Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ: Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok)

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 07/06/09 21:28
gửi bởi jimmy_1989
Qua dàn ý chi tiết này, em định viết một bài hoàn chỉnh về Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ: Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok) em mong quí thầy cô, các anh chị và các bạn cho em ý kiến về dàn ý này với nhé!
Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ: Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra GS,TS. Trần Văn Bích.
2. Văn hóa người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long_ NXB Văn hóa dân tộc
3. Cơ sở văn hóa Việt Nam _ GS,TSKH. Trần Ngọc Thêm.
4. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam- Ngô Đức Thịnh( 2003). TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Tài liệu internet
http://suckhoedoisong.vn/20081023165354 ... -trang.htm
http://www.vnchannel.net/news/van-hoa/2 ... 46209.html
http://www.dulichtutuc.com/diendan/showthread.php?t=521
http://vietnamtour.com.vn/tin-tuc/su-ki ... -1994.html
http://songcuulong.net/index.php?mod=ne ... 1402&locid
http://images.google.com.vn/imgres?imgu ... AO/blog/31.
MỤC LỤC
I. Dẫn luận.............................................................. 2
1.Lý do chọn đề tài.................................................. 3
2.Ý nghĩa khoa học và thực hiện của đề tài................... 3
3.Đối tượng và mục đích nghiên cứu............................ 4
II. Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ:
Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok)...................................... 5
1. Nguồn gốc hình thành lễ hội.................................... 5
2. Khảo sát lễ hội.................................................... 6
3. Đặc trưng văn hóa của người
Khmer Nam bộ qua lễ hội............................................ 7
4. Kết luận.............................................................. 11
III. Tài liệu tham khảo............................................... 12
Dàn ý chi tiết
Dẫn luận
1.Lý do chọn đề tài:
Trong phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền, như: Tết Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, lễ dâng y cà sa, lễ xin nước mưa… gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Lễ hội Ooc-om-boc là một trong những lễ hội lớn nhất, hấp dẫn nhất, tưng bừng nhất của người Khmer vùng đồng bằng châu thổ. Người Khmer vốn có đời sống tinh thần phong phú, lao động cần cù và một truyền thống tốt đẹp. Nên cuộc sống của họ luôn gắn liền với phong phục và lễ hội trong đó lễ cúng trăng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là lễ hội dân gian có từ lâu đời, theo tín ngưỡng của người Khmer để cảm tạ thần mặt trăng bảo hộ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại ấm no cho mọi nhà. Mặc dù lễ hội cúng trăng chỉ là một lễ hội trong vô số lễ hội của người Khmer nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lỉnh vực đời sống xã hội của người Khmer trên cả nước nói chung , và người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng: văn hóa dân gian, văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo…Tuy vậy, hiện nay việc nghiên cứu lễ hội cúng trăng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đến nay chưa nghiên cứu sâu, do vậy việc nghiên cứu văn hóa Khmer vẫn chưa toàn diện và sâu sắc. Ở phương diện này, có thể nói đây là một đề tài hấp dẫn, nguồn tư liệu tương đối phong phú, chắc chắn sẽ là những thuận lợi khi thực hiện đề tài.
2.Ý nghĩa khoa học và thực hiện của đề tài:
a. Với đề tài nghiên cứu sâu về phong tục lễ hội của người Khmer, tiểu luận sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lễ hội cúng trăng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó làm cơ sở để so sánh với các lễ hội của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam.
Mặc khác khi tìm hiểu được mọi vấn đề liên quan đến lễ hội cúng trăng: từ hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc xuất hiện, đến ảnh hưởng và ý nghĩa của nó, chúng ta sẽ hiểu theem6 các lĩnh vực khác như văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Với những cố gắng nhất định trong quá trình thực hiện bài tiểu luận sẽ là một đề tài tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu về lễ hội cúng trăng của người Khmer trong tương lai.
b. Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa chính là nghiên cứu một khía cạnh cụ thể của văn hóa. Về mặt này lễ hội cúng trăng là một trong những lễ hội đặc trưng văn hóa phổ biến nhất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trên toàn đất nước Việt Nam nói chung.
Đề tài chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu lễ hội dân gian nhưng xét ở khía cạnh giá trị mà tiểu luận mang lại thì chúng ta sẽ nhận thấy giá trị thực tiễn của đề tài. Qua kết quả nghiên cứu nguồn gốc quá trình phát triển các đặc trưng cơ bản, các ảnh hưởng của lễ hội cúng trăng trong đời sống văn hóa cũng như các dấu ấn văn hóa mà con người để lại trong nó, chúng ta sẽ phần nào hiểu được đời sống văn hóa của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
3.Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
a. Nhiệm vụ của bài tiểu luận là tìm hiểu các bình diện từ quá trình hình thành, hoàn cảnh ra đời, quá trình phân loại. ảnh hưởng và ý nghĩa của lễ hội cúng trăng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trong suốt chiều dài lịch sử của nó.
b. Với những cố gắng nhất định, bài tiểu luận sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện để phục vụ việc nghiên cứu lễ hội trong lĩnh vực văn hóa học nói chung và trong nghiên cứu văn hóa Khmer nói riêng. Cũng thông qua tìm hiểu lễ hội, chúng ta sẽ phát họa nên cách nhìn đúng đắn về các giá trị văn hóa, văn minh Khmer. Từ đó cũng cố vững chắc thêm ý chí bảo vệ truyền thống văn háo dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy tốt các giá trị đó.
Nội dung
Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ: Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok)
1. Nguồn gốc hình thành lễ hội:

Là lễ hội lớn thứ ba trong năm cua người Khmer nam bộ, lễ được tổ chức hàng năm vào đêm 15 – 10 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khmer coi như một vị thần đều động mua màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong lễ này là cốm dẹt nên người ta còn gọi là lễ “ Đút cốm dẹt”.
Sở dỉ có lễ ok om bok là vì dân tộc kherme đa số là nông dân,làm ruộng theo 2 mùa trong năm. Mùa mưa từ 16/4 đến 15/10 âm lịch ,mùa khô từ 16/10 đến 15/4 âm lịch.
2. Khảo sát lễ hội:
Buổi lễ được tiến hành như sau: đúng đêm 15- 10, trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung lại khuôn viên chùa, lại từng nhà, hay nhiều nhà cùng đến một nơi rộng rải, không có bóng cây che khuất để làm lể cúng mặt trăng. Trước hết, họ đào lổ cắm hai cây trúc làm trụ, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá. Dưới cổng, người ta kê một cái bàn bày các vật cúng gồm: cốm dẹt và các hoa màu nông sản khác: dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh kẹo,… sau đó, họ trải chiếu mời bà con cô bác ngồi chắp tay quay mặt về mặt trăng để làm lễ, và đúng khi mặt trăng lên cao tỏa sáng, người ta đốt nhang, nến, rót trà và mời một cụ già làm chủ lễ. Cụ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận những lể vật do đồng bào dâng và ban phước cho mọi người sức khỏe dồi dào, thời tiết mưa thuận gió hòa để đồng bào hường được nhiều thành quả lao động trong năm mới.
Cúng xong, cụ gọi các trẻ em đến gần, ngồi chắp tay hướng về mặt trăng, rồi lấy cốm dẹt cùng với các thức cúng bái khác, mổi thứ một ít đút vào miệng các trẻ em, còn tay kia đấm lưng hỏi các em muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả xấu tốt trong năm tới.
Kế đó, họ mời mọi người dùng các thức cúng, còn các em múa hát vui chơi cho tới khuya mới chấm dứt.
3. Đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam bộ qua lễ hội:
Người Khmer cũng như các dân tộc ở vùng Đông Nam Á làm nghề trồng lúa nước, cho nên trong xã hội cũng giữ gìn nhiều lễ nghi nông nghiệp.
Cũng trong đêm lễ cúng trăng này, đặc biệt ở một số nơi (Vĩnh Long), đồng bào Khmer còn tổ chức lễ thả đèn nước gọi là “Coy pratip”.
Mở đầu buổi lễ thả đèn, sư sải và đồng bào thắp nến và nhang chung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước.
Ở nơi khác như vùng Sóc Trăng, Hậu Giang lễ thả đèn nước lại được tổ chức vào ngày xuất hạ của sư sãi, nhưng mục đích cũng giống nhau, bởi ở tỉnh này, trong lễ hội cúng trăng, đã có kèm thêm một lễ hội tưng bưng náo nhiệt khác: đó là lễ “ đua ghe ngo”
Lễ đua ghe ngo cũng mang màu sắc Phật giáo rõ rệt. Người ta cho rằng đồng bào tổ chức lễ này là để tưởng nhớ đến các dấu vết của Đức Phật đã để lại ở bờ cát trên sông Nimôta thuốc xứ Yônol( Lào), nhằm để nhớ đến một chiếc cầu bằng thuyền do Phật lập ra để ngăn chặn cơn hạn ở vương quốc Vaicali hoặc còn để tưởng nhớ một cái răng của Phật được vua loài rắn Naga giữ,… Đua ghe còn để cảm ơn Đất và Nước vì cái ân huệ mà chúng đã ban cho con người và cũng để con người xin lỗi vì đã làm nhơ bẩn chúngì cái ân huệ mà chúng đã ban cho con người và cũng để con người xin lỗi vì đã làm nhơ bẩn chúng.
4.Kết luận:
Lễ hội Oóc-Oom-Bóc của người Khmer Nam Bộ còn mang một ý nghĩa nhân văn, có tính dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.
Lễ hội Ook Om Bok mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ. Nó thể hiện được những khát vọng, tâm hồn và tình cảm của con người đối với con người và con người đối với các đấng bề trên. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội Ook Om Bok hằng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer Nam bộ, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách bốn phương diễn ra vào trung tuần tháng Mười âm lịch, khi nước lũ rút khỏi đồng bằng sông Cửu Long.

Re: Lễ hội Văn hoá Khmer Nam bộ: Lễ cúng trăng (Óoc-om-bok)

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 02/05/11 10:46
gửi bởi luonggiatoan
Chào jimmy_1989! Toàn có một số ý kiến đóng góp nhẳm làm cho bài của bạn trở nên hay hơn.
Đút cốm dẹp là một hoạt động truyền thống của người Kmer còn gọi là Tết cúng trăng. Vậy theo thiển ý của Toàn, bạn nên so sánh với tếtTrung thu của ngươi Việt mới có thể làm nổi bật lên tính cộng đồng trong đặc trưng của lễ hội văn hóa của người Khmer.
Khác nhau: Lễ hội Óc- Om- Bok mang đậm tín ngưỡng nông nhiệp và màu sắc tôn giáo rất rõ. Đây là lễ hội không chỉ của cá nhân của mỗi gia đình mà còn mở rộng ra phạm vi cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết của sức mạnh cộng đồng người trong một làng và vai trò tâm linh của tôn giáo được thể hiện rất rõ hơn bao giờ hết, thông qua: việc hạ thủy chiếc ngo và đọc kinh tụngcầu sự may mắn cho các thành viên trong đội thuyền. Phần lễ lẫn phần hội mang đậm tính cộng đổng rõ nét.
Ngoài việc tạ ơn thần mặt trăng tạo ra mưa thuận gió hòa kết hợp với ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”, Tết Trung thu còn được tổ chức nhằm kỉ niệm lại ngày chiến thắng của người Hán trước sự cai trị tàn bạo, hà khắc của chế độ nhà Nguyên, là ngày mang ý nghĩa sum họp, đoàn viên của mỗi nhà, mỗi dòng họ. Tết trung thu mang tính “hướng nội”, hướng về gia đình nhiều hơn tính hướng ngoại ra cộng đồng. Do Tết trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình tâm sự, hỏi han, chia sẻ những điều băn khoăn trăn trở về cuộc sống thường nhật, quan tâm chăm sóc nhau nên phần lễ và hội tổ chức tương đối đơn giản và không hoạt náo bằng phần hội của Óc – Bom-bok. Tính quan tâm thế tục, thế sự nhiều hơn của tết Trung Thu gần như tương phản với tính tâm linh, tín ngưỡng nông nghiệp của lễ hội Óc Bom Bok. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của một lễ hội cùng là cúng trăng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ý nghĩa của lễ hội:
Tết Trung Thu: Ngoài việc tạ ơn thần mặt trăng của cư dân nông nghiệp (đang dần mở nhạt), tết Trung thu còn là dịp để kỉ niệm chiến thắng của dân tộc trong lịch sử nhằm hướng đến sự thống nhất, viên mãn
Lễ hội Óc Om Bok: Mang đậm tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân trồng lúa hòa quyện vào màu sắc tôn giáo.
Người Nhật gọi tết trung thu là “Tiết Nguyệt viên” 月團節 . Tối hôm đó, mọi người cúng trăng và ăn một số loại hạt, bánh bao chỉ làm cúng phẩm Nhật Bản, 15/8 ÂL gọi là “Đêm 15”十五夜 hay Trung thu Danh Nguyệt中秋名月. Ở đây, cũng có tục ngắm trăng nhưng gọi là “Nguyệt Kiến”月見. Phong tục này bắt nguồn từ Trung Quốc có cách đây 1000 năm. Trong ngày này, ngươi Nhật tổ chức tiệc, gọi là “Quan Nguyệt yến”觀月宴. Khác với Trung Quốc, người Nhật không ăn bánh Trung Thu mà ăn một loại bánh làm từ bột gạo được gói bằng “Nguyệt kiến đoàn tử”月見團子. Tuy Nhật Bản từ thời Minh Trị đã thôi không dùng lịch âm nhưng người Nhật vẫn bảo tồn tục ngắm trăng vào đêm trăng rằm
Người Triều Tiên gọi “ Tiết Thu tịch”. Cũng có tục ngắm trăng, ăn bánh trung thu dạng chưng cách thủy hay dạng chiên và dùng chè “bát lạp”, trái cây
Việt Nam, trước Trung thu một tháng các hàng bán bánh hiện diện ở khắp nơi làm cho tết Trung Thu trở nên nhiệt náo và ấm cúng hơn. Khác với Trung Quốc, tết Trung thu của Việt Nam là tết dành cho trẻ con, chúng được ưu tiên phá cỗ, được tặng lồng đèn, bánh Trung thu. Đây cũng là dịp để sum họp gia đình, tặng quà cho tâhn bằng quyến thuộc. ngoài ra cũng giống như các nước ĐNÁ có ngươi Hoa sinh sống, cũng có múa lân, múa rồng, hoạt động diễu hành kết và treo đèn làm không khí thêm phần sinh động. Tết Trung thu ở Việt Nam cũng giống Trung Hoa nhưng khác nhau về sự tích “Chú cuội ngồi gốc cây đa” cùng với thỏ ngọc , chị Hằng, đi xem múa lân. Trẻ con Việt Nam thích đèn lồng có hình con cá rước trăng mang ý nghĩa “ cá vượt vũ môn” Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên. Đồng thời, trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân, cụ thể biếu bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu hay lồng đèn cho trẻ con. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt còn múa sư tử hay múa lân. Bởi con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". (bài viết của luonggiatoan)