Phân tích "Hiện tượng tin đồn" bằng phương pháp Dịch lý

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Phân tích "Hiện tượng tin đồn" bằng phương pháp Dịch lý

Gửi bàigửi bởi hatrang1904 » Thứ 6 18/03/11 23:53

Lời ong tiếng ve, Lời ra tiếng vào hay Lời xa tiếng gần là những thành ngữ liên quan đến chủ đề chúng ta sắp đề cập dưới đây đó là hiện tượng tin đồn trong xã hội. Từ xưa đến nay, nếu chúng ta, một ai đã tồn tại trong xã hội này cũng không khỏi không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này, có thể là được nghe đồn hoặc thậm chí là đối tượng chính của câu chuyện mà thiên hạ mang ra đồn. Vậy thì tại sao lại có hiện tượng này trong xã hội, không biết các bạn có suy nghĩ như thế nào nhưng bản thân tôi trôm nghĩ rằng phải chăng đây là do bản chất nông nghiệp nông thôn của xã hội có gốc văn hóa nông nghiệp của chúng ta. Nếu giải thích theo hướng này thì từ xưa chưa có kiến thức khoa học công nghiệp hiện đại được ghi chép trên sách vở, có thầy cô, kỹ sư giảng dạy, có các phương tiện cập nhật thông tin như hiện nay nên chủ yếu người dân học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, cày cấy, chăn nuôi,...bằng cách truyền miệng, có thể từ nhà này sang nhà khác, xóm này sang xóm khác, làng này sang làng khác. Và cũng do công việc nông nhàn người dân thường tụ tập tán chuyện cho vui nên tin tức trở thành là sở hữu chung của mọi người, cần chia sẻ cùng nhau qua đó tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó.
Vậy thì để có một cái nhìn mới và hiểu hiện tượng này theo triết lý âm dương, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp Dịch lý phân tích. Áp dụng phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Kiểm tra tính tương hiện: giúp tìm ra tri thức mới, tránh cực đoan một chiều.
Bước 2: Kiểm tra tính tương hóa: giúp nắm được hướng phát triển.
Bước 3: Kiểm tra tính hướng hòa: giúp chọn được giải pháp tối ưu, hữu hiệu.
Bước 4: Kiểm tra hướng mở rộng (bước phụ, không bắt buộc): giúp xây dựng được lý thuyết phù hợp.

Áp dụng:
Chúng ta nhận thấy mâu thuẫn xuất hiện trong hiện tượng này là nối kết, gắn bó cộng đồng và sự chia rẽ cộng đồng.
-Kiểm tra tính tương hiện:
Chủ thể chia sẻ tin đồn thì có thể tạo mối quan hệ và được sự quan tâm của những người được chia sẻ tin đồn (nếu là tin đồn tốt như chỉ ra thầy thuốc hay, giáo viên dạy tốt, quán ăn vừa ngon vừa rẻ,... thì người được chia sẻ rất thích; nếu là tin đồn xấu thì cũng rất được quan tâm đối với những đối tượng ngồi lê đôi mách,...).
Chủ thể không thích chia sẻ tin đồn thì không sợ làm mất mối quan hệ tốt hay không gây hiềm khích với đối tượng bị đồn, nhất là đối với những tin đồn nói xấu, bêu riếu người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của người khác,...
-Kiểm tra tính tương hóa:
Chủ thể chia sẻ tin đồn cho người khác (nhất là những tin đồn xấu) thì có tác dụng hai mặt, một mặt có thể nối kết quan hệ với những người được chia sẻ thông tin nhưng mặt khác lại bị coi là gây chia rẽ cộng đồng với đối tượng bị mang ra đồn đại.
Chủ thể không chia sẻ tin đồn vì nghĩ rằng sẽ mất đi mối quan hệ tốt với đối tượng bị đồn nhưng lại trở nên không được coi là đoàn kết, chia sẻ thông tin với mọi người xung quanh.
-Tính hướng hòa: hai nhóm chủ thể vừa nêu trên đều hướng đến mục đích là giữ mối quan hệ tốt đẹp, nối kết cộng đồng với mọi người, chủ thể đầu là đối với người nghe tin đồn, chủ thể sau là đối với người bị mang ra làm đối tượng chính trong tin đồn.
-Kiểm tra mở rộng:
Như vậy hiện tượng tin đồn trên đã phân tích, chúng ta nhận thấy vừa tồn tại mặt tốt và mặt xấu đó là nối kết, gắn bó cộng đồng và chia rẽ cộng đồng. Vấn đề đặt ra là chúng ta nên biết cách xử lý khéo léo những thông tin có được để đạt được mục đích chia sẻ thông tin cùng mọi người giúp cho xã hội phát triển cả về mặt nhân cách và tri thức, hạn chế hiện tượng "ngồi lê đôi mách", "ăn cơm nhà nói chuyện người ta" gây nên những điều không hay làm mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ trong bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.

Phương pháp dịch lý ứng dụng rất hay khi nghe thầy giáo giảng trên lớp, nhưng khi mình ứng dụng để phân tích cảm thấy khó quá. Mong các bạn góp ý để mình được hiểu rõ vấn đề.

Cám ơn mọi người!
RANDOM_AVATAR
hatrang1904
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 6 18/03/11 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến222 khách