Tổ chức quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng người Hoa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 05/04/11 21:45

vuthianh đã viết:Nhiều ý kiến đóng góp hay nhưng bạn nên giữ lập trường vì biết đâu ý của mình cũng là ý rất hay, tránh rơi vào cảnh "đẽo cày giữa đường' bạn à

Mình sẽ suy nghĩ về lời góp ý sâu sắc của bạn, cảm ơn bạn rất nhiều!

Ui, cảm ơn bạn NTNLONGXUYEN nhé, cũng may có bạn chỉ ra chỗ thiếu giúp mình, mình sẽ bổ sung ngay! :D
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 2 11/04/11 20:59

Bài tập 2:

Phần này mình chỉ bổ sung thêm mũi tên còn thiếu trong sơ đồ cho bài tập được trọn vẹn hơn.

Hình ảnh
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 2 11/04/11 21:44

Bài tập 5: Chọn những nội dung thích hợp trong đề tài của mình để lập bảng và lập mô hình (bắt buộc), lập thuật toán (nếu có)…
* Lập bảng (Nhấn vào đường link bên dưới)

http://i1117.photobucket.com/albums/k58 ... shka/1.png
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 12/04/11 11:52

Bài tập 5 (tiếp theo)

Mô hình bang hội của tộc người Hoa ở Việt Nam (theo truyền thống)

Hình ảnh
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 12/04/11 20:17

[justify]Bài tập 6: Chọn một khái niệm cơ bản (chìa khóa) trong đề tài nghiên cứu của mình, định nghĩa và trình bày theo 7 bước, lập sơ đồ định nghĩa.

Định nghĩa Người Hoa (Ethnic Chinese)
1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có
- Trần Khánh, 1992. Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, NXB Đà Nẵng, tr. 14: Người Hoa là những người có nguồn gốc Hán, sống ổn định thường xuyên ở nước ngoài, không phân biệt quốc tịchmức độ liên kết hòa nhập của họ với xã hội và dân cư người bản địa.
- Châu Thị Hải, 2006. Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á-hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay, tr. 39: Người Hoa là những người có nguồn gốc Hán di cư từ đất nước Trung Hoa kể cả các dân tộc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn lên tại khu vực này, họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành công dân của các nước này, nhưng vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán luôn tự nhận mình là người Hoa.
- Wikipedia: Người Hoa là những người gốc Trung Quốc, định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam.
- Tìm trên mạng: Người Hoa là những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ đã sinh ra, lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa. (Nguồn: ws1.khanhhoa.gov.vn/vbpq/vbpq_khanhhoa.nsf/.../$file/CT45.rtf)

2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa

Hình ảnh

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
- Theo đặc trưng giống, có 2 loại: là những người có nguồn gốc Hán (Trần Khánh 1992, Châu Thị Hải 2006, ws1.khanhhoa.gov.vn/vbpq/vbpq_khanhhoa.nsf/.../$file/CT45.rtf) và là những người có nguồn gốc Trung Quốc (Wikipedia). Loại 2 không chính xác.
- Đặc trưng loài, cả bốn đều có 2 tiêu chí là định cư và nhập tịch nước sở tạilưu giữ bản sắc dân tộc (Người Hoa là những người có nguồn gốc Hán đã mang quốc tịch bản địa và vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa). Về việc lưu giữ bản sắc văn hóa cần khái quát và chính xác hóa.
- Như vậy có thể tiếp thu: đặc trưng giống “là những người có nguồn gốc Hán”, phạm trù của 2 đặc trưng loài (nhập tịch nước sở tại và lưu giữ bản sắc dân tộc).
- Cần chỉnh sửa, khái quát hóa và chính xác hóa nội dung thứ 2 của đặc trưng loài.

4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
- Người Hoa địa phương (Local Chinese) là những người có nguồn gốc Trung Quốc sống thường xuyên ở nước ngoài, đã gia nhập quốc tịch nước sở tại.
- Người Hoa là người Hán từ Trung Quốc di cư sang, không giới hạn thời gian cư trú có thể hòa nhập nhưng chưa hòa nhập hoàn toàn, ở họ còn nhiều yếu tố văn hóa khác với sắc thái văn hóa bản địa.
- Hoa Kiều là người Trung Quốc sống ở nước ngoài, chưa nhập quốc tịch nước sở tại, còn là công dân của cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
- Là những người có nguồn gốc Hán.

6. Xác định các đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc)
1) định cư và đã nhập tịch nước sở tại (phân biệt với chưa nhập quốc tịch).
2) lưu giữ những đặc trưng văn hóa (phân biệt với những người vốn gốc Hoa nhưng đã bị mất gốc, không còn là người Hoa nữa).
3) chưa hòa nhập hoàn toàn với sắc thái văn hóa bản địa (bị đồng hóa hoàn toàn, mất gốc).
Sản phẩm sơ bộ: “Người Hoa là những người có nguồn gốc Hán, định cư và đã nhập quốc tịch nước sở tại, vẫn còn lưu giữ những đặc trưng văn hóa của dân tộc Hán và chưa hoàn toàn hòa nhập với sắc thái văn hóa bản địa.”

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

Hình ảnh

- Cụm từ “chưa hoàn toàn hòa nhập với sắc thái văn hóa bản địa” lặp ý, vì “vẫn còn lưu giữ những đặc trưng văn hóa của dân tộc Hán” đã có nghĩa “chưa hoàn toàn hòa nhập với sắc thái văn hóa bản địa”, nên bỏ “chưa hoàn toàn hòa nhập với sắc thái văn hóa bản địa”.
Sản phẩm cuối cùng:
Người Hoa là những người có nguồn gốc Hán, định cư và đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng vẫn còn lưu giữ những đặc trưng văn hóa của dân tộc Hán.[/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 4 20/04/11 20:44

Bài tập 7: So sánh người Hoa và người Khmer

Hình ảnh
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quản lý cộng đồng của người Hoa ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 2 02/05/11 10:25

[justify]Bài tập 8: Chọn nội dung thích hợp trong đề tài của mình để vận dụng phương pháp loại hình nhằm phát hiện những tri thức mới.

1.Lựa chọn loại hình: Loại hình Tổ chức xã hội
2.Định vị CTK cho đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể: Người Hoa, người Khmer
Không gian: Việt Nam
Thời gian: Trước 1975
3.Phân loại các phần tử của đối tượng được nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được phân chia thành hai nhóm: Người Hoa và người Khmer
4.Với đối tượng nghiên cứu được định vị như trên, ta có bảng sau đây:

Hình ảnh


5. Phát hiện ra tri thức mới:
Với các bước trên, có thể thấy rằng:
Vận dụng phương pháp loại hình giúp làm nổi bật điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng so sánh là người Hoa và người Khmer.
So sánh giúp ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về đối tượng so sánh mà cụ thể ở đây là người Hoa và người Khmer. Sự khác biệt trong bảng so sánh được bộc lộ rõ và làm nổi bật đối tượng cần so sánh.
Từ những điểm khác nhau ở bảng trên đã cho thấy những đặc trưng riêng của người Hoa và người Khmer trong loại hình tổ chức xã hội (ở Việt Nam) như về mô hình quản lý, hệ gia đình, cư trú … đều mang đậm bản sắc của từng đối tượng.
Qua việc vận dụng phương pháp loại hình giúp ta phát hiện ra những tri thức mới: Tuy người Hoa và người Khmer đều là dân tộc thiểu số, nhưng vai trò của họ rất quan trọng trong sự phát triển đất nước, cũng như góp phần làm phong phú thêm cho bản sắc Việt Nam. Những đặc trưng của hai đối tượng so sánh giúp chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng nhất định của họ trong lĩnh vực kinh tế, cũng như trong tôn giáo, tín ngưỡng đối với mỗi người dân nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Từ đó có thể nhận định rằng chính quyền Việt Nam luôn xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp.[/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước 1975

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 4 25/05/11 20:03

[justify]Sửa bài tập 3:
Đề tài: Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước 1975

* Định vị đối tượng:
Cộng đồng người Hoa
+K (Không gian): Ở Việt Nam
+C (Chủ thể): Cộng đồng người Hoa trước kia với tổ chức xã hội mang tính khép kín, tự trị (nhưng theo khuôn khổ pháp luật nhà nước), đời sống sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc, với thời gian cộng đồng này ngày càng mở rộng giao lưu với cư dân bản địa, thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới, góp phần vào sự phát triển đất nước sở tại.
+T (Thời gian): Trước 1975

* Đề cương
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục của tiểu luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về người Hoa
1.2. Sơ lược về sự di dân của người Hoa
1.2.1. Lịch sử di dân
1.2.2. Mô hình di dân của người Hoa
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
2.1. Tổ chức làng xã
2.2. Tổ chức bang hội
2.3. Trường học
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
3.1. Sinh hoạt kinh tế
3.2. Sinh hoạt văn hóa
3.2.1. Tín ngưỡng và tôn giáo
3.2.2. Phong tục nếp sống
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mong nhận được sự góp ý của các bạn![/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước 1975

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 5 02/06/11 10:32

[justify]Sửa bài tập 1:
Đề tài: Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước 1975

* Xác định mâu thuẫn:
Nhu cầu thay đổi cuộc sống (thay đổi môi trường, thay đổi chỗ ở) >< nhu cầu ổn định (ổn định cuộc sống, ổn định công việc tại nơi ở mới).
Nhu cầu ổn định cuộc sống (ở vùng đất đã di cư đến) >< nhu cầu thay đổi, thích nghi để hòa nhập vào xã hội mới, hoàn cảnh mới, môi trường mới.
* Kiểm tra tính tương hiện (trong dương có âm, trong âm có dương):
Cộng đồng người Hoa di dân đến Việt Nam cho dù với bất kỳ nguyên nhân nào nhưng đều cùng chung mục đích đó là tìm kiếm một cuộc sống ổn định, lâu dài và tốt đẹp. Họ di chuyển, thay đổi từ nơi ở cũ để đến ổn định tại vùng đất mới. Đến vùng đất mới để ổn định cuộc sống nhưng đồng thời họ phải thay đổi để hòa nhập vào môi trường và hoàn cảnh mới quanh mình.
* Kiểm tra tính tương hóa (âm dương chuyển hóa cho nhau):
Thay đổi quá mức sẽ dẫn đến ổn định: Thay đổi tất cả từ hoàn cảnh sống đến môi trường sống (điều kiện địa lý, tự nhiên), từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam để tìm một cuộc sống ổn định.
Ổn định quá mức sẽ dẫn đến thay đổi: Khi đã đến Việt Nam, muốn cuộc sống ổn định thì họ phải liên tục thay đổi, thích nghi để hòa hợp với không gian mới, môi trường mới, con người mới, tất cả đều là những cái mới lạ bắt buộc họ phải thay đổi, thích nghi, không thay đổi, thích nghi thì không thể sống lâu dài và ổn định được.
* Kiểm tra tính hướng hòa (âm dương hướng tới cân bằng):
Cộng đồng người Hoa di dân đến Việt Nam, cuộc sống của họ trong ổn định có thay đổi và trong thay đổi có ổn định một cách chừng mực và hài hòa. Họ thay đổi ở một mức độ nhất định để không bị lạc lõng và không trở nên “lập dị” ở đất nước sở tại. Đồng thời, trong sự thay đổi, thích nghi đó vẫn giữ lại những nét riêng đậm đà bản sắc dân tộc Hoa, những phong tục truyền thống của quê nhà (ổn định).
* Mở rộng:Từ xa xưa, tộc người Hoa đã rời bỏ quê hương tìm đến vùng đất hứa nhằm có một cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn. Từ những buổi ban đầu còn bở ngỡ, xa lạ, rồi dần thích nghi với cuộc sống xung quanh và có những dấu ấn nhất định trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong ngành kinh tế, thương mại. Giờ đây, dù là một dân tộc thiểu số, nhưng tộc người Hoa là một bộ phận không thể thiếu trong bức tranh đa dân tộc của đất nước Việt Nam hình chữ S này, có sự ảnh hưởng nhất định trong đời sống kinh tế và văn hóa cũng như có những đóng góp cho sự phát triển đất nước Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.[/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước 1975

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 5 02/06/11 11:38

Sửa bài tập 5:

* Bảng so sánh đặc điểm tộc người Hoa và người Chăm ở Việt Nam

Hình ảnh

* Mô hình bộ máy quản lý Minh Hương xã của người Hoa ở Việt Nam

Hình ảnh
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến221 khách