đời sau, hạnh phúc và an lạc đến với chúng ta như bóng không rời hình.

Để minh họa cơ chế vận hành của nghiệp, tôi toàn dùng những ví dụ nghiệp thiện. Nhưng nếu chúng ta sống phóng dật, chạy theo các dục và làm điều ác, thì nghiệp báo dị thục dành cho chúng ta đời này và đời sau, cũng là không thể lường. Tôi lấy lại ví dụ của ngài Thanh Mục ở sớ giải của ngài viết về phẩm Nghiệp trong luận Trung quán. Ngài dùng ví dụ một người bắn cung với dụng tâm giết một người. Khi tên vừa bắn ra, trúng hay không trúng, người đó đã phạm tội bắn tên, với dụng tâm giết người. Nếu anh ta bắn trúng đích, người trúng tên bị chết, thì người bắn lại phạm thêm một tội nữa là sát nhân, nếu xét về tác dụng mà luận tội. Không những thế, việc người bị bắn chết có thể kéo theo sau cả một dây chuyền hậu quả, làm tăng thêm tội cho người bắn. Như người vợ trở thành quả phụ, các con của bà ta trở thành cô nhi, không nơi nương tựa, không được giáo dục rồi cũng có thể ra đời, phạm lỗi lầm hay tội ác. Đó là cả một dây chuyền hậu quả mà người bắn không lường hết được, tội của người bắn không phải chỉ là tội sát sinh, mà cộng thêm bao tội khác nữa.

4. Vài lời kết luận

Có thể nói thuyết nghiệp của đạo Phật đề cao vai trò chủ đạo của ý thức (tức vai trò của tư), nhưng cũng không xem nhẹ vai trò của thân nghiệp, của khẩu nghiệp, xuất phát từ dụng tâm của ý thức. Đồng thời, qua sự phân tích sâu sắc của ngài Long Thọ về tác nghiệp và vô tác nghiệp, và nhất là dây chuyền của nghiệp thiện, nghiệp ác, chúng ta, các Phật tử hậu học, có khả năng một cách chủ động và có ý thức vận dụng cơ chế vận hành của nghiệp để sáng tạo ra cuộc đời chúng ta, hạnh phúc chúng ta, không những ở đời này mà cả ở đời sau nữa.

(1) Thi kinh tam bách thiên. Nhất ngôn dĩ quán chi, thị tư vô tà (Luận ngữ).

(2) Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà sẵn ngọc tìm đâu nữa

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền).

(3) Thân nghiệp và khẩu nghiệp, tác nghiệp và vô tác nghiệp: Như vậy trong bốn sự này, có thiện và bất thiện.

Tùy theo tác dụng mà có phúc đức

Cũng tùy theo có tác dụng mà có tội

Cùng với tư là bảy pháp

Có thể hiểu tướng của các nghiệp.

Thay vì dùng khái niệm tác nghiệp và vô tác nghiệp như luận Trung quán, ngài Thế Thân trong luận Câu xá dùng khái niệm biểu nghiệp và vô biểu nghiệp. Biểu nghiệp là nghiệp biểu hiện thành hành động nơi thân, hay là lời nói nơi miệng. Ý nghĩa cũng tương tự. Còn tác nghiệp là nghiệp biểu hiện thành có tạo tác, có hành động nơi thân hay nơi lời nói.
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Mong chờ

Gửi bàigửi bởi ongmat » Thứ 5 20/12/07 21:38

Có nhiều vị sư đang theo học tại bộ môn. Mông các vị sư ấy có bài vê chuyên đề này. Nếu được vậy thì hay quá!
RANDOM_AVATAR
ongmat
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 16/12/07 6:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách