SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Chủ nhật 13/01/08 12:47

cho mình thay đổi một chút ở phần góp ý của tklt nha.

Cách khởi động: giơ chân lên và đạp chân xuống ( nghe ổn hơn là rồ ga)
Thay phần "nhiên liệu sử dụng" bằng : Cơ chế hoạt động : cả hai đều cần nhiên liệu để sử dụng
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi tklt » Chủ nhật 13/01/08 13:00

Hihi, cám ơn bạn xixon1 đã xem và tham gia sửa cho minh. Nhưng riêng vụ "đạp chân xuống" và "rồ máy" thì mình xin giữ nguyên ý kiến. Vì đa số xe máy hiện nay không cần đạp chân xuống cũng rồ máy được. Mình thấy chữ "rồ máy" bao quát hơn, muốn bằng tay hay bằng chân tuỳ xe. Mặc dù "đạp chân xuống" đối lại với "dơ chân lên" hơn "rồ máy".
RANDOM_AVATAR
tklt
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 2 15/10/07 12:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi hoadalat » Chủ nhật 13/01/08 13:58

tklt đã viết:Hihi, cám ơn bạn xixon1 đã xem và tham gia sửa cho minh. Nhưng riêng vụ "đạp chân xuống" và "rồ máy" thì mình xin giữ nguyên ý kiến. Vì đa số xe máy hiện nay không cần đạp chân xuống cũng rồ máy được. Mình thấy chữ "rồ máy" bao quát hơn, muốn bằng tay hay bằng chân tuỳ xe. Mặc dù "đạp chân xuống" đối lại với "dơ chân lên" hơn "rồ máy".

em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chị tklt, vì đa số xe máy bây giờ không cần phải đạp chân xuống thì mới khởi động được, chỉ cần đề là chạy được rùi
Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình - Goethe
hoadalat
 
Bài viết: 50
Ngày tham gia: Thứ 3 18/12/07 18:25
Đến từ: Đà Lạt
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi meohen » Chủ nhật 13/01/08 14:23

Tại sao lại so sánh "đôi dép và chiếc xe máy" nhỉ? Nếu vậy thì một bên có đôi và một bên cô đơn.

Mà theo như giải thích của các bạn thì đây là so sánh dép và xe máy nói chung. Nên chăng ta dùng danh từ chung thôi?
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi NhaQue » Chủ nhật 13/01/08 16:25

meohen đã viết:Tại sao lại so sánh "đôi dép và chiếc xe máy" nhỉ? Nếu vậy thì một bên có đôi và một bên cô đơn.


Đây đúng là một tiêu chí quan trọng: dép, quần, chân, tay... là thứ có đôi. Dù dùng danh từ chung "dép" hay "đôi dép" thì cũng thế, vì một chiếc bên trái không bao giờ giống chiếc bên phải mà đối xứng với nhau.

hoadalat đã viết:về phần chất liệu thì giữa mình và thầy có ý kiến mâu thuẫn chút, hihi, tất cả chiếc xe thì cũng chỉ có chừng đó chất liệu thôi, còn với đôi dép thì mỗi đôi có mỗi chất liệu khác nhau. nếu suy nghĩ về chỉ một đôi dép và một chiếc xe thì ý kiến của thầy Lai là quá đúng, còn nếu so sánh về tất cả dép và tất cả xe thì ý kiến của mình đúng


Bạn nói đúng. Vậy theo tiêu chí "chất liệu" phải chăng nên ghi thế`này:

chất liệu 1 đơn vị: dép tương đối đồng chất / xe máy không đồng chất

chất liệu các đơn vị: dép rất phong phú / ít phong phú
Hình đại diện của thành viên
NhaQue
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 03/11/07 9:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Chủ nhật 13/01/08 17:25

Anh Nhaque đang du học có vẽ vất vã nhỉ! :| Khi nào cứ nhớ về quê hương thì lên đây trao đổi với tụi em, hìhi, chia sẽ những kinh nghiệm quý báu trong đời sống "du học sinh".
Sau khi đọc bài bình luận của Meohen, Nhaque lam minh nhớ đến bài thơ đôi dép (Nguyễn Trung Kiên)

"Bài thơ đầu anh viết tặng cho em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng tha thiết
những vật tầm thường cũng viết được thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tựa bao giờ
Có yêu nhau đau mà không rời nữa bước
Cùng gánh vác những chặng đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẽ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế điều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu!

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫn cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăn khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một lối đi chung

Hai mảnh đời thằm lặng bước song hành
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia"

Dĩ nhiên khi đem ra những tiêu chí so sánh vật này với vật khác sẽ giúp cho việc xác lập, so sánh (khái niệm này với khái niệm khác, vật này với vật khác), khi GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đưa ra việc so sánh (dựa trên những tiêu chí), để làm nề tảng, cơ sở cho bảy bước xác lập một khái niệm là điều tối cần thiết, thế nhưng do tình hình học tập quá căng thẳng, cho nên GS.Trần Ngọc Thêm đã tạo ra một bài tập lý thú, mục đích điều biểu hiện của việc so sánh này là "tính sáng tạo", dĩ nhiên là còn nhiều điều còn phải thảo luận thêm, vì sự tiến bộ là kế thưa và phát triển mà :) , quan điểm của một người ắt không sao bao quát hết, sự đóng góp ý kiến của anh (chị) sẽ làm hoàn thiện hơn cho "hành trang" của những người chập chững bước vào nghiên cứu khoa học như tụi em. Thân mến, xin cảm ơn sự quan tâm, góp ý của mọi người! :D

Note:

Bài thơ Đôi dép đã có trên diển đàn của chúng ta.
Xem: viewtopic.php?f=37&t=114

Các bạn vào DĐ VHH nên theo dõi cả các mục khác để tránh post trùng lặp.

Admin
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SO SÁNH ĐÔI DÉP VÀ CHIẾC XE MÁY

Gửi bàigửi bởi hoadalat » Chủ nhật 13/01/08 18:59

Bạn nói đúng.

Vậy theo tiêu chí "chất liệu" phải chăng nên ghi thế`này:

chất liệu 1 đơn vị: dép tương đối đồng chất / xe máy không đồng chất

chất liệu các đơn vị: dép rất phong phú / ít phong phú


cám ơn anh Nhaque, cách đặt tên tiêu chí như vậy em thấy rất hợp lý
Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình - Goethe
hoadalat
 
Bài viết: 50
Ngày tham gia: Thứ 3 18/12/07 18:25
Đến từ: Đà Lạt
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến73 khách