Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

Gửi bàigửi bởi huynhquanchi » Thứ 4 30/07/08 15:58

Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

[justify]Đại Tạng Kinh là một di sản văn hoá Phật giáo và cũng là di sản văn hoá của nhân loại. Ở đó chứa đựng một số lượng đồ sộ các văn bản Kinh, Luật, Luận và rất nhiều tài liệu về lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, phong tục phương Đông.
Ngày xưa những công việc có liên quan đến thỉnh, cung nghinh, an vị, phiên dịch Đại Tạng là những công việc khó khăn, hệ trọng đến văn hoá của triều đình và gắn liền với những nghi lễ long trọng.
Đại Tạng giống như một tàng thư khổng lồ, trãi qua bao nhiêu lần biên chép, kết tập, nay đã có số lượng ít có bộ sách nào lớn hơn. Để thỉnh được Đại Tạng đã khó, việc đọc, hiểu, và thực hành tinh hoa của Đại Tạng để đem lại hạnh phúc càng khó hơn.

Tuy vậy, ngày nay việc tải về, cài đặt, khởi động bộ Đại Tạng dưới dạng sách điện tử, thư viện điện tử trên máy tính của mình là việc không quá khó.

1. Chuẩn bị:

- Yêu cầu máy: chỉ cần máy cấu hình thấp Pentium II, 400 GHz, Ram 128 Mb, đĩa cứng 40 GB là đủ. Nếu máy chưa kết nối Internet thì cần USB 512 Mb là được.
- Cài đặt phần mềm: Intrenet dowload manage (hoặc tương đương) (mua hoặc tải miễn phí). Việc cài đặt cũng chỉ cần kiến thức tin học cơ bản là đủ.

2. Tìm Đại Tạng trên mạng:

Vào google.com, đánh chữ: “ha tai tai lieu nghien cuu phat giao”-> tìm được bài: “Hạ tải tài liệu nghiên cứu Phật giáo”.
Bài này có chứa đường dẫn để tải Đại Tạng Kinh (nhiều dạng thức), chứa font chữ cần thiết, trong đó cũng hướng dẫn cách tải và nhiều tài nguyên khác có liên quan.

3. Cài font chữ:

Trong bài “Hạ tải tài liệu…” nói trên, tìm và nhắp chuột vào font “Arian unicode MS” -> tải, giải nén ta được font “Arialluni.TTF”.
Copy font này và dán vào Control Panel\font.

4. Tải Đại Tạng Kinh về máy :
Trong bài “Hạ tải tài liệu…”, ta nhắp chuột vào cụm từ: “Đại Chánh Tân Tu và Tục Tạng Kinh”. Internet dowload manage sẽ tự động tải “chanhta
ntudaitang_2.rar”
về thư mục:
My Documants\dowload\commpress\chanhta
ntudaitang_2.rar.
Từ đây máy đã có Đại Tạng Kinh dưới dạng nén (bằng WINRAR)

5. Cài đặt:

Copy “chanhtantudaitang_2.rar” vào ổ E:\ (chẳng hạn).
-Giải nén tại chỗ, ta có thư mục “Tripitaka”.
-Nhắp chuột vào thư mục này, vào thư mục Setup.exe.
-Nhắp chuột vào thư mục Setup.exe, máy sẽ xuất hiện bảng:
“CB Reader 2007 Setup: Installation Folder

Destination Folder

:\Cbeta\”

- Ở chữ “Browe” (đường dẫn) ta chọn E:\ (chẳn hạn)
và đánh chữ “data” kế bên, thành E:\data.
- Máy sẽ tự động xuất hiện: C:\Cbeta\data.
- Máy sẽ tự động chạy, chờ khá lâu đến khi xuất hiện “Finish” (OK).
6. Trở ra màn hình nền:
-Nhắp chuột vào biểu tượng “CB Reader 2007”
- Nếu hiện dòng chữ: “Corretion of apperent erorr”, gõ OK.
Như vậy, ta đã đến với Đại Tạng Kinh (gồm “Đại Chánh Tân Tu” và “Tục Tạng Kinh”.

7. Thử tìm đường vào “Đại Tạng Kinh”:

Từ Giao diện Đại Tạng:
- Nhìn chung, bên phải chứa “Menu” (chữ Anh).
- Bên trái chứa nội dung kinh văn (chữ Hán).
- Mặc định: “Tripitaka catalo” (Mục lục Đại Tạng).
- Nhắp chuột vào từng bộ kinh, quyển kinh, mục lục… (Bên trái) sẽ xuất hiện nội dung kinh văn tương ứng (bên phải). Ở bên trái, nội dung kinh văn chữ Hán, có thể cho phép copy- dán vào phần mềm phiên âm “Tự điển Hán Việt” để phiên âm hoặc dán vào từ điển trực tuyến “Việt Hán Nôm”, chọn chức năng hỗ trợ phiên âm để phiên âm)
- Trên Menu: tìm văn bản kinh điển:
“Text search” -> “Go to” -> “by volum”/ “by Sutra”
Taisho: (Bộ Đại Chánh..) / Xuzong: (Bộ Tục T ạng…)


Ví dụ đánh số 1 vào Taisho, ta được bộ kinh:…
Đánh số 1 vào Xuzong ta được bộ:… (nhưng ở bộ Tục Tạng kinh sẽ không phải các số đều có thể cho kết quả”.

(Ta có thể tải “Mục lục Đại Tạng Kinh” từ mạng để tham khảo, chọn vào copy tựa kinh cần tìm vào chỗ “tìm kiếm” trong Đại Tạng để tìm.

- Ở Menu, nhắp chuột vào External, ta sẽ được “Đinh Phúc Bảo đại tự điển, “Nam Sơn luật học từ điển” có sẵn”, còn lại các tự điển và liên kết ngoài khác tuy c ó ghi sẵn nhưng phải kết nối Internet.
Như vậy là ta có thể sở hữu Đại Tạng Kinh và những thao tác cơ bản thử khởi động Đại Tạng. Mọi thứ còn lại tuỳ vào trình độ ngoại ngữ, ý chí, sự nhiệt tình ở mỗi người.

KHAI THÁC CHỨC NĂNG CỦA “MỤC LỤC HÁN TẠNG”

1. Một trang mục lục Hán Tạng:

( http://www.daitangvietnam.com/taisho_index.htm)

MỤC LỤC CBETA HÁN TẠNG

Xin đọc như sau: Tập Số, Bộ, Bộ Số, Số quyển, Tên Kinh, [Dịch Giả]
2459
01,阿含部,0001 , 22,長阿含經 ,【後秦 佛陀耶舍共竺佛念譯】

01, A hàm bộ ,0001 , 22, trường a hàm kinh , [ hậu tần phật đà da xá cộng trúc phật niệm dịch ]

01,阿含部,0002 , 1,七佛經 ,【宋 法天譯】

01, A hàm bộ ,0002 , 1, thất phật kinh , [ tống pháp thiên dịch ]

01,阿含部,0003 , 2,毘婆尸佛經 ,【宋 法天譯】

01, A hàm bộ ,0003 , 2, tỳ bà thi phật kinh , [ tống pháp thiên dịch ]

01,阿含部,0004 , 1,七佛父母姓字經 ,【失譯】

01, A hàm bộ ,0004 , 1, thất phật phụ mẫu tánh tự kinh , [ thất dịch ]

01,阿含部,0005 , 2,佛般泥洹經 ,【西晉 白法祖譯】

01, A hàm bộ ,0005 , 2, phật bát nê hoàn kinh , [ tây tấn bạch pháp tổ dịch ]
..........

2. Ý nghĩa của Mục Lục Hán Tạng

Mục lục là công cụ quan trọng để tìm hiểu Đại Tạng, nhằm thấy được công đức của chư Phật chư Tổ và có cảm giác ngưỡng mộ về “bốn muôn tám ngàn pháp môn”.

Ưu thế của Mục Lục là có chữ Hán, có chữ Việt, được xếp theo bộ, theo tập rất trật tự tương ứng với Đại Tạng kinh.

Sau khi tải “Mục lục Hán Tạng” về máy, mở ra.

Trước hết ta có thể tìm hiểu trong nội bộ Mục Lục:

- Nhắp chuột vào “Edit” phía trên, vào “Find” trong bảng xổ xuống.

- Đánh chữ Việt (Unicode) vào ô trống, nhắp chuột vào “Find next”-> ta tìm được tên chữ Hán của tác phẩm và số bộ, tập tương ứng.

-Copy tên chữ Hán này, khởi động Đại tạng Kinh đã cài đặt, dán vào ô trống phía trên bên phải của Đại Tạng, (Enter). Ta tìm được nguyên tác, có thể copy dán vào Word.

Ví dụ 1:

Tương tự trên, tìm (Find) “Pháp Bảo Đàn”. (Find next), ta có tên chữ Hán của Tác phẩm.

Copy 3 chữ Hán “Pháp Bảo Đàn” này, khởi động Đại Tạng, dán vào ô trống (Ok), ta sẽ có nguyên tác chữ Hán của kinh.

Ví dụ 2:

Tìm “ngữ lục”: Đánh chữ “ngữ Lục” (Việt- Unicode) vào Edit\find.

Nhắp chuôt vào (Find next)-> tìm được tên tác phẩm “ngữ lục” đầu tiên.

Tiếp tục nhắp chuột vào “Find next”, mỗi lần như thế ta tìm được tên một tác phẩm “ngữ lục” trong Đại Tạng.

Cứ thế đến khi xuất hiện dấu hiệu hoàn tất.
Sau đó chọn tên tác phẩm cần thiết, dán vào Đại Tạng, tìm nguyên tác.

Ví dụ 3:

Trường hợp không cần cài đặt Đại Tạng ở máy.

Ta vào Edit\find, đánh tên cần tìm vào, Find next, tìm được tên tác phẩm.

Copy chữ Hán của tác phẩm, dán vào google.com. vn hoặc google.com.au để tìm.

Nếu vào google.com.au ta có thể đọc phần lớn nội dung qua bản dịch tự động tiếng Anh.

Thông thường, máy mặc định trang chủ google.com.vn, nếu muốn sử dụng google.com.au ta có thể đánh địa chỉ này vào google.com.vn để tìm.

Tìm được văn bản ta vào trang này để sử dụng tạm thời để dịch thuật.

Tóm lại, tải Mục Lục Hán Tạng về máy là cần thiết và sử dụng nó sẽ mang đến nhiều thuận lợi và bổ ích.

Tìm hiểu về Đại Tạng là góp phần lưu giữ truyền thống và có thể xem như góp một chút lòng biết ơn vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Đại Tạng Việt Nam từ bao thế hệ cho đến đã và đang từng bước hoàn thiện.

Những tác phẩm Ngữ Lục
Từ Mục Lục Đại Tạng

Trong "Mục Lục Đại Tạng", thử tìm những tác phẩm "Ngữ Lục":

Dùng phương thức tìm kiếm (ở Phụ lục 1):

Edit\Find\ngữ lục ->Find next sẽ cho kết quả tìm được như sau:

47,諸宗部,1985 , 1,鎮州臨濟慧照禪師語錄 ,【唐 慧然集】

47, Chư tông bộ ,1985 , 1, trấn châu lâm tể tuệ chiếu thiện sư ngữ lục , [ đường tuệ nhiên tập ]

47,諸宗部,1986A, 1,筠州洞山悟本禪師語錄 ,【日本 慧印校】

47, Chư tông bộ ,1986A, 1, quân châu đỗng san ngộ bổn thiện sư ngữ lục , [ nhật bổn tuệ ấn giáo ]

47,諸宗部,1986B, 1,瑞州洞山良价禪師語錄 ,【明 語風圓信.郭凝之編】

47, Chư tông bộ ,1986B, 1, thọy châu đỗng san lương giới thiện sư ngữ lục , [ minh ngữ phong viên tín ? quách ngưng chi biên ]

47,諸宗部,1987A, 1,撫州曹山元證禪師語錄 ,【日本 慧印校】

47, Chư tông bộ ,1987A, 1, phủ châu tào san nguyên chứng thiện sư ngữ lục , [ nhật bổn tuệ ấn giáo ]

47,諸宗部,1987B, 2,撫州曹山本寂禪師語錄 ,【日本 玄契編】

47, Chư tông bộ ,1987B, 2, phủ châu tào san bổn tịch thiện sư ngữ lục , [ nhật bổn huyền khế biên ]

47,諸宗部,1989 , 1,潭州溈山靈祐禪師語錄 ,【明 語風圓信.郭凝之編】

47, Chư tông bộ ,1989 , 1, đàm châu ? san linh hữu thiện sư ngữ lục , [ minh ngữ phong viên tín ? quách ngưng chi biên ]

47,諸宗部,1990 , 1,袁州仰山慧寂禪師語錄 ,【明 語風圓信.郭凝之編】

47,諸宗部,1991 , 1,金陵清涼院文益禪師語錄 ,【明 語風圓信.郭凝之編】


47, Chư tông bộ ,1991 , 1, kim lăng thanh lương viện văn ích thiện sư ngữ lục , [ minh ngữ phong viên tín ? quách ngưng chi biên ]

47,諸宗部,1992 , 3,汾陽無德禪師語錄 ,【宋 楚圓集】

47, Chư tông bộ ,1992 , 3, phần dương vô đức thiện sư ngữ lục , [ tống sở viên tập ]

47,諸宗部,1993 , 1,黃龍慧南禪師語錄 ,【宋 惠泉集】

47, Chư tông bộ ,1993 , 1, hoàng tuệ nam thiện sư ngữ lục , [ tống huệ tuyền tập ]

47,諸宗部,1994A, 1,楊岐方會和尚語錄 ,【宋 仁勇等編】

47, Chư tông bộ ,1994A, 1, dương kì phương hội hòa thượng ngữ lục , [ tống nhân dũng đẳng biên ]

47,諸宗部,1995 , 3,法演禪師語錄 ,【宋 才良等編】

47, Chư tông bộ ,1995 , 3, pháp diễn thiện sư ngữ lục , [ tống tài lương đẳng biên ]

47,諸宗部,1996 , 6,明覺禪師語錄 ,【宋 惟蓋竺編】

47, Chư tông bộ ,1996 , 6, minh giác thiện sư ngữ lục , [ tống duy cái trúc biên ]

47,諸宗部,1997 , 20,圓悟佛果禪師語錄 ,【宋 紹隆等編】

47, Chư tông bộ ,1997 , 20, viên ngộ phật quả thiện sư ngữ lục , [ tống thiệu long đẳng biên ]

47,諸宗部,1998A, 30,大慧普覺禪師語錄 ,【宋 蘊聞編】

47, Chư tông bộ ,1998A, 30, đại tuệ phổ giác thiện sư ngữ lục , [ tống uẩn văn biên ]

47,諸宗部,1999 , 1,密菴和尚語錄 ,【宋 崇岳.了悟等編】

47, Chư tông bộ ,1999 , 1, mật am hòa thượng ngữ lục , [ tống sùng nhạc ? liễu ngộ đẳng biên ]

47,諸宗部,2000 , 10,虛堂和尚語錄 ,【宋 妙源編】

47, Chư tông bộ ,2000 , 10, hư đường hòa thượng ngữ lục , [ tống diệu nguyên biên ]

48,諸宗部,2002A, 2,如淨和尚語錄 ,【宋 文素編】

48, Chư tông bộ ,2002A, 2, như tịnh hòa thượng ngữ lục , [ tống văn tố biên ]

48,諸宗部,2002B, 1,天童山景德寺如淨禪師續語錄 ,【宋 義遠編】

48, Chư tông bộ ,2002B, 1, thiên đồng san cảnh đức tự như tịnh thiện sư tục ngữ lục , [ tống nghĩa viễn biên ].[/justify]
RANDOM_AVATAR
huynhquanchi
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 30/07/08 15:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

Gửi bàigửi bởi huynhquanchi » Thứ 5 13/11/08 13:19

Các Bộ:
Càn Long Đại Tạng Kinh (乾 隆 大 藏 經)
Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍 新 纂 續 藏 經)
Vĩnh Lạc Bắc Tạng (永 樂 北 藏)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大 正 新 脩 大 藏 經)
Có thể tải tại địa chỉ:
(http://dharmasound.net/?type=files&p...nese_Tripitaka)
(dang: .PDF, có thể chuyển đổi sang Word)

Có thể tải "Đại Tạng Kinh" (Pali) tại địa chỉ:
http://www.metta.lk/tipitaka/
(tải font và hướng dẫn -giải nén tại đĩa chỉ này)
"Đại Tạng Kinh" (Sanskrit) tại: http://www.uwest.edu/UWest/sanskritweb/index.html.
RANDOM_AVATAR
huynhquanchi
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 30/07/08 15:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

http://www.cbeta.org/

Gửi bàigửi bởi huynhquanchi » Thứ 6 14/11/08 19:09

Đại tạng Kinh có thể được tải từ trang: http://www.cbeta.org/

Bạn vào trang này, nhắp chuột vào chữ 下載 (hạ tải) (dòng thứ 3 cột bên trái của trang) tức là ta ở trang:

http://www.cbeta.org/download/cbreader.htm).

Từ đây, nhìn xuống dưới ta có các dạng CBReader.

Bạn hãy nhắp chuột tải CBReader về máy và cài đặt như trên.

Nếu dùng Word 2003 thì font Arial unicode MS có sẵn.

Tải font Pali (Sidam) và font Sanskrit (Grandhari Unicode): nhìn xuống phía dưới - bên phải trang, tải và cài vào máy.

Các dạng Tự điển, sách... phía dưới - bên phải trang.
RANDOM_AVATAR
huynhquanchi
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 30/07/08 15:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Phụ lục: Một số hình ảnh quá trình cài đặt

Gửi bàigửi bởi huynhquanchi » Thứ 3 18/11/08 16:27

Cài đặt Đại Tạng Kinh - Một số hình ảnh minh họa:

Hình ảnh

[center]H.1. Bước 1[/center]

Hình ảnh

[center]H.2. Bước 2[/center]

Hình ảnh

H.3. Bước 3

Hình ảnh

H.4. Kết quả (Giao diện Đại Tạng)
RANDOM_AVATAR
huynhquanchi
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 30/07/08 15:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

Gửi bàigửi bởi huynhquanchi » Thứ 5 27/11/08 23:58

"Đại Chánh Tân tu" và "Càn Long đại tạng kinh" (bản điện tử )

Đại Chánh Tân tu":

Dưới triều Ðại Chánh (1912 - 1926) ở Nhật Bản, hai bác sĩ Nhật là ông Cao Nẫm Thuận Thứ Lang và Ðộ Biên Hải Húc đã phát đại nguyện xuất bản Ðại Tạng kinh bằng cách gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức, có hệ thống tất cả bản kinh đã có được thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, đặt tên là Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng kinh, ấn bản đầu tiên vào năm 1921 Tây lịch, dưới triều Ðại Chánh Nhật Bản.

Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ...Trong số 2.920 bộ (11.970 quyển) này chia làm hai loại: Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ tổng cọng 6.256 quyển mà trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Ðộ. Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển.

Đến nay, hội CBETA đã hoàn thành một Đại Tạng điện tử gồm có 56 tập/100 tập Đại Chánh (Tập 1-55 và 85 của Đại Chánh Đại Tạng) (còn thiếu) và 88 Tập Tục Tạng (Tập 1-88) (Bản chúng ta đang sử dụng là bản này).

"Càn Long đại tạng kinh":

Kiền Long Đại Tạng Kinh (aka Long Tạng), được soạn dưới đời nhà Thanh, niên hiệu Ung Chánh 13 (Thế Tông, năm 1735) đến Càn Long 3 (Cao Tông, năm 1738), gồm 1669 bộ kinh; chia các bộ kinh theo Đại Thừa và Tiểu Thừa giúp sự nghiên cứu được dễ dàng.

(bản điện tử "Càn Long đại tạng kinh" đã hoàn tất), có thể tải (dạng pdf) tại:

http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/qianlong.htm
hoặc:

http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/kami.htm#16

(sưu tầm)
RANDOM_AVATAR
huynhquanchi
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 4 30/07/08 15:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đại Tạng Kinh- thử tải, cài đặt và khởi động

Gửi bàigửi bởi rungtruc » Thứ 2 05/07/10 13:42

Cách khác (đầy đủ hơn):

Bạn có thể xem và tải trực tuyến (có cả phiên âm Hán -Việt) của Đại Tạng kinh ("Đại Chánh tân tu" và "Tục Tạng kinh"):

*"Đại Chánh Tân Tu" (gồm nguyên tác chữ Hán và phiên âm Hán Việt) tại:

http://tinyurl.com/daichanhtantu

*"Tục tạng kinh ("Tạng Chữ Vạn") (gồm cả nguyên tác và phiên âm Hán -Việt):

http://tinyurl.com/tuctangkinh

Sau khi tải về, bạn dùng Winrar giải nén.
Nhắp chuột phải -> open with ->Mirosoft Office Word-> OK
RANDOM_AVATAR
rungtruc
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 7 22/05/10 14:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron