Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 6 11/01/08 16:52

Đề tài : Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc- Xưa và nay
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
HVCH Châu Á học (2007-2010)
Nhờ mọi người góp ý cho đề tài của em thể hiện qua sơ đồ sau:
Tập tin đính kèm
CN bá quyền TQ.doc
(30.5 KiB) Đã tải về 1330 lần
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 6 11/01/08 17:07

Chào Nhung,mình đã đọc tên đề tài của Nhung, đây là một đề tài khá nhạy cảm và cũng rất hay.
Mình có một ý kiến nhỏ chúng ta thử thảo luận nhé:
Ở cấp độ 2, mình nghĩ bạn chỉ nên nêu ra 2 vấn đề đó là "Chủ nghĩa gia trưởng" và "những hình thức biểu hiện khác" của văn hoá chính trị truyền thống.
Chúc bạn thành công
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 6 11/01/08 17:48

Bạn ơi,
Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn Lưu Tuấn Anh. Nhưng mà chẳng sao , tuỳ ý thích mỗi người mà. Chỉ nhắc nhỏ một chút là Thầy có chỉ cách đính tài liệu trực tiếp vào diễn đàn không cần qua file đính kèm rồi , bạn đọc kỹ cách Thầy dạy rồi làm nhé. Chúc thành công.
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Chủ nhật 13/01/08 20:11

Cám ơn hai bạn Tuấn Anh và xixon đã góp ý cho bài của mình. Mình cũng đang cố gắng làm theo hướng dẫn của thầy Thêm. Hôm nay mình bổ sung phần đề cương sơ bộ và đưa ra định nghĩa của CN bá quyền để làm rõ hơn đề tài của mình. Mong mọi người góp ý thêm.
*Đề cương sơ bộ:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
Chương I: CN bá quyền-một nội dung của văn hoá chính trị
I. Khái niệm văn hoá chính trị
II. Nội dung của văn hoá chính trị
1/Văn hoá chính trị truyền thống
1.1.CN gia trưởng-->CN bá quyền
1.2.Những biểu hiện khác
2/Văn hoá chính trị hiện đại
2.1.Dân chủ-tự do
2.2.Dân chủ-vô sản
Chương II: CN bá quyền ở TQ
I. CN bá quyền ở TQ-Xưa
1/Xâm chiếm lãnh thổ
2/Đồng hoá văn hoá
II. CN bá quyền ở TQ-Nay
1/Về kinh tế
2/Về chính trị
3/Về quân sự
III. So sánh CN bá quyền ở TQ với một số nước khác
Kết luận
Tài liệu tham khảo
*Định nghĩa CN bá quyền
CN bá quyền là chính sách tăng cường và mở rộng quyền lực kinh tế, chính trị ra các nước khác ngoài lãnh thổ của mình bằng áp lực kinh tế, ngoại giao, bằng đe doạ hay hành động quân sự nhằm áp đặt đường lối chính trị, kinh tế hay quân sự cho nước khác.
Sơ đồ của định nghĩa này như sau:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi Nha Khanh » Chủ nhật 13/01/08 22:52

Chào Nhung,
Nhung ơi mình xin được góp ý xíu xiu thôi.
- Toàn bộ nội dung ở Chương 1 gồm: Khái niệm văn hoá chính trị và nội dung của văn hoá chính trị (văn hoá chính trị truyền thống và văn hoá chính trị hiện đại) nên chuyển tất cả lên Phần mở đầu. Như vậy Phần mở đầu sẽ mở ra thêm 1 mục nữa là "Một số khái niệm (định nghĩa) liên quan đến đề tài".
- Nội dung Chương 1 khi đó có thể là: Tổng quan
1.1 Sơ lược về Trung Quốc
1.2 Chủ nghĩa bá quyền ở Phương Đông (nói chung)
Có vậy thui à. Đây chỉ là góp ý chủ quan của mình để mong Nhung có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành tốt đề tài của Nhung nha!
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa

Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!

(Xuân Diệu)
Hình đại diện của thành viên
Nha Khanh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 10/01/08 23:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 17/01/08 14:43

Cám ơn Nhã Khanh đã gợi ý cho mình ! Từ sự gợi ý của bạn làm mình cảm thấy rằng phần đề cương sơ bộ chưa được ổn. Hôm nay mình đưa lên phần đề cương mới. Mong mọi người góp ý thêm !
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
Chương I: Văn hoá chính trị & Văn hoá chính trị PĐ
I. Văn hoá chính trị - Những vấn đề chung:
1/Khái niệm
2/Thuộc tính
3/Chức năng
4/Biểu hiện
II. Văn hoá chính trị PĐ-Truyền thống & Hiện đại:
1/Truyền thống: 5 ND
2/Hiện đại: 2 ND
Chương II: Văn hoá chính trị & CN bá quyền ở TQ
I. Văn hoá chính trị TQ:
1/thể hiện đầy đủ nội dung của văn hoá chính trị PĐ
2/Cơ sở hình thành
II. CN bá quyền TQ:
1/ Là nét riêng của văn hoá chính trị truyền thống TQ
2/Cơ sở hình thành: xuất phát từ CN gia trưởng
Chương III: Biểu hiện của CN bá quyền ở TQ
I. Xưa:
1/Xâm chiếm lãnh thổ
2/Đồng hoá văn hoá
II. Nay:
1/Về kinh tế
2/Về chính trị
3/Về quân sự
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Đề cương lần này khác nhiều so với lần trước, mình thấy đề cương lần trước của mình mắc vào một khuyết điểm (mà nhiều người cũng mắc phải ) là toàn bộ nội dung của đề tài chủ yếu tập trung vào chương II, nên lần này mình tách ra thành 2 chương: 1 là để giới thiệu về CN bá quyền ở TQ (nằm trong văn hoá chính trị TQ), 2 là nói đến biểu hiện của CN bá quyền ở TQ theo thời gian (Xưa & Nay). Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 4 23/01/08 16:12

*Bài tập định nghĩa: Định nghĩa cụm từ "chủ nghĩa bá quyền" trong tên đề tài
1. Tìm những định nghĩa hiện có:
-Bách khoa toàn thư online (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.v ... W4=&page=1
Chủ nghĩa bá quyền là quan điểm, chính sách của một nước có ưu thế về quân sự, chính trị, kinh tế... dùng sức mạnh của mình để khuất phục các dân tộc hay quốc gia khác bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau (can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép, xâm lược...). Một số nước lấy CNBQ làm cơ sở cho chính sách đối ngoại đã tiến hành nhiều cuộc can thiệp hay xâm lược vũ trang và thực tế đã thực hiện được bá quyền ở một số nước, gây nên tình hình căng thẳng và một số cuộc chiến tranh hạn chế sau Chiến tranh thế giới II.
-Đại từ điển Tiếng Việt, GS.TS Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hoá thông tin 1998, tr.389
Chủ nghĩa bá quyền là chính sách tăng cường và mở rộng quyền lực kinh tế, chính trị ra các nước khác ngoài lãnh thổ của mình bằng áp lực kinh tế, ngoại giao, bằng đe doạ hay hành động quân sự nhằm áp đặt đường lối chính trị, kinh tế hay quân sự cho nước khác.
-Từ điển Tiếng Việt, GS. Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng 2006, tr.174
Chủ nghĩa bá quyền là chính sách của một nước mở rộng thế lực đến các nước khác nhằm áp đặt đường lối chính trị, kinh tế, quân sự của mình.
2. Phân tích định nghĩa:
+Định nghĩa của Bách khoa toàn thư:
-Về hình thức: định nghĩa có 2 câu nên không đáp ứng được yêu cầu ngắn gọn của một định nghĩa.
-Về nội dung: đáp ứng được các yêu cầu về nội dung, tuy vậy định nghĩa này còn dài dòng, vòng quanh .
+Định nghĩa của GS.TS Nguyễn Như Ý:
-Về hình thức: định nghĩa bằng một câu nhưng vẫn chưa được ngắn gọn lắm.
-Về nội dung: đáp ứng được các yêu cầu về nội dung. Tuy ngắn gọn hơn định nghĩa trên nhưng vẫn vòng quanh, có nhiều từ lặp lại trong câu định nghĩa.
+Định nghĩa của GS. Hoàng Phê:
-Về hình thức: định nghĩa ngắn gọn bằng một câu.
-Về nội dung: đáp ứng được các yêu cầu về nội dung, không dài dòng, không vòng quanh.
3. Đánh giá các định nghĩa:
+Định nghĩa của Bách khoa toàn thư:định nghĩa này tương đối dễ hiễu nhưng không sử dụng được vì không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức.
+Định nghĩa của GS.TS Nguyễn Như Ý:định nghĩa này cũng hoàn toàn có thể hiểu được nhưng vì nội dung còn trùng lặp, chưa hoàn hảo nên không sử dụng đến.
+Định nghĩa của GS. Hoàng Phê:xét cả về 2 mặt hình th ức và nội dung (đều thảo mãn các yêu cầu )thì có thể sử dụng được định nghĩa này.
--> Qua phân tích và đánh giá các định nghĩa thì định nghĩa của Hoàng Phê đều đáp ứng được yêu cầu về hình thức và nội dung của một định nghĩa nên xin được sử dụng định nghĩa này để làm rõ khái niệm "chủ nghĩa bá quyền" trong đề tài.
* Sơ đồ phân tích cấu trúc của định nghĩa này như sau:
Hình ảnh
* Sơ đồ thuật giải về cách chọn định nghĩa "chủ nghĩa bá quyền":
Hình ảnh
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 24/01/08 14:25

*Bài tập so sánh: So sánh giữa chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa gia trưởng, đây là hai khái niệm có liên quan đến nhau trong đề tài của mình, nên mình đưa lên đây để mọi người tham khảo, góp phần làm rõ hơn khái niệm "chủ nghĩa bá quyền".
Hình ảnh
*Bài tập định nghĩa : hôm qua mình có gửi sơ đồ phân tích cấu trúc của định nghĩa "chủ nghĩa bá quyền" theo từ điển của Hoàng Phê, nhưng không hiểu sao hôm nay mở lên lại không thấy nữa (chắc bị trục trặc về font chữ), nên xin được gửi lại sơ đồ này.
Chủ nghĩa bá quyền là chính sách của một nước mở rộng thế lực đến các nước khác nhằm áp đặt đường lối chính trị, kinh tế, quân sự của mình.
Hình ảnh
* Bài tập phân tích cấu trúc tên đề tài: vì lần đầu tiên chưa biết tải hình lên diễn đàn nên mình đã gửi sơ đồ phân tích cấu trúc tên đề tài bằng file đính kèm, hôm nay cũng xin được gửi lại sơ đồ này. Mong mọi người thông cảm vì sự lộn xộn này.
Tên đề tài : Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc - Xưa và nay
Hình ảnh
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc-Xưa và nay

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 27/03/08 11:06

Thưa thầy Thêm ! Em có ý định làm về Chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc xưa và nay nhưng trong quá trình làm thì thấy đây là một đề tài tương đối rộng và gặp khó khăn khi tìm tài liệu cho vấn đề chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc biểu hiện trong thời kì hiện đại. Do đó em mạn phép xin được đổi tên đề tài một chút, ở phạm vi hẹp hơn, đó là: CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM - TỪ LỊCH SỬ ĐẾN HIỆN TẠI. Hôm nay em xin đưa lại phần bài tập phân tích tên đề tài và đề cương chi tiết cho đề tài mới này. Các bài tập định nghĩa, bài tập so sánh, bài tập thuật giải vẫn giữ như cũ.
*Sơ đồ phân tích tên đề tài:
Hình ảnh
*Đề cương chi tiết:
Mở đầu
1) Lí do chọn đề tài:
“Chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc ở Việt Nam – Từ lịch sử đến hiện tại” là một đề tài không mới. Nhiều sách đã đề cập đến vấn đề này, đặc biệt khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm phạm vùng biên giới nước ta năm 1979, một loạt sách về chủ đề này đã được xuất bản nhằm lên án, phê phán chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc của giới cầm quyền Trung Quốc bấy giờ. Nhưng ở đây, người viết xuất phát từ một khía cạnh mới hơn, thời sự hơn để khai thác vấn đề này. Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa ở Việt Nam trong thời gian gần đây, người viết có nhận được một câu trả lời rằng: việc Trung Quốc liên tục “dòm ngó” đến quần đảo Trường Sa ở Việt Nam, ngoài những lợi ích về kinh tế thì nó còn là thể hiện mưu đồ bá quyền, bành trướng mà từ xa xưa giới cầm quyền Trung Quốc đã luôn muốn thể hiện đối với Việt Nam. Vốn là sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học của khoa Đông Phương, người viết cũng đã nghe đến, biết đến chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc nhưng chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu bao giờ. Do đó, người viết quyết định chọn đề tài này làm đề tài tiểu luận.
2) Mục đích nghiên cứu:
Người viết muốn đi sâu tìm hiểu một vấn đề mà người viết đã được biết đến, nghe đến nhưng chưa có dịp nghiên cứu bao giờ.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu:
• Chủ thể: chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
• Không gian: ở Việt Nam
• Thời gian: từ lịch sử đến hiện tại
4) Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Người viết chủ yếu sử dụng phương phân tích-tổng hợp để nghiên cứu đề tài này.

Chương I: Văn hóa chính trị truyền thống phương Đông và Trung Quốc

I.Văn hóa chính trị truyền thống phương Đông:

1. Khái niệm văn hóa chính trị:
-Nhà chính trị học G.Almond nhận xét: “Văn hóa chính trị là một dạng đặc biệt của định hướng chính trị, phản ánh đặc thù của hệ thống chính trị”.
-GS.TS. nhân học chính trị Toh Goda nhìn nhận: “Văn hóa chính trị là một hệ thống hoàn chỉnh các tổ chức, giá trị, diễn ngôn, hành vi và hệ thống tín ngưỡng quyền lực”.
-Trong chính trị học- Từ điển Bách khoa của Nga có viết: “Văn hóa chính trị là kinh nghiệm lịch sử, kí ức cộng đồng xã hội và nhóm người trong lĩnh vực chính trị, là phong tục tập quán, thói quen và các xu hướng ảnh hưởng đến hành vi cá nhân, nhóm cá nhân trong hoạt động chính trị”.
Như vậy, nói đến văn hóa chính trị là nói đến văn hóa chính trị truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại của cộng đồng xã hội và nhóm người trong lĩnh vực chính trị và ảnh hưởng của nó trong hoạt động chính trị. Ở phương Đông, các thành tố của văn hóa chính trị trở thành các nguyên tắc đạo đức-luân lí và tiêu chuẩn pháp lí xã hội, biểu hiện qua các luật tục, các nguyên tắc quan hệ chính trị của xã hội, qua các phương thức sản xuất vật chất, các hình thái tổ chức nhà nước và các cách thức, biện pháp, phương pháp quản lí xã hội của các cộng đồng cư dân.

2. Nội dung của văn hóa chính trị truyền thống phương Đông:
-Chủ nghĩa sùng bái cá nhân, nhà nước, vương quyền.
-Chủ nghĩa gia trưởng, gia đình trị.
-Mối quan hệ bạn bè, đồng chí
-Mối quan hệ bầu chủ-người phụ thuộc.

II.Văn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc:
Mang đầy đủ những nội dung của văn hóa chính trị truyền thống phương Đông nhưng cũng có những nét riêng do đặc điểm riêng biệt của đất nước Trung Quốc.

1. Nội dung:
-Sùng bái cá nhân, nhà nước, uy quyền.
-Chủ nghĩa độc đoán cá nhân, chủ nghĩa gia trưởng, gia đình trịCN bá quyền
- Mối quan hệ bầu chủ-người phụ thuộc.
-Mối quan hệ bạn bè.
-Tính cộng đồng rất chặt.
2. Cơ sở hình thành:

-Điều kiện địa lí tự nhiên.
-Tôn giáo: Nho giáo

Chương II: Chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc và ảnh hưởng ở Việt Nam

I. Nguồn gốc và biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc:

1. Nguồn gốc:
Khi nói về nguồn gốc cũng như bản chất của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, chúng ta không thể không nói tới những nguồn gốc sâu xa có tính lịch sử, nằm trong văn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc qua các đời. Trong đó, truyền thống độc tài, chuyên chế, và nhất là truyền thống tư tưởng đại dân tộc, coi “Trung Quốc là trung tâm của thế giới”, muốn thôn tính, khống chế các nước khác, bắt họ phụ thuộc theo kiểu “chư hầu” với “thiên tử”… được đề cao. Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Trung Quốc còn kế thừa tư tưởng cho Trung Quốc là trung tâm, dân tộc Trung Quốc là ưu việt, Trung Quốc phải đứng đầu thiên hạ. Đó là tư tưởng bành trướng, thôn tính các tộc khác, ít nhất cũng là áp đặt bá quyền tinh thần lên các tộc khác. Đó còn là tư tưởng thần thánh hóa cá nhân người thủ lĩnh dân tộc (tức hoàng đế) coi là tượng trưng cho dân tộc, mà danh dự và quyền uy là bất khả xâm phạm
2. Biểu hiện:

- Di dân lấn đất, quấy rối biên cương
- Lôi kéo, chia rẽ các nước, mượn tay nước này đánh nước khác

II .Việt Nam trong quá trình bành trướng bá quyền của Trung Quốc
1. Thời kì Tần- Hán:
2. Thời kì Đường:
3. Thời kì Tống-Nguyên-Minh-Thanh:
4. Thời kì hiện đại:

Chương III: Chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc biểu hiện ở Việt Nam – Từ lịch sử đến hiện tại

I. Quá trình đồng hóa:
1. Từng bước truyền bá phong tục, tập quán và những quy phạm về đạo đức phong kiến Trung Quốc vào xã hội nước ta:
2. Lợi dụng Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo
:
II. Quá trình gây chiến tranh xâm lược:
-Hai lần quân Tống cất quân xâm lược VN
-Ba lần quân Nguyên-Mông đem quân sang đánh VN
-Cuộc kháng chiến chống Minh-Thanh
-Chiến tranh biên giới 1979

III.Quá trình bành trướng trên biển:
1. Hải chiến Hoàng Sa 1974
2. Quá trình “dòm ngó” Trường Sa

Kết luận
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách