Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 19/03/11 22:37

Câu trả lời của "NTNLONGXUYEN" cũng không sai...hehehe...tôi hiểu ý của "NTNLONGXUYEN " nhưng không thể áp dụng phong cách của Phương Tây cho Việt Nam được. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận mà thôi...đây không phải là thói quen nữa rồi mà là "di truyền" đã trở thành một tập tục mà bất cứ ai vào Việt Nam phải chấp nhận. Vậy thôi.

NTNLONGXUYEN đã viết: Và muốn có sự thay đổi như vậy tất nhiên mỗi cá nhân phải thay đổi, mỗi cá nhân phải CNH-HĐH mình

Mỗi cá nhân thì không thể thây đổi được CNH - HĐH cả. Không thể bắt dân ta phải đi đúng giờ như phương Tây được, chỉ có thể thay đổi được khi xã hội thật sự thây đổi mà thôi.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi minhkhoi » Chủ nhật 20/03/11 13:57

Mình đồng ý với ý kiến của bạn Quang Tuan, đây là vấn đề ý thức cá nhân, mà ý thức này luôn luôn gắn liền với quyền lợi của họ.
Ví dụ:
- Trường hợp đúng giờ: đi thi, đi máy bay, xe lửa...
- Trường hợp trễ giờ: đi chơi, đi đám cưới...
- Trường hợp... đến sớm hơn giờ qui định: lấy phiếu khám bệnh, nhận cứu trợ... (nhiều khi còn tự nguyện đến sớm hơn đến mấy tiếng đó chứ)
Tùy vào trường hợp mà cá nhân tự nhận thấy rằng mình có thể sử dụng giờ dây thun hay là không. Nếu trường hợp này không thể đi trễ được tất nhiên họ sẽ đi đúng giờ, nhưng nếu trường hợp kia có trễ cũng không sao thì họ sẽ... kéo dài thời gian, vậy thôi!
Tuy nhiên, theo giáo sư Ohsawa-nhà nghiên cứu ăn uống theo thuật dưỡng sinh cho rằng: chỉ những người quân bình âm dương thì mới đến đúng giờ, đúng hẹn và giữ đúng lời hứa. Những ai nghiêng âm, lệch dương thì thường đến trễ hoặc đến sớm.
Các bạn hãy thử tự "chẩn đoán" mình có quân bình âm dương chưa nhé!? :roll:
RANDOM_AVATAR
minhkhoi
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 7 19/03/11 21:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 2 21/03/11 6:56

Tôi nhận thấy từ các bài gửi bởi truchoatd » 18 Tháng 3 2011 20:03 và gửi bởi NTNLONGXUYEN » 19 Tháng 3 2011 17:39, các bạn đã đang lạc đề.

Đây là môn phương pháp, cái cần thảo luận là:

1- Mâu thuẫn xác định có hợp lý không? Đã đủ chưa?
2- Phân tích ở các bước 1-2-3-4 đã đúng chưa? Còn cần bổ sung thêm điều gì nữa không?


Chứ không phải sa đà vào việc thảo luận biện pháp khắc phục tình trạng giờ giây thun và mọi thông tin liên quan đến hiện tượng này (các thông tin này chỉ cần khi dùng để thảo luận hai vấn đề nêu trên).

Tình trạng này không chỉ có ở topic này mà cũng có ở nhiều topic khác. Nhận xét của Linh Giang ở topic về lương công chức là đúng.

Mong các bạn tập trung vào đúng mục đích chứ không làm loãng vấn đề, xa rời mục đích đã đặt ra, làm mọi người bị rối mà chính mình không học hỏi được gì.

TNT
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi NTNLONGXUYEN » Thứ 2 21/03/11 21:59

Kính thưa Thầy!

Đọc nhận xét của Thầy em đã rõ ra vấn đề:

Chúng em phải trao đổi, thảo luận tập trung vào bài đã học.

(Vì chưa rõ nên mới có thảo luận lạc đề như vậy mong Thầy thông cảm).

Cám ơn Thầy!

Em chúc Thầy luôn vui, khoẻ!
Cuộc đời ta là một câu chuyện-
Câu chuyện thà ngắn mà hay còn hơn dài mà dở.
Hình đại diện của thành viên
NTNLONGXUYEN
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 22:26
Đến từ: TP. Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 2 21/03/11 23:14

trinhhiep góp tí xíu vào diễn đàn vậy

Bài tập 1: Vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu đề tài: “GIỜ GIÂY THUN
1. Đặt vấn đề – Xác định mâu thuẫn: đây là mâu thuẫn giữa tính linh hoạt truyền thống và tính nguyên tắc đúng giờ của cuộc sống công nghiệp hóa.
Xác định các khái niệm: đúng giờ, sai giờ. Các khái niệm này cần đặt vào trong một hệ tọa độ nhất định, với:
Không gian: đô thị Việt Nam
Chủ thể: người Việt Nam
Thời gian: giai đoạn hiện đại với cuộc sống công nghiệp hóa, đô thị hóa.

2. Vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu:

Bước 1: Kiểm tra tính tương hiện:
Trong việc đúng giờ đã tồn tại sự linh hoạt sai giờ, trong việc linh hoạt sai giờ đã tồn tại sự nguyên tắc đúng giờ.

Cụ thể: trong bản thân mỗi người Việt Nam (là chủ thể) đã vừa tồn tại con người đúng giờ (nguyên tắc), vừa tồn tại con người sai giờ (linh hoạt).
Con người nguyên tắc đúng giờ khi đi làm, đi học (bởi có bấm thẻ, điểm danh); và con người linh hoạt sai giờ khi đi chơi, đám cưới, (làm việc cá nhân, không mang tính ép buộc)

Bước 2: Kiểm tra tính tương hóa:
2 khái niệm này chuyển hóa cho nhau: việc đúng giờ quá sẽ dẫn đến sai giờ, trong sự sai giờ lại có khi trở thành đúng giờ.

Ví dụ cụ thể:
* Kế hoạch của Minh Phương lớp K11 (người luôn nguyên tắc đúng giờ): lúc 17h30 đi dự tiệc “hấp hôn” của Trúc Hoa, 19h30: về nhà làm bài đăng lên diễn đàn về giờ giây thun theo yêu cầu môn học của thầy Thêm, 21h30: kể chuyện cho con trai ngủ…
* Kế hoạch của Mỹ Hiệp lớp K11 (chuyên gia sai giờ đến từ tỉnh lẻ): 17h30: Trúc Hoa mời dự tiệc hấp hôn, nhưng tới trễ tí cũng không sao mà, tranh thủ lang thang trên mạng kiếm tài liệu viết bài văn hóa quản trị kinh doanh Korea trước cái đã, 18h30: đi dự tiệc của Trúc Hoa, 21h30: xử lý đống tài liệu vừa download về lúc nãy…
Kết quả: Minh Phương không về đúng giờ để viết bài đăng diễn đàn được. Lý do: Phương đến bữa tiệc đúng giờ trong khi mọi người chưa đến, phải ngồi chờ, tới 19h mới khai tiệc và 20h30 bữa tiệc mới kết thúc! -> đúng giờ ghi trên thiệp mời quá hóa thành sai giờ kế hoạch khác.
Mỹ Hiệp thì vẫn tới vừa kịp khai tiệc, ăn thoải mái vì đã tìm xong tài liệu môn VHKD của thầy Thêm!!! -> sai giờ thiệp mời mà hóa ra đúng giờ khai tiệc và đúng hẹn các kế hoạch khác!
-> Khái niệm đúng sai giờ giấc đã chuyển hóa cho nhau!

Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa:
Hướng đến sự cân bằng,hài hòa, chọn được phương án tối ưu

Để dung hòa giữa nhu cầu đúng giờ của cuộc sống đô thị, công nghiệp hóa và tính linh hoạt truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam này, con người đã hướng đến một phương án tối ưu hơn, bằng việc ghi rõ trên thiệp giờ đón khách: 17h30, giờ khai tiệc: 19h v.v…

Khi đó, ai có nhu cầu thể hiện tình cảm với gia chủ thì tới đúng giờ đón khách, thậm chí có thể đến sớm hơn để phụ giúp đám tiệc, cũng có một số người có nhu cầu đến sớm để mở rộng giao lưu kết bạn, hay tranh thủ gặp một ai đó mà mình đã biết trước là cũng được mời, hoặc chính mình hẹn người đó đến sớm để có dịp gặp nhau để bàn công việc hoặc là… tám!! Ai không có những nhu cầu tương tự như vậy thì tranh thủ ở nhà làm việc khác, (thời gian là vàng là bạc mà!), và sẽ đến sớm hơn giờ khai tiệc một chút là hài hòa được tất cả! (Đây là ý của thầy Thêm lúc tổng kết lại vấn đề thảo luận của lớp, dĩ nhiên là mình diễn đạt lại không đúng trọn vẹn lắm, chắc có thiếu sót nhiều ý hay, mà chắc chắn là có… thêm mắm dặm muối tí đỉnh cho vui thêm ở diễn đàn này!!! – kính mong Thầy lượng thứ!)

Bước 4: Kiểm tra hướng mở rộng: xây dựng được lý thuyết phù hợp

Như vậy, sau khi kiểm tra các đặc trưng của triết lý âm dương vận dụng vào đề tài, ở bước cuối cùng của quy trình sử dụng phương pháp dịch lý này ta đã có thể kết luận:
- Người đô thị, công nghiệp: đúng giờ là đúng thời điểm, với khái niệm giờ trên… đồng hồ!!
- Người nông nghiệp: đúng giờ là đúng khoảng thời gian, mà thời gian không tính theo giờ mà tính theo tiết.

Do đó, để giải quyết mâu thuẫn của vấn đề trên giữa nhu cầu của cuộc sống đô thị, công nghiệp hóa với tính linh hoạt vốn ăn sâu vào tiềm thức của người nông nghiệp – nay đã trở thành người đô thị!, thì cần thiết có khái niệm khác có vẻ không chuẩn mực, nhưng nay lại trở thành chuẩn mực - đó là giờ giây thun: là thời gian được co giãn trong khoảng cho phép giữa hai thời điểm! Và việc đúng giờ hay sai giờ, đối với từng chủ thể sẽ có khái niệm và giá trị khác nhau.

Ví dụ trong cuộc họp – chắc chắn là phải đúng giờ, nhưng sếp (người chủ trì cuộc họp) có quyền sai giờ so với nhân viên, (nhân viên sai là trừ điểm thi đua à, cho xếp hạng tụt xuống lao động hạng B luôn, trừ khoảng tiền thưởng cuối năm luôn hehe…) – vậy thì sếp ở đây có quyền quyết định! Còn trong trường hợp một cuộc họp khác mà trong đó đã lên kế hoạch là có một sếp khác – cấp cao hơn (ví dụ… giám đốc Sở chẳng hạn!) tới dự để… cắt băng khánh thành công ty! (ví dụ vậy), thì sếp của công ty chịu thua rồi, sếp công ty phải chịu khó chờ! … Sếp ở Sở có quyền sai giờ so với sếp công ty! (Đây cũng là ví dụ của thầy Thêm, nếu lời tường thuật lại của em có thiếu sót hay sai chỗ nào, mong Thầy bỏ lỗi cho em và sửa lại để chúng em học tập, rút kinh nghiệm ạ! Em xin chân thành cám ơn Thầy).


P/S: Vì là trên diễn đàn, xác định học mà chơi, chơi mà học, nên có thể trong văn phong và các nhân vật, tình huống ví dụ…, trinhhiep hơi đùa 1 tí, mục đích cũng chỉ là để cho vui hơn, dễ nhớ, dễ nắm phương pháp dịch lý của thầy Thêm hơn (vốn là phương pháp… khó nuốt thiệt!!! Hic hic…). Nên rất mong các Thầy Cô, các anh chị và các bạn không bắt lỗi trinhhiep đã đùa như thế ở trong bài! (đặc biệt là thầy Thêm, chị Trúc Hoa và Minh Phương). Xin chân thành cám ơn mọi người đã ghé thăm và đọc bài.
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến67 khách