BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 11/01/08 0:12

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (K8)


Tên đề tài: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
<a href='http://www.vanhoahoc.edu.vn/imagehost/view/676'><img src='http://www.vanhoahoc.edu.vn/imagehost/thumb/676.jpeg'></a>
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 11/01/08 0:50

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

TÊN ĐỀ TÀI: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (K8)

A. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục bài luận
B. Nội dung dự kiến của bài tiểu luận:
Phần mở đầu (gồm có 7 nội dung trên)
Chương I: Thế giới biểu tượng và biểu tượng trong ca dao
I. Tìm hiểu về “biểu tượng”
1. Khái niệm
2. Các loại biểu tượng
II. Biểu tượng trong ca dao
1. Nó được xem là một biểu tượng nghệ thuật
2. Những nét riêng biệt và đặc sắc của nó
Chương II: Biểu tượng trong ca dao nhìn từ góc độ văn hóa
1. Biểu tượng ca dao ở một số góc độ khác
1.1 Dưới góc độ folklore học
1.2 Dưới góc độ tu từ học
1.3……
2. Biểu tượng ca dao từ góc độ văn hóa học
2.1 Nó được xem là một hiện tượng của văn hóa
2.2 Góp phần tạo nên bản sắc riêng của văn hóa Việt
2.3 Mối liên hệ giữa chúng
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (nếu có)
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 6 11/01/08 1:17

Cho mình hỏi một vài vấn đề nhỏ nhé:
1/ Trong phần đề cương bạn đã nhắc đến khái niệm Biểu tượng, thế nhưng mình chưa thấy bạn nói đến khái niệm Biểu tượng ca dao là gi?
2/ trong ca dao có nhiều loại biểu tượng hay đơn thuần chỉ có một loại biểu tượng? Vậy có nên phân loại biểu tượng trong ca dao không?
3/ Mình thấy bạn viết "Biểu tượng trong ca dao là biểu tượng văn hoá" vẫn chưa rõ nghĩa
Chúc bạn thành công
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 11/01/08 22:48

Cám ơn lời góp ý của bạn, thật sự mình rất rối, ngay cả trong sơ đồ mình cũng cảm thấy không ổn vì "khái niệm chủ chốt" mình chưa nghĩ ra được, nếu bắt đầu từ "khái niệm văn hoá" thì đề tài thật sự rộng. Mình mong các bạn cho lời góp ý. Mình có thể giải thích thế này:
1. biểu tượng trong ca dao là một loại biểu tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước cộng đồng (biểu tượng này vừa mang những đặc điểm của biểu tượng nói chung, vừa mang những nét riêng đặc thù của nó do nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thi ca dân gian quy định). Biểu tượng ca dao là những hình ảnh tượng trưng được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi và mang đậm tính truyền thống.
2. Trong ca dao có nhiều biểu tượng, tạo thành một hệ thống biểu tượng (ví dụ: trầu-cau, trúc-mai, mận-đào, thuyền-bến,...)
3. Biểu tượng trong ca dao thuộc văn học nên thuộc về văn hoá là điều tất nhiên.Giống như Biểu tượng trong các lĩnh vực khác,theo mình thì biểu tượng ca dao đóng vai trò là những đơn vị cơ bản, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt.
Đó là ý mình muốn nói, nhưng có lẽ đề cương mình chưa được rõ, mình sẻ tiếp thu ý kiện và bổ sung. Mong các bạn đóng góp ý kiến giúp mình.
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 17/01/08 20:38

Mình xin sửa lại sơ đồ và tên đề tài , như thế có lẽ sẽ phù hợp hơn
Tên đề tài: "SỰ PHẢN ÁNH CỦA VĂN HOÁ THÔNG QUA THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO VIỆT NAM"
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (VHH K8)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 17/01/08 20:58

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ:
Tên đề tài: "SỰ PHẢN ÁNH CỦA VĂN HOÁ THÔNG QUA THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO VIỆT NAM"
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (VHH K8)
Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
I.Khái quát về văn học dân gian Việt Nam
1/ Đặc điểm
2/ Một số thể loại văn học dân gian
II. Một số hiểu biết về ca dao Việt Nam
1/ Khái niệm
2/ Đặc điểm
3/ Vai trò ca dao trong đời sống văn hoá thể hiện qua các vùng miền
III. Thế giới biểu tượng trong ca dao
1/ Định nghĩa về "biểu tượng"
2/ Thế giới biểu tượng trong ca dao qua sự khúc xạ của văn hoá Việt
3/ Những tương đồng giữa văn hoá Việt và khu vực thể hiện qua biểu tượng ca dao.
4/ Khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam
Kết luận
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 17/01/08 22:48

Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (VHH K8)
Phương pháp định nghĩa: định nghĩa khái niệm "biểu tượng"
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ "BIỂU TƯỢNG"
1. Biểu tượng (theo triết, giáo dục): là hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến các giác quan nữa; hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan - cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác. Khác với tri giác, BT không còn phản ánh rời rạc các thuộc tính của sự vật: sự vật được phản ánh dưới hình thức BT có tính chỉnh thể. BT là hình ảnh về vật trong đầu óc, ý thức, tư duy con người. Những BT của con người, khác với ở động vật, thường được bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái quát. BT là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính.

2.Biểu tượng (theo mĩ thuật, sân khấu): là phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát. BT tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem. BT còn được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Trực giác của người nghệ sĩ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức một BT. Tuỳ thuộc những nhận thức khác nhau về BT, người ta có những cảm xúc khác nhau. Cuối thế kỉ 19, ở Châu Âu có trào lưu BT chủ nghĩa trong văn học và nghệ thuật tạo hình.(Theo "Từ điển bách khoa toàn thư" )

3. Biểu tượng: 1. Hình ảnh tượng trưng (vd: Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình). 2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. 3. Kí hiệu bằng hình đồ hoạ trên màn hình máy tính, người sử dụng máy có thể dùng con chuột trỏ vào đấy để chọn một thao tác hoặc một ứng dụng phần mềm nào đó. (Theo "Từ điển Tiếng Việt" - Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên)

Trên đây là một số định nghĩa về "biểu tượng", đây được xem là những định nghĩa thiên về "định nghĩa đặc trưng. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà có những định nghĩa về "biểu tượng" khác nhau. Theo cách phân tích đề tài, tôi sẽ chọn định nghĩa "biểu tượng": biểu tượng là hình ảnh tượng trưng. Tôi có thể nói rõ như sau:
_ Biểu tượng là sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là "vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác" (Đoàn Văn Chúc: "Văn hóa học", Viện văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 1997)
Tóm lại có thể định nghĩa: "Biểu tượng" là những hình ảnh tượng trưng, được cả một cộng đồng dân tộc cùng chấp nhận và sử dụng rộng rải trong một thời gian lâu dài.
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 17/01/08 23:06

CẤU TRÚC ĐỊNH NGHĨA "Biểu tượng":
Tên học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (VHH K8)

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 5 24/01/08 0:04

Học viên: Phan Nguyễn Yên Hà (VHH K8)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: BIỂU TƯỢNG CA DAO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 7 26/01/08 5:56

xin gởi lại sơ đồ thuật giải, hôm bữa làm vội quá nên không được rõ.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách