Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ của người Nhật Bản

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ của người Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi vuthianh » Thứ 3 05/04/11 17:55

Bài tập 1:
Xác định từ khóa
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Người Nhật Bản

[justify]Cặp phạm trù đối lập là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ

Kiểm tra tính tương hiện: Trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản luôn tồn tại hai dạng đó là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Nếu như giao tiếp ngôn ngữ có chức năng chính là truyền đạt nội dung thông tin thì giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện nét văn hóa đặc trưng như phong tục, lễ nghi truyền thống của một quốc gia hay dân tộc. Giao tiếp phi ngôn ngữ còn có chức năng xác định mối quan hệ của những người tham gia quá trình giao tiếp.

Kiểm tra tính tương hóa: Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thì nó giúp cho việc truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến người nghe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ không thể diễn đạt hết những thông điệp mà người nói muốn truyền tải tới người nghe. Khi đó, chỉ có giao tiếp phi ngôn ngữ mới có thể diễn tả hết những sắc thái giao tiếp một cách tế nhị, khéo léo. Và trong trường hợp giao tiếp với người không thể nói hay người khiếm thính thì giao tiếp ngôn ngữ không mang lại hiệu quả.

Giao tiếp phi ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu sâu hơn trạng thái tình cảm của người mà chúng ta đang giao tiếp. Tuy nhiên nhiều khi giao tiếp phi ngôn ngữ thường truyền tải thông tin một cách không rõ ràng. Việc giao tiếp này thường tùy thuộc vào sự nhanh nhạy của người được giao tiếp và cũng phụ thuộc nhiều vào môi trường và hoàn cảnh giao tiếp cũng như mối quan hệ của những người đang giao tiếp với nhau. Hai người đã quen biết nhau một thời gian dài, cùng quan tâm về một vấn đề, cùng am hiểu về nó thì họ rất dẽ dàng hiểu ý của người kia dù không cần nói ra mà chỉ cần quan sát cử chỉ, hành động. Ngược lại, sẽ dễ gây nhầm lẫn nếu hai người mới gặp nhau lần đầu mà giao tiếp phi ngôn ngữ với nhau, khi đó rất dễ rơi vào trường hợp “ông hiểu gà, bà hiểu vịt” hay “râu ông này cắm cằm bà kia” mà tục ngữ dân gian Việt Nam thường hay đề cập tới.

Kiểm tra tính hướng hòa: Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp thay cho lời nói nhiều đến nỗi không thể đếm hết và dường như chẳng ai trong chúng ta lại tập chung để ý đến những cử chỉ, điệu bộ này vì đơn giản mà nói nó đã đi vào giao tiếp của chúng ta một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn đến nỗi mà chúng ta dù muốn để ý cũng khó nhận ra. Do đó, chúng ta thường giao tiếp phi ngôn ngữ một cách vô thức vì nó ăn sâu vào tiềm thức và được chúng ta biểu hiện ra một cách hết sức tự nhiên và ngay cả những người tiếp nhận nó cũng tiếp nhận một cách tự nhiên, mà không xem nó là sự lạ lẫm. Đôi khi, những cử chỉ, điệu bộ đã hỗ trợ tích cực cho ngôn ngữ khi mà ngôn ngữ không thể diễn đạt chính xác những điều mà ta muốn nói. Khi ta nói thì những cử chỉ, điệu bộ của cơ thể sẽ phụ họa theo lời nói để giúp truyền đạt ý nghĩa của nó. Và những cử chỉ, điệu bộ này phải phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa thì việc giao tiếp phi ngôn ngữ mới có hiệu quả cao nhất.[/justify]
RANDOM_AVATAR
vuthianh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/04/11 15:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến142 khách