Hiện tượng "nước tới chân mới nhảy" của học sinh, sinh viên

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Hiện tượng "nước tới chân mới nhảy" của học sinh, sinh viên

Gửi bàigửi bởi hoamuongbien8x » Thứ 6 18/03/11 22:10

Từ xưa dân gian đã có câu "Thời gian là vàng bạc", nhưng hiện nay chúng ta nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng đã sử dụng cái "vàng bạc" này đã hợp lý chưa?! Câu hỏi này nêu ra cũng là lời cảnh tỉnh cho cả tác giả bài viết này :oops: . Hiện nay cuộc sống ngày càng hiện đại đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhiều việc trong vòng một ngày và chỉ có 24 giờ/ngày để vừa làm việc, ăn, ngủ, thực hiện những trò tiêu khiển khác. Như vậy làm việc có kế hoạch đã được thực sự được mọi người, nhất là học sinh, sinh viên đã nhận thức đầy đủ chưa? Vấn đề đáng quan tâm là hiện nay là hiện tượng "nước tới chân mới nhảy" vẫn đang phổ biến.
Vậy để có cái nhìn hợp lý về hiện tượng này, chúng ta sẽ dùng Phương pháp dịch lý để phân tích. Phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Kiểm tra tính tương hiện: giúp tìm ra tri thức mới, tránh cực đoan một chiều.
Bước 2: Kiểm tra tính tương hóa: giúp nắm được hướng phát triển.
Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa: tìm ra tri thức mới và chọn được phương án tối ưu
Bước 4: Kiểm tra hướng mở rộng (bước phụ, không bắt buộc): giúp xây dựng được lý thuyết phù hợp.

Áp dụng:
Trước hết, chúng ta thấy mâu thuẫn xuất hiện trong hiện tượng này là giữa việc làm việc có kế hoạch theo phong cách hiện đại, công nghiệp và làm việc không có kế hoạch, đợi đến cận thời hạn quy định mới bắt tay vào giải quyết công việc do văn hóa nông nghiệp nông thôn chi phối (công việc được hiểu ở đây là ôn bài thi, làm bài tập, làm tiểu luận của học sinh, sinh viên).

-kiểm tra tính tương hiện:
Nhóm chủ thể không bắt tay vào làm việc được thầy cô giao ngay mà tận dụng thời gian để làm những việc khác, như vậy có thể làm được nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian (như đi làm thêm, học thêm,...)
Nhóm chủ thể khác thì khi có bài tập của thầy cô thì bắt tay vào lên kế hoạch phân phối thời gian làm bài ngay (như chia thời gian ôn thi từng phần; làm bài tập từng phần; tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài đối với làm tiểu luận). Do chuẩn bị kỹ nên kết quả công việc đạt được là tốt.
-Kiểm tra tính tương hóa:
Nhóm chủ thể làm việc không có kế hoạch thì vẫn giải quyết công việc đúng hạn (làm bài tập hay tiểu luận xong đúng hạn) nhưng chất lượng công việc không được tốt nhất và tận dụng được thời gian làm được nhiều việc khác nữa.
Nhóm chủ thể làm việc có kế hoạch vẫn giải quyết công việc đúng hạn và chất lượng công việc đạt được rất tốt (do công tác chuẩn bị ban đầu kỹ lưỡng)
-Kiểm tra tính hướng hòa:
Nhóm chủ thể linh hoạt muốn tận dụng thời gian giải quyết được nhiều việc nên không bắt tay vào làm việc được giao ngay, gần đến han mới làm mà dành thời gian làm thêm những việc khác.
Còn nhóm chủ thể làm việc có kế hoạch thì góp phần làm cho cuộc sống đi vào nguyên tắc, thích hợp với xu hướng thời đại, làm việc đạt kết quả tốt và hiệu quả.
-Kiểm tra hướng mở rộng:
Trong thực tế hiện nay, làm được nhiều việc là tốt nhưng chúng ta phải hướng đến làm việc có hiệu quả và đạt được chất lượng. Như vậy tùy vào thời gian được giáo viên giao bài tập mà ta sắp xếp làm việc, nếu thời gian dài thì có thể dành thời gian làm những việc khác nhưng cũng cần có thời gian trong kế hoạch làm bài tập xen kẽ với làm những việc khác; hoặc làm bài tập ở thời gian cuối với kế hoạch đàng hoàn, chi tiết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Nếu bài tập giáo viên giao trong thời gian ngắn, cần giải quyết sớm thì chúng ta cần có kế hoạch làm ngay cho phù hợp thời gian.

Vì mới học, mặc dù rất thích Triết lý âm dương, cơ sở của phương pháp dịch lý này nhưng mình nhận thấy nếu nói đã quán triệt hết nội dung của nó là chưa tới. Mình rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để sự hiểu của mình được sâu sắc hơn ^ ^. Cảm ơn các bạn!!!
RANDOM_AVATAR
hoamuongbien8x
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 18/03/11 20:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến152 khách