VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi CANGHANA » Thứ 3 24/07/07 12:30

Anh chị nào có niềm say mê với Phật Giáo, đặc biệt là Phật Giáo từ góc nhìn văn hóa học thì post bài lên đây.
RANDOM_AVATAR
CANGHANA
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 24/07/07 9:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 3 24/07/07 21:43

Day la mot de tai thu vi, rat hay. Cam on ban da co nha y tao ra chu de moi. Very Happy.
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 3 24/07/07 22:29

Tưởng bạn là người post bài lên đầu tiên, ai ngờ bạn chỉ kêu mọi người thôi, Chán !
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi CANGHANA » Thứ 4 25/07/07 8:29

Cảm ơn VoVanThanh và Sinan đã ghé thăm. Hy vọng là các bạn sẽ có bài hay đưa lên đây.
RANDOM_AVATAR
CANGHANA
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 24/07/07 9:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 4 25/07/07 22:55

Vay tai sao ban ko la ngươi post bai len dau tiẻn
Da vay thi toi xin post 1 bai len dien dạn Du bai nay la copy tu trang web khạc Nhung bay lau nay, dien dan van hoa hoc ko co bai moi nen xin post len de lam phong phu dien dan vạy

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI



Trần Đình Hượu



Trong lịch sử Việt Nam Phật giáo có một ảnh hưởng lâu dài từ đầu Công nguyên cho đến ngày nay. Phật giáo đã để lại một phần không thể cắt bỏ trong tính dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam quen niệm Nam mô A Di Đà Phật. Trong văn học cũng như trong đời sống thường nhật, người ta hay nhắc nhở hình ảnh Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Chùa Việt Nam ngày nay có màu sắc Tĩnh độ đậm nét. Đó là kết quả của một quá trình lựa lọc của nhiều thế hệ nhà tu hành và có lẽ quan trọng hơn còn là sự lựa lọc của quần chúng. Từ đó Phật giáo đi vào cuộc sống, vào tâm thức Việt Nam.

Từ thời xa xưa Phật giáo đã được truyền bá vào xứ này. Và từ lâu ở đây đã có mặt cả ba tông phái: Thiền tông, Tĩnh độ tông và Mật tông. Sử sách, di tích chùa tháp và công trình nghệ thuật còn lưu lại dấu vết của cả ba tông phái. Thời hưng thịnh nhất gắn liền với sự truyền bá của Thiền tông, một tông phái mới hình thành ở Trung Quốc vào quãng thế kỷ VI-VII và không lâu sau khi ra đời ở Trung Quốc đã được Tỳ ni đa lưu chi, đệ tử của vị tổ thứ ba Thiền tông là Tăng Xán đưa vào Việt Nam (năm 580). Từ đó, theo lịch sử hầu như Phật giáo Việt Nam phát triển theo xu hướng chung đó.

Như thế là đã có những xu hướng nào đó trước khi Thiền tông vào và về sau Thiền tông nhường cho Tĩnh độ. Tĩnh độ tông là cái đọng lại sau một quá trình lựa lọc. Niệm Phật, tọa thiền, dùng mật ngữ đều là những phép tu hành thông dụng. Nhưng đến khi chuyển sang Tĩnh độ thì niệm Phật, và là Phật A Di Đà, mới có ý nghĩa trọng yếu để vãng sinh Cực lạc. Và điều đó mới vạch ra được cho nhiều người, kể cả những người dân thường không xuất gia, con đường không quá khó khăn để đến với Phật giáo.

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam sự phân cách các tông phái không rõ rệt. Trong cả lịch sử lâu dài với nhiều chùa chiền ở khắp nước, chắc cũng có nhiều cao tăng tâm đắc với những kinh điển khác nhau, thực hành cách tu luyện khác nhau. Giữa đệ tử các cao tăng đó, các tự viện do họ trụ trì chắc cũng hình thành những truyền thống sinh hoạt khác nhau. Nhưng một điều đáng chú ý là ta không thấy có xung khắc, đấu tranh giữa các tự viện, giữa các Phật phái.

Ba vị tổ mở đầu ba dòng Thiền ở Việt Nam đều là những đệ tử trực truyền của các tổ Thiền tông Trung Hoa. Tỳ ni đa lưu chi (thế kỷ VI) là đệ tử của Tăng Xán, Vô Ngôn Thông (thế kỷ IX) là đệ tử của Bách Trượng, Thảo Đường (thế kỷ XII) là đệ tử của Tuyết Đậu. Phật giáo do họ truyền bá hẳn là Thiền tông. Khi phái Trúc Lâm ra đời, các chùa hầu như cũng thống nhất vào đó. Trúc Lâm căn bản cũng thuộc Thiền tông nhưng ngay từ trong Khóa hư lục, có trước lúc phái Trúc Lâm ra đời, thì cũng đã thấy xu hướng dung hòa Thiền với Tĩnh độ.

Một điều cũng đáng lưu ý là từ thế kỷ XIV, sau tổ thứ ba là Huyền Quang tịch, phái Trúc Lâm không đặt tổ thứ tư. Và trong lịch sử về sau ta cũng không thấy nói đến những nhà tu có đạo pháp cao như Đại Điên, Không Lộ thời Lý mà cũng không thấy nói đến những nhà sư bàn về Thiền học như Trần Thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ thời Trần. Có lẽ bước chuyển sang Tĩnh độ đã xảy ra vào thời đó nhưng là một bước chuyển dần dà, êm ả, không có xung khắc gì nổi bật. Những yếu tố Thiền và Mật tông bớt dần.

Ở các nước Đông Nam Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã xảy ra một quá trình tương tự. Từ rất nhiều tông phái hiểu Phật, Pháp khác nhau, chủ trương tu hành khác nhau, qua tranh luận gay go, thậm chí dùng đến cả đấu tranh võ trang, phá chùa, tiêu diệt lẫn nhau, cuối cùng cũng đến một hình thức kết hợp chủ yếu giữa Thiền và Tĩnh độ. Ở Việt Nam, đánh dấu bước chuyển đó ta không thấy nhắc đến những bậc cao tăng như loại Nguyên Không, Thân Loan ở Nhật Bản. Phải chăng bước chuyển đó xảy ra tuần tự, lâu dài, có thể do tự thân mà cũng có thể chịu ảnh hưởng từ ngoài; có thể do sự lựa chọn cách tu hành của thiền sư mà cũng có thể do nhu cầu của thập phương đệ tử?

Phải chăng có thể hình dung sự quảng bá của Tĩnh độ tông là sự thích ứng của Phật giáo vùng Đông Á với thời đại với xã hội của một giai đoạn lịch sử? Có điều chắc chắn là bước chuyển đó làm cho Phật giáo có vai trò khác đi trong đời sống văn hóa, trong đời sống xã hội. Ai chuyên tâm niệm Phật, nghĩ điều thiện, làm việc thiện thì được vãng sinh cực lạc. Nước Phật không chỉ dành riêng cho người xuất gia, càng không phải dành riêng cho kẻ giàu sang. Không phải quần chúng đến với Phật mà Phật đến với quần chúng. Quần chúng hóa như vậy, Phật giáo có ảnh hưởng xã hội rộng rãi hơn nhiều. Kết quả của việc đó là người tu hành gắn với quần chúng nghèo khổ và nhà chùa gắn với làng xã.

Phật giáo từ một nước phương xa là Ấn Độ mà vào. Tiếp xúc đầu tiên có thể là những người dân thường nhưng ở các xã hội phương Đông lúc đó không chinh phục được những người cầm quyền, những người có uy tín xã hội thì nó không thể đi vào quần chúng. Nguyện vọng giải thoát thì là chung cho mọi người nhưng thiết tha với nó và tự tin có thể thực hiện thì cũng chỉ các tầng lớp thống trị đó... Phật giáo lúc đầu bắt rễ vào cung đình, vào đám vua quan, quý tộc chứ không phải vào quần chúng... Nhưng khi tầng lớp thứ nhân - dân thường - lớn lên thì ý thức phát triển theo yêu cầu của hai tầng lớp khác nhau: trí thức và nông dân.

Trí thức lúc đó là nhà nho. Họ học ộHcchữ Hán, trau dồi văn chương để thi đỗ làm quan. Tư tưởng Nho giáo và tư tưởng Lão Trang gần với họ hơn là tư tưởng Phật giáo. Và trong Phật giáo, Thiền gần với họ hơn là Tĩnh độ với Mật giáo. Còn nông dân trong cuộc sống lam lũ, bưng bít và lạc hậu vẫn giữ những tín ngưỡng xa xưa. Họ mơ ước được giải thoát, mong muốn thế giới Cực lạc nhưng vẫn chờ đợi ở thế lực, tín ở phép lạ, những pháp sư cao tay ấn quyết, những vị thần linh hơn là khả năng tìm đến chân lý của chính mình. Mật tông trong Phật giáo hay Đạo giáo phù thủy còn gần gũi với họ hơn Phật giáo Thiền tông. Có lẽ là vì đám quần chúng đó mà lúc đầu Mật tông kết hợp với tín ngưỡng bản địa đi vào quần chúng, chùa và đền không khác biệt, có khi gắn với nhau. Phật giáo có ảnh hưởng từ chính trị của triều đình đến sinh hoạt của nhân dân thôn xóm. Khi chính quyền đã thống nhất được đất nước, bộ máy quan liêu ra đời, Nho giáo thay cho Phật giáo chỉ đạo công việc chính trị và nhà nước, làm chủ địa hạt giáo dục và học thuật thì cũng hình thành một sự phân vùng giữa Tam giáo và một sự chuyển biến trong nội bộ từng hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Nho giáo được độc tôn trong chính trị, tổ chức xã hội và học thuật, tức là gắn với từng lớp thống trị thì Phật giáo và Đạo gia (tư tưởng Lão Trang và Đạo giáo) chuyển sang gắn với thứ nhân (dân thường). Phật giáo xa lìa giới quý tộc cầm quyền mà xuống với quần chúng. Mật tông có cùng một địa hạt với Đạo giáo và Thiền tông có cùng địa hạt với tư tưởng Lão Trang. Một bên đi vào quần chúng lao động và một bên đi vào trí thức. Trong tình hình đó Phật giáo đã chuyển từ Thiền sang Tĩnh độ, không những đưa vào quần chúng đông đảo một Phật giáo dễ hiểu, dễ thực hiện mà còn là một Phật giáo có ý nghĩa nhân bản cao hơn. Với xu hướng Tĩnh độ, Phật giáo không là xa vời ở cung cấm hay non cao mà ở ngay trong cuộc đời. Nhà chùa ở ngay trong xóm làng, nhà sư dạy học, chữa thuốc và làm người cố vấn cho dân làng. Từ lúc sinh đến lúc chết, khi vui cũng như khi buồn, nhà sư đều có mặt bên cạnh họ. Vai trò của họ không khác gì người giáo sĩ nông thôn của Gia tô giáo. Cũng là với sự thay đổi như vậy mà Phật giáo có một tác dụng xã hội khác trước, có một vai trò khác trước trong văn hóa dân tộc. Từ thế kỷ XIV-XV về sau ta không nghe nói đến những thiền sư như Khuông Việt, Vạn Hạnh với vai trò chính trị ảnh hưởng đến cả tiến trình đất nước. Ta cũng không gặp một thời kỳ mà Phật giáo chi phối tư tưởng và học thuật, văn học và nghệ thuật như thời Lý Trần. Nhưng ảnh hưởng có thể lại sâu hơn vì có quần chúng rộng hơn. Tư tưởng bác ái cứu nhân độ thế vị tha của A Di Đà, Quan Thế âm bồi dưỡng thêm vào lòng nhân ái thương người của tâm hồn Việt Nam.

Tâm thức Việt Nam vốn có xu hướng chọn cái thiết thực, đơn giản, thích sự hòa đồng, dung hợp, cho nên Phật giáo phát triển theo hướng Thiền kết hợp với Tĩnh độ cũng là sự thích ứng với đặc điểm trên của tâm thức dân tộc.

Đến thế kỷ XVIII-XIX thì Phật giáo Việt Nam chứng kiến một cảnh sa sút. Khi xã hội bước vào khủng hoảng đòi hỏi cải cách, nhất là đến giữa thế kỷ XIX trước nguy cơ dân tộc đòi hỏi chống chủ nghĩa đế quốc bảo vệ độc lập, Phật giáo - đúng hơn là cả Tam giáo của truyền thống - đã không đưa ra được một giải pháp cho tình hình mới, không làm an tâm được đông đảo quần chúng hoang mang, lo sợ, mất lòng tin. Tiếp theo đó khi nước đã mất, đời sống chuyển sang đô thị hóa, công nghiệp hóa theo văn minh phương Tây thì Phật giáo xa lạ với tầng lớp quần chúng mới của thời đại đó... Tuy cũng có những nét thay đổi, những cố gắng thay đổi, nhưng đang chỉ ở bề ngoài chứ chưa phải là thích nghi, hóa thân vào thời đại mới. Không phải trong đời sống hiện đại thì Phật giáo sẽ hết ý nghĩa, mất lý do tồn tại. Bước sang một thời đại khác cuộc sống và con người thay đổi rất căn bản, nhưng con người mới vẫn có những nhu cầu tinh thần, nhu cầu văn hóa mà Phật giáo rất thích hợp để đáp ứng. Đồng thời, Phật giáo cũng chỉ có thích ứng với những đòi hỏi của thời đại như vậy mới phát triển được.

Đời sống văn minh hiện đại là một đời sống công nghiệp, đô thị, sôi động, theo đuổi khoa học kỹ thuật. Nó đòi hỏi con người khôn ngoan trí tuệ, linh hoạt, biết tính toán cạnh tranh, hoạt động tất bật. Cuộc sống như vậy thúc ép con người lao vào hoạt động căng thẳng, dễ sao nhãng một mặt rất nhân bản khác là đời sống tâm linh. Với hoạt động tất bật căng thẳng con người cần những giờ phút tĩnh tâm để thư giãn. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật là liều thuốc an thần làm cho tâm tĩnh, làm tươi nhuận đời sống tâm hồn là một phương cách dưỡng sinh cho con người hiện đại.

Con người dẫu ở thời đại nào cũng mong ước hòa bình yên vui, mong ước một xã hội trong đó cái thiện ngự trị. Bước đi sôi động, gấp gáp của thời hiện đại bên cạnh việc tạo ra một nền văn minh cao (kể cả văn minh tinh thần) đã không ngớt dẫn dân loại đến bờ vực của những hiểm họa của áp bức, bóc lột và chiến tranh, nhất là mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân, chiến tranh từ vũ trụ ngày nay. Phật giáo với tư tưởng hòa bình và khuyến thiện, cứu trợ người khác sẽ góp phần thức tỉnh lương tri con người làm cho xã hội sống trong hòa bình và nhân ái, ngăn ngừa cái ác có tính hiện đại. Phật giáo rất dễ thích nghi với một thế giới mở rộng và tạo ra sự cân bằng giữa tâm hồn và thể xác, giữa văn minh tinh thần và văn minh vật chất ngày nay.

Một mối lo lớn cho nhân loại ngày nay là môi trường sinh thái đang bị con người đông đúc và nền văn minh công nghiệp phá vỡ. Núi rừng bị đào, đốn, nước sông nước biển bị ô nhiễm. Cây cối bị chặt trụi, chim muông bị săn bắt đến tuyệt diệt. Trong làng xóm, đô thành ít có những đảo xanh che gió che nắng làm mát con mắt... Trong cuộc sống trước kia không những Phật giáo lên án sát sinh, khuyên bảo lối sống chay tịnh mà nhà chùa còn là những cảnh đẹp trong thôn xóm. Chùa thường chọn đặt ở những nơi có phong cảnh đẹp lại được quan tâm xây dựng thành một thứ công viên có ao hồ, có vườn cây. Chùa không chỉ là nơi cho khách thập phương đến ngoạn cảnh mà còn là chỗ cho chim chóc đến làm tổ, muông thú đến trú ngụ không bị ai đến săn bắt.

Nếu có thể xây dựng lại được các chùa chiền với các khuôn viên rộng rãi thành những thứ đảo xanh công viên cho làng xóm làm nơi cho người già đến nghỉ ngơi trò chuyện và tập dưỡng sinh, trẻ con đến dạo chơi cắm trại, người ốm đau đến thăm bệnh xin thuốc... thì nhà chùa sẽ trở lại có vai trò một trung tâm văn hóa của xóm làng.

Thích ứng với thời đại cũng là đáp ứng với những nhu cầu của con người thời đại mới, Phật giáo, nhà chùa và tăng ni sẽ chứng minh được vai trò của mình trong đời sống xã hội, trong văn hóa. Tất nhiên để làm những việc vừa nêu ra, và nhiều việc khác, còn cần phải nghiên cứu, bàn bạc nhiều, còn cần phải tạo ra được nhiều điều kiện, giải quyết nhiều vấn đề. Vào thời đại mới, Phật giáo ngày nay có lẽ cũng phải có những sáng tạo lớn, như khi nó xây dựng Thiền tông để có thể giành được con đường vào tâm thức phương Đông, như khi nó đề xướng pháp môn niệm Phật để đi vào quần chúng, làm hưng thịnh Tĩnh độ tông.

Phật A Di Đà đã từng phát đại nguyện lưu lại cõi trần thế để tận độ chúng sinh. A Di Đà và Quan Thế Âm đã là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng cứu nhân độ thế, thương con người và vị tha. Con người vốn có tâm hướng thiện, tôn trọng người làm điều thiện, được khích lệ vì tấm gương làm điều thiện. Và Phật giáo tồn tại vì điều kiện đó của con người.

T.Đ.H
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 5 26/07/07 22:56

Bàn về tình dục là một vấn đề rất lý thú. Chúng ta đã được xem nhiều bài viết về văn hoá tình dục trên sách, báo, internet của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau có cái nhìn về vấn đề tình dục cũng khác biệt nhau.
Chúng tôi mạo muội đưa lên đây bài viết của cố học giả Minh Chi, một cây đại thụ Phật học trong làng nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ông dẫn chứng rằng đối với vấn đề tình dục, đạo Phật rất là cởi mở, nhìn thẳng vào vấn đề mà không né tránh hay dùng uyển khúc từ (euphemism) như ông đã nói trong bài. Bài này đã được ông viết và phát biểu khá lâu trước đó tại trường Đại học KHXH&NV và có lẽ một số bạn chưa được nghe hay đọc. Chúng tôi nghĩ rằng bài viết này rất hay, bổ ích, giúp cho chúng ta có cái nhìn về đạo Phật, một tôn giáo rất nhân bản đã nhìn vấn đề tình dục như thế nào!
Đây là toàn văn mà ông đã phát biểu, chúng tôi có đươc. Chúng tôi xin post lên đây cho nhiều người tham khảo. Very Happy

congtudatinh.

ĐẠO PHẬT ĐẶT VẤN ĐỀ
QUAN HỆ TÌNH DỤC NHƯ THẾ NÀO?
MINH CHI

Tôi rất vui vẻ được nói chuyện với các bạn trẻ về một đề tài mà lớp người già chúng tôi thường gọi là Tabou, là kiêng kị, nếu bất chợt nghe, thì bịt tai, bất chợt thấy thì nhắm mắt. Tuy rằng trên thực tế, tất cả chúng ta ở đây, kể cả tôi đang nói chuyện với tất cả các bạn, thầy Văn là người tổ chức cuộc hội thảo lý thú này, đều từ ở mối quan hệ ấy mà ra. Không phải chỉ riêng trong phòng này, mà cả nước này, cả loài người trên trái đất này, từ các vị tổng thống, chủ tịch nước, vua chúa, thủ tướng, cho đến người dân bình thường khắp năm châu cũng từ ở mối quan hệ đó mà ra cả. Tôi càng vui vẻ vì được nói vấn đề này cùng với thầy Văn mà tôi quen biết vốn là người có đầu óc phóng khoáng, cởi mở, và với các bạn sinh viên trẻ, mà tuổi tác, nhu cầu học hành, sự tiếp cận hàng ngày với cuộc sống cũng đòi hỏi có một đầu óc phóng khoáng và cởi mở.
Các bạn thân mến! Cuộc sống luôn đổi mới, và đặt ra những vấn đề mới. Nhiều giải pháp hôm qua chấp nhận được, nhưng hôm nay trở thành bất khả thi, hôm qua là hợp lý, nhưng hôm nay trở thành bất hợp lý, thậm chí ngớ ngẩn và buồn cười. Muốn giải quyết vấn đề cho tốt, kể cả vấn đề tình dục, thì điều kiện thứ nhất là phải thấy vấn đề theo đúng thực chất của nó, không bôi đen, cũng không tô hồng. Tôi muốn nói, đó là:
1.Quan hệ tình dục–một chuyện tự nhiên và bình thường.
Quan hệ tình dục là quan hệ phổ biến trong cõi sống mà sách Phật gọi chung là Dục giới, tức là cõi sống, trong đó chúng sinh còn có lòng dục. Dục vọng tất nhiên có nhiều loại, nhưng loại dục vọng căn bản nhất là tình dục, cũng gọi là sắc dục. Vì sao gọi là sắc dục? Đấy là do những người khác giới tính, cảm nhận sắc đẹp của nhau mà gần gũi nhau, thương yêu nhau rồi có quan hệ tình dục với nhau.
Mở đầu tập I Kinh Tăng Chi, có một bài gọi là “Nữ sắc”, trong kinh ghi lời Phật: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. Rồi Phật nói tiếp: “Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. “Ta không thấy một hương,…một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương, vị, xúc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông…”
Ở đấy, dịch giả là Hòa Thượng Thích Minh Châu có dịch tóm tắt. Hương là mùi hương. Đàn ông thích mùi hương của đàn bà. Vị là vị nếm. Xúc là tiếp xúc, sờ mó, mơn trớn. Có lẻ đoạn này, dịch giả vì thấy khó dịch nên lược qua đi chăng? Nói chung, kinh sách Phật trong các vấn đề tình dục, tình yêu hay dùng lối văn tả thực, nhưng sang đến Trung quốc, Việt nam, thì các dịch giả, có lẽ vì chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, cho nên cứ phải dịch lệch đi, hay lược bỏ đi. Sang đến Nhật Bản, có lẽ người Nhật có đầu óc phóng khoáng hơn, cho nên đã dịch lại nguyên văn không bỏ sót.
Trong quan hệ tình dục và sắc dục, vì đàn bà có thua gì đàn ông cho nên Phật nói tiếp:
“Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.”
Rồi Phật lại nói tiếp, về tiếng, hương, vị, xúc… của ngưới đàn ông cũng xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, được người đàn bà ưa thích và thèm muốn. Nhưng một lần nữa, ở đoạn này dịch giả lại dịch lược đi. Đề nghị xem Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) tập I, chương I, phẩm Nữ sắc tr.9 và 10. Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Đoạn kinh trên đây cho chúng ta thấy những gì?
Đoạn kinh trên đây cho thấy, đức Phật nhận định quan hệ tình cảm, quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ là chuyện tự nhiên và bình thường. Như chúng ta thấy, nam và nữ hấp dẫn nhau, bị thu hút vào với nhau không những bằng sắc đẹp, mà còn bằng âm thanh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc qua hôn hít mơn trớn v. v…từ những quan hệ như vậy, dẫn đến quan hệ giao hợp, cũng gọi là quan hệ tính giao, hay tình dục là chuyện bình thường và rất tự nhiên.
2. Quan hệ tình dục trong xã hội Ấn-độ cổ đại–cuốn Kamasutra–kinh của tình yêu.
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đạo đức xã hội và cuộc sống tình dục cũng khá buông thả. Điều này thấy rõ trong văn chương Ấn độ từ thời xa xưa, những đoạn văn gợi ý, về quan hệ tình dục có rất nhiều. Có nhiều đoạn đặc tả, theo tôi so sánh, cũng không thua kém gì văn chương kích dục của phương Tây hiện nay.
Trong những áng văn chương đề cao quan hệ tình dục còn lưu lại hiện nay, nổi tiếng nhất là cuốn Kamasutra, có thể dịch là kinh của tình dục. Từ Kama tuy chỉ cho dục vọng nói chung, nhưng cũng giống như từ desire hay passion ở tiếng Anh, từ Kama chủ yếu chỉ cho tình dục nam và nữ. Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Anh. Theo chỗ tôi biết, thì ở thành phố ta, tại thư viện Hội đồng Khoa Học XH của thành ủy (đường Louis Pasteur) có một cuốn. Bạn nào biết tiếng Anh cũng nên mượn đọc cho vui. Ở Anh và Mỹ, có các bản dịch xuất bản năm 1962 ở Nữu-ước và bản dịch xuất bản năm 1962 ở Luân-đôn. Có một bản dịch có chú thích của học giả ấn Upadhyana năm 1961. Tác giả là nhà minh triết Vatsyayana và được soạn vào khoảng đầu công nguyên, hay có thể vào thời kỳ triều đại Gupta (thế kỷ IV CN). Các bạn nên nhớ là Vatsyayana được suy tôn là nhà minh triết, mà tiếng Pháp gọi là le sage, tiếng Anh là The Wise. Nghĩa là một người xếp vào hàng Thánh Ấn độ, và tất nhiên chúng ta không nên vội xem ông như một nhà văn kích dục tầm thường. Mặc dù nội dung cuốn sách nói nhiều về những chi tiết giao hợp nam nữ, những thủ thuật làm cho cuộc giao hợp thêm mặn nồng và kéo dài, nhưng mục đích của tác giả rõ ràng là rất nhân bản. Ông muốn cho cuộc giao hợp nam nữ thật sự là một niềm vui, với khoái cảm được chia xẻ đều cho phái nam cũng như cho phái nữ, chứ đâu có phải một cơ hội bật đèn xanh cho sự hoành thành của thú tính phái nam, một sự hoành hành ngang ngược không có đếm xỉa gì tới phản ứng của phái nữ. Phải chăng một biểu hiện của sự hoành hành vô lý đó là sau giao hợp thì người đàn ông bị mệt đừ và ngủ say như chết, còn người đàn bà thì thao thức không ngủ được, vì lòng khao khát tình yêu và khoái cảm không được thoả mãn.
Dạy cho cả nam nữ biết thế nào là quan hệ tình dục chân chính, thế nào là tôn trọng người phụ nữ trong quan hệ tình dục, làm thế nào để cả hai người, nữ cũng như nam đạt tới mức độ cao nhất của khoái cảm trong quan hệ tình dục, đó hẳn là mục đích của nhà minh triết Vatsyayana, khi viết cuốn “Kamasutra”.
Chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây của cuốn Kamasutra, chúng ta sẽ thấy tác giả khuyên người chồng nên tiếp cận người vợ, trong những ngày đầu tân hôn như thế nào.
“Trong ba ngày đầu sau lễ cưới, người chồng và người vợ nên ngủ trên sàn và tránh giao hợp… Trong bảy ngày tiếp theo, chồng và vợ cùng nghe và thưởng thức âm nhạc, tự trang điểm cho xinh đẹp, cùng ăn với nhau và đi tìm chào cha mẹ, cũng như họ hàng và những người khách đã từng tham gia lễ cưới của họ… Rồi đến đêm ngày thứ 10, người chồng sẽ nói chuyện dịu dàng với người vợ, làm cho người vợ tin mình”. Như vậy, Vatsyayana khuyên người đàn ông nên kiềm chế mình không có giao hợp cho đến khi chinh phục được tình cảm người vợ, lấy được lòng tin của người vợ, bởi vì người đàn bà thường có bản tính dịu dàng, cũng muốn được chinh phục một cách dịu dàng. Nếu người đàn bà phải quy phục lối ứng xử thô bạo của người đàn ông mà họ chưa quen biết lắm, người đàn bà có thể sinh ra ghét sự giao hợp, thậm chí ghét cả giới đàn ông…hay là người vợ có thể ghét riêng người chồng, và đi tìm một người đàn ông khác (chuyển dịch từ cuốn “The Wonder of India-tr 180. Xem Kamasutra tập 3 trg 2) Cuốn Kamasutra mô tả tới 16 kiểu hôn hít, mơn trớn và giao hợp. Phải chăng như vậy là đủ để làm cho cuộc sống ở khuê phòng đỡ tẻ nhạt? Nhất là trong bối cảnh xã hội cổ đại, thông thường công việc hôn nhân là do gia đình, họ hàng xếp đặt, và trong sự xếp đặt ấy, tình yêu giữa hai người nam và nữ không phải là yếu tố quyết định mà là những mối quan hệ gia đình, họ hàng, môn đăng hộ đối, những quan hệ mua bán, quyền lực và tiền bạc.
Tôi cho rằng, cuốn Kamasutra của Vatsyayana đã giúp rất nhiều trong công việc xây dựng gia dình với tình yêu chân thật và đằm thắm, nảy nở thật sự giữ người chồng và người vợ mới quen biết lần đầu tiên trong dịp lễ cưới. Tôi cũng tin rằng, cuốn Kamasutra cũng có thể được hoan nghênh ở nước Trung Hoa Khổng Giáo cổ đại và Phong kiến. Hoan nghênh bởi những cặp vợ chồng trẻ còn ngớ ngẫn trong tình yêu và tình dục. Tuy rằng, cuốn sách có thể bị các cụ ông và cụ bà phản đối.
3. Tình dục ở Trung Hoa cổ đại và phong kiến. Lý do sâu xa của tục bó chân của đàn bà quí tộc.
Nếu chúng ta đọc các truyện Tàu, kể cả các truyện gọi là kiếm hiệp chúng ta thấy người Trung Hoa, kể cả nam và nữ, đều không phải là môn đệ thật sự của Khổng Tử trong vấn đề tình dục, các bạn đọc những quyển như Hồng Lâu Mộng hay Liêu Trai Chí Dị sẽ thấy lời khuyên “nam nữ thọ thọ bất thân” của Khổng Tử không có mấy ai nghe theo, trong xã hội Trung Hoa qua các thời kỳ lịch sử. Cứ xem cái tục bó chân của người đàn bà thuộc giới thượng lưu Trung Quốc. Mục đích của tục bó chân người đàn bà Trung Quốc là khiến cho người đàn bà đi đứng rất khó khăn, khiến cho người đàn bà hoàn toàn phụ thuộc người chồng, trong mọi vấn đề, kể cả vấn đề quan hệ tình dục. Hơn nữa, chân người đàn bà bé nhỏ đâu có đẹp. Tháo băng ra, thì trông giống như chân què, sưng húp. Thực ra có một mục đích khác trong tục bó chân này. Kinh nghiệm cho thấy, hai bàn chân càng nhỏ, thì các bộ phận bắp vế, háng, và nhất là mông và bộ phận sinh dục đều nở nang, khiến cho người đàn bà dù chưa đến tuổi thành niên, cũng vẫn có quan hệ tình dục được và tạo nhiều khoái cảm ở người đàn ông. Có thể nói, tục bó chân của người đàn bà Tàu ngày xưa là một sự sáng tạo của giới đàn ông, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (vốn không bao giờ thỏa mãn được) của giới đàn ông mà thôi. Nó cũng tồi tệ như thói bạo dâm của con người hiện đại, ở cả phương Đông và Tây. Đạo Phật và cả Đức Phật từng dạy rằng dục vọng của con người đặc biệt là tình dục là không thể thỏa mãn được. Do đó mà sinh ra những quan hệ tình dục trái thường (bạo dâm, khổ dâm...).
Trong Kinh Tăng Chi Phật có nói: “Người đàn bà có hai việc làm không biết chán là giao hợp và sinh con”. Tôi nghĩ rằng phần đầu của câu nầy đúng cả với đàn ông, bởi vì người đàn ông không sinh con được. Và ngay cả sinh con, người phụ nữ hiện đại cũng sợ rồi. Còn đối với sự ham muốn tình dục, thì hai bên không thua gì nhau, tuy rằng người đàn bà bao giờ cũng kín đáo hơn. Nói chung, về nhu cầu tình dục, đối với nam hay nữ nếu xem đó là cứu cánh thì đều không thể thỏa mãn được. Do đó, ngày xưa người Trung Hoa bày ra tục bó chân người đàn bà, còn ngày nay người ta còn sáng tạo ra bao nhiêu chuyện quái đản và trái thường như bạo dâm, quan hệ tình dục với những người cùng giới tính... Người đàn ông trói tay, chân người đàn bà lại, và đánh roi họ, khiến cho họ đau đớn rồi mới bắt đầu quan hệ tình dục. Và lạ lùng thay có những người đàn bà lại chấp nhận chuyện đó, vì thật ra quan hệ tình dục bình thường cũng không làm cho họ được thỏa mãn. Nếu người đàn ông thấy tăng thêm khoái cảm khi quan hệ tình dục với người đàn bà đã bị mình làm cho đau đớn trong thể xác, thì người đàn bà cũng vậy, cũng thấy tăng thêm khoái cảm, khi có quan hệ tình dục với người đàn ông đã làm cho mình đau đớn.
Thực ra, tệ bạo dâm đâu phải là con đẻ của xã hội hiện đại. Từ Pháp tương đương là Sadisme, gốc ở từ Sadè là tên một hầu tước người Pháp ở thế kỷ XVIII, phát minh ra thói xấu đánh đập người đàn bà trước khi có quan hệ tình dục với họ. Ông ta vào tù vì bị tố cáo, và trở thành bất tử với cái từ sadisme, đúng theo câu “không lưu được danh thơm muôn thuở, thì cũng lưu được tiếng xấu muôn đời”.
Đạo Phật nhìn tất cả mọi biểu hiện trái thường đó của quan hệ tình dục với con mắt lạnh lùng, bình thản và xếp tất cả các biểu hiện đó vào cái gọi là “cầu bất đắc khổ” nghĩa là cầu không được mà khổ.
Sống trong cõi gọi là Dục giới, tức là cõi sống có lòng dục, mà có lòng ham muốn tình dục là chuyện rất bình thường. Điều phải tránh là đừng có tà dâm, nghĩa là đừng có quan hệ tình dục không chính đáng. Đạo Phật không có khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các tín đồ phải tránh mọi quan hệ tình dục, vì đó là điều rất khó, thậm chí không thể làm được. Còn thế nào là quan hệ tình dục không chính đáng, đấy lại là một vấn đề tùy phong tục tập quán của từng nước. Nói chung, là người Phật tử không được có quan hệ tình dục với vợ hay chồng của người khác, với người phụ nữ vị thành niên, trong sách Phật thường có câu: “Học trò không được đến giường của vợ thầy giáo”.
Qua các tài liệu tôi đọc được ở các nước Đông Nam Á, nơi ngự trị của ảnh hưởng Phật giáo, không có xen lẫn ảnh hưởng của Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo như ở Ấn Độ, lại không ảnh hưởng của đạo đức Khổng giáo như ở Trung Quốc, Việt Nam, thì nói chung người phụ nữ có quyền không thua kém gì nam giới, hoàn toàn không bị câu thúc bởi lễ giáo phong kiến. Đạo Phật là bình đẳng, không có phân biệt kỳ thị nam và nữ. Và phong tục của các nước Đông Nam Á theo Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng của tinh thần bình đẳng ấy. Người phụ nữ được hoàn toàn tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc lễ giáo khắt khe như là các quy tắc Khổng giáo, theo kiểu như người phụ nữ ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, và chồng chết thì theo con. Ở Miến Điện chẳng hạn, ngay ở nông thôn người thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, có thể tiếp khách nam giới một cách tự do. Cô ta chỉ cần đặt cây đèn trên thành cửa sổ của phòng cô ta, cài hoa trên đầu và ngồi chờ trên chiếu. Thế là thanh niên trong làng có thể mặc bộ quần áo đẹp nhất và lần lượt đến thăm cô ta. Tình cảm chân thật nảy sinh từ những cuộc tiếp xúc đó, tiếp theo là những cuộc hôn nhân hình thành trên cơ sở đồng cảm giữa nam và nữ, không có sự can thiệp của cha mẹ hay là giới tôn giáo. (Xem bài của Talbeys Wheeler-chuyển dẫn từ cuốn “The Essence Of Buddhism”–Laksmi Narasu. Trg 128).
Đạo Phật tán thành một quan điểm về hôn nhân dựa trên sự hiểu biết và đồng cảm giữa nam và nữ. Bất cứ một quan điểm hôn nhân nào khác, đúng như Stuart Mill viết trong cuốn “Subjection of woman”(1) chỉ là tàn dư của chế độ dã man nguyên thủy mà thôi. Tệ tảo hôn là của Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Còn ở các nước Phật giáo Đông Nam Á, tuổi kết hôn của phụ nữ là 16. Ở tuổi 16, người phụ nữ được xem như đã phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, và sẵn sàng để trở thành một người đàn bà. Vì không hiểu phong tục, cho nên người ngoại quốc gọi đó là tảo hôn, nhưng thực ra là không phải. Đối với đạo Phật, nền tảng hôn nhân đã là tình yêu, thì khi tình yêu vì một lý do nào đó, đã không còn nữa, thì gia đình xác lập trên tình yêu và hôn nhân cũng mất lý do tồn tại. Ly dị sẽ là chuyện tất yếu và đương nhiên. Ở xứ Miến Điện Phật giáo, những lý do dẫn tới ly dị thật là dễ dàng: say rượu, nghiện thuốc phiện, miệng hay nói, tật tiêu xài phung phí... đều là những lý do vững chắc để người vợ đòi ly dị. Vì ly dị dễ dàng như vậy, cho nên cả vợ và chồng đều phải thận trọng chu đáo trong quan hệ với nhau.
Tục cấm người đàn bà góa không được tái giá là một tục lạc hậu của Bà-la-môn giáo ở Ấn Độ, và cũng ở nước Trung Hoa Khổng giáo. Nó trái với nguyên tắc bình đẳng của đạo Phật. Bà la môn giáo ở Ấn độ, có tục người đàn bà góa phải phải nằm dưới sàn, không được trang điểm, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa, trong thức ăn không có muối, thịt, mật, rượu. Và tất nhiên, không có phấn son và bôi xức dầu thơm. Thời Trung cổ, người đàn bà góa có thể bị cạo đầu. Có người không hiểu cho rằng đó là do ảnh hưởng của đạo Phật. Thật ra thì không phải. Đó là ảnh hưởng của một lễ giáo khắt khe và đượm mầu mê tín, muốn giữ người đàn bà góa ở gia đình chồng suốt đời đến khi chết, với hy vọng là người vợ chung thủy sẽ gặp người chồng ở thế giới bên kia. Đạo Phật không bao giờ có chủ trương như vậy. Tăng, Ni Phật giáo cạo đầu là để siêu thoát thế tục và khiêm nhường. Còn ở Ấn độ, người đàn bà phải cạo đầu là một thứ hình phạt. Hay ít nhất cũng biểu hiện mộ thứ lễ giáo khắt khe đến vô lý, bắt người đàn bà góa suốt đời phải chung thủy với một người chồng đã chết nhưng vẫn tiếp tục ghen tuông ở thế giới bên kia.
Đạo Phật là Đạo bình đẳng và diệt khổ, không thể nào hoan nghênh, lại càng không thểå chủ trương một lối ứng xử không nhân bản như vậy đối với người đàn bà góa. Đạo Phật đã cho phép sự ly dị dễ dàng, như đoạn trên đã trình bày, thì đạo Phật cũng chủ trương cho phép người đàn bà góa tái giá, nếu họ muốn và có điều kiện. Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho Phật giáo về tục người đàn bà góa phải chết theo chồng, phải tự thiêu trên giàn hỏa theo người chồng. Đây là một tục có tính đẳng cấp, bởi vì ở Ấn độ cổ đại và Trung cổ chỉ có những người đàn bà giá thuộc hai đẳng cấp cao là đẳng cấp Bà la môn và đẳng cấp vua chúa, tướng lĩnh mới có tục lệ dã man đó. Lịch sử Việt Nam đời Trần cho biết công chúa Huyền Trân suýt nữa đã lên dàn hỏa thiêu theo chồng là vua Chiêm Chế Mân, và vua Trần Anh Tông đã phải phái tướng Trần Khắc Chung–vốn là người tình cũ của công chúa–đi Chiêm Thành, lập mẹo đón công chúa về Việt Nam. Nhưng Chiêm Thành thời ấy là một nước theo Bà la môn giáo, hay ít nhất là cũng chịu ảnh hưởng của phong tục và đạo đức của Bà la môn giáo. Hay đó có thể là tàn dư của lễ giáo phong kiến, xen lẫn vào một nước Phật giáo. Sử chép là dưới đời Trần, Phật giáo có vị thế như là quốc giáo, nhưng khi vua Trần Nhân Tông xuất gia trên núi Yên Tử tu hành, thì có một số cung nữ đã tự nguyện trẫm mình xuống một cái suối ở Yên Tử. Vua cho lập đền thờ ở trên bờ suối, suối này mang tên suối Giải oan.
Tôi đã lội qua suối Giải oan nhiều lần và lấy làm lạ, ở một dòng suối cạn như vậy, làm sao người ta lại có thể trẫm mình được? Có thể thời vua Trần Nhân Tông, con suối rộng và sâu hơn hiện nay chăng? Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tục người vợ chết theo chồng không phải là một tục lệ Phật giáo.
Đó là một tục lệ của tầng lớp thượng lưu ở nhiều xã hội phong kiến, ở Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật và cả Việt Nam nữa. Nó có tính đẳng cấp và tôn giáo. Nhưng chắc chắn đó không phải là đạo Phật, vì đạo Phật vốn coi sự sống như là một cái gì thiêng liêng. Nhà du lịch Tây Ban Nha thế kỷ 15 Nicole de Conti kể rằng có ba ngàn thê thiếp của các vua dòng họ Vijya nagara, đã tự nguyện lên giàn hỏa chết theo các vị vua đó. Trong biên niên sử của Ấn Độ và Nhật Bản, cả quan lại đại thần, người hầu cũng tự nguyện chết như vậy theo vua.
4. Phật giáo và vấn đề mãi dâm:
Ở một đoạn trước, tôi có nói thái độ của đức Phật đối với mọi chúng sanh, đối với mọi người là bình đẳng. Bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội khác nhau, bình đẳng giữa nam và nữ. Vì vậy mà đức Phật chấp nhận tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, nam hay nữ, đều có thể xuất gia, làm Tăng hay Ni, có những người là con vua, con các vị đại thần, là người Bà-la-môn giầu sang quyền quý, nhưng cũng có người là người quét đường, người gánh phân, thợ cạo đầu, tướng cướp như Angulimala, dâm nữ như Ambapali. Những người này sau khi xuất gia, qua một thời gian tu học chăm chỉ, đều được giác ngộ và giải thoát, và xếp vào hàng thánh, là bậc A-la-hán. Ở đây tôi muốn kể chuyện về Ambapali, một dâm nữ nổi danh tài sắc, và giàu có ở thành phố Vesali, nơi Phật Thích Ca dừng chân, trên đường Phật đến Kusinagara để nhập Niết bàn.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (xem kinh Trường bộ tập I.Trg 577) người dịch, Hòa Thượng Thích Minh Châu, từ nguyên bản Pali, gọi Ambapali là dâm nữ Ambapali.
Trong cuốn “The Wonder of India” của giáo sư Basham (trang 185) nói về Ambapali, đã viết như sau: “Ambapali rất giàu có, hết sức thông minh và nổi tiếng ở khắp đất nước Ấn Độ văn minh. Cô là một của báu quý trọng của thành phố và giao tiếp bình đẳng với các hoàng tử quý tộc. Khi Phật dừng chân lại Vesali, Phật cùng với tăng chúng đã nhận lời mời của Ambapali và từ chối lời mời của các vị thuộc dòng họ Licchavi cai trị thành phố” (trang 185 sách đã dẫn). Kinh Trường bộ kể lại câu chuyện trao đổi giữa Ambapali và các vị thuộc dòng họ quý tộc Licchavi, theo bản dịch của Thích Minh Châu:
“Này quý công tử Licchavi, tôi vừa mới mời Thế Tôn cùng chúng Tỷ kheo ngày mai đến dùng cơm.
Này Ambapali, các công tử nói: Hãy nhường cho chúng tôi mời bữa cơm ấy, đổi lấy một trăm ngàn đồng vàng.
Dầu cho quí công tử cho tôi cả thành Vesali cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này” (Kinh Trường bộ trang 578).
Sách sử cho biết, sau khi đức Phật cùng với chúng Tỷ kheo dự tiệc tại nhà Ambapali, sau đó rời khỏi thành phố Vesali, thì Ambapali cũng xuất gia làm Ni, và không bao lâu chứng quả Thánh A La Hán. Trong tập Trưởng lão Ni kệ, chép các bài kệ ngộ đạo của các Ni đã chứng quả A La Hán có bài kệ của Ambapali, mô tả lại sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của mình, khi nàng còn là một kỹ nữ tài hoa. Sắc đẹp mấy rồi cũng tàn Ambapali viết như vậy. Tương tự như câu thơ của một thi sĩ Pháp (có thể là Malherbe) mô tả một phụ nữ quí tộc người Pháp chết sớm:
“Hoa hồng, nàng sống như hoa hồng,
Chỉ trong một buổi sáng mà thôi!”
(Et rose, elle a vécu ce qu’ont vécu les roses, l’espace d’un matin)
(Malherbe)
Đoạn văn kinh trên đây cho thấy:
Phật có thái độ thật sự bình đẳng, đã nhận lời mời dùng cơm của một người mà bản dịch của Hoà Thượng Minh Châu gọi là dâm nữ, nhưng lại từ chối lời mời của hàng quí tộc lãnh đạo nước cộng hòa Vajji mà Vesali là thủ phủ.
Mời được Phật và chúng Tỷ kheo đến dự tiệc chỉ trong vòng một ngày không phải đơn giản, bởi vì các Tăng sỹ theo Phật thường xuyên có đến số ngàn. Các Kinh Đại thừa thường ghi con số 1250 người. Như vậy, Ambapali tuy là dâm nữ nhưng giàu có thật, và chắc phải có đông người hầu hạ mới có thể chuẩn bị trong vòng một ngày một bữa tiệc lớn như vậy.
Nước Vajji (sách Hán thường dịch là Bạt kỳ) là một nước Cộng hòa, do một dòng họ quí tộc, dòng họ Licchavi (Hán dịch âm là Lệ xa) cai trị. Nước cộng hòa đó chắc là có truyền thống dân chủ khá mạnh cho nên Ambapali có vẻ không sợ gì lãnh đạo, không chịu nhường lời mời cơm cho dòng họ quý tộc Licchavi. Ambapali chắc là thuộc loại dâm nữ thượng lưu, loại nếu sống bây giờ hẳn phải đi xe Toyota đời mới. Nhưng có điều đáng chú ý, là theo cuốn sách của Basham “The Wonder Of India” cho biết, Ambapali tuy là dâm nữ nhưng giao tiếp ngang hàng với các hoàng tử, các quý tộc. Hình như giới dâm nữ ở Ấn độ cũng có quy chế xã hội khá cao, không khác gì giới dâm nữ thượng lưu ở Hy Lạp cổ điển và cổ đại vậy, mà sách sử còn ghi lại các tên như: Aspasias hay Phrynes. Aspasias tuy là kỹ nữ, nhưng lại là bạn thân của Periclès, là người lãnh đạo Athènes vào thế kỷ V trước CN. Chủ tịch nổi danh của xứ Athènes giàu mạnh và văn hóa cao, làm bạn với một dâm nữ, mà tình bạn được lưu lại trong sử sách một chuyện mà ở Việt Nam hay Trung Quốc kể cả ngày nay cũng giấu kỹ.
Ở đây tôi chỉ muốn nói vấn đề thái độ đối với con người, Con Người viết bằng chữ hoa. Nói thật lòng, tôi rất khâm phục thái độ của Phật Thích Ca đã nhận lời mời dùng cơm của dâm nữ Ambapali, thay vì nhận lời mời cơm của vua chúa, và hàng quý tộc. Tôi cũng khâm phục Périclès đã kết bạn với Aspasias. Bất cứ người thuộc nghề nghiệp nào, miễn là được luật pháp cho phép, thì đều xứng đáng được tôn trọng, vì trình độ nghề nghiệp và nhân cách, nhân phẩm xứng đáng của người đó.
Tác giả Basham có cho một danh mục những môn học mà giới dâm nữ của Ấn Độ cổ đại phải học: âm nhạc, khiêu vũ, hát xướng, làm thơ, soạn kịch, làm vòng hoa, chế ra các loại dầu thơm và son phấn, nấu ăn, may và thêu quần áo, múa kiếm và gậy, bắn cung, thể thao, v.v... (xem “The Wonder Of India” trang 185. Chương mãi dâm). Tôi thật không rõ làm sao gái mãi dâm thời kỳ đó phải học nhiều nghề và nhiều môn học như vậy? Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Nghề dâm nữ hay kỹ nữ cũng vậy nếu tinh thông, thì như trong cuốn “Kamasutra” viết: “ Người kỹ nữ duyên dáng, xinh đẹp, hấp dẫn, tinh thông mọi nghề nghiệp (64 bộ môn học, theo cuốn Kamasutra) thì có quyền dành cho mình chỗ ngồi danh dự giữa những người đàn ông. Cô ta sẽ được nhà vua trọng đãi, được giới học giả khâm phục và được mọi người cầu thân với nàng và đối đãi với nàng với thái độ trọng vọng…”
Tất nhiên, Việt Nam ngày nay khác với Ấn Độ và Hy Lạp ngày xưa. Đây là thái độ đối với con người. Tôi thầm mong là ngoài việc bắt giữ, cho đi học tập cải tạo, gọi họ là gái điếm, gái mại dâm, chúng ta còn có thể làm điều gì tốt hơn cho họ. Nếu Nhà nước và luật pháp không bảo vệ mà ruồng bỏ họ, thì các tú bà và bọn lưu manh (nhà văn Vũ Cao gọi chúng là bọn bảo kê) sẽ bảo vệ họ đồng thời bóc lột họ thậm tệ. Những người phụ nữ đó đâu phải chỉ bán dâm. Những cái trời phú cho họ như sắc đẹp, duyên dáng, giọng nói hấp dẫn như rót mật vào tai, sự tế nhị, tất cả chứ. Nếu nói bán, thì phải nói bán tất cả những thứ đó nữa mới phải, chứ đâu chỉ có bán dâm? Tại sao giới đàn ông chúng ta có thể coi thường họ được?
Nếu nói mua bán thì trong xã hội này và hiện nay, có lắm thứ đem ra mua bán, và được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt nữa, thí dụ các cuộc thi hoa hậu, các cuộc trình diễn thời trang, có bán vé vào cửa, có những phần thưởng hậu hĩ, thực chất là gì? Phải chăng một bên thì phô diễn sắc đẹp và nhận phong bì, và một bên là trả tiền để được ngắm, thưởng thức sắc đẹp?
Các bạn đừng bị sốc vì tôi dùng ngôn ngữ của thị trường. Trong lĩnh vực khoa học, khi cần nhìn sự vật và hiện tượng đúng như chúng tồn tại, thì theo tôi dùng uyển khúc từ (euphemismes) chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Chết thì không nói chết mà nói qua thế giới bên kia, hay là yên giấc ngàn thu, giao hợp thì nói chung gối, mây mưa … Tôi thích Đạo Phật ở chỗ khi nghiên cứu hay đề cập một vấn đề gì, thì họ đi thẳng vào vấn đề, họ không nói quanh. Tôi nhớ trong bộ “Thành Thật Luận”, có ghi câu chuyện học trò Phật chất vấn Phật: “Bạch Thế Tôn! Khi ngủ với vợ người, mình vui, vợ người cũng vui, phải chăng đó là thiện?”.
Tất nhiên đặt vấn đề như học trò Phật là sai bởi vì mình vui, nhưng vợ mình khổ, vợ người vui nhưng chồng họ khổ...
Nói chung lại, tôi thấy cần dùng từ ngữ cho đúng hay tương đối đúng, đừng dùng những từ làm chúng ta nhận thức sự vật một cách sai lầm. Từ “quan hệ tình dục” có thể chấp nhận bởi lẽ nó ít nhất cũng gợi ý cho thấy giao hợp là một quá trình, trong đó yếu tố tình cảm là chất men rất quan trọng và có tính thường trực. Tình rồi mới dục. Từ “làm tình” cũng rất hay, nó cho thấy giao hợp chủ yếu là vấn đề tình cảm. Không có tình cảm thì giao hợp chỉ là một hành động thú tính rất tầm thường, không cần phải là con người mà loài vật nào cũng làm được. Trái lại tôi không thích những từ như mãi dâm, bán dâm, mua dâm, bởi vì trên thực tế, những từ ấy xuyên tạc sự thật, đánh mất nội dung tình cảm của quan hệ tình dục, chỉ nhấn mạnh cái nút ngắn ngủi, là cao điểm của một quá trình.
Cho phép tôi, để kết thúc, gói ghém bài này trong kết luận sau:
Đạo Phật xem cõi người là một bộ phận của một cõi sống lớn gọi là Dục giới, tức là cõi sống trong đó các loài hữu hình còn có lòng dục, chủ yếu là tình dục. Ở trên cõi Dục giới, còn có hai cõi sống không có lòng dục, là Sắc giới và Vô sắc giới. Sắc giới là cõi tuy không còn lòng dục, không còn phân biệt nam nữ, nhưng vẫn còn có sắc thân đẹp đẽ với thọ mạng rất lâu dài. Vô sắc giới là cõi sống cao hơn hết, ở đó chỉ có cuộc sống tinh thần thuần túy, không còn có sắc thân nữa. Còn các bậc thánh trong đạo Phật, từ A La Hán trở lên, đều siêu việt lên cả 3 cõi Dục giới, Sắc giới và Vô tác giới.
Cõi người và cõi súc vật chỉ là hai cõi trong Dục giới. Trong Dục giới còn những cõi sống khác cũng có lòng dục, hoặc cao cấp hơn, hoặc thấp hơn cõi người, nhưng mắt người bình thường không thấy được. Như vậy kết luận: là sống trong Dục giới quan hệ tình dục là chuyện tự nhiên, bình thường.
Vì người là động vật có lý trí, có đạo đức cho nên quan hệ tình dục của con người phải được điều chỉnh bởi lý trí và đạo đức. Trong 5 giới điều mà Phật tử tại gia phải chấp hành, có điều thứ ba là không tà dâm, tức là không được có quan hệ tình dục với những người không phải là vợ hay chồng mình, không được quan hệ tình dục với những người vị thành niên … Đây là vấn đề tùy phong tục nữa. Nguyên tắc chung của đạo Phật có thể như thế này: Đạo Phật vì là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ cho nên phản đối những quan hệ tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc.
Tuy nhiên, đạo Phật cũng khẳng định, niềm vui của quan hệ tình dục tuy là tự nhiên và bình thường, nhưng cũng như mọi niềm vui thế tục khác, nó là tạm thời, hạn chế và sẽ không bao giờ thỏa mãn được, nếu con người thiếu trí tuệ, lấy đó làm cứu cánh. Vì vậy mà đạo Phật khuyến khích con người tìm đến những niềm vui cao cấp hơn, lâu bền hơn như niềm vui sống đạo đức, niềm vui của những tâm hồn rộng mở, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, niềm vui của lương tâm không bao giờ bị cắn rứt, ân hận, những niềm vui sáng tạo và thưởng thức văn chương nghệ thuật và cuối cùng là niềm vui siêu thoát của những người cầu đạo giác ngộ và giải thoát, tiến tới Niết Bàn là niềm vui vĩnh hằng, niềm vui cao nhất./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tăng Chi Bộ Kinh. Tập I Chương 1. Phẩm Nữ sắc trg 9 và 10 (Bản dịch Th. Minh Châu)
2. Kamasutra (Kinh về tình dục) Vatsyayana. Bản dịch của Upadhyana
3. The Wonder Of India A.L.Basham
4. The Essentials Of Buddism–Laksmi Narasu
5. The Subjection Of Woman-Stuart Mill
6. Trường bộ Tập I. Kinh Đại Bát Niết Bàn. Bản dịch Th. Minh Châu.
7. Trưởng lão Ni kệ (Therigatha). Bản dịch Th. Minh Châu.
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 5 26/07/07 23:01

congtudatinh đã viết:Bàn về tình dục là một vấn đề rất lý thú. Chúng ta đã được xem nhiều bài viết về văn hoá tình dục trên sách, báo, internet của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau có cái nhìn về vấn đề tình dục cũng khác biệt nhau.
Chúng tôi mạo muội đưa lên đây bài viết của cố học giả Minh Chi, một cây đại thụ Phật học trong làng nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ông dẫn chứng rằng đối với vấn đề tình dục, đạo Phật rất là cởi mở, nhìn thẳng vào vấn đề mà không né tránh hay dùng uyển khúc từ (euphemism) như ông đã nói trong bài. Bài này đã được ông viết và phát biểu khá lâu trước đó tại trường Đại học KHXH&NV và có lẽ một số bạn chưa được nghe hay đọc. Chúng tôi nghĩ rằng bài viết này rất hay, bổ ích, giúp cho chúng ta có cái nhìn về đạo Phật, một tôn giáo rất nhân bản đã nhìn vấn đề tình dục như thế nào!
Đây là toàn văn mà ông đã phát biểu, chúng tôi có đươc. Chúng tôi xin post lên đây cho nhiều người tham khảo. Very Happy

congtudatinh.

ĐẠO PHẬT ĐẶT VẤN ĐỀ
QUAN HỆ TÌNH DỤC NHƯ THẾ NÀO?
MINH CHI

Tôi rất vui vẻ được nói chuyện với các bạn trẻ về một đề tài mà lớp người già chúng tôi thường gọi là Tabou, là kiêng kị, nếu bất chợt nghe, thì bịt tai, bất chợt thấy thì nhắm mắt. Tuy rằng trên thực tế, tất cả chúng ta ở đây, kể cả tôi đang nói chuyện với tất cả các bạn, thầy Văn là người tổ chức cuộc hội thảo lý thú này, đều từ ở mối quan hệ ấy mà ra. Không phải chỉ riêng trong phòng này, mà cả nước này, cả loài người trên trái đất này, từ các vị tổng thống, chủ tịch nước, vua chúa, thủ tướng, cho đến người dân bình thường khắp năm châu cũng từ ở mối quan hệ đó mà ra cả. Tôi càng vui vẻ vì được nói vấn đề này cùng với thầy Văn mà tôi quen biết vốn là người có đầu óc phóng khoáng, cởi mở, và với các bạn sinh viên trẻ, mà tuổi tác, nhu cầu học hành, sự tiếp cận hàng ngày với cuộc sống cũng đòi hỏi có một đầu óc phóng khoáng và cởi mở.
Các bạn thân mến! Cuộc sống luôn đổi mới, và đặt ra những vấn đề mới. Nhiều giải pháp hôm qua chấp nhận được, nhưng hôm nay trở thành bất khả thi, hôm qua là hợp lý, nhưng hôm nay trở thành bất hợp lý, thậm chí ngớ ngẩn và buồn cười. Muốn giải quyết vấn đề cho tốt, kể cả vấn đề tình dục, thì điều kiện thứ nhất là phải thấy vấn đề theo đúng thực chất của nó, không bôi đen, cũng không tô hồng. Tôi muốn nói, đó là:
1.Quan hệ tình dục–một chuyện tự nhiên và bình thường.
Quan hệ tình dục là quan hệ phổ biến trong cõi sống mà sách Phật gọi chung là Dục giới, tức là cõi sống, trong đó chúng sinh còn có lòng dục. Dục vọng tất nhiên có nhiều loại, nhưng loại dục vọng căn bản nhất là tình dục, cũng gọi là sắc dục. Vì sao gọi là sắc dục? Đấy là do những người khác giới tính, cảm nhận sắc đẹp của nhau mà gần gũi nhau, thương yêu nhau rồi có quan hệ tình dục với nhau.
Mở đầu tập I Kinh Tăng Chi, có một bài gọi là “Nữ sắc”, trong kinh ghi lời Phật: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. Rồi Phật nói tiếp: “Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. “Ta không thấy một hương,…một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương, vị, xúc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông…”
Ở đấy, dịch giả là Hòa Thượng Thích Minh Châu có dịch tóm tắt. Hương là mùi hương. Đàn ông thích mùi hương của đàn bà. Vị là vị nếm. Xúc là tiếp xúc, sờ mó, mơn trớn. Có lẻ đoạn này, dịch giả vì thấy khó dịch nên lược qua đi chăng? Nói chung, kinh sách Phật trong các vấn đề tình dục, tình yêu hay dùng lối văn tả thực, nhưng sang đến Trung quốc, Việt nam, thì các dịch giả, có lẽ vì chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, cho nên cứ phải dịch lệch đi, hay lược bỏ đi. Sang đến Nhật Bản, có lẽ người Nhật có đầu óc phóng khoáng hơn, cho nên đã dịch lại nguyên văn không bỏ sót.
Trong quan hệ tình dục và sắc dục, vì đàn bà có thua gì đàn ông cho nên Phật nói tiếp:
“Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.”
Rồi Phật lại nói tiếp, về tiếng, hương, vị, xúc… của ngưới đàn ông cũng xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, được người đàn bà ưa thích và thèm muốn. Nhưng một lần nữa, ở đoạn này dịch giả lại dịch lược đi. Đề nghị xem Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) tập I, chương I, phẩm Nữ sắc tr.9 và 10. Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
Đoạn kinh trên đây cho chúng ta thấy những gì?
Đoạn kinh trên đây cho thấy, đức Phật nhận định quan hệ tình cảm, quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ là chuyện tự nhiên và bình thường. Như chúng ta thấy, nam và nữ hấp dẫn nhau, bị thu hút vào với nhau không những bằng sắc đẹp, mà còn bằng âm thanh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc qua hôn hít mơn trớn v. v…từ những quan hệ như vậy, dẫn đến quan hệ giao hợp, cũng gọi là quan hệ tính giao, hay tình dục là chuyện bình thường và rất tự nhiên.
2. Quan hệ tình dục trong xã hội Ấn-độ cổ đại–cuốn Kamasutra–kinh của tình yêu.
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đạo đức xã hội và cuộc sống tình dục cũng khá buông thả. Điều này thấy rõ trong văn chương Ấn độ từ thời xa xưa, những đoạn văn gợi ý, về quan hệ tình dục có rất nhiều. Có nhiều đoạn đặc tả, theo tôi so sánh, cũng không thua kém gì văn chương kích dục của phương Tây hiện nay.
Trong những áng văn chương đề cao quan hệ tình dục còn lưu lại hiện nay, nổi tiếng nhất là cuốn Kamasutra, có thể dịch là kinh của tình dục. Từ Kama tuy chỉ cho dục vọng nói chung, nhưng cũng giống như từ desire hay passion ở tiếng Anh, từ Kama chủ yếu chỉ cho tình dục nam và nữ. Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Anh. Theo chỗ tôi biết, thì ở thành phố ta, tại thư viện Hội đồng Khoa Học XH của thành ủy (đường Louis Pasteur) có một cuốn. Bạn nào biết tiếng Anh cũng nên mượn đọc cho vui. Ở Anh và Mỹ, có các bản dịch xuất bản năm 1962 ở Nữu-ước và bản dịch xuất bản năm 1962 ở Luân-đôn. Có một bản dịch có chú thích của học giả ấn Upadhyana năm 1961. Tác giả là nhà minh triết Vatsyayana và được soạn vào khoảng đầu công nguyên, hay có thể vào thời kỳ triều đại Gupta (thế kỷ IV CN). Các bạn nên nhớ là Vatsyayana được suy tôn là nhà minh triết, mà tiếng Pháp gọi là le sage, tiếng Anh là The Wise. Nghĩa là một người xếp vào hàng Thánh Ấn độ, và tất nhiên chúng ta không nên vội xem ông như một nhà văn kích dục tầm thường. Mặc dù nội dung cuốn sách nói nhiều về những chi tiết giao hợp nam nữ, những thủ thuật làm cho cuộc giao hợp thêm mặn nồng và kéo dài, nhưng mục đích của tác giả rõ ràng là rất nhân bản. Ông muốn cho cuộc giao hợp nam nữ thật sự là một niềm vui, với khoái cảm được chia xẻ đều cho phái nam cũng như cho phái nữ, chứ đâu có phải một cơ hội bật đèn xanh cho sự hoành thành của thú tính phái nam, một sự hoành hành ngang ngược không có đếm xỉa gì tới phản ứng của phái nữ. Phải chăng một biểu hiện của sự hoành hành vô lý đó là sau giao hợp thì người đàn ông bị mệt đừ và ngủ say như chết, còn người đàn bà thì thao thức không ngủ được, vì lòng khao khát tình yêu và khoái cảm không được thoả mãn.
Dạy cho cả nam nữ biết thế nào là quan hệ tình dục chân chính, thế nào là tôn trọng người phụ nữ trong quan hệ tình dục, làm thế nào để cả hai người, nữ cũng như nam đạt tới mức độ cao nhất của khoái cảm trong quan hệ tình dục, đó hẳn là mục đích của nhà minh triết Vatsyayana, khi viết cuốn “Kamasutra”.
Chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây của cuốn Kamasutra, chúng ta sẽ thấy tác giả khuyên người chồng nên tiếp cận người vợ, trong những ngày đầu tân hôn như thế nào.
“Trong ba ngày đầu sau lễ cưới, người chồng và người vợ nên ngủ trên sàn và tránh giao hợp… Trong bảy ngày tiếp theo, chồng và vợ cùng nghe và thưởng thức âm nhạc, tự trang điểm cho xinh đẹp, cùng ăn với nhau và đi tìm chào cha mẹ, cũng như họ hàng và những người khách đã từng tham gia lễ cưới của họ… Rồi đến đêm ngày thứ 10, người chồng sẽ nói chuyện dịu dàng với người vợ, làm cho người vợ tin mình”. Như vậy, Vatsyayana khuyên người đàn ông nên kiềm chế mình không có giao hợp cho đến khi chinh phục được tình cảm người vợ, lấy được lòng tin của người vợ, bởi vì người đàn bà thường có bản tính dịu dàng, cũng muốn được chinh phục một cách dịu dàng. Nếu người đàn bà phải quy phục lối ứng xử thô bạo của người đàn ông mà họ chưa quen biết lắm, người đàn bà có thể sinh ra ghét sự giao hợp, thậm chí ghét cả giới đàn ông…hay là người vợ có thể ghét riêng người chồng, và đi tìm một người đàn ông khác (chuyển dịch từ cuốn “The Wonder of India-tr 180. Xem Kamasutra tập 3 trg 2) Cuốn Kamasutra mô tả tới 16 kiểu hôn hít, mơn trớn và giao hợp. Phải chăng như vậy là đủ để làm cho cuộc sống ở khuê phòng đỡ tẻ nhạt? Nhất là trong bối cảnh xã hội cổ đại, thông thường công việc hôn nhân là do gia đình, họ hàng xếp đặt, và trong sự xếp đặt ấy, tình yêu giữa hai người nam và nữ không phải là yếu tố quyết định mà là những mối quan hệ gia đình, họ hàng, môn đăng hộ đối, những quan hệ mua bán, quyền lực và tiền bạc.
Tôi cho rằng, cuốn Kamasutra của Vatsyayana đã giúp rất nhiều trong công việc xây dựng gia dình với tình yêu chân thật và đằm thắm, nảy nở thật sự giữ người chồng và người vợ mới quen biết lần đầu tiên trong dịp lễ cưới. Tôi cũng tin rằng, cuốn Kamasutra cũng có thể được hoan nghênh ở nước Trung Hoa Khổng Giáo cổ đại và Phong kiến. Hoan nghênh bởi những cặp vợ chồng trẻ còn ngớ ngẫn trong tình yêu và tình dục. Tuy rằng, cuốn sách có thể bị các cụ ông và cụ bà phản đối.
3. Tình dục ở Trung Hoa cổ đại và phong kiến. Lý do sâu xa của tục bó chân của đàn bà quí tộc.
Nếu chúng ta đọc các truyện Tàu, kể cả các truyện gọi là kiếm hiệp chúng ta thấy người Trung Hoa, kể cả nam và nữ, đều không phải là môn đệ thật sự của Khổng Tử trong vấn đề tình dục, các bạn đọc những quyển như Hồng Lâu Mộng hay Liêu Trai Chí Dị sẽ thấy lời khuyên “nam nữ thọ thọ bất thân” của Khổng Tử không có mấy ai nghe theo, trong xã hội Trung Hoa qua các thời kỳ lịch sử. Cứ xem cái tục bó chân của người đàn bà thuộc giới thượng lưu Trung Quốc. Mục đích của tục bó chân người đàn bà Trung Quốc là khiến cho người đàn bà đi đứng rất khó khăn, khiến cho người đàn bà hoàn toàn phụ thuộc người chồng, trong mọi vấn đề, kể cả vấn đề quan hệ tình dục. Hơn nữa, chân người đàn bà bé nhỏ đâu có đẹp. Tháo băng ra, thì trông giống như chân què, sưng húp. Thực ra có một mục đích khác trong tục bó chân này. Kinh nghiệm cho thấy, hai bàn chân càng nhỏ, thì các bộ phận bắp vế, háng, và nhất là mông và bộ phận sinh dục đều nở nang, khiến cho người đàn bà dù chưa đến tuổi thành niên, cũng vẫn có quan hệ tình dục được và tạo nhiều khoái cảm ở người đàn ông. Có thể nói, tục bó chân của người đàn bà Tàu ngày xưa là một sự sáng tạo của giới đàn ông, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (vốn không bao giờ thỏa mãn được) của giới đàn ông mà thôi. Nó cũng tồi tệ như thói bạo dâm của con người hiện đại, ở cả phương Đông và Tây. Đạo Phật và cả Đức Phật từng dạy rằng dục vọng của con người đặc biệt là tình dục là không thể thỏa mãn được. Do đó mà sinh ra những quan hệ tình dục trái thường (bạo dâm, khổ dâm...).
Trong Kinh Tăng Chi Phật có nói: “Người đàn bà có hai việc làm không biết chán là giao hợp và sinh con”. Tôi nghĩ rằng phần đầu của câu nầy đúng cả với đàn ông, bởi vì người đàn ông không sinh con được. Và ngay cả sinh con, người phụ nữ hiện đại cũng sợ rồi. Còn đối với sự ham muốn tình dục, thì hai bên không thua gì nhau, tuy rằng người đàn bà bao giờ cũng kín đáo hơn. Nói chung, về nhu cầu tình dục, đối với nam hay nữ nếu xem đó là cứu cánh thì đều không thể thỏa mãn được. Do đó, ngày xưa người Trung Hoa bày ra tục bó chân người đàn bà, còn ngày nay người ta còn sáng tạo ra bao nhiêu chuyện quái đản và trái thường như bạo dâm, quan hệ tình dục với những người cùng giới tính... Người đàn ông trói tay, chân người đàn bà lại, và đánh roi họ, khiến cho họ đau đớn rồi mới bắt đầu quan hệ tình dục. Và lạ lùng thay có những người đàn bà lại chấp nhận chuyện đó, vì thật ra quan hệ tình dục bình thường cũng không làm cho họ được thỏa mãn. Nếu người đàn ông thấy tăng thêm khoái cảm khi quan hệ tình dục với người đàn bà đã bị mình làm cho đau đớn trong thể xác, thì người đàn bà cũng vậy, cũng thấy tăng thêm khoái cảm, khi có quan hệ tình dục với người đàn ông đã làm cho mình đau đớn.
Thực ra, tệ bạo dâm đâu phải là con đẻ của xã hội hiện đại. Từ Pháp tương đương là Sadisme, gốc ở từ Sadè là tên một hầu tước người Pháp ở thế kỷ XVIII, phát minh ra thói xấu đánh đập người đàn bà trước khi có quan hệ tình dục với họ. Ông ta vào tù vì bị tố cáo, và trở thành bất tử với cái từ sadisme, đúng theo câu “không lưu được danh thơm muôn thuở, thì cũng lưu được tiếng xấu muôn đời”.
Đạo Phật nhìn tất cả mọi biểu hiện trái thường đó của quan hệ tình dục với con mắt lạnh lùng, bình thản và xếp tất cả các biểu hiện đó vào cái gọi là “cầu bất đắc khổ” nghĩa là cầu không được mà khổ.
Sống trong cõi gọi là Dục giới, tức là cõi sống có lòng dục, mà có lòng ham muốn tình dục là chuyện rất bình thường. Điều phải tránh là đừng có tà dâm, nghĩa là đừng có quan hệ tình dục không chính đáng. Đạo Phật không có khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các tín đồ phải tránh mọi quan hệ tình dục, vì đó là điều rất khó, thậm chí không thể làm được. Còn thế nào là quan hệ tình dục không chính đáng, đấy lại là một vấn đề tùy phong tục tập quán của từng nước. Nói chung, là người Phật tử không được có quan hệ tình dục với vợ hay chồng của người khác, với người phụ nữ vị thành niên, trong sách Phật thường có câu: “Học trò không được đến giường của vợ thầy giáo”.
Qua các tài liệu tôi đọc được ở các nước Đông Nam Á, nơi ngự trị của ảnh hưởng Phật giáo, không có xen lẫn ảnh hưởng của Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo như ở Ấn Độ, lại không ảnh hưởng của đạo đức Khổng giáo như ở Trung Quốc, Việt Nam, thì nói chung người phụ nữ có quyền không thua kém gì nam giới, hoàn toàn không bị câu thúc bởi lễ giáo phong kiến. Đạo Phật là bình đẳng, không có phân biệt kỳ thị nam và nữ. Và phong tục của các nước Đông Nam Á theo Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng của tinh thần bình đẳng ấy. Người phụ nữ được hoàn toàn tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc lễ giáo khắt khe như là các quy tắc Khổng giáo, theo kiểu như người phụ nữ ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, và chồng chết thì theo con. Ở Miến Điện chẳng hạn, ngay ở nông thôn người thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, có thể tiếp khách nam giới một cách tự do. Cô ta chỉ cần đặt cây đèn trên thành cửa sổ của phòng cô ta, cài hoa trên đầu và ngồi chờ trên chiếu. Thế là thanh niên trong làng có thể mặc bộ quần áo đẹp nhất và lần lượt đến thăm cô ta. Tình cảm chân thật nảy sinh từ những cuộc tiếp xúc đó, tiếp theo là những cuộc hôn nhân hình thành trên cơ sở đồng cảm giữa nam và nữ, không có sự can thiệp của cha mẹ hay là giới tôn giáo. (Xem bài của Talbeys Wheeler-chuyển dẫn từ cuốn “The Essence Of Buddhism”–Laksmi Narasu. Trg 128).
Đạo Phật tán thành một quan điểm về hôn nhân dựa trên sự hiểu biết và đồng cảm giữa nam và nữ. Bất cứ một quan điểm hôn nhân nào khác, đúng như Stuart Mill viết trong cuốn “Subjection of woman” [Người Đàn Bà Bị Lệ Thuộc] chỉ là tàn dư của chế độ dã man nguyên thủy mà thôi. Tệ tảo hôn là của Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Còn ở các nước Phật giáo Đông Nam Á, tuổi kết hôn của phụ nữ là 16. Ở tuổi 16, người phụ nữ được xem như đã phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, và sẵn sàng để trở thành một người đàn bà. Vì không hiểu phong tục, cho nên người ngoại quốc gọi đó là tảo hôn, nhưng thực ra là không phải. Đối với đạo Phật, nền tảng hôn nhân đã là tình yêu, thì khi tình yêu vì một lý do nào đó, đã không còn nữa, thì gia đình xác lập trên tình yêu và hôn nhân cũng mất lý do tồn tại. Ly dị sẽ là chuyện tất yếu và đương nhiên. Ở xứ Miến Điện Phật giáo, những lý do dẫn tới ly dị thật là dễ dàng: say rượu, nghiện thuốc phiện, miệng hay nói, tật tiêu xài phung phí... đều là những lý do vững chắc để người vợ đòi ly dị. Vì ly dị dễ dàng như vậy, cho nên cả vợ và chồng đều phải thận trọng chu đáo trong quan hệ với nhau.
Tục cấm người đàn bà góa không được tái giá là một tục lạc hậu của Bà-la-môn giáo ở Ấn Độ, và cũng ở nước Trung Hoa Khổng giáo. Nó trái với nguyên tắc bình đẳng của đạo Phật. Bà la môn giáo ở Ấn độ, có tục người đàn bà góa phải phải nằm dưới sàn, không được trang điểm, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa, trong thức ăn không có muối, thịt, mật, rượu. Và tất nhiên, không có phấn son và bôi xức dầu thơm. Thời Trung cổ, người đàn bà góa có thể bị cạo đầu. Có người không hiểu cho rằng đó là do ảnh hưởng của đạo Phật. Thật ra thì không phải. Đó là ảnh hưởng của một lễ giáo khắt khe và đượm mầu mê tín, muốn giữ người đàn bà góa ở gia đình chồng suốt đời đến khi chết, với hy vọng là người vợ chung thủy sẽ gặp người chồng ở thế giới bên kia. Đạo Phật không bao giờ có chủ trương như vậy. Tăng, Ni Phật giáo cạo đầu là để siêu thoát thế tục và khiêm nhường. Còn ở Ấn độ, người đàn bà phải cạo đầu là một thứ hình phạt. Hay ít nhất cũng biểu hiện mộ thứ lễ giáo khắt khe đến vô lý, bắt người đàn bà góa suốt đời phải chung thủy với một người chồng đã chết nhưng vẫn tiếp tục ghen tuông ở thế giới bên kia.
Đạo Phật là Đạo bình đẳng và diệt khổ, không thể nào hoan nghênh, lại càng không thểå chủ trương một lối ứng xử không nhân bản như vậy đối với người đàn bà góa. Đạo Phật đã cho phép sự ly dị dễ dàng, như đoạn trên đã trình bày, thì đạo Phật cũng chủ trương cho phép người đàn bà góa tái giá, nếu họ muốn và có điều kiện. Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho Phật giáo về tục người đàn bà góa phải chết theo chồng, phải tự thiêu trên giàn hỏa theo người chồng. Đây là một tục có tính đẳng cấp, bởi vì ở Ấn độ cổ đại và Trung cổ chỉ có những người đàn bà giá thuộc hai đẳng cấp cao là đẳng cấp Bà la môn và đẳng cấp vua chúa, tướng lĩnh mới có tục lệ dã man đó. Lịch sử Việt Nam đời Trần cho biết công chúa Huyền Trân suýt nữa đã lên dàn hỏa thiêu theo chồng là vua Chiêm Chế Mân, và vua Trần Anh Tông đã phải phái tướng Trần Khắc Chung–vốn là người tình cũ của công chúa–đi Chiêm Thành, lập mẹo đón công chúa về Việt Nam. Nhưng Chiêm Thành thời ấy là một nước theo Bà la môn giáo, hay ít nhất là cũng chịu ảnh hưởng của phong tục và đạo đức của Bà la môn giáo. Hay đó có thể là tàn dư của lễ giáo phong kiến, xen lẫn vào một nước Phật giáo. Sử chép là dưới đời Trần, Phật giáo có vị thế như là quốc giáo, nhưng khi vua Trần Nhân Tông xuất gia trên núi Yên Tử tu hành, thì có một số cung nữ đã tự nguyện trẫm mình xuống một cái suối ở Yên Tử. Vua cho lập đền thờ ở trên bờ suối, suối này mang tên suối Giải oan.
Tôi đã lội qua suối Giải oan nhiều lần và lấy làm lạ, ở một dòng suối cạn như vậy, làm sao người ta lại có thể trẫm mình được? Có thể thời vua Trần Nhân Tông, con suối rộng và sâu hơn hiện nay chăng? Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tục người vợ chết theo chồng không phải là một tục lệ Phật giáo.
Đó là một tục lệ của tầng lớp thượng lưu ở nhiều xã hội phong kiến, ở Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật và cả Việt Nam nữa. Nó có tính đẳng cấp và tôn giáo. Nhưng chắc chắn đó không phải là đạo Phật, vì đạo Phật vốn coi sự sống như là một cái gì thiêng liêng. Nhà du lịch Tây Ban Nha thế kỷ 15 Nicole de Conti kể rằng có ba ngàn thê thiếp của các vua dòng họ Vijya nagara, đã tự nguyện lên giàn hỏa chết theo các vị vua đó. Trong biên niên sử của Ấn Độ và Nhật Bản, cả quan lại đại thần, người hầu cũng tự nguyện chết như vậy theo vua.
4. Phật giáo và vấn đề mãi dâm:
Ở một đoạn trước, tôi có nói thái độ của đức Phật đối với mọi chúng sanh, đối với mọi người là bình đẳng. Bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội khác nhau, bình đẳng giữa nam và nữ. Vì vậy mà đức Phật chấp nhận tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, nam hay nữ, đều có thể xuất gia, làm Tăng hay Ni, có những người là con vua, con các vị đại thần, là người Bà-la-môn giầu sang quyền quý, nhưng cũng có người là người quét đường, người gánh phân, thợ cạo đầu, tướng cướp như Angulimala, dâm nữ như Ambapali. Những người này sau khi xuất gia, qua một thời gian tu học chăm chỉ, đều được giác ngộ và giải thoát, và xếp vào hàng thánh, là bậc A-la-hán. Ở đây tôi muốn kể chuyện về Ambapali, một dâm nữ nổi danh tài sắc, và giàu có ở thành phố Vesali, nơi Phật Thích Ca dừng chân, trên đường Phật đến Kusinagara để nhập Niết bàn.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (xem kinh Trường bộ tập I.Trg 577) người dịch, Hòa Thượng Thích Minh Châu, từ nguyên bản Pali, gọi Ambapali là dâm nữ Ambapali.
Trong cuốn “The Wonder of India” của giáo sư Basham (trang 185) nói về Ambapali, đã viết như sau: “Ambapali rất giàu có, hết sức thông minh và nổi tiếng ở khắp đất nước Ấn Độ văn minh. Cô là một của báu quý trọng của thành phố và giao tiếp bình đẳng với các hoàng tử quý tộc. Khi Phật dừng chân lại Vesali, Phật cùng với tăng chúng đã nhận lời mời của Ambapali và từ chối lời mời của các vị thuộc dòng họ Licchavi cai trị thành phố” (trang 185 sách đã dẫn). Kinh Trường bộ kể lại câu chuyện trao đổi giữa Ambapali và các vị thuộc dòng họ quý tộc Licchavi, theo bản dịch của Thích Minh Châu:
“Này quý công tử Licchavi, tôi vừa mới mời Thế Tôn cùng chúng Tỷ kheo ngày mai đến dùng cơm.
Này Ambapali, các công tử nói: Hãy nhường cho chúng tôi mời bữa cơm ấy, đổi lấy một trăm ngàn đồng vàng.
Dầu cho quí công tử cho tôi cả thành Vesali cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này” (Kinh Trường bộ trang 578).
Sách sử cho biết, sau khi đức Phật cùng với chúng Tỷ kheo dự tiệc tại nhà Ambapali, sau đó rời khỏi thành phố Vesali, thì Ambapali cũng xuất gia làm Ni, và không bao lâu chứng quả Thánh A La Hán. Trong tập Trưởng lão Ni kệ, chép các bài kệ ngộ đạo của các Ni đã chứng quả A La Hán có bài kệ của Ambapali, mô tả lại sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của mình, khi nàng còn là một kỹ nữ tài hoa. Sắc đẹp mấy rồi cũng tàn Ambapali viết như vậy. Tương tự như câu thơ của một thi sĩ Pháp (có thể là Malherbe) mô tả một phụ nữ quí tộc người Pháp chết sớm:
“Hoa hồng, nàng sống như hoa hồng,
Chỉ trong một buổi sáng mà thôi!”
(Et rose, elle a vécu ce qu’ont vécu les roses, l’espace d’un matin)
(Malherbe)
Đoạn văn kinh trên đây cho thấy:
Phật có thái độ thật sự bình đẳng, đã nhận lời mời dùng cơm của một người mà bản dịch của Hoà Thượng Minh Châu gọi là dâm nữ, nhưng lại từ chối lời mời của hàng quí tộc lãnh đạo nước cộng hòa Vajji mà Vesali là thủ phủ.
Mời được Phật và chúng Tỷ kheo đến dự tiệc chỉ trong vòng một ngày không phải đơn giản, bởi vì các Tăng sỹ theo Phật thường xuyên có đến số ngàn. Các Kinh Đại thừa thường ghi con số 1250 người. Như vậy, Ambapali tuy là dâm nữ nhưng giàu có thật, và chắc phải có đông người hầu hạ mới có thể chuẩn bị trong vòng một ngày một bữa tiệc lớn như vậy.
Nước Vajji (sách Hán thường dịch là Bạt kỳ) là một nước Cộng hòa, do một dòng họ quí tộc, dòng họ Licchavi (Hán dịch âm là Lệ xa) cai trị. Nước cộng hòa đó chắc là có truyền thống dân chủ khá mạnh cho nên Ambapali có vẻ không sợ gì lãnh đạo, không chịu nhường lời mời cơm cho dòng họ quý tộc Licchavi. Ambapali chắc là thuộc loại dâm nữ thượng lưu, loại nếu sống bây giờ hẳn phải đi xe Toyota đời mới. Nhưng có điều đáng chú ý, là theo cuốn sách của Basham “The Wonder Of India” cho biết, Ambapali tuy là dâm nữ nhưng giao tiếp ngang hàng với các hoàng tử, các quý tộc. Hình như giới dâm nữ ở Ấn độ cũng có quy chế xã hội khá cao, không khác gì giới dâm nữ thượng lưu ở Hy Lạp cổ điển và cổ đại vậy, mà sách sử còn ghi lại các tên như: Aspasias hay Phrynes. Aspasias tuy là kỹ nữ, nhưng lại là bạn thân của Periclès, là người lãnh đạo Athènes vào thế kỷ V trước CN. Chủ tịch nổi danh của xứ Athènes giàu mạnh và văn hóa cao, làm bạn với một dâm nữ, mà tình bạn được lưu lại trong sử sách một chuyện mà ở Việt Nam hay Trung Quốc kể cả ngày nay cũng giấu kỹ.
Ở đây tôi chỉ muốn nói vấn đề thái độ đối với con người, Con Người viết bằng chữ hoa. Nói thật lòng, tôi rất khâm phục thái độ của Phật Thích Ca đã nhận lời mời dùng cơm của dâm nữ Ambapali, thay vì nhận lời mời cơm của vua chúa, và hàng quý tộc. Tôi cũng khâm phục Périclès đã kết bạn với Aspasias. Bất cứ người thuộc nghề nghiệp nào, miễn là được luật pháp cho phép, thì đều xứng đáng được tôn trọng, vì trình độ nghề nghiệp và nhân cách, nhân phẩm xứng đáng của người đó.
Tác giả Basham có cho một danh mục những môn học mà giới dâm nữ của Ấn Độ cổ đại phải học: âm nhạc, khiêu vũ, hát xướng, làm thơ, soạn kịch, làm vòng hoa, chế ra các loại dầu thơm và son phấn, nấu ăn, may và thêu quần áo, múa kiếm và gậy, bắn cung, thể thao, v.v... (xem “The Wonder Of India” trang 185. Chương mãi dâm). Tôi thật không rõ làm sao gái mãi dâm thời kỳ đó phải học nhiều nghề và nhiều môn học như vậy? Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Nghề dâm nữ hay kỹ nữ cũng vậy nếu tinh thông, thì như trong cuốn “Kamasutra” viết: “ Người kỹ nữ duyên dáng, xinh đẹp, hấp dẫn, tinh thông mọi nghề nghiệp (64 bộ môn học, theo cuốn Kamasutra) thì có quyền dành cho mình chỗ ngồi danh dự giữa những người đàn ông. Cô ta sẽ được nhà vua trọng đãi, được giới học giả khâm phục và được mọi người cầu thân với nàng và đối đãi với nàng với thái độ trọng vọng…”
Tất nhiên, Việt Nam ngày nay khác với Ấn Độ và Hy Lạp ngày xưa. Đây là thái độ đối với con người. Tôi thầm mong là ngoài việc bắt giữ, cho đi học tập cải tạo, gọi họ là gái điếm, gái mại dâm, chúng ta còn có thể làm điều gì tốt hơn cho họ. Nếu Nhà nước và luật pháp không bảo vệ mà ruồng bỏ họ, thì các tú bà và bọn lưu manh (nhà văn Vũ Cao gọi chúng là bọn bảo kê) sẽ bảo vệ họ đồng thời bóc lột họ thậm tệ. Những người phụ nữ đó đâu phải chỉ bán dâm. Những cái trời phú cho họ như sắc đẹp, duyên dáng, giọng nói hấp dẫn như rót mật vào tai, sự tế nhị, tất cả chứ. Nếu nói bán, thì phải nói bán tất cả những thứ đó nữa mới phải, chứ đâu chỉ có bán dâm? Tại sao giới đàn ông chúng ta có thể coi thường họ được?
Nếu nói mua bán thì trong xã hội này và hiện nay, có lắm thứ đem ra mua bán, và được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt nữa, thí dụ các cuộc thi hoa hậu, các cuộc trình diễn thời trang, có bán vé vào cửa, có những phần thưởng hậu hĩ, thực chất là gì? Phải chăng một bên thì phô diễn sắc đẹp và nhận phong bì, và một bên là trả tiền để được ngắm, thưởng thức sắc đẹp?
Các bạn đừng bị sốc vì tôi dùng ngôn ngữ của thị trường. Trong lĩnh vực khoa học, khi cần nhìn sự vật và hiện tượng đúng như chúng tồn tại, thì theo tôi dùng uyển khúc từ (euphemismes) chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Chết thì không nói chết mà nói qua thế giới bên kia, hay là yên giấc ngàn thu, giao hợp thì nói chung gối, mây mưa … Tôi thích Đạo Phật ở chỗ khi nghiên cứu hay đề cập một vấn đề gì, thì họ đi thẳng vào vấn đề, họ không nói quanh. Tôi nhớ trong bộ “Thành Thật Luận”, có ghi câu chuyện học trò Phật chất vấn Phật: “Bạch Thế Tôn! Khi ngủ với vợ người, mình vui, vợ người cũng vui, phải chăng đó là thiện?”.
Tất nhiên đặt vấn đề như học trò Phật là sai bởi vì mình vui, nhưng vợ mình khổ, vợ người vui nhưng chồng họ khổ...
Nói chung lại, tôi thấy cần dùng từ ngữ cho đúng hay tương đối đúng, đừng dùng những từ làm chúng ta nhận thức sự vật một cách sai lầm. Từ “quan hệ tình dục” có thể chấp nhận bởi lẽ nó ít nhất cũng gợi ý cho thấy giao hợp là một quá trình, trong đó yếu tố tình cảm là chất men rất quan trọng và có tính thường trực. Tình rồi mới dục. Từ “làm tình” cũng rất hay, nó cho thấy giao hợp chủ yếu là vấn đề tình cảm. Không có tình cảm thì giao hợp chỉ là một hành động thú tính rất tầm thường, không cần phải là con người mà loài vật nào cũng làm được. Trái lại tôi không thích những từ như mãi dâm, bán dâm, mua dâm, bởi vì trên thực tế, những từ ấy xuyên tạc sự thật, đánh mất nội dung tình cảm của quan hệ tình dục, chỉ nhấn mạnh cái nút ngắn ngủi, là cao điểm của một quá trình.
Cho phép tôi, để kết thúc, gói ghém bài này trong kết luận sau:
Đạo Phật xem cõi người là một bộ phận của một cõi sống lớn gọi là Dục giới, tức là cõi sống trong đó các loài hữu hình còn có lòng dục, chủ yếu là tình dục. Ở trên cõi Dục giới, còn có hai cõi sống không có lòng dục, là Sắc giới và Vô sắc giới. Sắc giới là cõi tuy không còn lòng dục, không còn phân biệt nam nữ, nhưng vẫn còn có sắc thân đẹp đẽ với thọ mạng rất lâu dài. Vô sắc giới là cõi sống cao hơn hết, ở đó chỉ có cuộc sống tinh thần thuần túy, không còn có sắc thân nữa. Còn các bậc thánh trong đạo Phật, từ A La Hán trở lên, đều siêu việt lên cả 3 cõi Dục giới, Sắc giới và Vô tác giới.
Cõi người và cõi súc vật chỉ là hai cõi trong Dục giới. Trong Dục giới còn những cõi sống khác cũng có lòng dục, hoặc cao cấp hơn, hoặc thấp hơn cõi người, nhưng mắt người bình thường không thấy được. Như vậy kết luận: là sống trong Dục giới quan hệ tình dục là chuyện tự nhiên, bình thường.
Vì người là động vật có lý trí, có đạo đức cho nên quan hệ tình dục của con người phải được điều chỉnh bởi lý trí và đạo đức. Trong 5 giới điều mà Phật tử tại gia phải chấp hành, có điều thứ ba là không tà dâm, tức là không được có quan hệ tình dục với những người không phải là vợ hay chồng mình, không được quan hệ tình dục với những người vị thành niên … Đây là vấn đề tùy phong tục nữa. Nguyên tắc chung của đạo Phật có thể như thế này: Đạo Phật vì là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ cho nên phản đối những quan hệ tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc.
Tuy nhiên, đạo Phật cũng khẳng định, niềm vui của quan hệ tình dục tuy là tự nhiên và bình thường, nhưng cũng như mọi niềm vui thế tục khác, nó là tạm thời, hạn chế và sẽ không bao giờ thỏa mãn được, nếu con người thiếu trí tuệ, lấy đó làm cứu cánh. Vì vậy mà đạo Phật khuyến khích con người tìm đến những niềm vui cao cấp hơn, lâu bền hơn như niềm vui sống đạo đức, niềm vui của những tâm hồn rộng mở, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, niềm vui của lương tâm không bao giờ bị cắn rứt, ân hận, những niềm vui sáng tạo và thưởng thức văn chương nghệ thuật và cuối cùng là niềm vui siêu thoát của những người cầu đạo giác ngộ và giải thoát, tiến tới Niết Bàn là niềm vui vĩnh hằng, niềm vui cao nhất./.

(Bài nói chuyện trong một buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ của sinh viên khoa Phương Đông khóa III. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tăng Chi Bộ Kinh. Tập I Chương 1. Phẩm Nữ sắc trg 9 và 10 (Bản dịch Th. Minh Châu)
2. Kamasutra (Kinh về tình dục) Vatsyayana. Bản dịch của Upadhyana
3. The Wonder Of India A.L.Basham
4. The Essentials Of Buddism–Laksmi Narasu
5. The Subjection Of Woman-Stuart Mill
6. Trường bộ Tập I. Kinh Đại Bát Niết Bàn. Bản dịch Th. Minh Châu.
7. Trưởng lão Ni kệ (Therigatha). Bản dịch Th. Minh Châu.
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi CANGHANA » Thứ 2 30/07/07 9:47

Cảm ơn bạn SiAn nhé. Mình mới tập tọng tìm hiểu Phật giáo nên chưa mạnh dạn đưa bài lên. Bài của bạn sưu tầm rất thiết thưc. Cảm ơn lần nữa nhé.
CANGHANA.
RANDOM_AVATAR
CANGHANA
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 24/07/07 9:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi CANGHANA » Thứ 2 30/07/07 9:57

Bài của GS. Minh Chi đặt vấn đề hay nhỉ. Phật giáo cũng dễ gần nhỉ. Very Happy
RANDOM_AVATAR
CANGHANA
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 24/07/07 9:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC VÀ PHẬT GIÁO.

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 3 31/07/07 20:31

Đạo Phật được mệnh danh là đạo như thật, đạo của giải thoát thì không có lý do gì nó không quan tâm đến một vấn đề rất thiết thực ở đời như vấn đề tình dục. Bài viết của GS.Minh Chi ở trên cho chúng ta hiểu thêm về quan điểm của đạo Phật về vấn đề tình dục là như thế nào! Cũng chính vì vậy mà Đức Phật Thích Ca có một danh hiệu là Thế gian giải tức là bậc hiểu biết thế gian. Chúng tôi thấy, để hiểu đúng đắn về đạo Phật, chúng ta phải có cái nhìn không thành kiến về nó, chứ không như một số tôn giáo khác đã vội phê phán nó là đạo xuất thế, sắc sắc không không, nó không quan tâm gì đến đời sống trần tục cả hoặc nó chỉ quan tâm đến người chết mà không quan tâm đến người sống.
Chúng tôi rất tâm đắc bài viết trên của GS. Minh Chi. Very Happy
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách