TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Gửi bàigửi bởi StarLady » Thứ 7 05/03/11 19:34

Tín ngưỡng dân gian có nguồn từ thời sơ sử, được hình thành trong một xã hội mà thiên nhiên còn đầy bí ẩn đối với con người. Lúc mà con người thấy bế tắc hay gặp những điều khó khăn trong cuộc sống cá nhân, gia đình, dòng họ, v.v... Và khi muốn đựơc bình yên họ phải dựa vào một lực lượng siêu nhiên đầy huyền năng che chở bảo hộ, đó là các thần, thánh. Hơn thế nữa, người Hoa tin rằng trong cuộc sống sinh hoạt, trong việc làm ăn hay mỗi khi ốm đau bệnh tật thì phải thờ cúng các vị thần, thánh cầu tai qua nạn khỏi.
Cùng với tôn giáo, tín ngưỡng dân gian là một yếu tố thuộc lĩnh vực “văn hóa tâm linh”. Trong đó, con người đặt niềm tin vào đối tượng thờ cúng được thiêng liêng hóa. Tín ngưỡng dân gian tồn tại rất lâu dài đồng thời cũng linh hoạt thay đổi trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Trong đời sống tinh thần xã hội, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có mặt tích cực nhằm gìn giữ và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mang tính nhân bản. Tuy nhiên, tín ngưỡng cũng có mặt hạn chế là quá tôn sùng thần, thánh và dễ bị lợi dụng thành mê tín, dị đoan, bói toán, v.v...
Tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu cho mọi sinh hoạt của cộng đồng người Hoa và tạo sự gần gũi, hòa đồng hơn với các tộc người Việt, Khmer, Chăm. Nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh còn làm sáng tỏ thêm đặc trưng của tộc người, sự cố kết, phát triển cộng đồng của người Hoa. Qua đó, sẽ góp phần làm nổi bật hơn những đặc điểm văn hóa, phong tục - tập quán, cũng như tín ngưỡng của tộc người Hoa đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nói, tín ngưỡng dân gian không chỉ thể hiện về mặt văn hóa tinh thần mà còn phản ánh những giá trị văn hóa vật chất. Bên cạnh những mặt tích cực gắn liền với các hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian cũng tồn tại những mặt hạn chế cần phải khắc phục.
Ngoài phần Dẫn luận và Kết luận, nội dung nghiên cứu gồm các phần sau:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7. Bố cục đề tài:
[center]Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI[/center]
1.1. Những thuật ngữ và một số khái niệm liên quan đến tín ngưỡng của người Hoa ở TP.HCM
1.1.1. Khái niệm về văn hoá
1.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng
1.1.3. Tôn giáo và niềm tin tôn giáo
1.1.4. Mê tín dị đoan
1.1.5. Quan niệm về thần thánh
1.2. Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng của người Hoa
1.2.1. Nhiên thần
1.2.2. Nhân thần
1.2.3. Thần thủy giới
1.2.4. Thần địa giới
1.2.4. Thần động vật
1.2.5. Thần thực vật
[center]Chương II:
CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA
Ở TP. HỒ CHÍ MINH[/center]
2.1. Tiêu chí phân loại tín ngưỡng
2.2. Tín ngưỡng trong cộng đồng
2.2.1. Cơ sở thờ tự (đình, miếu)
2.2.2. Nghi thức thờ cúng và lễ hội
2.3. Tín ngưỡng dân gian trong dòng họ
2.3.1. Từ đường
2.3.2. Thờ cúng trong dòng họ
2.4. Tín ngưỡng dân gian trong nghề nghiệp
2.4.1. Nghề nông
2.4.2. Nghề thầy thuốc
2.4.3. Các ngành nghề khác
2.5. Tín ngưỡng dân gian trong gia đình
2.5.1. Phong thủy
2.5.2. Thần bảo hộ gia đình
2.5.3. Thờ cúng tổ tiên
[center]Chương III:
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI HOA Ở TP. HỒ CHÍ MINH[/center]
3.1. Tín ngưỡng dân gian trong hoạt động kinh tế
3.2. Tín ngưỡng dân gian trong đời sống xã hội
3.3. Tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa

SƠ ĐỒ ĐỀ TÀI:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
StarLady
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 16/12/08 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến183 khách