TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Gửi bàigửi bởi VU TRIEU » Thứ 3 10/11/09 16:31

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN

Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Người Chăm là một trong 54 thành phần dân tộc ở nước ta, thuộc hệ ngôn ngữ Mã lai- Nam Đảo ( Austronesien ).
Từ thế kỷ II, sau khi đánh đổ ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, người Chăm đã lập nên vương quốc riêng của mình, trải dài từ đèo Ngang đến Nam Trung Bộ.
Trải qua hàng ngàn năm, người Chăm đã sáng tạo được một nền văn hoá rực rỡ, độc đáo, trên cơ sở của nền văn hoá bản địa kết hợp với văn hoá khu vực và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ. Đó chính là văn hoá Chămpa, một trong những nền văn hoá cổ, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Ngày nay, người Chăm cư trú ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, một số tỉnh Nam bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang và một số ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng phổ biến của các dân tộc nông nghiệp. Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực gắn liền với nghề nông trồng lúa nước của dân tộc Việt. Người Chăm cũng có tín ngưỡng phồn thực. Nhưng đặc điểm lịch sử-xã hội của người Chăm có những mối liên hệ mật thiết với văn hoá Ấn Độ, vì vậy tín ngưỡng phồn thực Chăm là biểu hiện đặc sắc của quá trình tiếp biến văn hoá giữa văn hoá giữa văn hoá bản địa Chăm với văn hoá khu vực và văn hoá Ấn Độ.
Việc nghiên cứu tín ngưỡng phồn thực sẽ giúp ta có một cái nhìn rõ ràng hơn, sâu hơn về tín ngưỡng dân gian để từ đó rút ra những giá trị văn hoá tốt đẹp góp phần làm phong phú nền văn hoá nước nhà.
2.Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Bảo tồn, giữ gìn, phát huy tín ngưỡng phồn thực một bộ phận của di sản văn hóa
phi vật thể Chăm.
- Phát triển một loại hình du lịch mới nhằm quảng bá hình ảnh đất nứớc, văn hóa Chăm nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.
- Tăng thêm nguồn tài liệu cho người đọc hiểu rõ hơn về nó.
Đó chính là mục tiêu nghiên cứu của nhóm chúng tôi.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của nhóm chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau
- Đi sâu vào tìm hiểu bản sắc văn hóa người Chăm, từ đó nhận ra những cái cốt lõi nhất của tín ngưỡng phồn thực.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tín ngưỡng phồn thực và công việc bảo tồn, giữ gìn, phát triển loại hình tín ngưỡng này.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan địa phương và Trung ương trong việc bảo tồn và giữ gìn nó.
3. Lịch sử vấn đề
Từ khi văn hoá Chămpa được tìm hiểu và đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng thì đã có rất nhiều chuyên đề, hội nghị, hội thảo, luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ và nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá học, nhà khảo cổ học đã bắt tay vào nghiên cứu. Kết quả đã có rất nhiều công trình khoa học có giá trị ra đời . Bên cạnh đó cũng có một số bài viết được đăng trên các tạp chí nói về tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam nói chung cùng với các bài viết về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm nói riêng. Các công trình ấy chỉ phần nào nhắc đến chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống. Chúng tôi xin kể một vài công trình của một số tác giả, một số tạp chí tiêu biểu sau :
Các tác giả gồm có:
- Tiến Sĩ Phan Quốc Anh với công trình: “Những nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận” được Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản là công trình nêu lên một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về những nghi lễ trong cuộc đời của người Chăm trong đó có nhắc đến tín ngưỡng phồn thực.
- Nguyễn Văn Linh với công trình: “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền
thống Chăm ở Ninh Thuận”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa tại chức khóa 6 trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tháng 5/2005. Tác giả đã nghiên cứu về quả trình hình thành và phát triển của loại hình múa Chăm truyền thống qua các lễ hội. Trong lễ hội Rịa Nưgar đã đề cập đến điệu múa phồn thực một cách khái quát nhất.
Các tạp chí, bài báo gồm có:
- Nguyễn Thị Nhung với bài viết “Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” đăng trên diễn đàn văn hoá học vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Tác giả đã lập đề cương sơ bộ nghiên cứu về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm dưới góc độ văn hoá học, nghiên cứu những biểu hiện của nó trong đời sống gia đình, nông nghiệp, lễ hội. Đề tài đã phần nào khái quát những biểu hiện chung của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống của người Chăm.
- Tạp chí Di sản đăng trên tờ Vietnam Association of Ethnology vào ngày 20 tháng 2 năm 2006 trong bài viết “Ngày tết ở Việt Nam và Đông Nam Á ( Số1/14/2006) có nói về tính phồn thực của người Lào, người Thái dùng nước làm biểu tượng cho sự sống và là nguồn lực khơi nguồn cho sự sinh sôi nảy nở. Bài viết đã mô tả rất kĩ những động tác dùng nước để thể hiện ước vọng phồn thực và thể hiện qua các lễ hội, qua tượng thờ Linga và Yoni, qua hành động giao phối của các nghi lễ nông nghiệp,…
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật với bài viết “Tín ngưỡng phồn thực qua trò diễn hội làng Châu thổ Bắc Bộ” số 12(258)/2005 đã nêu lên biểu hiện của tính phồn thực qua trò chơi dân gian ở làng Danh Hựu xã Cố Tiết (Tam Nông, Phú Thọ) và người dân Sơn Đồng (Quốc Oai, Hà Tây). Bài viết cho ta thấy được rằng tín ngưỡng phồn thực được thể hiện ở khắp nơi và ăn sâu vào tiềm thức của các cư dân nông nghiệp.
- Bài viết : “ Vai trò tri thức bản địa của người Chăm ở Ninh Thuận trong việc ứng xử với môi trường nước” của Phan Quốc Anh đăng vào ngày 13 tháng 4 năm 2009 trên website Viettems.com có phần “Tín ngưỡng bản địa của người Chăm trong ứng xử với môi trường nước” cho thấy vai trò của tôn giáo Balamôn đã ảnh hưởng đến văn hóa Chăm cùng với tín ngưỡng bản địa của họ tạo nên sắc thái riêng. Trong đó, tín ngưỡng phồn thực thể hiện qua các lễ hội mang tính âm, dương như Katê và Chabul mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Nhìn chung thì các công trình, các bài viết ấy đã phần nào cho thấy được những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống thường ngày của người Chăm nói riêng và người Việt nói chung. Từ những cái đó đã tạo nên cơ sở, nền tảng vững chắc nhất để nhóm chúng tôi có cái nhìn khái quát hơn về nó, từ đó bắt tay vào nghiên cứu trong đời sống văn hóa người Chăm một cách tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu : từ 1/9/2009 đến 20/12/2010.
+ Địa điểm nghiên cứu : Tỉnh Ninh Thuận
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân gian là nơi bảo lưu rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…Do đó nghiên cứu tín ngưỡng phồn thưc trong đời sống văn hóa người Chăm chính là góp phần vào việc đi sâu, tìm hiểu văn hóa Chăm trong việc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam
Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của văn hóa trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi đó: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu “tín ngưỡng phồn thực” không chỉ nghiên cứu về văn hóa mà còn xem xét, đánh giá nó trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội và sự giao lưu, hội nhập với quốc tế. Đồng thời, ta có thể hiểu được những giá trị của nó dưới góc độ là di sản văn hóa phi vật thể Chăm. Đó chính là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp:
- Phương pháp điều tra xã hội học cụ thể:
+ Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực tế
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp liên ngành
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Hơn nữa đề tài gồm có 3 chương trong đó :
Chương 1 : Tổng quan về Ninh Thuận.
Chương 2 : Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm
Chuơng 3: Những giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan địa phương và Trung ương




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỈNH NINH THUẬN

1.1 Điều kiện tự nhiên.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.3 Đời sống văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận
1.3.1 Lịch sử hình thành dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
1.3.2 Đời sống văn hóa của họ tại Ninh Thuận

CHƯƠNG 2
TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN

2.1 Khái quát chung về tín ngưỡng phồn thực
2.1.1 Khái niệm về tín ngưỡng phồn thực
2.1.2 Nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng phồn thực
2.1.3 Vai trò tín ngưỡng phồn thực của người Chăm trong đời sống văn hóa Việt Nam
2.2 Tín ngưỡng phồn thực với Bàlamon giáo
2.2.1 Sơ lược về Bàlamôn
2.2.2 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng phồn thực với Bàlamôn
2.3 Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hóa người Chăm
2.3.1 Biểu hiện dưới hình thức thờ các biểu tượng
2.3.1.1 Thờ sinh thực khí ( Linga và Yoni)
2.3.1.2 Thờ nữ thần phồn thực
2.3.2 Biểu hiện trong đời sống nông nghiệp
2.3.2.1 Lễ cúng lúa đang đẻ nhánh
2.3.2.2 Lễ cúng lúa chửa
2.3.3 Biểu hiện trong phong tục tập quán, lễ hội
2.3.3.1 Phong tục thờ đá của người Chăm
2.3.3.2 Lễ hội Katê
2.3.3.3 Lễ hội Rij Nưgar
2.3.3.4 Lễ hội cầu mưa
2.3.4 Biểu hiện trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
2.3.5 Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện qua nghi lễ vòng đời
2.3.5.1 Nghi lễ sinh đẻ
2.3.5.2 Nghi lễ cưới hỏi
2.3.5.3 Nghi lễ tang ma
2.3.6 Tín ngưỡng phồn thực với sự giao lưu văn hoá
2.3.6.1 So sánh với tín ngưỡng phồn thực của người Chăm Bàni ở Bình
Thuận
2.3.6.2 So sánh với tín ngưỡng phồn thực của người Việt
2.3.6.3 So sánh với tín ngưỡng của các dân tộc thuộc ngữ hệ Mã lai Nam
Đảo
2.3.6.4 Tín ngưỡng phồn thực với văn hoá dân gian nói riêng và giao lưu văn hóa nói chung

CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN ĐỊA PHƯƠNG
VÀ TRUNG ƯƠNG

3.1 Thực trạng của tín ngưỡng phồn thực đối với cuộc sống người Chăm hiện nay.
3.1.1 Tác động của nền kinh tế thị trường đối với văn hoá Chăm
3.1.2 Tín ngưỡng phồn thực trong thời kì hội nhập văn hóa
3.2 Những giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan của Ninh Thuận và Trung Ương
3.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn di sản văn hóa
3.2.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
3.2.1.2 Những chính sách, văn bản của Ninh Thuận về tín ngưỡng, tôn giáo và bảo vệ di sản văn hóa
3.2.2 Luật di sản văn hóa phi vật thể về vấn đề bảo tồn, giữ gìn, phát huy
3.2.3 Những giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn tín ngưỡng phồn thực
3.2.3.1 Những định hướng cơ bản
3.2.3.2 Những giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan chức năng của
Ninh Thuận và Trung ương trong việc bảo tồn, giữ gìn

Phần kết luận
Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm là loại hình tín ngưỡng của những cư dân nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam và có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hóa của họ. Trên cơ sở của tín ngưỡng dân gian, tiếp thu những giá trị văn hóa ở bên ngoài mà họ đã chọn lựa, chắt lọc những yếu tố thích hợp nhất để phù hợp với tín ngưỡng của họ. Từ đó tôn sùng nó lên làm cho nó giống như một tôn giáo độc tôn tồn tại cho đến ngày nay.

Tài liệu tham khảo
Tài liệu trong sách va tạp chí
1/ Phan Quốc Anh (1999), Lễ hội Katê, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 5
2/ Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận,
Nxb Văn hoá dân tộc, Viện Văn hoá thông tin
3/ Phan Quốc Anh (2001), Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Bàlamôn Ninh Thuận, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 9 (207)
4/ Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5/ Lưu Hoàng Chương (2007), Triết lý âm dương trong văn hóa dân gian của người Việt, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
6/ Phan Văn Dốp (1985), Những kết quả nghiên cứu bước đầu về người Chăm, Tạp chí Dân tộc học, số 3
7/ Phan Văn Dốp (1992), Thử thách hiểm họa cấu trúc văn hóa Chăm, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4.
8/ Đồng Văn Dinh (2005), Ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống tinh
của người Chăm hiện nay- Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội
9/ Phạm Đức Dương (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
10/ Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á
11/ Nguyễn Hồng Dương (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Nxb Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng.
12/ Ngô Văn Doanh (1998) , Lễ Hội Rij Nugar của người Chăm , Nxb Văn hoá dân tộc
13/ Ngô Văn Doanh (2002); Văn hóa cổ Chămpa , Nxb Văn hoá dân tộc.
14/ Ngô Văn Doanh (2006); Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Nhà xuất bản Trẻ
15/ Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ ChÍ
Minh
16/ Hoàng Minh Đô ( chủ biên), Tín ngưỡng, tôn giáo trong công đồng người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận, Nxb Lý luận chính trị.
17/Nguyễn Minh San (!999), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc
18/ Viện tôn giáo (1996), Về tôn giáo tín nguỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã
hội
19/ Nguyễn Văn Hậu (1999), Biểu tượng phồn thực trong lễ hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, Hà Nội, số 9
20/ Ánh Hồng (2003), Tín ngưõng, phong tục và những kiêng kị dân gian Việt Nam,
Nxb Thanh Hoá, Viện Văn hoá dân gian Việt Nam
21/ Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin
22/ Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội
23/Mah Mod (1975), Bước đầu tìm hiểu về tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm, Tạp
chí Dân tộc học, số 4.
24/ Quốc Minh (1997), Lễ nghi cưới dân tộc, số 12
25/ Văn Món- Sakaya (2003), Lễ hội người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
26/ Văn Món (!996), Lễ Rij Nưgar: Một loại hình tín ngưỡng dân gian Chàm độc đáo, Tạp chí Dân tộc học, sô 2
27/ Nguyễn Văn Luận (!968), Góp phần nghiên cứu về tín ngưỡng của người Chàm,
Việt Nam khảo cổ tập san, số 5
28/ Nguyễn Đình Tư (1971) , Non nước Ninh Thuận , Sống Mới xuất bản, Sài Gòn
29/ Nguyễn Đức Toàn (2002), Ảnh hưởng của tôn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh
30/ Phan Lạc Tuyên (1990), Nông nghiệp cổ truyền của người Chăm ở Thuận Hải,
Tạp chí Dân tộc học, số 1
31/ Ngô Đức Thịnh (chủ biên), (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
32/ Ngô Đức Thịnh (chủ biên), (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
33/ Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội
34/ Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh
35/ Trần Ngọc Thêm (1996/2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh.
36/ Nguyễn Đình Thanh (chủ biên), (2008), Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Khoa học lịch sử Tp. Hồ Chí Minh
37/ Vương Hoàng Trù (1978), “Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở người Chăm
tỉnh Thuận Hải”, Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, tập 2, quyển
II, Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh
38/ Vương Hoàng Trù (2003), Tín ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và
Bình Thuận, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh
39/ Trần Quốc Vượng (chủ biên), (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
40/ Trần Quốc Vượng, (1995), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chăm pa (một cái nhìn địa văn hóa), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4
41/ Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
42/ Trương Nghiệp Vũ (chủ nhiệm), (2002), Đề tài khoa học Thực trạng tôn giáo tín
ngưỡng Chăm, Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Ninh Thuận
Tài liệu trên Internet:
+http//: http://www.phanquocanh.com
+http//: http://www.vanhoahoc.edu.vn
+http//: vi.wikipedia.org
+http//: http://www.binhthuantoday.com
+http//: http://www.cuocsongviet.com.vn
+http//: http://www.baodatviet.vn
+http//: http://www.monngonhanoi.com
+http//: http://www.vanhoaphuongdong.com
+http//: http://www.khampha24h.com
+http//: http://www.vietnamtourism.edu.vn
+http//:vanhoahoc.edu.vn/diendan (Khoa Văn hóa học, Đại học KHXH & NV Tp.Hồ Chí Minh)
+http//:vns.hnue.edu.vn (Khoa Việt Nam học, Đại học Sư Phạm Hà Nội)
+http//:www.vietnamfineart.com.vn (Phan Thanh Bình)
+http//:www.ninhthuan.gov.vn
+http//:www.diendandulich.net/home/
Và các tài liệu khác

Nhóm sinh viên thực hiện:
Dương Ngọc Vũ Triều Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3B Khoa Quản Lý VHNT- ĐH Văn Hóa Tp.HCM (chủ nhiệm)
Trịnh Thị Nhân Lớp Cao Đẳng Quản Lý Văn Hoá 7B Khoa Quản Lý VHNT-ĐH Văn Hóa Tp.HCM (cộng tác viên)
Nguyễn Thị Loan Lớp Khoa Sư Phạm Khoa học xã hội- ĐH Sài Gòn (cộng tác viên)
Nguyễn Quang Đại Lớp 08D3 Khoa Du lịch- ĐH Văn Hiến (cộng tác viên)
TOAN PHUONG
RANDOM_AVATAR
VU TRIEU
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 17:05
Đến từ: Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3 Khao Quản Lý Văn hoá nghệ thuật Trường Đại học Văn Hoá Tp.Hồ ChÍ Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHAO HỌC

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 3 10/11/09 17:51

Bạn ơi, tên đề tài của bạn trùng với tên chương 2. Có nghĩa là chỉ cần làm chương 2 là đủ cho đề tài rồi còn gì => chương 1 và chương 3 không cần thiết. Không biết có phải không nhỉ?
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHAO HỌC

Gửi bàigửi bởi onlyyou38 » Thứ 5 19/11/09 23:30

mình cũng nghĩ rằng tên đề tài và tên chương 2 trùng nhau .Thế nên mình nghị bạn nên chọn 1 phương pháp nghiên cứu riêng của VHH như sử dụng các bộ công cụ (C-K-T) hay VH tận dụng,lưu luyến,sùng bái... đề tài của nhóm các bạn rất hay nhưng nó quá rộng trong phần chi tiết nên sẽ khó nghiên cứu và nhóm các bạn nên đi sâu vào chương 2 thôi và bớt các chương không cần thiết cũng như các vấn đề quá xa với đề tài .Mình chỉ đóng góp thế thôi nếu sai thì các bạn phản hồi nha!
onlyyou38
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 3 09/12/08 13:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHAO HỌC

Gửi bàigửi bởi VU TRIEU » Thứ 7 21/11/09 18:40

Mình thay mặt nhóm xin chân thành cảm ơn bạn nha. Mình sez trao đổi lại với giảng viên hướng dẫn để sửa lại đề cương. Bạn ơi! Theo bạn đề cương của mình có thể dự thi giải EUREKA do thành đoàn tổ chức có được không ? và đề tài của nhóm tụi mình có sự kết hợp của 3 trường đại học vưói nhau thì có sao ko? Bạn trả lời giúp mình nha. Mình cám ơn bạn nhiều!
TOAN PHUONG
RANDOM_AVATAR
VU TRIEU
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 17:05
Đến từ: Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3 Khao Quản Lý Văn hoá nghệ thuật Trường Đại học Văn Hoá Tp.Hồ ChÍ Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Gửi bàigửi bởi baoquyen » Thứ 4 02/12/09 23:32

trời ơi nhìn đề mục tham khảo của bạn khiếp quá,chắc đầu tư lắm đay
nhưng mà mình có ý kiếm này đề cương của bạn khá là chi tiết nhưng mà nhìn rối lắm.
RANDOM_AVATAR
baoquyen
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 17:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Gửi bàigửi bởi nguyenphuong » Thứ 5 03/12/09 21:48

uk .
phương cũng có ý kiến giống quyên đề tài của bạn nhìn vào không thể hiểu được nội dung bạn muốn viết gì .Bạn nên giới hạn lại ở một Lể hội nào đó mình nghĩ đề tài của bạn sẽ tốt hơn.hihi
RANDOM_AVATAR
nguyenphuong
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 20:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Gửi bàigửi bởi hoangthao_vhhk2 » Thứ 5 10/12/09 16:52

nhìn tài liệu tham khảo của bạn ghê thiệt. đầu tư lắm đây nhưng mà để tham dự giải EUREKA thì cần phải xem lại đề tài của bạn thật sự mới chưa? nhìn đề cương sơ bộ của bạn cũng còn nhiều vấn đề để bàn lắm nhất là tên chương II của bạn đã trùng với tên đề tài. Phần lý do chọn đề tài của bạn nên để vào phần dẫn nhập chung thì hay hơn. chúc các bạn thành công.
Con tàu rồi sẽ luôn về tới sân ga.........
Hình đại diện của thành viên
hoangthao_vhhk2
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 6 06/03/09 15:29
Đến từ: xứ Quảng Nôm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

Gửi bàigửi bởi dollarrua » Thứ 6 25/12/09 22:21

mình nghĩ đề tài nhóm bạn làm rất hay, phần đề cương chi tiết mình nghĩ tên chương hai bao hàm cả tên đề tài
RANDOM_AVATAR
dollarrua
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 7 09/05/09 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron