Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi hoanglanqb » Thứ 7 05/03/11 1:05

Phương pháp Dịch lý là một bộ phận trong Hệ phương pháp Dịch lý - Hệ thống - Loại hình do GS. Trần Ngọc Thêm xây dựng để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hoá học và đang áp dụng thử nghiệm trong việc đào tạo cao học năm nay là năm thứ hai. Vận dụng quy trình của phương pháp Dịch lý vào việc xử lý các đối tượng văn hoá là một bài tập của quy trình đào tạo và Vận dụng Quy trình của PP Dịch lý để phân tích hiện tượng “Giờ dây thun / Giờ cao su” là một bài tập đã được thực hiện dưới hình thức seminar trên lớp Cao học VHH khóa 11 dưới sự hướng dẫn của GS. Thêm trong buổi học ngày 3-3-2011.

Thực hiện nhiệm vụ thầy giao, hoanglanqb xin tổng hợp các ý kiến của thầy và các bạn đã nêu ra và trao đổi trên lớp trong topic này để tiện tham khảo.

Nội dung Quy trình bốn bước của phương pháp Dịch lý mà GS. Trần Ngọc Thêm xây dựng như sau:

Bước 1: Kiểm tra tính tương hiện: giúp tìm ra tri thức mới, tránh cực đoan một chiều.
Bước 2: Kiểm tra tính tương hóa: giúp nắm được hướng phát triển.
Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa: giúp chọn được giải pháp tối ưu, hữu hiệu.
Bước 4: Kiểm tra hướng mở rộng (bước phụ, không bắt buộc): giúp xây dựng được lý thuyết phù hợp.

0
“Giờ dây thun” là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam và hiện nay đang trở thành một vấn đề tương đối bức xúc. Cốt lõi của vấn đề này mâu thuẫn giữa tính linh hoạt truyền thống (làm sao tiện lợi nhất) với tính nguyên tắc đúng giờ của cuộc sống công nghiệp hóa. “Giờ dây thun” bộc lộ trong các hoạt động có hẹn giờ hoặc quy định giờ giấc (vd làm việc, đi chơi, đám cưới...). Xét về chủ thể trong hoạt động này có hai loại chủ thể là người hẹn/ mời / triệu tậpngười được hẹn/ được mời / được triệu tập.

1
Kiểm tra tính tương hiện, trong trường hợp này cụ thể là Tính linh hoạt truyền thống có trong nhu cầu đúng giờ và ngược lại. Điều này thể hiện ở:

Chủ thể ứng xử theo thói quen linh hoạt truyền thống tranh thủ tiếp tục ờ nhà giải quyết việc của mình thay vì đến (nơi xảy ra sự kiện) ngồi chờ.

Chủ thể ứng xử theo tính nguyên tắc đúng giờ của cuộc sống CNH muốn đúng giờ phải sống chung với thói quen linh hoạt truyền thống.

2
Kiểm tra tính tương hóa, trong trường hợp này cụ thể là Chủ thể linh hoạt đến sau nhưng hóa ra đúng giờ và ngược lại chủ thể có nhu cầu đúng giờ hóa ra lại rất linh hoạt. Điều này thể hiện ở:

Chủ thể ứng xử theo tính linh hoạt truyền thống tranh thủ tiếp tục ờ nhà giải quyết việc của mình vì biết rằng có đến (nơi xảy ra sự kiện) cũng ngồi chờ mà thôi. Thành ra tuy chủ thể này đến muộn so với giờ quy định nhưng thường là đến nơi và lúc sự kiện chuẩn bị / vừa mới bắt đầu nên thành ra anh ta khá đúng giờ.

Chủ thể ứng xử theo tính nguyên tắc đúng giờ của cuộc sống CNH đã đến nơi đúng giờ nhưng vì sự kiện chưa diễn ra nên đã tranh thủ làm những việc xét thấy có lợi cho mình như mở rộng quan hệ, gặp gỡ bàn bạc giải quyết công việc, hay đơn thuần là trò chuyện giải trí..., tức là đã hàng động một cách linh hoạt.

3
Kiểm tra tính hướng hòa, trong trường hợp này cụ thể là cả hai loại chủ thể tuy hành động trái chiều nhau nhưng cả hai đều muốn sử dụng hợp lý thời gian. Điều này thể hiện ở:

Người linh hoạt biết có rất nhiều người không đúng giờ nên đã linh hoạt tranh thủ giải quyết việc cá nhân để không lãng phí thời gian.

Ngược lại, người đúng giờ tuy biết có rất nhiều người không đúng giờ nhưng vì muốn góp phần tạo nên thói quen đúng giờ của cộng đồng (hoặc vì mục đích nào đó khác) nên đã đến đúng giờ. Tóm lại, cả hai loại chủ thể đều muốn đúng giờ.

4
Mở rộng:
Cần dần dần tạo thói quen đúng giờ cho cả hai đối tượng nêu trên.

Việc này tùy thuộc vào việc quyền chủ động trong sự kiện đang xét thuộc về loại chủ thể nào. Chủ thể có quyền thì sẽ có vai trò quyết định trong việc dẫn dắt cộng đồng thực hiện triết lý của mình.

Ví dụ, trong công việc thì quyền thuộc về người hẹn/ mời / triệu tập, nên ông ta có quyền cứ đúng giờ là làm và sẽ áp dụng biện pháp phê bình / trừng phạt khi ai đó không đúng giờ và nhờ thế mà người được hẹn/ được mời / được triệu tập sẽ nhanh chóng có thói quen này. Trong sinh hoạt cộng đồng (vd đám cưới) thì quyền thuộc về người được hẹn/ được mời, nên người hẹn/ mời đành phải chấp nhận việc muộn giờ, nhưng có những cách đối phó, vd như quy định “giờ tiếp khách” và “giờ nhập tiệc”.

Bài tổng hợp trên tuy đã được thầy xem qua và chỉnh sửa, nhưng còn thiếu nhiều ý kiến rất hay của các bạn đã trình bày trên lớp mà hoanglanqb không ghi chép kịp nên còn bỏ sót. Mong các bạn đã trình bày trên lớp (như Thùy, Nghĩa, Hiệp, chị Nhu Mỳ...) và cả các bạn chưa có thời gian trình bày trên lớp tham gia bổ sung ý kiến của mình cho bài này đầy đủ hơn.

Xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
hoanglanqb
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 7 05/03/11 0:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Chủ nhật 06/03/11 20:49

hiii, mình đang cần "tư liệu" này để làm "mẫu" cho bài tập GS Thêm đặt ra đây. Thú thật khi trên lớp cứ nghĩ đến cặp phạm trù âm- dương thành ra trong nhóm cứ toàn thảo luận theo hướng làm sao để "trong âm có dương, trong dương có âm; âm cực sinh dương, dương cực sinh âm; âm dương hòa hợp,... " chứ không nghĩ đến có "chủ thể" đúng là học qua một kỳ vẫn "gà mờ" quá.

Bữa thảo luận hôm trước có đại diện 4 nhóm lên trình bày, tiếc là mình chỉ ghi kỹ được ý kiến của nhóm đầu tiên (Bùi Thùy trình bày) và ý kiến thầy kết luận chứ không ghi được kỹ hết ý kiến của các nhóm khác (lần sau rút kinh nghiệm mới được). Thôi thì ghi được đến đâu mình xin đóng góp bổ sung đến đấy.

Nhóm Bùi Thùy: (hiii, nhóm này trình bày đầu tiên nên LG nghe được cũng nhiều nhiều)

Theo đại diện nhóm trình bày "giờ dây thun" là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, người ta xài trong nhiều hoàn cảnh nhất là trong tiệc cưới và ở thành phố Hồ Chí Minh là rõ nhất. Cặp mâu thuẫn đã xác định như trên (giữa tính linh hoạt truyền thống với tính nguyên tắc đúng giờ của cuộc sống công nghiệp hóa.)

Bước 1: Phân tích tính tương hiện (trong âm có dương trong dương có âm) cụ thể là trong tính linh hoạt truyền thống có tính nguyên tắc đúng giờ.

Bước 2: Kiểm tra tính tương hóa: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, cụ thể là tính linh hoạt đến một mức nào đó thì chuyển sang nguyên tắc và ngược lại. Ví dụ: Thiệp mời đám cưới lúc 5g chiều, người được mời có thể đến từ 5g1p cho đến 5g59 phút. Đến 6g trở thành nguyên tắc vì có thể gia chủ đãi tiệc lúc 6g. ngược lại, Nguyên tắc là trước 6g phải đến nhưng người được mời có thể linh hoạt từ 5g59 cho đến 5g1p.

Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa: Tốt nhất là nên điều chỉnh, linh hoạt và đúng giờ nên tùy thêm KCT để sắp xếp cho phù hợp. Trong một số trường hợp có thể cho một khoảng thời gian, ví dụ như đám cưới có thể cho khoảng du di là 1 tiếng.

Bước 4: Giải pháp: Như trên đã nêu, giải pháp là nên cân bằng và không quên KCT sự kiện nào thì nên đúng giờ và sự kiện nào có thể du di. Tuy nhiên để đảm bảo tác phong trong xã hội hiện đại thì (theo ý nhóm) nên treo đồng hồ để "nhắc nhở" dọc đường đi cho đúng giờ.

Đại diện nhóm Nhu Mì:

Theo nhóm thì cơ bản là đồng ý với một số ý kiến trên tuy nhiên khi kiểm tra tính "hướng hóa" c. Mì có một số các ví dụ khá "sát" ý thầy về sau. Như khi tham dự tiệc cưới thì một số người linh hoạt giải quyết một số công việc cá nhân thay vì đến ngồi chờ,...

Ý của nhóm Trịnh Hiệp, Linh Giang bận nói...chuyện nên không ghi được (thật tiếc).

Nhóm Ngọc Nghĩa trình bày cuối cùng và rất ấn tượng vì có sự minh họa của hình vẽ. Hơi khó diễn tả nhưng LG hiểu thế này:

Có cái mốc gọi là đúng giờ, hai trục đối xứng hai bên một là nguyên tắc bên còn lại là linh hoạt. Linh hoạt quá thì hóa tùy tiện, nguyên tắc quá thì hóa cứng nhắc. Vậy làm thế nào để giải bài toán khó chịu này? Cũng như các nhóm khác, Ngọc Nghĩa cho rằng linh hoạt có trong nguyên tắc và ngược lại.(tương hiên) tính tương hóa chưa nghe Nghĩa trình bày rõ. Giải pháp Nghĩa đưa ra là tùy từng hoàn cảnh nó thuộc về "tình" hay về "lý" nếu thuộc về lý như họp hành thi cử thì nhất thiết phải chọn nguyên tắc (không ai cho thi trễ cả) còn về "tình" như đám cưới thì có thể du di.

Nói chung là nhiều ý kiến hay nữa, nhưng LG không theo dõi kịp vì nhiều lý do. Chúng ta cùng góp ý để bổ sung càng nhiều dữ liệu càng tốt mọi người nhé!
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi skythienpham » Thứ 2 07/03/11 10:23

Khi phân tích tính tương hiện, tính tương hóa và tính hướng hòa, việc đầu tiên là phải tìm ra tri thức mới. Vậy thì tri thức mới trong ví dụ "giờ dây thun" phải xác định như thế nào? Mình bị rối ở chỗ này. Trong trình bày của nhóm Ngọc Nghĩa, có vẻ như nhóm đã vận dụng sơ đồ loại hình văn hóa trọng tĩnh và trọng động để phân tích hiện tượng trên. Và cuối cùng kết luận tùy vào từng K-C-T cụ thể mà ta có thể nghiêng về linh hoạt(trọng tĩnh) hay nguyên tắc(trọng động). Mình hiểu như thế, mong các bạn góp ý bổ sung nhiều hơn.
RANDOM_AVATAR
skythienpham
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Thứ 2 27/09/10 12:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 07/03/11 10:26

Chào cả nhà, nhân dịp "Linh Giang" post những ý kiến các bạn thảo luận trong lớp, mình xin "mạo muội" xin phép có những ý kiến nhỏ này, mong rằng cả nhà mình cùng góp ý chung cho vui hen...vừa học lại vừa chơi hen...

-----Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"-----


“Giờ dây thun” là một hiện tượng rất phổ biến ở trong xã hội chúng ta ngày nay như đám cưới, đám tang, sinh nhật…Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rằng đây là một hiện tượng của xã hội mà mỗi chúng ta phải đối mặt hàng ngày.
Một mặt là nhu cầu của “ngành công nghiệp hiện đại” (nguyên tắc – đúng giờ), mặt khác là “tính truyền thống vốn có của một xã hội mang đậm chất nông nghiệp” (tùy tiện – linh hoạt). Hai tính chất này, tạo nên hai thái cực trái ngược nhau một bên là “tĩnh” và một bên là “động”, một bên là “nguyên tắc” một bên là “tùy tiện”….
Bên cạnh, sự mâu thuẫn mà chúng ta đang quan tâm đó thì sự “linh động – tùy tiện” hay “nguyên tắc – đúng giờ” của giờ giấc luôn có những giá trị nhất định của nó:

Vậy giá trị của chủ thể tạo ra là ở đâu?

Thứ nhất “việc linh động giờ giấc – tính linh động” luôn tạo ra một giá trị nhất định cho chủ thể: Đi muộn --> chủ thể có thể làm một số công việc cần thiết của mình trước khi đến tham dự buổi lễ, có thể là trang điểm, chọn áo quần…đã tạo lợi ích cho chủ thể --> nên có thể “đi trễ”--> đi trễ có lợi cho mình mà việc gì mà không đi trễ…

Thứ hai trong tâm ‎lý của chủ thể “người đi muộn” (Việt Nam chẳng hạn) thì “tiệc tùng lúc nào mà không muộn” (ví dụ: trong thiệp mời là 8h thì có thể 9h hoặc 9h30 mới bắt đầu buổi tiệc). Cho nên, việc gì phải đi đúng giờ, Tuy nhiên, việc “đi muộn” trở thành đi “đúng giờ”…cứ như thế tâm ‎lý “giờ dây thun” luôn tồn tại trong mọi người chúng ta. Ở đây, giá trị thuộc về “người đi muộn - chủ thể quyết định”--> giá trị thuộc về cá nhân người "đi muộn".

Nhưng chúng ta nên xác định rõ ràng, ở đây “chủ thể quyết định” của buổi tiệc hay cuộc họp này là ai và chủ thể đó có thể muộn hay đúng giờ?.
Ví dụ: Trong đám cưới -->khách mời đóng vai trò quan trọng còn người tổ chức lễ đám cưới bị phụ thuộc vào họ (không có khách thì buổi tiệc không bắt đầu được).

Ngược lại, nếu đi đúng giờ (nguyên tắc) thì sẽ giúp cho người tổ chức có nhiều lợi ích… Hiện tượng đi “muộn giờ” thường phổ biến ở các vùng nông thôn hơn ở các thành thị Công nghiệp.
Tóm lại: đi đúng giờ hay đi muộn giờ phụ thuộc vào “người quyết định” của buổi tiệc.
Ví dụ: Nếu trong cuộc họp thì “sếp” đóng vai trò như người quyết định, sếp đến giờ nào cuộc họp bắt đầu giờ đó. Mặc dù, nhân viên đến đã đủ nhưng phải chờ (sếp có quyền đi trễ)….
-Ngược lại, trong buổi đám cưới thì người quyết định ở đây là “khách mời” chứ không phải là người tổ chức đám cưới (người chủ)--> (khách có quyền đi trễ). Vì đúng giờ thì chưa chắc buổi tiệc bắt đầu đúng giờ.

Giải Pháp

Việc giờ giây thun thường phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta “đúng giờ hay muộn giờ” tùy vào hoàn cảnh chúng ta sống sinh hoạt (hoàn cảnh chúng ta sống).
Thí dụ: Ở Thành Phố (công nghiệp) --> đi đúng giờ.
Ở Nông Thôn (nông nghiệp) --> có thể đi muộn giờ
Đi đúng giờ hay muộn giờ người “quyết định” luôn có giá trị của mình…“con người luôn ‎ý thức được việc của mình làm, mọi hoạt động đều có mục đích của mình”…
Đây là ‎ kiến riêng của mình thôi,rất mong sự góp ‎ý của nhà mình nhé….hihihi…
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi kimhue » Thứ 5 17/03/11 20:02

Theo mình thì tùy thuộc vào chủ thể nên điều chỉnh, linh hoạt hay đúng giờ và trong từng hoàn cảnh cụ thể thì có du di được một khoảng thời gian nhất định.Vì đây là một hiện tượng xã hội rất phổ biến và còn mang chất nông nghiệp là tùy tiện và linh hoạt. Trong khi rất mâu thuẫn với xã hội công nghiệp và nguyên tắc đúng giờ. Thì giờ dây thun cũng có tính giá trị của việc linh hoạt giờ giấc - tính linh động vì đi muộn thì chủ thể có thời gian để giải quyết được một số việc cần thiết.
RANDOM_AVATAR
kimhue
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 5 07/10/10 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi truchoatd » Thứ 6 18/03/11 20:03

Vấn đề giờ dây thun là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ở đâu cũng có thể gặp tình trạng giờ dây thun, trong tiệc tùng, trong hội họp... Để sống chung với "giờ dây thun", nhiều cơ quan khi tổ chức một sự kiện nào đó thường phải ghi chương trình vào thư mời hay thông báo triệu tập. Ví dụ như 8g00 cuộc họp bắt đầu thì ghi mời 7g30, chương trình mở đầu thường là văn nghệ, hay xem phim tư liệu, một hoạt động vô thưởng vô phạt, giúp cho đại biểu đỡ nhàm chán khi chờ đợi. Và tất nhiên, nhiều cán bộ lợi dụng khoảng thời gian đó để giải quyết việc riêng (ăn sáng chẳng hạn), hay đi trễ hơn 7g30 để khỏi xem chương trình văn nghệ... Tác phong nông nghiệp vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ của số đông người dân Việt. Làm cách nào để khắc phục được tình trạng này có lẽ cần phải có cả một đề tài khoa học cấp quốc gia.
RANDOM_AVATAR
truchoatd
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 16/09/10 8:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi NTNLONGXUYEN » Thứ 7 19/03/11 17:39

Chào bạn!
Đọc bài của bạn rất hứng thú!

Mình có ý kiến sau:

Phần 4: tạo thói quen đúng giờ.
Hoàn toàn đồng ý với bạn.

Nhưng “thói quen không đúng giờ” là cái đuôi nông nghiệp- nông thôn của văn hoá Việt Nam ta, nó trở thành “lệ làng”.

Vì vậy để tạo “thói quen đúng giờ” ngoài các biện pháp của bạn, chúng ta phải làm từ gốc là cắt “cái đuôi” đó đi bằng con dao CNH-HĐH đất nước trong đó có CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn (mà hiện nay chính phủ ta đang thực hiện).

Để làm được việc này là phải có thời gian (T) để tạo ra không gian (K) và con người (C) của thời CNH-HĐH.

Vì vậy, vai trò của giáo dục- đào tạo, của thông tin truyền thông, của các ngành văn hoá, đặc biệt là của chính phủ là rất quan trọng, quyết định đến quá trình hình thành thói quen này.

Cám ơn đã xem ý kiến của mình!
Cuộc đời ta là một câu chuyện-
Câu chuyện thà ngắn mà hay còn hơn dài mà dở.
Hình đại diện của thành viên
NTNLONGXUYEN
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 22:26
Đến từ: TP. Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi hoamuongbien8x » Thứ 7 19/03/11 20:00

Mình cũng đồng ý với ý kiến bạn NTNLONGXUYEN đã nêu trên nhưng mình xin có thêm ý kiến nhỏ bổ sung là: muốn hạn chế được thói quen giờ dây thun thì ngoài chính sách của chính phủ về nếp sống công nghiệp văn minh thì tự ý thức của mỗi người là yếu tố rất quan trọng!
RANDOM_AVATAR
hoamuongbien8x
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 18/03/11 20:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 7 19/03/11 20:40

he.....he.......he...chào "NTNLONGXUYEN" và "hoamuongbien8x". Mình thấy câu trả lời của anh, chị rất hay và thú vị lắm. Tuy nhiên, mình có ý kiến như thế này... theo như anh, chị nhận xét.
NTNLONGXUYEN đã viết: vai trò của giáo dục- đào tạo, của thông tin truyền thông, của các ngành văn hoá, đặc biệt là của chính phủ là rất quan trọng, quyết định đến quá trình hình thành thói quen này.

và của "hoamuongbien8x"
hoamuongbien8x đã viết:Mình cũng đồng ý với ý kiến bạn NTNLONGXUYEN đã nêu trên nhưng mình xin có thêm ý kiến nhỏ bổ sung là: muốn hạn chế được thói quen giờ dây thun thì ngoài chính sách của chính phủ về nếp sống công nghiệp văn minh ...
....Thì mình thấy nó không ổn lắm....tại vì sao?
Thứ nhất: Theo mình nghĩ đây là vấn đề "ý thức" của cá nhân, không thể do "chính sách của chính phủ...." quyết định như anh, chị nêu ở trên. Người dân có thể tuân thủ pháp luật của chính phủ, tuy nhiên chính phủ không thể quản lý việc riêng của họ được (đây là việc của riêng tôi). Tôi đi đám cưới trễ, ăn cổ trễ, đi đám tang đúng giờ...đó là việc của tôi. Đây là vấn đề cá nhân, nếu tôi có "tình cảm" với anh này thì tôi đi sớm hơn để giúp đỡ (phụ một tay), nếu tôi ghét anh kia tôi đi cho có thôi (vì lợi ích cá nhân nên tôi phải đi, có thể là đồng nghiệp, bạn bè...anh không đi anh sẽ gặp bất lợi cho anh) thì tôi đi trễ hơn... hoặc không thích đi. Ở đây, không "chính sách hay người của chính phủ (cảnh sát) đến đây xem anh đi trễ hay đúng giờ hết... Tôi thích thì tôi đi đúng giờ không thì thôi chẳng ai cấm đoán tôi cả. "Vấn đề cá nhân thì hãy để cá nhân ấy giải quyết" ...chẳng ai quyền giải quết ở đây cả. Tùy trường hợp mà anh, chị đi đúng hay muộn....vậy thôi.
Thứ hai: Đúng giờ hay muộn giờ phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của chủ thể (ví dụ: bạn sống trong một môi trường ai cũng đàn hoàn, lịch sử, đúng giờ...chẳng lẽ "bạn đi trẽ hoài", mất lịch sử cứ thốt ra là "mày, tao"...). Theo mình nghĩ, môi trường sống của bạn cũng phần nào "tạo nên thói quen cho bạn" và từ đó hình thành tính cách của bạn"... Bên cạnh đó CNH và HĐH cũng rất quan trọng quyết đinh tính cách của bạn (vì làm ăn với nước ngoài, vì mình là sếp mình phải gương mẫu, công việc bắt buộc phải đi đúng giờ).
Thứ ba: Chỉ có thể giải quyết vấn đề "Giờ dây thun" khi bạn vào một tổ chức (quy định của công ty...), cơ quan có luật buộc phải đi đúng giờ và nghiêm túc thực hành nếu vi phạm...mà ở đó bạn là "người bị phụ thuộc"...và bạn không thể đi trễ. Nếu đi trễ bạn có thể "mất quyền lợi cá nhân".... ở đây, chúng ta thường thấy trường hợp của "nhân viên của một công ty, gặp đối tác ký hợp đồng quan trọng....). Họ chỉ có thể thực hiện môt khi "quyền lợi của họ bị đê dọa". Hehehe...mình chỉ có vài ý đó thôi...rất mong sự góp ý từ các anh, chị quan tâm vấn đề này he...
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Vận dụng phương pháp Dịch lý để phân tích "Giờ dây thun"

Gửi bàigửi bởi NTNLONGXUYEN » Thứ 7 19/03/11 22:17

Bạn Quang Tuan nói không sai!

Tuy nhiên, nhìn hiện tượng giờ dây thun là trên bình diện toàn xã hội, là do cái thói quen mang tính nông nghiệp- nông thôn còn đeo đẳng.

Nếu xác định như vậy thì phải thay đổi bằng cách CNH-HĐH, khi đã CNH-HĐH thì qui trình sản xuất đòi hỏi người lao động phải tuân thủ thời gian và qui định chặt chẽ nên hình thành tác phong công nghiệp, sẽ "dần" mất đi giờ dây thun.

Và muốn có sự thay đổi như vậy tất nhiên mỗi cá nhân phải thay đổi, mỗi cá nhân phải CNH-HĐH mình;

tuy nhiên, để tất cả cá nhân của VN thay đổi thì phải CNH-HĐH đất nước, và chính phủ và các cơ quan, tổ chức... bằng các công cụ quản lý, điều hành của mình mới CNH-HĐH, làm nên sự "dần" thay đổi đó.

Vì vậy mà có vai trò quan trọng của các cơ quan và chính phủ bên cạnh sự thay đổi của mỗi cá nhân trong xã hội VN với gần 87 triệu người!
Cuộc đời ta là một câu chuyện-
Câu chuyện thà ngắn mà hay còn hơn dài mà dở.
Hình đại diện của thành viên
NTNLONGXUYEN
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 22:26
Đến từ: TP. Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến75 khách

cron