CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi tklt » Thứ 7 12/01/08 8:36

Cho mình góp đề cương vô để cùng học tập với các bạn.
I-Trả lời các câu hỏi về việc lựa chọn đề tài:
1-Ca Huế là lĩnh vực đã có nhiều người nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn tài liệu mà bản thân đã tham khảo, chưa có tài liệu nào nhìn trọn vẹn Ca Huế từ góc nhìn văn hóa.
2-Đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về Ca Huế, tìm hiểu Ca Huế trong các mối quan hệ của nó như:
Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận lại Ca Huế trong tổng thể văn hóa, nhằm góp phần đánh giá đúng giá trị của Ca Huế. Các chi tiết trong đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng trong giao lưu văn hóa, phát triển du lịch. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các công trình liên quan.
3-Đây là một đề tài thú vị
4-Tài liệu tham khảo về Ca Huế có thể được thu thập từ các nguồn như sau:
-Sách báo từ các thư viện như: Thư viện Tổng hợp TP HCM, Thư viện KHXH, thư viện của đại học KHXH và NV, thư viện Nhạc viện TP HCM.
-Các link tham khảo về Ca Huế trên mạng internet
-Các băng đĩa sưu tầm và tự thu về Ca Huế tại TP HCM và tại Huế
-Thu thập ý kiến các nghệ nhân Ca Huế và các nhà nghiên cứu về ca Huế
5-Điều kiện thời gian và điều kiện vật chất:
-Thời gian: bản thân đã tiến hành thu thập tư liệu sách báo và băng đĩa một phần từ khi làm đề tài cao học.
-Điều kiện vậy chất: đề tài chỉ tập trung về Ca Huế nên nơi thu thập tư liệu điền dã chỉ cần gom gọn tại TP HCM và Huế. Đây là thuận lợi cho bản thân vì nơi sinh sống chính là TP HCM và quê quán là Huế.
6-Năng lực:
-Bản thân là giảng viên về lịch sử âm nhạc Việt nam
-Đã từng nghiên cứu một phần về Ca Huế khi làm luận văn cao học
-Đã dự hội thảo quốc tế về âm nhạc Huế
-Đang tham dự các học phần Văn hóa học bậc cao học tại Đại học KHXH và NV
7-Giáo sư hướng dẫn:
-Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Trần Thế Bảo: Ông là nhạc sĩ sáng tác và là nhà lý luận âm nhạc đã từng nghiên cứu về lòng bản trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông đã tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian.

II-Sơ đồ phân tích đề tài:
Hình ảnh

Sau đây là đề cương của mình (file đính kèm) nhưng đang type ở VNI vì mình chưa có thời gian đánh lại. Xin lỗi các bạn. Mình sẽ type lại ở unicode và post lên lại. Chỗ khiếm khuyết của mình là ít có thì giờ đi sưu tầm sách báo. Xin các bạn giúp đỡ cho. Có chỗ nào có tư liệu liên quan đến đề tài này thì xin các bạn chỉ giùm. Và đề cương hình như cũng chưa ổn lắm, :-)
Tập tin đính kèm
de cuong Ca Hue.doc
(64 KiB) Đã tải về 1321 lần
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi tklt » Chủ nhật 13/01/08 13:42

Đề tài: Ca Huế từ góc nhìn văn hoá
NCS: Trần Kiều Lại Thuỷ
Đây là sơ đồ và đề cương nghiên cứu sửa lại của minh. Phần mở đầu hơi có đầu tư hơn, còn phần nội dung chính chỉ mới phát thảo. Nhờ các bạn góp ý giùm nhe.

Hình ảnh

Đề cương nghiên cứu:
CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
A-PHẦN MỞ ĐẦU

1-Lý do chọn đề tài:
-Ca Huế là một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống tiêu biểu của Việt nam.
-Ca Huế là một trong các thể loại âm nhạc cung đình triều nhà Nguyễn.
-Ca Huế là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Việt nam
-Nó là thể loại âm nhạc cung đình còn được nhân dân bảo tồn và phát triển tốt cho đến ngày nay.
-Ca Huế là loại hình nghệ thuật thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm.
-Ca Huế là một trong những loại hình nghệ thuật đặc thù của Việt nam có sự độc đáo bởi những điểm riêng và sự dễ dàng hòa nhập bởi những điểm chung với văn hóa nghệ thuật Đông Á và Đông Nam Á.
-Cần có cái nhìn đa chiều và đầy đủ để thấu hiểu, bảo tồn và phát triển Ca Huế trong điều kiện tốt nhất.
2-Mục đích nghiên cứu:
-Tìm hiểu các mối quan hệ giữa con người, môi trường và tác phẩm Ca Huế.
3-Lịch sử vấn đề:
Ca Huế là lĩnh vực đã có nhiều người nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong các tài liệu bản thân đã sưu tầm được cho đến nay, vấn đề Ca Huế chỉ là một phần trong tài liệu (“Huế” của Lê Văn Hảo và Trịnh Cao Tưởng, “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn” của Hà Sâm (bài đăng trên “Bulletin” Thông báo khoa học số 9, tháng 5 đến tháng 8/2003), “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn” của Trần Kiều Lại Thủy….) hoặc là phần chính của tài liệu (“Tìm hiểu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên của Văn Thanh”) nhưng chủ yếu chỉ trình bày các đặc điểm âm nhạc thuần tuý. Trong giới hạn tài liệu mà bản thân tham khảo, chưa có tài liệu nào nhìn trọn vẹn Ca Huế từ góc nhìn văn hóa.
4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng: Ca Huế
-Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu Ca Huế nhìn từ không gian, thời gian và con người; các mối quan hệ giữa con người, môi trường và tác phẩm
5-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về Ca Huế, tìm hiểu Ca Huế trong các mối quan hệ của nó
Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận lại Ca Huế trong tổng thể văn hóa, nhằm góp phần đánh giá đúng giá trị của Ca Huế. Các chi tiết trong đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng trong giao lưu văn hóa, phát triển du lịch. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các công trình liên quan.
-Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc nghien cứu, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của dân tộc đến bạn bè trên thế giới là công việc quan trọng để tự khẳng định mình và phát triển giao lưu văn hóa thế giới.
6-Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
*Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu chính là kết hợp giữa phương pháp thực chứng và phương pháp cấu trúc.
*Tài liệu tham khảo về Ca Huế có thể được thu thập từ các nguồn như sau:
-Sách báo từ các thư viện như: Thư viện Tổng hợp TP HCM, Thư viện KHXH, thư viện của đại học KHXH và NV, thư viện Nhạc viện TP HCM.
-Các link tham khảo về Ca Huế trên mạng internet
-Các băng đĩa sưu tầm và tự thu về Ca Huế tại TP HCM và tại Huế
-Thu thập ý kiến các nghệ nhân Ca Huế và các nhà nghiên cứu về ca Huế
7-Bố cục của luận văn: gồm bốn chương:
-Cơ sở lý luận
-Ca Huế nhìn trong không gian và thời gian
-Ca Huế nhìn từ con người
-Các mối quan hệ giữa con người – môi trường và tác phẩm

B-NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
I-Khái niệm về thề loại Ca Huế:
II-Khái niệm văn hóa và nhìn Ca Huế từ góc nhìn Văn hóa:

Chương II: CA HUẾ NHÌN TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
I-Ca Huế nhìn từ không gian:
II-Ca Huế nhìn từ thời gian:

Chương III: CA HUẾ NHÌN TỪ CON NGƯỜI
I-Thành phần người trong Ca Huế:
II-Nhận thức của con người - chủ thể sáng tạo ra Ca Huế:

Chương IV: CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÁC PHẨM
I-Quan hệ giữa con người với con người:
II-Quan hệ giữa con người với môi trường:
III-Quan hệ giữa con người với tác phẩm:
IV-Quan hệ giao lưu âm nhạc trong Ca Huế:

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

KHAI NIEM CA HUE

Gửi bàigửi bởi tklt » Thứ 7 26/01/08 20:01

Đây là bài tập định nghĩa của mình. Nhờ mọi người xem và góp ý giùm nhé.
Sau đây là một số định nghĩa và khái niệm về Ca Huế:
-Ca Huế: Lối hát gồm một số ca khúc dựa vào ngữ điệu địa phương Quảng Trị - Thừa Thiên, có nhạc tính rõ nét và phong cách trữ tình.(Hoàng Phê (chủ biên), 2005: Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, trang 96)
-Ca Huế: Lối hát dựa trên làn điệu dân ca của vùng Thừa Thiên - Huế (Nguyễn Như Ý (chủ biên), 1999: Đại từ điển tiếng việt, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, trang 219)
-Gs. Trần Văn Khê xếp Ca Huế vào loại Quan nhạc để phân biệt với Tục nhạc. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_Hu%E1%BA%BF )
- Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc, theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Ðiệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng, Ðiệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. (http://www.cinet.gov.vn/sacmau/cahue/cahue.htm: Ca Huế – Sự hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình và dân gian - Cinet Tổng hợp (Nguồn: Netcodo, Website Quê Hương))
-Vậy cũng có thể gọi Ca Huế là một lối hát Ả đào của người Huế, một lối chơi của các ông hoàng bà chúa… (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_Hu%E1%BA%BF)
- Vốn là nguồn gốc là nhạc cung đình, tới Huế, nguồn nhạc này dời xa môi trường diễn xướng quen thuộc bước ra không gian dân dã. Ca Huế hình thành trên cơ sở âm điệu tiếng nói địa phương, thường được trình bày trên dòng sông Hương nước trong xanh, chảy lững lờ giữa vệt bóng cây in trên dòng nước lấp loáng ánh trăng khi mờ khi tỏ, cùng với tiếng chuông chùa vang vọng, dìu dặt thinh không, hoặc được trình diễn dưới những mái nhà trầm lặng giữa vườn cây xanh mát mà cô tịch. Thành ra, ca Huế đưa người ta vào cảm giác bồi hồi khó tả. (http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/Vanhoa ... 000101.HTM).

Trên đây có 2 định nghĩa Ca Huế của từ điển và 4 khái niệm về Ca Huế trích từ các bài viết được đăng tải trên internet. Nhìn chung, 2 định nghĩa từ điển đều quá ngắn gọn và chung chung, chưa khoanh vùng, chỉ ra được sự khu biệt giữa Ca Huế và các thể loại dân ca khác của vùng Quảng Trị - Thừa Thiên.
Từ khái niệm ngắn gọn của Gs. Trần Văn Khê đăng trên trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_Hu%E1%BA%BF, chúng ta chỉ biết được phong cách “Quan” của Ca Huế. Khái niệm Ca Huế trên trang web http://www.cinet.gov.vn/sacmau/cahue/cahue.htm: Ca Huế – Sự hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình và dân gian - Cinet Tổng hợp (Nguồn: Netcodo, Website Quê Hương) thì hơi quá đi vào chi tiết, đồng thời chưa đủ để chỉ ra nét đặc trưng của Ca Huế.
Từ khái niệm Ca Huế trên trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_Hu%E1%BA%BF chúng ta biết được Ca Huế là một thể loại âm nhạc thính phòng sang trọng của chốn cung đình. Đoạn nói về Ca Huế trên trang web http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/Vanhoa ... 000101.HTM giống với một đoạn miêu tả hơn là một định nghĩa hay một khái niệm.

Từ những định nghĩa, khái niệm trên và vốn kiến thức của bản thân, xin đưa ra một khái niệm tương đối về Ca Huế như sau: Ca Huế là thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống Việt nam, mang nét tao nhã, trữ tình, kết hợp giữa âm nhạc cung đình Huế và âm nhạc dân gian vùng Quảng Trị - Thừa Thiên.
Khái niệm này chỉ ra đặc trưng của Ca Huế là:
-Âm nhạc thính phòng truyền thống
-Tao nhã, trữ tình
-Kết hợp nhạc cung đình Huế và nhạc dân gian Quảng Trị - Thừa Thiên
Sơ đồ khái niệm như sau:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi tklt » Thứ 2 28/01/08 14:12

NCS: Trần Kiều Lại Thuỷ
Bài tập thuật giải về việc tìm mối giao lưu văn hoá Chăm - Việt trong Ca Huế

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi tklt » Thứ 4 26/03/08 7:48

CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
(Đề cương chi tiết)
PHẦN MỞ ĐẦU
1-Lý do chọn đề tài:
-Ca Huế là một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống tiêu biểu của Việt nam.
-Ca Huế là một trong các thể loại âm nhạc cung đình triều nhà Nguyễn.
-Ca Huế là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Việt nam
-Nó là thể loại âm nhạc cung đình còn được nhân dân bảo tồn và phát triển tốt cho đến ngày nay.
-Ca Huế là loại hình nghệ thuật thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm.
-Ca Huế là một trong những loại hình nghệ thuật đặc thù của Việt nam có sự độc đáo bởi những điểm riêng và sự dễ dàng hòa nhập bởi những điểm chung với văn hóa nghệ thuật Đông Á và Đông Nam Á.
-Cần có cái nhìn đa chiều và đầy đủ để thấu hiểu, bảo tồn và phát triển Ca Huế trong điều kiện tốt nhất.
2-Mục đích nghiên cứu:
-Tìm hiểu các mối quan hệ giữa con người, môi trường và tác phẩm Ca Huế.
3-Lịch sử vấn đề:
Ca Huế là lĩnh vực đã có nhiều người nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong các tài liệu bản thân đã sưu tầm được cho đến nay, vấn đề Ca Huế chỉ là một phần trong tài liệu (“Huế” của Lê Văn Hảo và Trịnh Cao Tưởng, “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn” của Hà Sâm (bài đăng trên “Bulletin” Thông báo khoa học số 9, tháng 5 đến tháng 8/2003), “Âm nhạc cung đình triều Nguyễn” của Trần Kiều Lại Thủy….) hoặc là phần chính của tài liệu (“Tìm hiểu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên của Văn Thanh”) nhưng chủ yếu chỉ trình bày các đặc điểm âm nhạc thuần tuý. Trong giới hạn tài liệu mà bản thân tham khảo, chưa có tài liệu nào nhìn trọn vẹn Ca Huế từ góc nhìn văn hóa.
4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng: Ca Huế
-Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu Ca Huế nhìn từ không gian, thời gian và con người; các mối quan hệ giữa con người, môi trường và tác phẩm
5-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về Ca Huế, tìm hiểu Ca Huế trong các mối quan hệ của nó
Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận lại Ca Huế trong tổng thể văn hóa, nhằm góp phần đánh giá đúng giá trị của Ca Huế. Các chi tiết trong đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng trong giao lưu văn hóa, phát triển du lịch. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các công trình liên quan.
-Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc nghien cứu, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của dân tộc đến bạn bè trên thế giới là công việc quan trọng để tự khẳng định mình và phát triển giao lưu văn hóa thế giới.
6-Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
*Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu chính là kết hợp giữa phương pháp thực chứng và phương pháp cấu trúc.
*Tài liệu tham khảo về Ca Huế có thể được thu thập từ các nguồn như sau:
-Sách báo từ các thư viện như: Thư viện Tổng hợp TP HCM, Thư viện KHXH, thư viện của đại học KHXH và NV, thư viện Nhạc viện TP HCM.
-Các link tham khảo về Ca Huế trên mạng internet
-Các băng đĩa sưu tầm và tự thu về Ca Huế tại TP HCM và tại Huế
-Thu thập ý kiến các nghệ nhân Ca Huế và các nhà nghiên cứu về ca Huế
7-Bố cục của luận văn: gồm bốn chương:
-Cơ sở lý luận
-Ca Huế nhìn trong không gian và thời gian
-Ca Huế nhìn từ con người
-Các mối quan hệ giữa con người – môi trường và tác phẩm

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ
I-KHÁI NIỆM VỀ THỂ LOẠI CA HUẾ
1-Khái niệm âm nhạc thính phòng
2-Khái niệm âm nhạc thính phòng truyền thống Việt nam
3-Khái niệm Ca Huế
4-Đặc điểm thang âm điệu thức
-Hơi Bắc
-Hơi Ai
-Hơi Dựng
5-Đặc điểm nhóm nhạc cụ
-Song tấu
-Tam tấu
-Ngũ tuyệt
6-Bài bản Ca Huế
-Bài bản hơi Bắc
-Bài bản hơi Ai
-Bài bản hơi Dựng
7-Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ca Huế
-Xuất xứ
-Giai đoạn khởi đầu
-Thời hoàng kim
-Giai đọan suy tàn
-Ca Huế ngày nay
II-KHÁI NIỆM VĂN HÓA VÀ NHÌN CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1-Khái niệm văn hóa và văn hóa học
2-Nhìn Ca Huế từ góc nhìn văn hóa
CHƯƠNG II: CA HUẾ NHÌN TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
I-CA HUẾ NHÌN TỪ KHÔNG GIAN
1-Khái niệm
-Không gian
-Không gian bên trong
-Không gian bên ngoài
-Không gian của Ca Huế: không gian địa lý, không gian văn hóa, không gian trong nghệ thuật Ca Huế
2-Không gian địa lý của Huế
-Không gian địa lý Huế
-Không gian địa lý các vùng lân cận
3-Không gian văn hóa Huế
-Không gian văn hóa các vùng có liên quan văn hóa Huế trong tiến trình lịch sử
-Tại Huế
-Tại những nơi có người Huế sinh sống và giữ gìn truyền thống văn hóa Huế
4-Không gian trong nghệ thuật Ca Huế
-Bố trí bên trong của không gian biểu diễn Ca Huế
-Nơi diễn Ca Huế: trong và ngoài Huế; trong cung đình, trên sông, trong thính phòng, câu lạc bộ…
-Không gian trong nội dung bài Ca Huế
II-CA HUẾ NHÌN TỪ THỜI GIAN
1-Khái niệm
-Thời gian
-Thời điểm
-Thời lượng
-Thời gian trong Ca Huế
2-Thời gian của một bài Ca Huế
-Thời lượng của một bài Ca Huế: bài ca ngắn, dài, tốc độ nhanh, chậm…
-Nhịp phách - Trường độ: những chỗ ngắt câu, kéo dài, thời điểm gõ phách…
-Thời gian lịch sử trong nội dung bài Ca Huế
3-Thời gian của một buổi Ca Huế
-Thời điểm thường có tổ chức biểu diễn Ca Huế trong năm
-Thời điểm diễn Ca Huế trong ngày
-Thời lượng của một buổi Ca Huế
-Thứ tự bài bản trong một buổi Ca Huế
CHƯƠNG III: CA HUẾ NHÌN TỪ CON NGƯỜI
I-THÀNH PHẦN NGƯỜI TRONG CA HUẾ
1-Người sáng tác
2-Người diễn xướng và diễn tấu
3-Người thưởng thức
II-NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI - CHỦ THỂ SÁNG TẠO RA CA HUẾ
1-Các luồng tư tưởng ảnh hưởng đến con người trong Ca Huế
2-Nhận thức về xã hội
3-Nhận thức về bản thân
CHƯƠNG IV: CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÁC PHẨM
I-QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI
1-Giữa người sáng tác và người diễn
2-Giữa người diễn và người thưởng thức
3-Giữa người thưởng thức và người sáng tác

II-QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
1-Giữa người sáng tác và môi trường
2-Giữa người diễn và môi trường
3-Giữa người thưởng thức và môi trường

III-QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TÁC PHẨM
1-Giữa tác giả và tác phẩm
2-Giữa người diễn và tác phẩm
3-Giữa người thưởng thức và tác phẩm

IV-QUAN HỆ GIAO LƯU ÂM NHẠC TRONG CA HUẾ
1-Giao lưu giữa âm nhạc cung đình và dân gian
2-Giao lưu với âm nhạc các vùng miền khác
3-Giao lưu với âm nhạc dân tộc Chăm
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi transang » Thứ 3 22/07/08 9:36

theo toi, ban can sưu tầm thêm nhieu tài lieu ve ca Huê, địa chi mà ban nen den đó là Phân viện nghiên cưu van hoa thông tin tai Huế, Trung tam bao ton di tich co do Huê, hoc vien am nhac Hue, Trươngcao dang vhnghe thuạt Hue, so Van hoa thong tin TT Hue, Trung tam quan lý và bieu diẽn ca Hue, mọt só nghe nhan, tác giả viet loi mới... đến những dịa chi này ban se dươc gop ý rat tot cho de tai cua ban.
Ban nen lưu ý, hien nay ca Hue là loại hình van hoá phi vạt the phuc vu cho khách du lich.
ban can lam ro khái niẹm ca Hue và ca Hue tren song Hương- mọt su biên tưóng của ca Hue hien nay,boi trong mot chương trinh bieu diên ca Hue tren song Hương, hay o cac khách san ngưòi ta thương đan xen các điệu lý, hò và cả tân nhạc nũa, bởi nhièu ly do khác nhau, ví dụ: Các dien vien trẻ rất khó khăn (thậm chí có nhièu người hát khong nỏi) khi hát những bài ca Huế cổ nhu bài Tứ Đại, Nam Ai... và người nghe (khán giả) đa phầnn khong phai la ngươi Hue nen họ cũng khong hieu nhièu vè cuộc sóng của người xứ Huê.... từ một số nguyên nhân đó buôc ban tổ chuc phải đan xen nhiều thể loại vào chương trình Ca Huê trên song Hương... Đây là vấn đề đau đầu nhất khi đưa ra ý kiến bảo tồn ca Huế theo chiùe hưóng nào?
RANDOM_AVATAR
transang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 15/07/08 15:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi tklt » Thứ 6 15/08/08 10:27

Chân thành cám ơn góp ý của bạn transang. Mình đã đến vài chỗ trong số những nơi bạn nêu như: Trung tâm di tích cố đô Huế, Học viện âm nhạc Huế, Trường văn hoá nghệ thuật Huế và nhà hát Ca kịch Huê. Mình sẽ lần lượt đi đến các nơi khác mà bạn đã chỉ dẫn. Khi thu thập được những kiến thức mới, mình sẽ lên mạng tham gia bài tiếp và xin sự góp ý của các bạn tiếp tục :D. Thân mến
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách