TRANH LUẬN CHỦ QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TRANH LUẬN CHỦ QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi TranHoangPhuongKhanh » Thứ 4 23/03/11 17:13

Bài tập 1: Chọn đề tài, phân tích mâu thuẫn và vận dụng phương pháp dịch lý để tìm hiểu

TRANH LUẬN CHỦ QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ở Việt Nam hiện nay đang rất phổ biến xu hướng tranh luận chủ quan theo hai kiểu :
+ Quá nhiều quan điểm : “Tôi tuyệt đối đúng, anh hoàn toàn sai”, “Phải như thế này … phải như thế kia … thì mới đúng …”
+ Quá nhiều tình cảm : “Cho bõ ghét”, “Đập cho chết …”

Phân tích hiện tượng này áp dụng theo phương pháp Dịch lý

1. Xác định mâu thuẫn đề tài :
Mâu thuẫn giữa QUÁ NHIỀU QUAN ĐIỂM (Trí) với QUÁ NHIỀU TÌNH CẢM (Tâm) CÁ NHÂN trong tranh luận.

2. Tính tương hiện :
Mặc dù luôn muốn áp đặt quá nhiều ý kiến hoặc quá nhiều tình cảm cá nhân của mình lên vấn đề tranh luận, nhưng về cơ bản, những cá nhân tranh luận theo kiểu này đều có những mục đích tích cực :
- Muốn thể hiện kiến thức, quan điểm và khả năng hùng biện.
- Muốn tranh luận về những gì đang quan tâm.

3. Tính tương hóa :
Quan điểm và Tình cảm cá nhân đều cùng tồn tại trong cả hai xu hướng tranh luận trên. Khác biệt chỉ là ở chổ : “Nhiều quan điểm - ít tình cảm” hay “Nhiều tình cảm – ít quan điểm” mà thôi.

Những người tham gia tranh luận theo hướng “Nhiều quan điểm - ít tình cảm” :
- Dùng kiến thức, khả năng lập luận và tài hùng biện để giành phần thắng.
- Xem thường hoặc không chấp nhận các quan điểm hoặc ý kiến của người khác.
- Dễ dàng phỉ báng, sỉ nhục quan điểm hoặc cá nhân người khác thông qua việc sử dụng ngôn từ.

Những người tham gia tranh luận theo hướng “Nhiều tình cảm – ít quan điểm”
- Dùng cảm tính khi tham gia tranh luận.
- Không chú trọng đến kiến thức hợp lý và tính logic trong lập luận.
- Dễ dàng chuyển mục tiêu từ sự việc đang tranh luận sang đả kích các cá nhân là chủ thể của sự việc tranh luận hoặc những người cùng tham gia tranh luận với mình.

4. Tính hướng hoà :
Khi tham gia tranh luận về vấn đề mà mình quan tâm hoặc bảo vệ quan điểm, người tranh luận nên :
- Biết chấp nhận những ý kiến trái ngược.
- Biết phân biệt vấn đề đang tranh luận với tình cảm của mình.
- Nhớ mục tiêu ban đầu (Làm sáng tỏ vấn đề gì đó … bảo vệ quan điểm nào đó …)
- Biết thể hiện một cách cân bằng giữa kiến thức và tình cảm.
- Biết cách giữ thái độ lịch sự, ôn hòa và bình tĩnh.

5. Mở rộng :
Trong tranh luận, ranh giới giữa việc làm sáng tỏ vấn đề và việc đả kích các cá nhân (là chủ thể của sự việc tranh luận hoặc những người cùng tham gia tranh luận với mình) – là một ranh giới cực kỳ mong manh.

Vì vậy, để đến được sự TIẾN BỘ, người tham gia tranh luận cần Trí “Đủ” và Tâm “Vừa”.
“Đủ” ở đây bao gồm :
- Đủ kiến thức về vấn đề cần tranh luận.
- Đủ vững vàng về lập trường.
- Đủ khả năng hùng biện.
“Vừa” ở đây có nghĩa :
- Tâm trong sáng, không cảm tính.
- Khoan hòa, khách quan.
- Lịch sự để tránh nói móc, khích bác và sỉ nhục.





Bài tập 2: Vận dụng phương pháp dịch lý để xây dựng cấu trúc của đề tài
“TRANH LUẬN CHỦ QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

1. Phân tích đề tài :
* Các từ khoá : “tranh luận”, “tranh luận chủ quan”, “tranh luận chủ quan ở Việt Nam hiện nay”
* Cấu trúc ngữ pháp :
- Cụm danh từ trung tâm : “Tranh luận chủ quan”
- Định tố 1 : “ở Việt Nam”
- Định tố 2 : “hiện nay”

2. Phân tích cấu trúc đề tài :
- CĐ 0 : Văn hoá tranh luận
- CĐ 1 : Tranh luận thỏa hiệp – Tranh luận chủ quan – Tranh luận khách quan
- CĐ 2 : Ở Nhật Bản – Ở Việt Nam – Ở phương Tây
- CĐ 3 : Truyền thống – Hiện nay – Truyền thống và hiện đại
Hình đại diện của thành viên
TranHoangPhuongKhanh
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 3 15/03/11 21:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến187 khách