NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi ly_ngoc_87 » Thứ 4 15/07/09 1:19

DÀN Ý CHI TIẾT

A.Lí do chọn đề tài
Người stiêng ở Bình phước là một dân tộc ít người ở Việt Nam tập trung ở tỉnh Bình Phước. Thuộc khu vực Đông Nam Bộ và có quan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây vùng dân tộc stiêng đã có nhiều thay đổi lớn. Nhưng về mặt kinh tế xã hội vùng stiêng còn khá chậm phát triển và gặp không ít khó khăn. Tình trạng du canh du cư của người stieng mới tạm chấm dứt cách đây không lâu. Kinh tế nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơn giản, lạc hậu còn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống xã hội. Những phong tục, tập quán, cấu trúc gia đình dòng họ và cư trú còn mang nhiều dấu vết của thời kì nguyên thủy đang chi phối không ít đến sinh hoạt, xã hội của người stieng.
Người stieng trong quá khứ cũng như trong hiện tại có những quan hệ về nguồn gốc lịch sử phát triển tộc người. Và có những mối giao lưu văn hóa với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Vì vậy việc hiểu biết về tộc người stieng sẽ góp phần hiểu biết về xã hội các dân tộc ít người ở Bình Phước, Tây Nguyên.
B. Nội dung
Chương I: cấu trúc văn hóa
I.1 Chủ thể văn hóa
Người Stieng ở Bình Phước là một dân tộc bản địa có số dân đông nhất là 98.000 người chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh. Họ tập trung cư trú về phía bắc thượng nguồn dòng sông Bé ( Người Stieng gọi dòng sông này là DakLung hay DakLay).
Người Stieng là tộc người bản địa ở đây có nền văn hóa đặc trưng tồn tại lâu đời.
I.2 Không gian văn hóa
Vào khoảng thế kỉ XIX, vùng cư trú của người Stieng về phía Nam kéo dài từ khoảng sông Bé đổ vào sông Đồng Nai, khu vực Hớn Quảng, Nha Bích là những địa điểm cư trú cực Nam của người Stieng vào đầu thế kỉ XX.
Theo truyền thuyết và các ghi chép của Quốc Sử Quán của nhà Nguyễn thì người Stieng có địa bàn cư trú kéo dài đến tận chân núi Bà Đen ở Tây Ninh.
I.3 Thời gian văn hóa
Người Stieng là tộc người cư trú sớm nhất, thế kỉ XIX, người stieng ở đây đã có sự giao lưu tiếp xúc với người Khmer, người Chăm và đặc biệt họ có sự cộng cư đan xen với người M’nông từ lâu. Vì vậy mà người Stieng ở Bình Phước có một nền văn hóa mang nhiều sắc thái chung với những người anh em xung quanh và người Stieng có những đặc trưng văn hóa tồn tại lâu đời mà chỉ người Stieng mới có.
Chương II: Đặc trưng văn hóa
II.1 Cách thức hoạt động sản xuất
Người Stieng sớm gắn bó với đất rừng (terpri) nhiều thế kỉ trôi qua người Stieng đã khai thác rừng và đất rừng để duy trì cuộc sống và sự phát triển của mình. Hoạt động sản xuất của người Stieng vẫn còn mang tính cộng đồng khá đậm nét. Cùng nhau khai thác một vùng đất rừng cùng tiến hành gieo trồng vào các thời gian như nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất.
II.2 Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
II.2.1 Tín ngưỡng
Người stieng là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng. Trong tín ngưỡng họ nhắc đến “yangpri” (thần rừng). vị thần này được người Stieng sùng bái và cầu nguyện trong mọi trường hợp bất trắc và cần sự giúp đỡ. “yangpri” có quyền lực vô biên, quyết định sự sinh tồn của mọi người Stieng sinh sống trên vùng đất rừng dưới quyền cai quản của thần.
Người Stieng quan niệm về thế giới siêu nhiên: trong quan niệm sơ khai của người Stieng, ngoài thế giới của con người đang sống còn tồn tại nhiều thế giới của thần linh ma quỷ, của người đã chết. Người Stieng có nhiều vị thần, hầu hết các vật đều có thần mà họ gọi là “yang”. Các thần linh ngự trị bên trên mặt đất, không gian và ngay cả trong lòng đất. Đất cũng có thần đất (yangter) ngự trong lòng đất. Rừng có thần rừng (yangpri) sinh sống trong những khu rừng thiêng. Các vị thần chịu trách nhiệm cai quản những gì thuộc về khu vực hoặc liên quan đến mình, một mặt giúp đỡ con người trong đời sống, mặt khác sẽ trừng phạt những kẻ độc ác xâm phạm đến thần linh bằng cách gây ốm đau bênh tật.
II.2.2 Phong tục
Tục cà răng:( tiếng dân tộc gọi là kosho) trẻ em từ 15 tuổi trở lên khi đã mọc hết răng thì bắt đầu cà răng. Nếu không cà răng sau này sẽ bị sâu đục và không có răng. Người Stieng cho rằng con gái không cà răng thì không được hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình. Nếu đàn bà không chịu cà răng thì bị coi là người không có nhân phẩm. Ngày nay con gái stieng ở những vùng sâu vùng xa nếu như chưa cà răng vẫn khó lấy chồng.
Tục căng tai: (tiếng dân tộc gọi là torshutor) người Stieng cho rằng nếu không căng tai về già không sáng suốt, thông minh, còn có thể bị bệnh đần độn. Nếu phụ nữ không có con gái thì hai vợ chồng phải cùng nhau căng tai, họ cho rằng cà răng căng tai còn là biểu hiện quan niệm về cái đẹp.
II.2.3 Lễ hội
Lễ hội truyền thống của người Stieng: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, nghi lễ đặt tên cho một thành viên mới.
Lễ hội mừng lúa mới (năng ba) tổ chức ngay khi thu hoạch được gùi lúa đầu tiên. Ngày tết mừng lúa mới nhà nào cũng sắm váy mới, áo mới cho thanh niên, phụ nữ ai cũng đeo hết các trang sức mà mình có để khoe với mọi người trong buôn. Các gia đình có hàng chục ché rượu cần và mổ trâu bò, heo để thiết đãi bà con buôn làng.
Nghi lễ đặt tên cho thành viên mới đây là một nghi lễ quan trọng trong hàng loạt nghi lễ vòng đời người.
Khi một đứa bé chào đời, là một sự kiện quan trọng. Bên cạnh niềm vui là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Lễ đặt tên cho thành viên mới thường được tiến hành khi đứa trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi; gia chủ chuẩn bị lễ vật: một con lợn, một con gà, một ché rượu cần, một kỷ vật cho đứa bé, sau đó gia đình mời già làng đến làm chủ lễ.
II.2.4 Văn hóa nghệ thuật
Người s’tiêng còn lưu giữ, kể cho nhau nghe rất nhiều truyện cổ tích, đặc biệt là loại truyện kể có liên quan đến địa danh. Lịch sử tộc người s’tiêng là vị tổ Djiêng - ngự trên núi Bà Rá vị tổ này rất giỏi về nghề làm lúa, săn bắn, rèn vũ khí, làm các bẫy thú rừng và dạy người stiêng biết yêu thương nhau. Ngoài ra còn rất nhiều câu truyện kể, thơ ca dân gian được những người già làng kể lại cho con cháu nghe.
Âm nhạc là những bài hát, múa, đặc biệt là đánh cồng chiêng với ngôn ngữ và sắc thái âm nhạc đặc trưng, tiếng cồng chiêng của người s’tiêng chuyền tải nhiều cảm xúc tâm trạng khác nhau đến người nghe và nó được xem là yếu tố tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người s’tiêng.
Chương III: Cách thức ăn, Ở, mặc
III.1 Nơi ở
Người stieng ở trong những ngôi nhà dài, tuy nhiên ở mỗi vùng khác nhau do điều kiện địa lí môi trường cư trú khác nhau mà ngôi nhà dài nơi đại gia đình cùng sống mang những đặc điểm riêng của từng vùng. Nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm chung. Ngôi nhà được dài được lợp bằng tranh vách phên tre, có cửa ra vào phía đầu nhà. Không gian bên trong là nơi sinh sống của đại gia đình, phân chia làm nhiều bếp, người stieng gọi là ‘nak ’ tương dương với mỗi hộ gia đình nhỏ.
III.2 Trang phục
Trong điều kiện khí hậu rừng nhiệt đới nóng và ẩm, người stieng phục sức khá giản dị thuận tiện cho sinh hoạt và lao động. Trước đây đàn ông đóng khố ở trần, phụ nữ mặc váy ngắn đến bắp chân, áo chui đầu, nhưng thường ngày họ ít mặc áo, thích ở trần. Một số vùng phụ nữ stieng cũng mặc khố giống đàn ông. Vải may y phục do người stieng tự dệt hoặc trao đổi với người Mạ…
III.3 Ăn uống
Gạo và các loại bắp, khoai, sắn là lương thực thực phẩm chính của người stieng. Buổi sáng sớm phụ nữ stieng giã thóc trong các cối gỗ để lấy gạo ăn trong ngày. Cơm hoặc cháo là cách chế biến thức ăn phổ biến của người stieng. Người stieng thường nấu canh trong các ống tre, lồ ô lớn. Thức ăn hàng ngày của người stieng khá đạm bạc thường là rau rừng và vài con cá nhỏ bắt ở sông, suối hoặc một mẩu thịt rừng khô là đủ cho vả nhà.
C. Kết luận
Người s’tiêng ở bình phước là một dân tộc ít người. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển người stiêng đã tích lũy được những kinh nghiệm những truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thanh bản sắc riêng của dân tộc mình. Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thề hiện trên nhiều phương diện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng xử trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nên những quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của người stiêng làm cho đời sống của người s’tiêng ngày càng phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan An, Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), NXB Đại học Quốc Gia TP.HồChí Minh: 2007
2. http://www.vietbao.vn/Tet/Tet-cua-cac-d ... 16514/365/
3. http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa ... 000000.htm
4. http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=79002
5. http://www.tintuc.xalo.vn/00-565739709/ ... i_mot.html
6. http://www.tanhlinh.com/tlnn/tlnn-474-L ... tieng.html
RANDOM_AVATAR
ly_ngoc_87
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 29/03/08 13:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi hoangphe » Thứ 6 13/05/11 19:15

xin lỗi bạn nha!
không biết có phải bạn là người đồng bào s'tiêng k nữa. nhưng nếu phải thì tôi nghĩ bạn nên quay về nơi buôn làng ( sóc) của bạn để học lại chữ viết Stiêng đi nha.
Hỏi người ta sẽ chỉ cho. đặc biệt chủ yếu tại Thị Xã Bình Long nhiều người họ biết đó.
yangter -> yangteh
nak -> n'hak
terpri -> tehpri
RANDOM_AVATAR
hoangphe
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 6 13/05/11 18:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi tranhongnguyen » Thứ 3 21/02/12 21:34

Bọn mình đang học Môn PP nghiên cứu VHH và Khu vực học nên mình nghĩ những nhận xét, ý kiến góp ý cũng nên có khoa học và văn hóa, như vậy mới giúp cho tác giả tìm hướng đi mới, cũng như nhận ra được những điểm cần lưu ý một cách thoải mái, không nên để tác giả đọc xong nhận xét thì không còn tâm trạng để làm những bước tiếp theo.
RANDOM_AVATAR
tranhongnguyen
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:42
Đến từ: DH KHXH & NV
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Thứ 3 21/02/12 22:12

Re: hoangphe
Bạn ơi, đồng ý là trên diễn đàn, ai cũng có quyền tự do nêu ý kiến của mình. Nhưng bạn nên chú ý là, qua lời nhận xét của bạn, người khác cũng có thể đánh giá bạn là người thế nào đấy.

Tụi mình chỉ mới đang tập tành làm bài thôi, nên không thể nào làm đúng hoàn toàn được, vì vậy mới gửi bài lên đây cho các bạn góp ý để chỉnh sửa thôi mà. Nếu bạn hiểu nhiều về đề tài này thì hãy góp ý cho tác giả để tác giả làm tốt hơn nhé. Hy vọng tác giả đề tài này sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý chân thành từ bạn.

Re: ly_ngoc_87
Mình thấy tên đề tài của bạn thì được rồi nhưng khi bạn phân tích vào đề cương thì mình cảm thấy nó quá rộng và dàn trải: tín ngưỡng, phong tục rồi lễ hội, văn hóa nghệ thuật, trang phục... Mình thấy chỉ cần bạn chọn một lĩnh vực cụ thể nào trong đó mà bạn quan tâm rồi nghiên cứu sẽ hay hơn và bài viết sẽ đi sâu hơn. Có một chút góp ý, chúc bạn làm tốt nhé.
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 4 22/02/12 22:05

mình xin có góp ý thế này:
1- bạn có thể viết theo những nội dung bạn đã đưa ra với điều kiện bạn viết thật sâu
Trong trường hợp này, cấu trúc đề cương của bạn ở chương 2 và 3 không ổn vì chương 3 ăn mặc ở cũng là một đặc trưng văn hóa vậy, nói cách khác chương 3 là con của chương 2= > bạn có thể sửa lại tên chương 2 và 3 cho khoa học hơn, chẳng hạn chương 2 là văn hóa nhận thức thức, chương 3 và là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên...Và nếu có 2 chương này rồi thì bạn cũng cần phải có thêm các chương khác để nói về văn hóa tổ chức , văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người S'tiêng
2- nếu viết không sâu được thì bạn chỉ nên chọn 1 khía cạnh nào đó thôi, chẳng hạn văn hóa nhận thức or văn hóa tổ chức đời sống tập thể thôi cũng có nhiều cái để viết rồi.

chào thân ái!
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 4 22/02/12 22:21

Chào "nguyentrunghiep" rất vui vì mình được tham khảo đề cương của "nguyentrunghiep"; nhưng thật ra đề tài có rất nhiều luận văn của khoa mình rồi đó...và khoa Nhân Học nữa..."nguyentrunghiep" có thể tham khảo những luận án này (trong khoa mình hoặc Thư Viện). Tôi nghĩ đề tài này cũng rất hay, tuy nhiên tôi sợ bạn không làm nổi bật được vấn đề này thôi...Những luận văn này khá hay và chi tiết đó...
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 5 23/02/12 23:34

cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin...
cho mình hỏi là những luận văn luận án đó chỉ nói về chủ nghĩa gia đình hay nói về chủ nghĩa gia đình korea luôn vậy?
làm sao có thể mượn sách trong khoa văn hoá học nhỉ?
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 6 24/02/12 1:27

Tôi xin lỗi, tôi không hiểu bạn...những thông tin tôi nói ở trên không liên quan gì tới "chủ nghĩa gia đình hay nói về chủ nghĩa gia đình korea luôn vậy?" như bạn "nguyentrunghiep" trình bày ở đây...mà về luận án "Người S'tieng ở Bình Phước"....Tôi đang nói về đề tài của "ly_ngoc_87".....có lẽ tôi nhằm bạn và " ly_ngoc_87". Nhưng chắc chắn không phải là đề tài của bạn vì tôi đang nói về vấn đề "Người S'Tieng ở Bình Phước" mà..
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 6 24/02/12 10:15

haha, vậy là do bạn nhầm mình với bạn Ly rùi
vì bạn ghi là
Chào "nguyentrunghiep" rất vui vì mình được tham khảo đề cương của "nguyentrunghiep"; nhưng thật ra đề tài có rất nhiều luận văn của khoa mình rồi đó...và khoa Nhân Học nữa..."nguyentrunghiep" có thể tham khảo những luận án này (trong khoa mình hoặc Thư Viện). Tôi nghĩ đề tài này cũng rất hay, tuy nhiên tôi sợ bạn không làm nổi bật được vấn đề này thôi...Những luận văn này khá hay và chi tiết đó...

mình cứ tưởng là bạn thấy comment của mình cho bạn Ly ở trên rùi bạn vào đọc đề cương của mình rùi mới nói như thế...
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIÊT)

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 6 24/02/12 10:20

Oke...tôi nhằm...xin lỗi nhé...
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron