Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 5 10/01/08 21:31

“Tâm thức tôn giáo người Việt trong thời kỳ đầu tiếp xúc với đạo Thiên Chúa.”
Phân tích:
Tâm thức con người
Tâm thức người Việt
Tâm thức các dân tộc khác
Tâm thức tôn giáo
Tâm thức khác
với đạo Thiên Chúa
với tôn giáo khác
thời kỳ đầu tiếp xúc
ngày nay
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 12/01/08 6:02

“Tâm thức tôn giáo người Việt trong thời kỳ đầu tiếp xúc với đạo Thiên Chúa.”
Phân tích:

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 15/01/08 11:10

Phân tích lại đề tài:
TÂM THỨC TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT TRONG THỜI KỲ ĐẦU TIẾP XÚC VỚI ĐẠO THIÊN CHÚA

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 15/01/08 11:12

DÀN BÀI:
TÂM THỨC TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT TRONG THỜI KỲ ĐẦU TIẾP XÚC VỚI ĐẠO THIÊN CHÚA

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đời sống tâm linh và tôn giáo của con người nói chung
1.2. Đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt
1.2.1. Đời sống tâm linh
1.2.2. Tâm thức tôn giáo
1.3. Những khía cạnh đời sống tinh thần khác của người Việt

Chương II: TÂM THỨC TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT TRƯỚC TAM GIÁO PHẬT, NHO, LÃO
2.1. Với Phật giáo
2.2. Với Nho giáo
2.3. Với Lão giáo
2.4. Với các tôn giáo khác
2.5. Trên nền tổng hợp của tín ngưỡng
2.6. So sánh với các dân tộc khác khi tiếp xúc với Tam giáo

Chương III: TÂM THỨC TÔN GIÁO NGƯỜI VIỆT TRƯỚC ĐẠO THIÊN CHÚA
3.1. Thời kỳ tiếp xúc
3.1.1. Đứt đoạn văn hoá
3.1.2. Những cuộc thanh trừ (của Triều Đình và dân chúng)
3.1.3. Phản kháng và tử vì đạo
3.3. Thời kỳ giao thoa và chấp nhận
3.4. Ngày nay

Kết luận:
Tôn giáo nói chung và đạo Thiên Chúa trong đời sống hiện đại ở Việt Nam
Tôn giáo có bị lỗi thời?
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 3 15/01/08 11:16

So sánh mắt kiếng và mặt nước biển

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 5 17/01/08 21:46

Định nghĩa đề tài
Các định nghĩa
1. Tâm thức:
1.1. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2003:
Tình cảm và nhận thức.
1.2.Từ điển và danh từ triết học, Trần Văn Hiến Minh, Tủ sách Ra Khơi, Saigon, 1966:
Ý thức của con người. Biết bằng tâm hồn, chứ không phải bằng giác quan.
2. Tôn giáo:
2.1. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2003:
Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng và tôn thờ.
2.2. Từ điển tôn giáo, Marguerite-Marie Thiollier, Nxb KHXH, H., 2001:
Tôn giáo bao hàm, một mặt, một sự tìm kiếm sự thật về nguồn gốc của thế giới và cứu cánh của nó, về nguồn gốc con người và những quan hệ của nó với thần thánh; mặt khác, một tập họp những tín ngưỡng, một nhu cầu thương yêu và xúc cảm, một quan hệ hài hoà giữa vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô. Nó là sự thể hiện của cái thiêng và sự tổ chức những nghi thức cá nhân và xã hội theo định chế.
2.3. Từ điển các nền văn minh tôn giáo, Cung Kim Tiến, Nxb Văn hoá thông tin, H., 2004:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính ảo tưởng, ảo vọng… Đặc điểm chính của tôn giáo là đức tin vào sự tồn tại thực của một đấng siêu nhiên. Tôn giáo hợp nhất với thế giới quan tôn giáo, với phạm vi, mức độ thờ phụng và tình cảm tôn giáo. Bản chất xã hội của tôn giáo xác định chức năng của nó trong xã hội.
3. Phân tích
Định nghĩa 1.1. và 1.2. nêu được nội dung của khái niệm ngắn gọn. Định nghĩa 2.3. cũng nêu được đặc trưng của khái niệm, nhưng sau đó lại đi vào chi tiết dài dòng. Định nghĩa 2.1. và 2.2. mang nhiều tính miêu tả và liệt kê, người làm thao tác có thể tiếp tục liệt kê.
4. Định nghĩa đề nghị cho đề tài
Tâm thức tôn giáo là khả năng nhận biết bằng tâm hồn của con người đối với những lực lượng siêu tự nhiên và thái độ tùng phục tôn thờ của họ đối với những lực lượng ấy.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 5 17/01/08 21:59

5. Sơ đồ cấu trúc của định nghĩa

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Chủ nhật 30/03/08 20:24

ĐỀ TÀI:
“Tâm thức tôn giáo người Việt trong thời kỳ đầu tiếp xúc với đạo Thiên Chúa.”

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Chủ nhật 30/03/08 20:30

Định nghĩa đề tài
Các định nghĩa
1. Tâm thức:
1.1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_th%E1%BB%A9c):
Tâm thức, đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người.
1.2. Hoàng Phê (chủ biên) 2008: Từ điển tiếng Việt.- Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng:
Tình cảm và nhận thức đã ăn sâu và bền vững.
1.3.Trần Văn Hiến Minh 1966: Từ điển và danh từ triết học.- Saigon: Ra Khơi:
Ý thức của con người. Biết bằng tâm hồn, chứ không phải bằng giác quan.
2. Tôn giáo:
2.1. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.v ... w==&page=1):
Hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo thế giới hiện thực, "sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh trần gian đã mang hình thức sức mạnh siêu trần gian" (Enghen). Đặc điểm chủ yếu của TG là niềm tin vào cái siêu nhiên: thần thánh, thế giới bên kia, sự bất tử của linh hồn, vv… Sự xuất hiện của TG gắn liền với trình độ phát triển thấp của sản xuất xã hội, con người bất lực trước những sức mạnh tự phát của thế giới tự nhiên cũng như của những tai hoạ xã hội và không giải thích được bản chất của chúng.
2.2. Hoàng Phê (chủ biên) 2008: Từ điển tiếng Việt.- Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng:
Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ.
2.3. Marguerite-Marie Thiollier 2001: Từ điển tôn giáo.- HN:NXB KHXH:
Tôn giáo bao hàm, một mặt, một sự tìm kiếm sự thật về nguồn gốc của thế giới và cứu cánh của nó, về nguồn gốc con người và những quan hệ của nó với thần thánh; mặt khác, một tập họp những tín ngưỡng, một nhu cầu thương yêu và xúc cảm, một quan hệ hài hoà giữa vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô. Nó là sự thể hiện của cái thiêng và sự tổ chức những nghi thức cá nhân và xã hội theo định chế.
2.4. Cung Kim Tiến 2004: Từ điển các nền văn minh tôn giáo.- NXB Văn hoá thông tin:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính ảo tưởng, ảo vọng… Đặc điểm chính của tôn giáo là đức tin vào sự tồn tại thực của một đấng siêu nhiên. Tôn giáo hợp nhất với thế giới quan tôn giáo, với phạm vi, mức độ thờ phụng và tình cảm tôn giáo. Bản chất xã hội của tôn giáo xác định chức năng của nó trong xã hội.
2.5. Mai Thanh Hải 2006: Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam.- HN:NXB Văn hoá thông tin:
Hiểu theo nghĩa rộng, thì tôn giáo là mọi niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, được con người sùng bái và cầu khấn để nhờ cậy che chở hoặc ban phát điều tốt lành.
2.6. Trác Tân Bình 2007: Lý giải tôn giáo.- HN:NXB Hà Nội:
Tôn giáo, xét về ý nghĩa lý luận, nó là sự tưởng tượng, quan niệm, ý nguyện, tình cảm của con người; mặt khác, xét về ý nghĩa thực tiễn, nó là cử chỉ, hành vi, thao tác, hoạt động của con người (tr.8).
3. Phân tích
Định nghĩa 1.1 nêu được đặc trưng của khái niệm, nhưng sau đó lại đi vào chi tiết dài dòng, thậm chí, nội hàm của có thể áp dụng được cho nhiều khái niệm khác.
Định nghĩa 1.2 đáp ứng được hai tiêu chuẩn của định nghĩa: ngắn gọn và khu biệt, cho ta nhận dạng được khái niệm, nhưng đây mới là một vế của đề tài nghiên cứu.
Định nghĩa 1.3 cũng đáp ứng được hai tiêu chuẩn của định nghĩa: ngắn gọn và khu biệt, cho ta nhận dạng được khái niệm, nhưng đây cũng chỉ mới là một vế của đề tài nghiên cứu.
Định nghĩa 2.1 nêu được đặc trưng của khái niệm, nhưng sau đó lại đi vào chi tiết dài dòng.
Định nghĩa 2.2 chỉ ra được cấp độ “mẹ” của khái niệm, nhưng sau đó là những miêu tả đặc điểm và thuộc tính.
Các định nghĩa 2.3 nặng về miêu tả về hai mặt của khái niệm: lý thuyết và thực hành.
Định nghĩa 2.4 nêu được cấp độ “mẹ” của khái niệm, nhưng sau đó là những miêu tả đặc điểm và thuộc tính.
Định nghĩa 2.5 có nội hàm rộng, có thể áp dụng được cho cả tín ngưỡng và tôn giáo; vì vậy, chưa khu biệt được đối tượng.
Định nghĩa 2.6 nặng về mục đích thao tác, xem xét khái niệm từ hai góc độ lý luận và thực hành.
Tuy nhiên, tên của đề tài gồm hai khái niệm ghép với nhau không được tìm thấy trong các tài liệu. Vì vậy, làm một định nghĩa cho đề tài từ hai khái niệm thành phần như đã được đưa ra phía trên là thao tác cần thiết.

4. Định nghĩa đề nghị cho đề tài
Tâm thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội dùng để chỉ khả năng con người nhận biết bằng tâm hồn đối với các lực lượng siêu tự nhiên và thái độ tùng phục tôn thờ của họ đối với những lực lượng này.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nguyễn Xuân Dinh (lớp CHVHk8) - Tâm thức tôn giáo người Việt

Gửi bàigửi bởi HenTu » Chủ nhật 30/03/08 20:47

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC THUẬT GIẢI ĐỊNH NGHĨA

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron