CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 7 07/06/08 8:28

Trong lịch sử Phật giáo, có một cuộc tranh luận rất thú vị về rất nhiều chủ đề giữa một nhà vua được xem là rất trí tuệ (vua Milinda) và một vị bồ tác đó là Đại đức Nagasena (Na Tiên Tỷ kheo). Theo truyền thống Nam Tông hay Theravada thì ngoài năm bộ Nikaya gồm: Trường Bộ Kinh (P. Dighanikaya); Trung Bộ Kinh (P. Majjhimanikaya); Tương Ưng Bộ Kinh (P. Samyuttanikaya); Tăng Chi Bộ Kinh (P. Anguttaranikaya); Tiểu Bộ Kinh (P. Khuddakanikaya)ra,kinh Milindapanha còn gọi là Kinh Mi Tiên Vấn Đáp hay Di Lan Đà Vấn Đạo Kinh là bộ kinh thứ sáu mà mọi Tỷ kheo đều phải học.
Thiết nghĩ trong kinh này có nhiều chủ đề tranh luận rất hay, người đặt vấn đề và người phản biện đối đáp rất sắc bén. Chúng tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tham khảo để tìm hiểu thêm về cách phản biện, đôi khi rất bất ngờ và hiệu quả.
:D
hienhiendichsac.
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Chủ nhật 06/07/08 15:50

[center]DANH[/center]

[justify]Đức vua Mi-lan-đà sau khi đảnh lễ Tăng chúng tám mươi ngàn vị cùng với đại đức Na-tiên, ngồi một nơi phải lẽ, đức vua khởi chuyện:
- Bạch đại đức, Trẫm muốn đàm luận với ngài vài điều được chăng?
Tỳ kheo Na-tiên đã quan sát vị vua hữu danh đã từng làm cho các tôn giáo điên đảo bấy lâu nay. Quả thật là không hư truyền, vì ngài chưa từng gặp một ngươlì có tướng mạo phi phàm như thế. Nhưng với thắng dũng, thắng trí và thắng tuệ, ngài cảm thấy không khó khăn gì khi nhiếp phục đức vua này.
Khi nghe hỏi, Na-tiên tỳ kheo mỉm cười đáp:
- Tâu đại vương, ngài cứ hỏi, bần tăng sẽ nghe.
- Bạch đại đức, trẫm hỏi rồi, ngài hãy nghe đi.
- Tâu đại vương, bần tăng nghe rồi, ngài hãy nói đi!
- Bạch đại đức, Trẫm hỏi rồi.
- Tâu đại vương, bần tăng đáp rồi.
- Ngài đáp như thế nào?
- Đại vương hỏi như thế nào?
Chỉ vài câu vấn đáp khởi đầu, cử toạ thính chúng gồm tám mươi ngàn Tăng chúng, năm trăm tuỳ tùng của đức vua cùng với cận sự nam nữ đông đặc bên ngoài giảng đường… đều cảm thấy thú vị, họ cất tiếng hô “lành thay” vang rền như sấm dội.
Đợi cho không khí yên lặng, nhà vua hỏi tiếp:
- Bạch đại đức, ngài tên gì?
- Tâu đại vương! Bần tăng tên là Na-tiên! Thầy tổ, huynh đệ, pháp hữu của bần tăng cũng gọi tên bần tăng như thế. Còn cha mẹ của bần tăng không những gọi tên bần tăng là Na-tiên, mà đôi khi kêu là Viranasena, Surasena hoặc Sihasena! Tuy nhiên, dù gọi tên gì đi nữa thì nó cũng chỉ là cái tên, cái tên suông, chẳng liên hệ gì đến bần tăng cả. Cái tên ấy chỉ để mà phân biệt giữa người này và người kia, thế thôi, chẳng có gì là “tôi” là “của tôi” như ngã chấp và tà kiến thế gian thường nhận lầm, tâu đại vương được rõ!
Đức vua Mi-lan-đà ngạc nhiên, đưa tay lên phân bua với mọi người xung quanh:
- Xin tất cả các vị hãy làm chứng cho trẫm. Đại đức Na-tiên vừa nói rằng, cái tên Na-tiên là tên do cha mẹ đặt, các vị đồng phạm hạnh cũng gọi như thế, nhưng chẳng có cái gì là Na-tiên ở đấy, chẳng có gì là “tôi” và “của tôi” cả. Mọi người nghe rõ rồi đấy chứ?
Rồi quay sang tỳ kheo Na-tiên, đức vua phản vấn:
- Bạch đại đức! Nếu không có cái gọi là “ta” và “của ta” thì những người bố thí cúng dường y bát, vật thực, thất liêu, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh, vật dụng... thì ai là người thọ nhận tứ sự ấy? Ai trì giới? Ai tham thiền? Ai chứng ngộ đạo quả và Niết bàn? Từ đó suy ra, những tội ác như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói lời hư dối, uống rượu; cho chí những ngũ nghịch đại tội vô gián địa ngục, cũng chẳng có ai làm gì cả! Và như vậy thì nghiệp lành, nghiệp ác cũng không, chẳng có ai tạo tội cả, lành dữ đều không có quả báo. Nếu thế, có kẻ giết chết đại đức họ cũng không phạm tội giết người. Và thầy tiếp dẫn, thầy giáo thọ, hoà thượng tế độ cho đại đức cũng không có. Các vị đồng phạm hạnh gọi tên đại đức Na-tiên là gì đó cũng không có luôn. Vậy cái gọi là Na-tiên đó là ai? Mong đại đức giảng cho trẫm. Đại đức nghe rõ rồi đấy chứ.
- Tâu đại vương! Bần tăng đã nghe rõ rồi!
- Người nghe đó có phải là Na-tiên chăng?
- Tâu, không phải.
- Chẳng có gì là Na-tiên cả sao?
- Vâng, chính thế!
- Tóc, lông, móng, răng da... kia là Na-tiên sao?
- Tâu đại vương, không phải.
- Thịt, tuỷ, gân, xương là Na-tiên chăng?
- Thưa, không phải.
- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Na-tiên chăng?
- Tâu đại vương, không phải.
- Hay lục căn: nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý là Na-tiên?
- Tâu, không phải thế.
- Vậy ngũ uẩn hợp lại là Na-tiên?
- Tâu, cũng chưa chắc là vậy.
Đến ngang đây chợt đứa vua Mi-lan-đà cất giọng nói lớn:
- Bạch đại đức! Hồi nãy giờ trẫm đã cặn kẽ hỏi về ba mươi hai thể trược, lục căn, ngũ uẩn... có phải là Na-tiên chăng, tất cả đều bị đại đức phủ nhận. Và quả thật, trẫm cũng công nhận như thế. Vì khi quán tưởng một cách tận tường từng phần được nêu ra trong câu hỏi, thì chẳng có cái gì được gọi là Na-tiên cả. Thế tại sao, trước đây khi trẫm hỏi, đại đức bảo đại đức là Na-tiên? Té ra là đại đức nói dối! Này, năm trăm tuỳ tùng thân tín của trẫm và tám mươi ngàn Tăng chúng tỳ kheo, xin quý vị hãy làm chứng cho trẫm đấy nhé!
Đại đức Na-tiên là một Thánh nhân A-la-hán đắc thần thông và đắc cả 4 tuệ phân tích: tuệ về nhân, tuệ về quả, tuệ văn tự, ngữ nghĩa, tuệ biện tài, biện luận. Tâm ngài như đỉnh núi chúa, trí ngài như mặt trời, mặt trăng, lòng từ bi của ngài bao la như biển lớn. Do vậy, ngài độ lượng với đức vua Mi-lan-đà như mẹ đối với con; với tâm nguyện là phải nhiếp phục đức vua, tế độ đức vua, đặt đức vua trong Chánh đạo; nên dù đức vua có nói gì ngài cũng chỉ ngồi làm thinh và mở rộng lòng từ.
Để cho ngạo khí và sự xao động trong tâm trí đức vua yên lắng lại một chút, đại đức Na-tiên mới chậm rãi nói:
- Tâu đại vương! Ngài là một đế vương nhiều phước báu và nhiều an vui, tháng ngày sống trong hạnh phúc cao sang. Nhưng vì tâm cầu đạo, ngài chẳng quản đường xa, đến đây giữa cơn nắng nóng oi bức nên có lẽ ngọc thể cũng bất an. Lại nữa, từ hoàng cung đến đây mà sao đại vương không đi bằng xe mà đi lại bằng chân cho mệt?
- Bạch đại đức! Trẫm đến chùa bằng xe chứ! Chỉ đi bộ từ cổng, nhưng vào giảng đường mới đi bằng chân không!
- Thế ra đại vương tới đây bằng xe.
- Vâng, trẫm đến bằng xe.
Đại đức Na-tiên giờ cũng làm như cách của vua Mi-lan-đà, phân bua với mọi người:
- Năm trăm tuỳ tùng quan chức, thị vệ của đức vua và tám mươi ngàn chư tỳ kheo đại chúng hay xác nhận cho: đức vua đã nói rằng ngài đến đây bằng xe!
Rồi quay sang đức vua, ngài Na-tiên hỏi lại:
- Đại vương bảo rằng đại vương đến đây bằng xe, đấy là lời nói thật chứ?
- Chắc chắn là thật.
- Vậy đại vương hãy nói cho rõ về cái xe ấy! Cái gì gọi là xe? Cái gọng chăng?
- Không phải.
- Hay cái trục, cái bánh là xe?
- Cũng không phải.
- Cái thùng, cái mui là xe chăng?
- Chẳng phải đâu.
- Hoặc roi, dây cương là xe?
- Chẳng phải.
- Thế chắc cái ách, căm xe?
- Không phải nốt!
- Vậy cái gì là xe?
Đức vua Mi-lan-đà im lặng.
Đại đức Na-tiên cất giọng chậm rãi:
- Tâu đại vương! Bần tăng đã đưa từng bộ phận một, và hỏi rằng cái gì là xe thì đều bị đại vương phủ nhận. Mà quả thật, bần tăng cũng thấy vậy, chẳng có cái gì được gọi là xe trong tất cả các bộ phận chi tiết ấy. Tuy nhiên, đại vương là vị hoàng đế cao cả, là đấng nhân chủ, là bậc anh minh cai quản một quốc độ mênh mông; quả thật là không thích đáng khi đại vương nói dối rằng, ngài đến đây bằng xe! Xin tất cả chư vị và chư tăng đại chúng ở đây hãy làm chứng cho!
Mọi người không ngớt lời tán dương ca ngợi biện tài của đại đức Na-tiên. Riêng năm trăm người tuỳ tùng thì cung thỉnh đức vua tìm cách luận thắng đối phương.
Sau một hồi làm thinh, đức vua Mi-lan-đà nói:
- Đại đức biện luận hay lắm! Nhưng mà hãy nghe trẫm nói đây! Tất cả những bộ phận chi tiết như thùng, mui, căm, bánh, trục... nếu nằm riêng lẻ thì không thể gọi là xe, nhưng chúng kết hợp toàn bộ lại thì giả danh gọi là xe, có phải thế chăng? Vậy trẫm bảo rằng, trẫm đến đây bằng xe đâu phải lời nói dối?
- Tâu đại vương! Cũng thế, tất cả những cái gọi là tóc, lông, móng, răng, da, ngũ uẩn, lục căn... nếu chúng nằm riêng lẻ thì làm sao được gọi là Na-tiên? Nhưng nếu được kết hợp lại thì giả danh gọi là Na-tiên! Bần tăng nói rằng, bần tăng tên là Na-tiên thì đâu phải lời nói dối?
Nghe đến đây, đức vua Mi-lan-đà vô cùng thích thú, hết lòng tán thán đại đức Na-tiên:
- Hay lắm! Hôm nay, lần đầu tiên trong đời cái lỗ tai của trẫm rất là hoan hỷ, đại đức có biết thế chăng?
Cả đại đường vang lên tiếng “lành thay, lành thay” làm chấn động cả kinh đô Sàgala.[/justify]
Trích "Kinh Mi tiên vấn đáp", Hoà thượng Giới Nghiêm dịch, tỳ kheo Giới Đức hiệu chỉnh; NXB Tôn giáo 2005; [tr.108-115]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 4 09/07/08 18:48

[center]CÁI GÌ DẪN DẮT CHÚNG SINH ĐI TÁI SANH?[/center]

[justify]Đức vua hỏi:
- Cái gì dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh, thưa đại đức?
- Là danh, sắc tâu đại vương!
- Nghĩa là danh sắc của con người cũ này sanh trở lại?
- Không phải vậy, tâu đại vương! Chính danh sắc này làm các việc thiện ác; và chính do năng lực của nghiệp thiện ác ấy mà một danh sắc khác kế tục được sanh ra để nhận lãnh quả phước hoặc tội đã tạo tác.
- Nếu danh sắc cũ mà không sanh trở lại, thì đời này làm ác, đời sau đâu có chịu tội báo? Và như thế có nghĩa là mình đã thoát khỏi luân hồi sinh tử sao?
- Không phải vậy, tâu đại vương! Chỉ có người không còn gây nhân thiện ác mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng. Danh sắc cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.
- Xin đại đức hãy cho ví dụ.
- Ví như kẻ trộm xoài, chủ nhà bắt được quả tang dẫn đến đại vương nhờ xử trị. Bị cáo cãi rằng “Hạ thần không hái xoài của người ấy. Trái xoài của anh ta trồng hồi trước chỉ là hạt mầm ở dưới gốc còn trái mà hạ thần hái là trái to ở trên cành. Hạ thần không có ăn trộm.” Tâu đại vương! Với lý lẽ như thế, đại vương có xử phạt y được không?
- Thưa đại đức, dẫu có nguỵ biện hay ho, trẫm vẫn xử phạt tên ăn trộm kia như thường!
- Sao lại thế được? Y đâu có hái cắp trái xoài người kia trồng đâu mà xử tội, hở đại vương?
- Đành rằng thế, nhưng mà trái cây y hái trộm ấy cũng do từ trái kia sanh ra, nó nẩy mầm, tăng trưởng mà thành. Cho nên người kia cũng không thoát khỏi tội.
Tỳ khưu Na-tiên gật đầu:
- Cũng như thế đó là danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương. Việc tái sanh từ đời này sang đời kia cũng vậy. Các nghiệp thiện ác trong đời giống như đã gieo hạt giống, nẩy mầm, tăng trưởng, mai sau tất có quả báo.
Đức vua Mi-lan-đà cũng gật đầu:
- Trẫm đã hiểu, nhưng xin Đại đức cho một ví dụ nữa.
- Có thể được. Ví dụ có người đốt lửa sưởi ấm bên bờ ruộng, lửa ấy cháy lan sang một đám ruộng, người chủ ruộng bắt dẫn đến đại vương xử trị. Người đốt lửa tâu rằng “Lửa của hạ thần lên là lửa khác, lửa cháy ruộng ấy là lửa khác, không phải là lửa của hạ thần.” Người kia nói như vậy, đại vương có bắt tội chăng?
- Dĩ nhiên là bị tội rồi.
- Vì cớ sao, tâu đại vương?
- Vì lửa cháy ruộng ấy cũng do từ lửa anh ta sưởi ấm trên bờ ruộng mà sanh ra, nên y không thể chạy tội được.
- Cũng vậy, ngọn lửa trước là danh sắc cũ, ngọn lửa cháy ruộng tức là danh sắc mới, có được cũng từ danh sắc cũ mà ra.
- Xin cho nghe một ví dụ nữa.
- Ví dụ như người đốt đuốc ngoài sân để ăn cơm, vô ý để tàn lửa bay sang đống rơm, lan sang nhà hàng xóm rồi thiêu rụi cả làng. Dân làng bắt y dẫn đến cho đại vương xử tội. Y cãi có rằng, lửa cháy nhà là lửa khác còn lửa của y là ở nơi bó đuốc dùng để ăn cơm mà thôi! Đại vương có trị tội được y chăng?
- Trị tội được chứ!
- Vì cớ sao?
- Vì lửa cháy nhà có được là do từ lửa nơi bó đuốc của y.
- Cũng như thế đó là ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới, tâu đại vương! Ngũ uẩn này (danh sắc cũ) tuy đã tắt nhưng cũng bởi nó mà tạo nên ngũ uẩn mới (danh sắc mới).
- Cho nghe một ví dụ nữa.
- Có người đàn ông nạp lễ vật dạm hỏi một cô gái còn nhỏ, đợi lớn lên hẳn cưới, nhưng sau đó ông ta đi làm ăn xa. Cô gái lớn lên, có người đàn ông khác đem lễ vật hậu hĩ đến cưới đem đi. Người đàn ông đi làm ăn xa trở về vác đơn thưa kiện. Người kia cãi rằng “Vợ cũ của anh chỉ là một cô bé, còn vợ của tôi đây là một thiếu nữ.” Vậy thì trường hợp ấy, đại vương xử cho ai thắng?
- Dĩ nhiên cho người đàn ông trước thắng kiện.
- Tại sao lại như thế?
- Vì thiếu nữ kia cũng từ cô bé mà trưởng thành chứ có phải là người khác đâu.
- Cũng như thế đó là thân này và thân kia, danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương!
- Đại đức còn có ví dụ nào nữa chăng?
- Có thể được, tâu đại vương! Ví như có người đến một chủ nuôi bò mua sữa. Mua xong, anh ta gởi bình sữa lại hẹt lát sau đến lấy, nhưng vì bận việc, hôm sau mới tới lấy sữa. Nhưng sữa đã chua, anh ta bảo rằng, anh không mua sữa chua và yêu cầu chủ bò đổi bình sữa mới. Người chủ bò không chịu, bảo rằng sữa chua là vì để cách đêm chứ không phải là sữa khác. Thế rồi hai người cãi vả nhau. Trường hợp này đại vương xử cho ai được kiện?
- Chủ nuôi bò.
- Tại sao?
- Sữa để cách đêm thì nó chua chứ có phải là sữa khác đâu?
- Danh sắc cũ tạo nên nghiệp thiện ác nên có được danh sắc mới y như thế, tâu đại vương.
- Trẫm hoàn toàn lĩnh hội rồi, cảm ơn đại đức!
[Kinh Mi tiên vấn đáp: 163-167][/justify]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 6 12/09/08 20:05

[center]KHÔNG NÊN HỎI LẠI CÂU ĐÃ HỎI[/center]
Đức vua Mi-lan-đà chợi hỏi:
-Đại đức hiện nay còn tái sanh nữa chăng?
-Câu này, đại vương đã hỏi rồi mà bần tăng cũng đã trả lời rồi: rằng, nếu bần tăng còn tham sân si phiền não, còn ham muốn sự sống thì bần tăng còn tái sinh, bằng ngược lại, bần tăng sẽ vô sanh.
Tuy nhiên, đại vương nghĩ như thế nào, nếu có kẻ hết lòng trung thành với đại vương, lập nhiều chiến công cho đại vương, đã được đại vương ban thưởng trọng hậu, thế mà người ấy cứ than phiền với người khác rằng, đại vương chẳng hề thưởng cho y cái gì cả! Lời nói của người ấy là lời đáng nói hay không đáng nói, hở đại vương?
-Thật không nên nói như thế!
-Cũng vậy là câu hỏi của đại vương! Câu hỏi ấy thật không đáng hỏi một tí nào.
Đức vua Mi-lan-đà cười, nói nhũn nhặn:
-Trẫm đã lĩnh ý, cảm ơn sự quở trách khéo léo của đại đức.
[Kinh Mi tiên vấn đáp tr.168]

[center]DANH SẮC TƯƠNG QUAN LIÊN HỆ[/center]

Vua hỏi:
-Đại đức đã nói đến danh sắc, vậy cái gì là danh, cái gì là sắc?
-Thưa, phàm vật gì mắt thấy được, sờ nắm được, xúc chạm được, cái ấy được gọi là sắc pháp; cái gì có tính trừu tượng như tâm vương, tâm sở... thuộc ý niệm, tư tưởng... thì gọi là danh pháp.
-Tại sao các danh pháp thì có tạo tác đến đời sau còn sắc pháp thì không?
-Chẳng phải thế đâu, tâu đại vương! Hai pháp danh sắc này tương quan tương liên với nhau. Danh phải nương gá vào sắc, sắc phải nhờ danh mới hiện hữu để cấu tạo thành một sanh mạng. Chúng luôn luôn nương nhau, không ngừng lìa nhau bao giờ.
-Xin cho nghe ví dụ.
-Ví như một cái phôi trứng, ban đầu nó trong và ướt, sau nó đặc sệt, dần dần tượng hình thành quả trứng rồi nở thành chim, thành con gà. Cái phôi thai ban đầu ấy sở dĩ có được là do nhờ thức tái sinh (danh) nương gá và sắc chất (sắc) của gà mà tạo nên mầm sống. Trong mầm sống ấy đã có danh và sắc nương gá lẫn nhau, tương quan tương liên với nhau, đồng sanh, đồng hiện hữu đã từ vô thỉ đến nay rồi, trải qua thời gian dài vô tận.
-Hay lắm!
[Kinh Mi tiên vấn đáp tr.169]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 6 12/09/08 20:06

[center]BẤT BÌNH ĐẲNG SAI KHÁC CỦA CHÚNG SINH[/center]

[justify]-Bạch đại đức! Cái chung và cái riêng ấy trẫm đã hiểu rồi, nhưng trong cái chung, riêng ấy dường như có chung, riêng khác nữa, không hiểu tại sao? Ví như cùng là con người, ai cũng đầy đủ thân tâm, ai cũng đủ ngũ quan, nhưng không hiểu do đâu mà có sự sai khác, bất đồng như vậy.
Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật?Có người sắc thân đẹp đẽ, sáng sủa, ai cũng ưa nhìn; lại có người sắc thân xấu xí, đen đúa, dị hợm, ai cũng muốn xa lánh?
Có người phúc phận to lớn, quyền uy sang cả, ai cũng kính nể, phục tùng; lại có người bần tiên, hạ liệt, ai cũng rẻ rúng, coi khinh?
Có người thông minh, mẫn tuệ, tài cao xuất chúng; lại có người ngu dốt, si mê, đần độn?
Có người luôn gặp may mắn, tài vận hanh thông; lại có người suốt đời rủi ro, bế tắc, luôn gặp tai ương, hoạn nạn?
Có người ăn nói hiền lành, dịu ngọt, từ hòa; lại có người ăn nói cộc cằn, thô lỗ, ác khẩu?
Có người thật thà tốt bụng; lại có người chua ngoa xảo trá, lươn lẹo?
Nói ra sự sai khác nữa thì nó không cùng, nhưng tạm phân ra 7 đôi tức 14 nhóm người như vậy, đại đức hãi giảng giải lý do tại sao cho trẫm nghe?
-Dễ dàng thôi, tâu đại vương: bần tăng không rõ tại sao nơi khu vườn thượng uyển của đại vương cũng cùng chất đất ấy, khí hậu, thời tiết ấy, mà cây cối, thảo mộc, muôn hoa lại vô cùng sai khác? Cây lá đều xanh nhưng trái thì có trái ngọt, trái chua, trái béo, trái bùi; hoa thì hoa to, hoa nhỏ, màu sắc sai khác, hương thơm sai khác?
-Vì chủng loại bất đồng, hạt giống khác nhau, thưa đại đức.
-Vậy thì sự sai khác giữa các loại chúng sinh, sự bất đồng giữa con người là do chúng đã tạo trữ những hành nghiệp khác nhau. Nghiệp khác nhau chính là những hạt giống khác nhau, tâu đại vương.
-Xin đại đức giảng rộng cho nghe.
-Vâng, Đức Thế Tôn đã thuyết về nghiệp ấy như sau: “Này thiện nam tử, tất cả chúng sinh đều được sanh ra bởi nghiệp, nghiệp là của mình, phải thọ quả của nghiệp; nghiệp là tạo tác, là chủ tể của muôn loài, nghiệp là giống dòng tôn chủng, nghiệp tìm đến nhau, nghiệp dẫn dắt nhau đi.”
Thế nào là được sanh ra bởi nghiệp? Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân; tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu. Như vậy là do nghiệp sanh chứ không phải Thượng đế sanh hay tự nhiên sanh!
Thế nào là nghiệp của mình? Khi chúng sanh đã tạo nghiệp rồi, thì nghiệp ấy đi liền theo như bóng không lìa hình; nghiệp ấy đưa ta lên thiên đường, đưa ta xuống địa ngục; nghiệp ấy là tư lương, là hành trang của chúng sanh mang theo khắp ba cõi, sáu đường; vui khổ cùng thọ nhận, họa phúc phải chung phần, quý tiện cùng chia xẻ, vinh nhục đều ở chung... Vậy nghiệp dù tốt xấu cũng là của mình, chứ của ai?
Thế nào là phải thọ quả của nghiệp? Nghiệp mà chúng sanh đã tạo tác rồi thì phải sanh ra để thọ nhận quả báo ấy. Chẳng thể trốn trong động thẳm hang sâu, dưới đáy biển, giữa hư không... hầu tránh thoát được nghiệp đã gieo.
Tại sao nói nghiệp là tạo tác, là chủ tể? Tại sao thế? Vì rằng trên đời này, nghiệp làm ra mọi sự, nghiệp tạo nên mọi hoàn cảnh, nghiệp xây dựng nên quốc độ, nghiệp tạo ra cây lành trái ngọt, nghiệp tạo tác chiến tranh, nghiệp xây dựng hòa bình, nghiệp làm ra sum la vạn tượng, nghiệp phá hoại cho đổ nát điêu tàn... Thế không gọi nghiệp là tạo tác, là chủ tể là gì?
Nghiệp là giống dòng tông chủng nghĩa là thế nào?
Phàm chúng sanh đã sanh ra trên đời này đều có giống dòng, chủng tộc, thân bằng, quyến thuộc, quốc độ, quê hương... Tự chúng sanh lựa chọn chăng? Ngẫu nhiên chăng? Không, tất thảy do nghiệp đấy. Tại sao? Những người tâm ý giống nhau thường tạo nghiệp giống nhau, tạo nghiệp giống nhau thì cảnh giới giống nhau. Từ cảnh giới giống nhau, nếu còn ưa thích quyến luyến nhiều đời nên bây giờ trở thành cha chon, chồng vợ, họ hàng, quyến thuộc của nhau. Từ đó suy ra, nghiệp không giống dòng, tông chủng là gì?
Thế nào là nghiệp tìm đến nhau, dẫn dắt nhau đi? Vì rằng chúng sanh đã tạo nghiệp, khi trở thành thói quen, thì thói quen thường đưa chúng sanh đi tìm thói quen ấy, dẫn dắt chúng sinh theo nghiệp ấy. Lại nữa, người lành thường đi tìm người lành, người ác thường đi tìm người ác; kẻ xấu làm bạn với kẻ xấu, người tốt làm bạn vơi người tốt. Như chúng a thường nói: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” là vậy. Đại vương còn thắc mắc, nghi nan gì về sự sai khác dị đồng của chúng sanh trong thế gian này nữa chăng?
Trẫm đã hoàn toàn lãnh hội, mắt trẫm đã sạch bớt một lớp bụi mù. Cảm ơn đại đức nhiều lắm!
-Không có gì![/justify][Kinh Mi tiên vấn đáp, tr.205-209]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 6 12/09/08 20:08

[center]TẠI SAO CÓ CHIÊM BAO?[/center]

[justify]-Thưa đại đức, hôm nay chúng ta bàn về giấc mộng nhé! Tại sao có người mộng lành, có người mộng dữ? Tại sao có người chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc đã có từ trước? Có người lại chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc chưa hề có? Lại có người nằm thấy chuyện hạnh phúc, vui tươi; có người nằm thấy chuyện sợ hãi, khiếp đảm? Lại có người thấy một việc mình đã làm, người khác lại thấy việc mình chưa hề làm? Rồi lại còn mộng thấy gần, thấy xa; có kẻ lại thấy chuyện đâu như hằng ức kiếp? Tất cả các loại chiêm bao ấy – nguyên cớ do đâu, đại đức?
-Tâu đại vương! Tất cả các loại chiêm bao ấy đều do từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, do chất gió (phong đại)trong cơ thể dấy động.
Thứ hai, do mật tác động.
Thứ ba, do dàm tác động.
Thứ tư, do bệnh, nống (sốt) hay lạnh (hàn) tác động.
Thứ năm, do chư thiên, quỷ hay ma tác động.
Thứ sáu, những chủng tử có sẵn trong tâm do mình đã tạo tác từ quá khứ.

Trong sáu nguyên nhân kể trên, chỉ có nguyên nhân thứ sáu là thật. Chiêm bao do nhân thứ sáu này tác động là chiêm bao có thật. Còn ngoài ra, các giấc chiêm bao do những nguyên nhân khác đều không thật.
-Ý đại đức muốn nói, chiêm bao có thật này do cảnh, vật, người hay vụ việc mình đã tạo trữ từ trước hiện tồn trong dòng tâm hưu phần (Bhavangacitta) hay sao?
-Tâu, đúng thế! Đúng là nó được tàn trữ trong hữu phần tâm. Tuy nhiên, nói tâm tạo ra nó là không đúng, mà nói nó tự hiện ra cũng không phải.
-Thưa đại đức! Đã bắt đầu khó hiểu rồi đây!
-Không khó đâu, ví dụ là đại vương hiểu ngay. Ví nhưcái hình và cái bóng ở trong gương, nói cái gương tạo ra cái bóng là không được mà nói bóng tự nhiên hiện ra cũng không được. Tuy nhiên, muốn có bóng thì phải có hình, hình soi vào gương mới có bóng. Trước đây, chúng ta làm một việc gì đó (hình), việc đó lưu bóng ở trong tâm (gương). Chiêm bao chính là thấy lại cái bóng ở trong gương (Bhavangacitta). Đơn giản chỉ có vậy.
-Vâng, trẫm hiểu rồi! Nhưng có khi nào người nằm mộng thấy chiêm bao này là tốt, chiêm bao kia là xấu không, đại đức?
-Người chiêm bao không thể biết chiêm bao ấy xấu hay tốt. Có thể kể lại chiêm bao ấy cho người đoán mộng nghe, họ có thể biết được. Nó ví như những nốt ruồi đen hay đỏ trong cơ thể, chúng ta không thể biết được chúng mọc ở chỗ nào là tốt, chỗ nào là xấu, chỗ nào có tiền tài, chỗ nào nghèo khổ, chỗ nào họa hại, chỗ nào may mắn. Chỉ có những ông thầy tướng pháp mới có thể biết được điều đó, tâu đại vương!
-Thế thì lúc chiêm bao, người ấy ngủ hay thức?
-Ngủ hay thức đều không thể chiêm bao. Nói rõ hơn, ngủ say quá hoặc tỉnh táo quá thì không thể chiêm bao được; chỉ khi nào nửa tỉnh, nửa mê, nghĩa là ngủ mà không say đắm, tỉnh như mà mơ mơ màng màng; chính ở giữa trạng thái ấy, chiêm bao mới xuất hiện.
-Vâng.
-Nói có tính giáo nghĩa, kinh điển, thì khi ngủ say, ngủ thật ngon, tất cả lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều đóng cửa, hoàn toàn không hay biết gì về lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) bên ngoài. Lúc ấy chỉ còn duy trì sự sống qua sự trôi chảy của hữu phần tâm (Bhavangacitta). Ý thức (ý), lúc ấy cũng chìm vào hữu phần tâm này, nên hoàn toàn không hay biết gì cả. Lúc này, không thể chiêm bao!
Còn khi ngủ mà giấc ngủ chưa sâu, chưa ngon – thì ý thức lúc ấy chưa chìm vào hữu phần tâm – nên nửa tỉnh, nửa mê! Ngũ căn lúc ấy, nếu bị thế giới ngũ trần tác động mạnh, họ có thể tỉnh lại, hoặc có thể nhận biết! chính đấy là thế giới chiêm bao hiện hữu.
-Đại đức có thể nêu ví dụ chăng?
-Tâu, vâng. Trở lại cái gương soi hồi nãy. Nếu cái gương để ở chỗ tối thì có thể thấy bóng một cách dễ dàng không?
-Không thể.
-Khi ý thức chìm vào dòng hữu phần tâm, như chìm hoàn toàn vào bóng tối, thì ta không thấy bóng; chiêm bao cũng như thế!
-Những ai có được giấc ngủ sâu này, đại đức?
-Người vô tâm, vô tư, người mà thế giới ý thức ít làm việc… thường có được giấc ngủ sâu này. Ngoài ra, những người có thiền định, các bậc thánh nhân thường có giấc ngủ ngon lành như thế!
-Còn trạng thái tâm nửa tỉnh nửa mê, nghĩa là đang còn mơ mơ màng màng – tại sao chiêm bao lại xuất hiện?
-Tâu khi đó, người ấy không còn ghi nhận rõ những hình ảnh thực của ngoại trần; nói cách khác, nó hiện ra nửa thực, nửa hư, mà đa phần hư nhiều hơn thực. Chính trong lúc ấy, những điều được lưu giữ trong ký ức tiền kiếp hoặc được lưu giữ từ quá khứ lại hiện ra, cộng với hình ảnh hư hư thực thực trong hiện tại, chúng tương tác, trộn lẫn… mà làm nên giấc chiêm bao.
-Vâng, thế sao họ lại chiêm bao?
-Giấc chiêm bao có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng đa phần phản ảnh ước mơ thầm kín của chủ nhân. Trong đời sống thường nhật, họ có những nguyện vọng, ước mơ, những mong muốn không thể thực hiện được. Chính những ràng buộc áo cơm, sự cấm đoán của luân lý, đạo đức xã hội, những thực tế khó khăn không đáp ứng được trong đời sống… mà chúng được tái hiện trong giấc mơ, tâu đại vương!
-Hay lắm, giấc ngủ sâu quá thì không biết gì, tỉnh quá thì giao tiếp với thế giới thường nhật rồi. Vậy chiêm bao chỉ xảy ra ở khoảng giữa hai tình trạng ấy, điều này rất đúng!
-Đại vương đã lãnh hội rất tốt.
-Vâng. Nói tóm lại, khi thức, tâm ý lăng xăng chuyện này chuyện kia nên chiêm bao không thể đến được.
-Đúng vậy. Ví như một tỳ khưu phá hủy chánh mạng thanh tịnh giới, không nuôi mạng chơn chánh, sống thân cận với bạn ác, chuyên hành trược hạnh, rời khỏi sự tinh cần; lười biếng, ham ăn, mê ngủ - thì pháp trợ bồ đề sẽ không bao giờ đến được với họ. Tương tợ như thế, người có làm việc ác hoặc tâm ý lăng xăng, nghĩ ngợi lung tung, hoặc thế giới óc não làm việc nhiều, hoặc lo toan, hoặc mưu tính – thì đêm đêm thường khó ngủ, cứ chiêm bao mộng mị - thật khó khăn để có được giấc ngủ ngon, giấc ngủ sâu, đóng trọn vẹn sáu cửa để cho ý thức được chìm vào hữu phần tâm, tâu đại vương!
-Rất rõ vậy. Và dường như đại đức cố ý phân chia giấc ngủ làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối?’-Đúng thế!
-Đại đức có thể giảng giải cho rõ ràng chăng?
-Vâng. Đoạn đầu là lúc chuyển từ giai đoạn đang thức sang giấc ngủ. Đấy là tâm trạng lờ đờ, mệt mỏi, ngáp, cơ thể mệt nhừ, muốn nằm và muốn ngủ.
Giai đoạn thứ hai, tuy nằm ngủ mà vẫn còn nhận biết thế giới xung quanh, nghĩa là có ngủ nhưng vẫn còn chút thức, ngủ mà ý thức chưa hoàn toàn đóng cửa.
Giai đoạn cuối là lúc ngủ ngon, ngủ sâu, ý thức chìm hẳn vào dòng Bhavangacitta!
-Cảm ơn đại đức! Thế trạng thái ngủ chút chút ấy, nói cụ thể là như giấc ngủ của con khỉ, nó làm cho phát sanh chiêm bao. Và rõ ràng sự kiện chiêm bao ấy là không tốt. Vậy người tu hành – ý nó bậc chân tu có tinh cần, có giới hạnh – sẽ đối trị với nó ra sao?
-Câu hỏi hay lắm! Muốn đối trị với nó, cần thiết phải trang bị những thứ khí giới sau đây: tỉnh thức, chánh niệm, kiên trú trong pháp. Khi làm được thế, hành giả không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh bên ngoài và những tư tưởng, ý niệm khởi động bên trong, tâm được an chỉ. Tuy nhiên, từ an chỉ dễ đưa đến nhất hành (ekaggata) – vị ấy không nhập vào nhất hành mà quán chiếu để thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã để đắc Thánh quả! Như thê, rõ ràng vị ấy không phải ngủ mà cũng chẳng phải thức, cũng chẳng phải như giấc ngủ con khỉ, tâu đại vương!
-Khi chánh niệm, tỉnh thức, kiên trú trong pháp, rõ ràng vị ấy đang còn thức mà!
-Tâu, thức, nhưng không như cái thức của phàm nhân là bị chi phối bởi mọi cái ồn ào, phức nhiễu ở xung quanh, nên không thể gọi là thức bình thường được.
-Nếu vị ấy không nhập vào Bhaganga, tức là còn đang ở giai đoạn thứ hai – nghĩa là ngủ chút chút như con khỉ - thì rõ là vị ấy sẽ chiêm bao!
-Tuy không nhập vào dòng Bhavanga nhưng vị ấy không mơ mơ màng màng, không nghỉ chút chút như con khỉ, vì ý thức đã yên lặng, tâm đã an lạc. Do vậy, vị ấy không có chiêm bao, tâu đại vương!
-Thế còn giai đoạn cuối cùng, các vị ấy ngủ ngon, ngủ sâu chứ?
-Dĩ nhiên rồi. Các ngài chánh niệm, tỉnh thức ở giai đoạn một; an lạc, vắng lặng ở giai đoạn hai nên đi vào giấc ngủ ở giai đoạn ba rất dễ dàng!
-Thế có khác giấc ngủ ngon của phàm nhân không?
-Không khác. Nhưng phàm nhân lâu lâu mới có được giấc ngủ ngon như thế, vì họ còn mộng mị,chiêm bao; còn các bậc thánh nhân bao giờ cũng ngủ ngon và không bao giờ còn chiêm bao nữa!
-Hay thật! Khi thức không phải thức, khi ngủ không phải ngủ, ở chỗ chiêm bao mà không phải chiêm bao; bao giờ cũng an lạc, vắng lặng, ngủ lúc nào cũng ngon – thì thật là hạnh phúc tuyệt vời trên cõi trần này, thưa đại đức!
-Chí phải.
[Kinh Mi tiên vấn đáp, tr.770-777][/justify]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 2 09/02/09 8:05

[center]Đức Thế Tôn có tâm đại bi hay không?[/center]

[justify]-Thưa Đại đức, Đức Thế Tôn hằng đem lại điều lợi ích cho chư thiên và nhân loại; Ngài có tâm đại bi, hằng tế độ cho chúng sinh, người, nam, nữ…. là điều chắc thật đấy chứ ạ?
-Quả đúng vậy.
-Đề-bà-đạt-đa chính do Đức Thế Tôn cho xuất gia?
-Phải rồi, Đề-bà-đạt-đa được Đức Thế Tôn cho xuất gia một lần cùng với năm vị khác trong hoàng tộc là Bhaddiya, Anuruddha, Ananda, Bhagu, Kimabila! Có thêm người thợ hớt tóc nữa là bảy Upali nữa là bảy người, tâu đại vương!
-Thưa đại đức, Đức Thế Tôn là bậc Toàn Giác, không có việc gì trên thế gian mà Ngai hướng tâm đến lại không biết; thế khi Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, Ngài có biết rằng sau này Đề-bà-đạt-đa âm mưu chia rẽ tăng chăng?
-Đức Thế Tôn có biết rõ như vậy, tâu đại vương!
-Trẫm có nghe rằng, trong pháp và luật của Đức Thế Tôn, là tỳ khưu ni, sa di hoặc sa di ni đều không thể cha rẽ Tăng được, chỉ có tỳ khưu mới chia rẽ Tăng được, có phải vậy chăng?
-Đúng vậy! Chỉ có tỳ khưu cùng cộng trú, cùng làm lễ phát lồ mới hội đủ điều kiện chia rẽ Tăng. Không khải là tỳ kheu không thể chia rẽ Tăng được. Đại vương hiểu rất chính xác.
-Người chia rẽ Tăng thì ác nghiệp, tội báo sẽ như thế nào thưa đại đức?
-Bị đọa địa ngục chịu thống khổ chừng một kiếp.
-Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia làm tỳ khưu, Đức Thế Tôn lại rõ biết sau này vị tỳ khưu ấy chia rẽ Tăng. Thế Đức Thế Tôn có biết là sau khi tạo ác nghiệp chia rẽ Tăng rồi, Đề-bà-đạt-đa sẽ bị đốt cháy trong địa ngục a-tỳ lâu chừng một kiếp chăng?
-Đức Thế Tôn càng biết rõ điều ấy.
-Thưa đại đức! Chính đại đức đã xác định rằng Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, xuất gia rồi ông ta sẽ chia rẽ Tăng, chia rẽ Tăng ông ấy tạo ác nghiệp chịu quả áo bị thiêu đốt ở địa ngục a tỳ lâu chừng một kiếp. Ở đây, vấn đề này sẽ nẩy sinh hai khía cạnh mà ngoại đạo sẽ đem ra dị luận, có hại cho Đức Thế Tôn. Thứ nhất, nếu Đức Thế Tôn chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra cho Đề-bà-đạt-đa trong tương lai thì rõ Đức Thế Tôn không phải là bậc Toàn Giác. Thứ hai, nếu Đức Thế Tôn biết rõ quả báo thống khổ mai sau của Đề-bà-đạt-đa thì Đức Thế Tôn tuy là bậc Toàn Giác nhưng Ngài lại thiếu tâm đại bi. Vậy cái gọi là Đức Phật có mặt ở đời hằng đem đến hạnh phúc và an vui cho chư thiên và loài người, là điều hoàn toàn cần phải xét lại! Xin đại đức hãy vì người học Phật trong mai hậu, dùng trí tuệ mà đem đèn sáng đặt vào bóng tối để xóa tan mọi nghi nan của trẫm thì trẫm tri ân lắm vậy!
-Đại vương, những nghi nan của đại vương là có cơ sở, tuy nhiên, vì Đức Thế Tôn là bậc Toàn Giác, ngài có sự thấy biết về quá khứ, vị lai là bất khả tư nghì. Ngài thấy biết rằng, nếu Đề-bà-đạt-đa mà sống đời tại gia thì y sẽ tạo ác nghiệp với khổ báo không thể nghĩ lường. Đề-bà-đạt-đa xuất gia, được gieo duyên với giáo pháp, được phước báo thanh tịnh hỗ trợ; nên khi bị trả quả chia rẽ Tăng, ông ta chỉ thọ quả báo địa ngục a tỳ chừng một kiếp, sau đó ông ta sẽ đắc quả Độc Giác Phật hiệu là Atthisara. Trái lại, nếu Đề-bà-đạt-đa không tu tỳ khưu thì ông ta sẽ bị thiêu, bị nấu từ địa ngục này sang địa ngục khác; hết khổ địa ngục, ông ta rơi vào hàng trăm kiếp ngạ quỷ, rồi làm a tu la, với thời gian không đếm được. Và do đó, được thiện báo thọ sanh làm người đã khó khăn huống hồ chứng quả Phật thánh. Đại vương nghĩ thế nào, vậy bậc Toàn Giác là bậc đại bi hay không phải đại bi?
-Quả đúng vậy, nếu sự thực như thế thì tâm đại bi của Đức Thế Tôn là bất khả tư nghì. Tuy nhiên, ngoại đạo cũng có cách nói của họ mà sự hữu lý xem ra ta chẳng nên xem thường….
-Đại vương cứ nói!
-Vâng, ngoại đạo sẽ châm biếm, mỉa mai rằng: “Ông Phật Cồ Đàm khéo thật! Ông đánh Đề-bà-đạt-đa sưng mày sưng mặt rồi ông kêu lại, dịu dàng đấm bóp, xoa dầu cho! Ổng xô Đề-bà-đạt-đa té sấp, té ngữa rồi đến dỗ dành, ẵm bồng ra chiều từ ái. Ổng giết Đề-bà-đạt-đa chết rồi cho tái sanh làm người mới! Ổng để cho Đề-bà-đạt-đa thọ khổ chán chê rồi sau đó mới cho hưởng hạnh phúc, an vui!” Đại đức sẽ trả lời thế nào về điều ấy?
-Dễ dàng thôi, tâu đại vương! Cứ lý ấy của ngoại đạo sẽ bị tác dụng ngược lại khi ta chỉ cần đặt cho họ vài câu hỏi.
-Vâng, trẫm đang chú tâm lắng nghe đây.
-Đại vương hãy hỏi họ rằng: Khi người mẹ dùng roi đánh đứa con một của mình, thì do bà ấy thương con hay ghét con?
-Thưa, người mẹ nào lại không thương con, nhất là đứa con một thì tình thương kia lại càng dạt dào, vô lượng. Sở dĩ bà phải đánh con là mong nó chừa bỏ một vài tật hư, tánh xấu nào đó; chỉ mong nó trở nên người lành, người tốt mà thôi!
-Tâm đại bi của Đức Thế Tôn đối với chúng sanh, đối với Đề-bà-đạt-đa cũng như người mẹ đối với đứa con một của mình đấy, tâu đại vương!
-Hay lắm! Đại đức hãy cho nghe thêm ví dụ nữa.
-Vâng, ví như đại vương là bậc minh quân của thiên hạ, trí bị gồm đủ; xử phạt, khen thưởng đều nghiêm minh, công bằng; tình lý đều cân phân, trọn vẹn. Bần tăng có nghe rằng, trong các khung hình phạt của đại vương đặt ra, có một tội ác được gọi là “tội nên cảnh cáo, tội nhằm để ngăn ngừa”, bần tăng không rõ lý do làm sao mà đại vương đặt ra khung hình phạt ấy?
-Thưa, đấy là phạt tội nhẹ để ngăn ngừa tội nặng, ví như cắt xẻ một cái ung nhỏ, thà đau đớn chút ít nhưng ngăn ngừa được cái bệnh chết người trong mai hậu!
-Cũng vậy là trường hợp Đức Phật cho phép Đề-bà-đạt-đa xuất gia, biết chia rẽ Tăng sẽ đọa địa ngục. Thà để cho Đề-bà-đạt-đa chịu khổ chút ít mà ngăn ngừa được khổ báo nặng nề nếu ông ta sống đời sống tại gia, tâu đại vương! Giới và định trong thời gian Đề-bà-đạt-đa xuất gia sẽ giúp cho ông ta sớm thoát khỏi khổ ách và sẽ thành Phật Độc Giác trong ngày vị lai.
-Đại đức còn ví dụ nào về điều ấy nữa không?
-Có chứ! Ví như một tội nhân thụ án phải bị chặt đầu. Khi ấy có một vị quan thân tín của đại vương, được đại vương sủng ái, tin cậy, thường được đại vương ban cho nhiều đặc ân; tỏ vẻ tội nghiệp cho tội nhân ấy, bèn xin đại vương tha cho tội xử trảm, chỉ chặt một tay của người ấy thôi. Tâu đại vương! Theo ý đại vương thì vị quan ấy có thiện tâm hay ác tâm? Có tội lỗi hay không có tội lỗi?
-Y là người tốt sao gọi rằng có tội được!
-Đức Thế Tôn cũng giống như vị quan ấy, vì không nỡ để Đề-bà-đạt-đa thọ khổ lâu dài, tội báo kinh khiếp nên Ngài tạo hoàn cảnh cho ông ta chỉ trả quả báo khổ đau chút ít. Vị quan là người tốt, có lòng từ thì Đức Thế Tôn quả là có tâm đại bi, tâu đại vương!
-Thật ra, ví dụ là để hiểu rõ thêm vấn đề thôi, chứ theo định luật nhân quả thì ai làm người ấy chịu, có phải thế không, đại đức?
-Đúng thế, tâu đại vương! Tuy nhiên, nhưng hỗ trợ duyên bên ngoài cũng tác động và quyết định cho nhân kia được thành quả hay không được thành quả; có quả lớn hoặc quả nhỏ, quả được tăng trưởng hay quả bị hủy hoại! Kẻ tội phạm kia theo lẽ bị chặt đầu nhưng do nghịch duyên, có vị quan can thiệp nên quả trổ bị nhẹ đi. Đề-bà-đạt-đa đáng lẽ ra phải bị tội báo nặng hơn, nhưng nhờ giới định một thời hỗ trợ; vào phút cuối cùng lại có tâm hướng thiện hồi đầu, niệm ân đức của Đức Phật, đặt đức tin nơi Đức Phật; do vậy, thiện quả sẽ trổ sanh trong ngày vị lai cũng không lạ lùng gì. Sự vận hành ấy đúng với định luật nhân, duyên và quả cả vậy. Đại vương có nghi ngờ gì nữa chăng? Và ngoại đạo còn có thể dùng lý lẽ gì để xuyên tạc nữa chăng?
-Về câu hỏi này thế là đã được giải đáp một cách trọn vẹn, thưa đại đức. Bọn ngoại đạo thật không còn kẻ hở nào để chúng thò lý luận của chúng vào đấy được nữa![/justify]
Kinh Mi Tiên vấn đáp, 338-344.
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 4 11/03/09 0:45

[center]ĐỜI SỐNG SA MÔN VÔ TRÚ, NHƯ NAI TRONG RỪNG, SAO LẠI XÂY CHÙA, TẠO THẤT LIÊU?[/center]

[justify]-Đại đức vừa nói là các bậc xuất gia sống đời vô trú, không nên có chỗ ở nhất định, không nên lưu luyến chỗ ở, nên sống nơi thanh vắng v.v… Đấy cũng là điều Đức Phật thường khuyên răn, giáo giới đến các bậc xuất gia, phải vậy chăng?
-Thưa vâng!
-Thế tạo sao ở chỗ khác, Đức Tôn Sư lại thuyết: “Các hàng thí chủ nên tạo chùa, thất liêu để cho Chư Tăng có chỗ ngụ cư an vui, dễ dàng, vì họ là những bậc đa văn, những bậc nâng đỡ Tam Tạng, những bậc làm cho giáo pháp được hưng thịnh, trường tồn…”
Đức đạo sư đã thuyết lưỡng nghĩa, hai lời, nếu chỗ trên đúng thì chỗ dưới sai, hoặc trái lại! Vậy biết đâu là lời giáo giới đúng đắn, chân chính của Đức Đạo Sư?
-Đức Thế Tôn chẳng bao giờ thuyết hai lời, lưỡng nghĩa, mâu thuẫn nhau đâu, tâu đại vương! Trong giáo hội của Đức Tôn Sư, Ngài cho phép Chư Tăng tùy duyên, tùy sở thích mà chọn chỗ ngụ cư cho mình; không nhất thiết là rừng, nghĩa địa, chùa hay thất liêu. Ngài chưa hề cấm Chư Tăng ở chùa, thất liêu hoặc khuyến khích nên sống ở rừng hay nghĩa địa. Vấn đề là sống sao để khỏi dính mắc, lưu luyến chỗ ở của mình; phải thường xuyên thay đổi từ chỗ này sang chỗ khác. Chính đời sống không dính mắc, không lưu luyến mới là phải lẽ cho Sa môn, nghiêm trang cho Sa môn, thích hợp với Sa môn, là cảnh giới của Sa môn, nên dành cho Sa môn, là nơi mong mỏi của Sa môn.
Tâu đại vương! Ví như loài hưu nai sống ở trong rừng, chúng tự do, thảnh thơi đi từ chỗ này sang chỗ khác, không nhất định ở một nơi nào cả, hoàn toàn theo ý muốn, sở thích của mình, chư tỳ kheo cũng nên sống đời vô trú như hưu nai vậy.
Tâu đại vương! Còn vấn đề xây dựng chỗ ở, tạo chùa chiền, am thất cho Chư Tăng mà Đức Phật thường tán thán là vì lợi ích cho giáo pháp, lợi ích cho hàng cư sĩ tại gia. Công đức, phước báo xây dựng cảnh già lam cho Chư Tăng có chỗ ngụ cư dễ dàng để tu học thật là vô biên vô lượng, là nhân sanh cảnh trời, cảnh người phú túc và sang cả. Ngoài ra, đó còn là nhân để thoát khỏi sanh, già, bệnh, chế, chứng quả Niết Bàn Vô sanh.
Lại nữa tâu đại vương! Nếu mà chư tỳ khưu đều sống ở rừng, nghĩa địa, nơi hoang sơn cùng cốc; ai cũng lìa xa nơi phố thị, làng mạc cả thì cận sự nam nữ hai hàng lấy đâu để nghe giáo pháp, để thọ trì quy giới, để cúng dường, bố thí, để tạo phước báu, để tăng trưởng tín, giới, văn, thí, tuệ cho mình?
Lại nữa tâu đại vương! Nếu không có chùa chiền, am thất thì vua chúa, các vị đại thần, thương gia, các giáo chủ bà la môn, những người có tâm cầu mong thấu hiểu giáo pháp sẽ biết tìm đến đâu để học hỏi, trao đổi, thảo luận? Những người muốn tu sẽ tìm đến nơi nào để tu? Và Chư Tăng làm sao để học hỏi giáo pháp, phổ biến giáo pháp, kế tục giáo pháp để lưu hậu, truyền thừa?
Đại vương! Dám mong đại vương giải đáp dùm cho những câu hỏi ấy của bần tăng!
-Vâng, trẫm không dám nữa đâu! Sở dĩ mà trẫm còn nghe được giáo pháp hôm nay là cũng nhờ có cảnh già lam mà cận sự nam nữ đã dày công kiến tạo!
-Cám ơn đại vương!
[Kinh Mi Tiên vấn đáp, 522-524][/justify]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: CÁC CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN GIỮA TỲ KHEO NAGASENA VÀ VUA MILINDA

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 4 01/04/09 12:37

[center]HOÀI NGHI VỀ SỰ THỤ THAI[/center]

[justify]-Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng: “Tất cả chúng sanh, ví dụ là người nữ, muốn thụ thai phải hội đủ ba yếu tố: cha mẹ giao hợp, đến kỳ bà mẹ có kinh nguyệt và chúng sanh đầu thai nương gá. Thiếu một trong ba yếu tố ấy thì không thể thụ thai.”
Có phải vậy chăng?
-Đúng vậy.
-Nếu thế thì trẫm nghi lắm. Cũng trong kinh, có kể trường hợp thụ sanh của đạo sĩ Singa nước tiểu của một đạo sĩ ẩn tu mà có thai rồi sinh ra. Trường hợp này thì có hai yếu tố sau, thiéu yếu tố đầu tiên, thế sao việc thụ thai vẫn xảy ra?
-Cha mẹ giao hợp là để xuất tinh, nhưng trường hợp con nai cái ăn có có dính tinh cũng kể vào yếu tố thứ nhất ấy, tâu đại vương!
-Thưa, nai ăn cỏ có dính tinh, tinh ấy vào dạ dày, tiêu hóa theo đường ruột thì đâu có liên hệ gì ở bộ phận cấu sanh của phôi thai? Điều ấy trẫm không hiểu!
-Bần tăng cũng không hiểu. Nhưng bần tăng nghĩ rằng đây là trường hợp cá biệt, có thể có một sự cấu tạo đặc biệt nào đó ở cơ thể của nai cái chăng? Điều ấy không phải là không thể xảy ra, tuy nhiên, có tinh, được kể là yếu tố thứ nhất, tâu đại vương!
-Tạm thời trẫm đồng ý như vậy. Và đấy có phải cũng tương tự như trường hợp thọ sanh của ngài Ca Diếp đồng tử (Kumàra kassapa)?
-Đúng vậy! Tỳ khưu Udàyi vì thấy dung sắc của một vị từ khưu ni, phát tâm luyến ái, thỏa thích làm cho tinh xuất ra, dính vào y cà sa. Tỳ khưu ni ấy lại lấy tinh nhét vào tử cung, nhét vào miệng vô cùng khoái lạc nên đã thụ thai, hạ sanh trẻ Kassapa mà sau này được tôn xưng là ngài Ca diếp đồng tử. Trường hợp ấy cũng xem như hội đủ ba yếu tố, tâu đại vương!
-Thế còn chuyện đạo sĩ Màtanga chỉ rờ rẫm nơi bụng một nữ bà la môn mà làm cho nữ bà la môn kia mang thai, sanh con, đặt tên là Mandabya thì sao?
-Trường hợp này cũng như trường hợp đạo sĩ Dukala sờ vào bụng nữ đạo sĩ Pàrikà mà thụ thai, sinh ra đức Sama không khác. Cả hai trường hợp trên đều hội đủ ba yếu tố, nhưng chúng ta phải hiểu là còn có thêm năng lực bên ngoài hỗ trợ nữa.
-Xin đại đức kể cho nghe trường hợp ấy.
-Vâng! Chuyện khá dài đấy, không rõ đại vương nghe có mệt chăng?
-Không sao, nghe giáo pháp vừa là “thức thực” vừa có hỷ lạc nữa đấy, thưa đại đức.
-Đạo sĩ Dukala và đạo sĩ Pàrikà vốn là hai vợ chồng nhưng họ tình nguyện rời bỏ ngũ dục vào rừng sâu kết cỏ làm nhà, xuất gia phạm hạnh. Họ ở mỗi người mỗi nơi riêng biệt, giữ giới luật nghiêm túc, tinh cần thiền định Vua trời Đế thích với thiên nhãn của mình, thấy đời sống tịnh tu của họ, ngài vô cùng ái mộ, sớm chiều thường hiện xuống cung kính hầu hạ. Hôm kia, Trời Đế thích quán xét biết rằng, trong tương lai của cả hai vị đạo sĩ tôn kính này sẽ bị mù lòa, do vậy việc kiếm tìm trái cây nuôi mạng vô cùng khó khăn. Với tâm bi mẫn và lòng từ vô lượng, trời Đế thích cung thỉnh hai vị đạo sĩ nên sinh một đứa con để làm chỗ nương tựa cho tuổi già mai hậu. Hai vị đạo sĩ kiên quyết giữ phạm hạnh không chịu phá giới. Lần thứ hai, trời Đế thích ân cần thưa thỉnh, tiết lộ hoàn cảnh tương lai khó khăn của hai người nếu không con thì hoàn cảnh sẽ khốn đốn. Hai vị đạo sĩ khăn khăn từ chối. Lần thứ ba, trời Đế thích đã mất công vô ích mà còn được hai vị đạo sĩ phân trần về chí nguyện của họ. Họ nói rằng: “Này bạn, không những bạn khuyên chúng tôi làm một việc không có ích mà còn tai họa đến phạm hạnh của chúng tôi nữa. Bạn biết không, cái gì đến thì nó cứ tự đến, chúng tôi không hề sợ hãi tránh né bao giờ, dù là tổn nguy đến sanh mạng. Lòng từ ái của bạn là rất tốt nhưng quả thật nó đã được đặt nhằm chỗ. Mặt trời, mặt trăng kia có thể rơi xuống, quả đất này có thể sụp đi, núi Tu di có thể tan vỡ như hạt bụi – nhưng phạm hạnh của chúng tôi thì chẳng ai có thể phá hủy được. Chúng tôi rất cảm ơn bạn, nhưng xin bạn hãy đi đi, ở đây không phải là nơi để bạn lui tới nói những lời trống không, phù phiếm như thế.” Biết không thể lay chuyển được ý nguyện sắt đá của hai vị đạo sĩ, trời Đế thích bèn hiện ra thân tướng trang nghiêm, chói sáng, uy nghi rồi thú thật mình chính là Đế thích Thiên vương. Hai vị đạo sĩ vô cùng kinh ngạc. Đế thích cũng chẳng dấu diếm làm gì nữa, nói rằng, ngài có khả năng biết chuyện quá khứ vị lai; biết rằng trong nay mai cả hai vị đạo sĩ sẽ bị mù cả hai mắt, thật không dễ gì kiếm thực vật nuôi mạng. Thiện chí của ngài hoàn toàn không phải vì mục đích phá hủy phạm hạnh của họ, chỉ mong họ có người để nương tựa lúc tuổi già mù lòa sức yếu mà thôi. Lời chí tình của Đế thích cũng không làm cho hai vị đạo sĩ động tâm. Cuối cùng, Đế thích phải năn nỉ, rằng chỉ cần đạo sĩ Dukala đặt tay lên bụng của nữ đạo sĩ Pàrikà vào kỳ kinh nguyệt – thì ngài có khả năng làm cho họ được sinh con! Thấy một vị thiên vương chí tôn mà phải hạ mình cầu khẩn chí tình như thế, đạo sĩ Dukala không nỡ chối từ nữa, nghĩ rằng chỉ cần đặt tay lên bụng, phạm hạnh dẫu có bị hoen ố nhưng chưa phải là hoàn toàn bị phá hủy, nên nhận lời…
Đức vua Mi-Lan-đà hỏi:
-Rồi sau đó, bồ tát Sàma của chúng ta giáng sinh ư?
-Thưa, chẳng phải đơn giản như thế. Được sự ưng thuận của hai vị đạo sĩ rồi, Đế thích trở lại thiên cung, dùng thiên nhãn quán xét xem thử vị trời nào có nhiều công đức ba-la-mật, nhiều trí tuệ mà tuổi thọ sắp mãn, có khả năng lai sanh bất cứ nơi nào... Chỉ gặp được một vị trời hội đủ nhiều yếu tố như thế, Đế thích lại một phen nữa lao đao vất vả đến mời thỉnh vị thiên tử ấy giáng phàm...
-Và đấy chính là đức Sàma!
-Phải rồi! Nhờ lúc ấy bồ tát Sàma biết tuổi thọ mình sắp mãn, đang quan sát trong bốn châu thiên hạ xem có chỗ nào nên hạ sanh. Đế thích trình bày hoàn cảnh của hai vị đạo sĩ mù nay mai trong rừng sâu, rồi thỉnh nguyện bồ tát thai sanh để bổ túc thêm Ba-la-mật của mình. Bồ tá Sàma nhận lời. Và sau khi hẹn ngày, nữ đạo sĩ Pàrikà có kinh nguyệt, đạo sĩ Dukala đưa tay lên sờ vào bụng, tức khắc bồ tát Sàma đầu thai cấu sanh. Như vậy thai sinh ấy vẫn hội đủ ba yếu tố, nhưng ở đây có năng lực hỗ trợ của trời Đế thích, tâu đại vương!
-Vậy trẫm đã hiểu rồi! Nếu không có năng lực thần kỳ của trời Đế thích thì làm sao mà giải thích cho kẻ phàm phu hiểu được. Nhưng ngoài nguyên nhân ấy còn có nguyên nhân nào về sự đầu thai của chúng sanh nữa chăng?
-Thưa, tất cả chỉ có bốn nguyên nhân, tâu đại vương! Ấy là nguyên nhân do sức tác động của nghiệp, do cách sanh và chỗ sanh khác nhau, do chủng loại, dòng họ khác nhau, và thứ tư là do được thỉnh mời.
-Thế nào là do sự tác động của nghiệp, thưa đại đức?
-Dĩ nhiên, nghiệp quyết định tất cả cảnh thú tái sanh trong sáu đường, nhưng ở đây chỉ muốn nói đến hạng chúng sanh có thiện căn, tích trữ nhiều phước báu; họ có khả năng đến chỗ nào y như ước muốn, y như quyết tâm mong mỏi, tâu đại vương! Ví dụ họi muốn hóa sanh lên các cõi trời, sanh vào dòng vua chúa uy quyền cao sang hay sanh vào các gia đình bà-la-môn danh vọng, giàu có v.v... đều có thể được, không trở ngại gì!
-Có thể dễ dàng như thế sao?
-Vâng, rất dễ dàng. Ví như có một người giàu nứt đố đổ vách, châu báu ngọc ngà, tài sản, kho đụn chẳng biết để đâu cho hết. Đại vương nghĩ thế nào, nếu người giàu có ấy muốn mua một xóm nhà lớn, xóm nhà nhỏ, muốn mua tôi trai hoặc tớ gái thì có dễ dàng thỏa nguyện chăng?
-Dĩ nhiên là được!
-Cũng như thế là người có nhiều công đức, phước báu, có nhiều thiện pháp; họ muốn sanh xứ chỗ nào, gia tộc nào đều dễ dàng như ước muốn, tâu đại vương1
-Cái gọi là cách sanh, chỗ sanh là như thế nào, thưa đại đức?
-Nguyên nhân này kỳ lạ lắm, tâu đại vương! Chỉ có bậc Toàn Giác mới thấy rõ, biết rõ. Ví như có chúng sanh được sanh ra từ bụng, từ âm xứ của người nữ, của giống cái; có chúng sanh – như chư thiên – thì hốt nhiên hóa sanh, kẻ thì từ vườn hoa, kẻ trong bảo điện, kẻ ở chỗ ngồi, kẻ thì ở xunh quanh hoặc từ phòng riêng của vị thiên tử v .v... Ví như con gà khi cấu sanh phải có sự hỗ trợ của gió. Ví như con cò, con vạc khi cấu sanh phải có sự hỗ trợ của sấm sét v.v... Thật là thiên hình vạn trạng, khó biết hết, khó thấy hết. Đại vương cứ thử tưởng tượng loài người sống trên mặt đất, màu da, sắc phục, hình tướng, cách trang điểm khác nhau, phong phú như thế nào thì chỗ sanh, cách sanh cũng phong phú và đa dạng như thế ấy.
-Thế chủng loại, dòng họ là thế nào, thưa ngài?
-Điều này thì đại vương biết rồi, đấy là nõan thai, thấp, hóa, tức là được sinh ra từ trứng, từ bào thai, chỗ ẩm thấp hoặc được sinh ra do hóa sanh mà sanh tức là tự hiện ra. Noãn sanh như gà, chim... Thai sanh như người và các loài thú bốn chân: hưu, nai, heo, bò... Thấp sanh như rệp, rận, quăn v.v... Hóa sanh như chư thiên các cõi trời.... Nếu chúng sanh ở chủng loại, dòng họ nào thì hành tướng, sanh nghiệp đều thuộc về chủng loại, dòng họ ấy. Ví dụ thuộc loài từ trứng sanh thì phải có nghiệp, có tướng tương đồng. Các chủng loại, dòng họ khác nhau cũng y như thế đó, tâu đại vương!
-Cuối cùng là do thỉnh mời, như trườn hợp bồ tát Sàma của chúng ta. Nhưng trẫm không rõ trường hợp nào được thỉnh mời, có điều kiện nào cho việc thỉnh mời ấy thành tựu? Và cuối cùng là lợi ích thù thắng của nó ra sao?
-Câu hỏi này rất hay, tâu đại vương! Trường hợp được thỉnh mời phải đầy đủ ba điều kiện mới thực sự thành tựu và thực sự đem đến lợi ích lớn. Thứ nhất là người thỉnh mời phải có nhiều oai lực, nhiều phước báu, nhiều tâm từ. Thứ hai, người được thỉnh mời phải là vì thiên tử đầy đủ công đức ba-la-mật, nhiều trí tuệ và có nguyện lực tái sanh độ thế. Thứ ba là gia tộc được lựa chọn để đầu thai phải có giới đức thanh tịnh, đức tin tròn đủ, đã tu tạo nhiều thiện pháp. Nếu thiếu một trong ba điều kiện ấy thì việc thỉnh mời sẽ bất thành, tâu đại vương!
-Đại đức có ví dụ cụ thể nào chăng?
-Thưa có, tâu đại vương. Ví như có một người làm ruộng giỏi giang, biết chăm chuyên cần mẫn, lựa hạt giống tốt, gieo vào thửa ruộng tốt, phân nước đầy đủ; đến khi gặt hái thì năng suất lúa sẽ bội thu, có phải thế không, thưa đại vương?
-Đúng vậy.
-Người làm ruộng được ví như trời Đế thích, hạt giống tốt ví như bồ tát Sàma của chúng ta và thửa ruộng tốt được ví như đạo sĩ Dukala và nữ đạo sĩ Pàrika. Đầy đủ các điều kiện tốt ấy thì có lợi ích cho chư thiên và nhân loại không, thưa đại vương?
-Dĩ nhiên là quá nhiều phước lành do duyên kết hợp ấy.
-Phước lành do sự kết hợp ấy quả là hy hữu, tâu đại vương! Từ xưa đến nay, trời Đế thích chỉ thỉnh mời có bốn người, đấy là đức vua Kusa, đức vua Mahàpahànàda, bồ tát Suvanna Sàma trong câu chuyện vừa rồi và bồ tát Vessantara là kiếp áp chót của Phật Thích Ca mà thôi!
Đức vua Mi-lan-đà vô cùng hoan hỷ, bèn tán thán:
-Thật là thù thắng làm sao là sự giải đáp tận tình, cặn kẽ của đại đức! Trẫm rất lấy làm thỏa thích và vui sướng vậy.
Kinh Mi Tiên vấn đáp, tr.356-365[/justify]
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách