Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 3 05/04/11 21:13

Bài tập 1: Xác định các mâu thuẫn trong đề tài và vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu các cặp đối lập đó.

*Mâu thuẫn 1: Mâu thuẫn giữa hình tượng con trâu và hình tượng máy cày
- Tính tương hiện: Ở Việt Nam, con trâu và máy cày đều được sử dụng trong nông nghiệp.
- Tính tương hóa: Trong những gia đình nghèo, sản xuất với quy mô nhỏ thì dùng trâu, khi làm ăn phát đạt với quy mô lớn hơn sẽ chuyển sang dùng máy cày. Với máy cày, người nông dân có thể sản xuất với quy mô lớn tuy nhiên khá tốn kém và không phù hợp với những hộ nghèo nên họ vẫn dùng trâu.
- Tính hướng hòa: Tùy vào điều kiện kinh tế và quy mô sản xuất mà người nông dân dùng trâu hay máy cày.

*Mâu thuẫn 2: Người nông dân xem trâu là bạn mâu thuẫn với việc dùng trâu làm vật hiến tế trong các nghi lễ
- Tính tương hiện: Trâu là bạn của người nông dân nhưng ở một số vùng, trâu trở thành vật hiến tế.
- Tính tương hóa: Trên đồng ruộng, trâu là bạn của nhà nông, là một con vật quý, cũng chính vì vậy mà trâu được dùng làm vật tế lễ. Ở những vùng không có tục dùng trâu làm vật tế lễ thì trâu vẫn là bạn của nhà nông.
- Tính hướng hòa: Trâu có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đối với những vùng có số lượng trâu ít thì nên hạn chế việc dùng trâu làm vật tế lễ, có thể thay thế bằng những vật khác nếu được, chỉ nên dùng những con trâu không còn khả năng lao động (cày ruộng) để làm vật hiến tế.
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Metryoshka » Thứ 3 05/04/11 21:38

[justify]Chào bạn, phạm vi bạn chọn nghiên cứu là "văn hóa Việt Nam" e rằng hơi rộng, mình nghĩ nên thu hẹp lại. Hơn nữa, khi nhắc đến "trâu" thì ai cũng nghĩ ngay đến nông nghiệp nông thôn, theo mình nên chỉnh sửa tên đề tài là "... văn hóa nông thôn Việt Nam" hay "... văn hóa nông nghiệp Việt Nam", đây chỉ là ý kiến cá nhân mình, bạn tham khảo xem sao! Ah, bạn post cả sơ đồ cho bà con xem với! Chúc bạn thành công![/justify]
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
RANDOM_AVATAR
Metryoshka
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 4 30/03/11 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 3 05/04/11 22:03

Bài tập 2: Vận dụng PPDL để phân tích và lập cấu trúc cho đề tài đã chọn.

1. Phân tích đề tài: Con trâu trong văn hóa Việt Nam
- Có 2 từ khóa: con trâu, văn hóa Việt Nam
- Cấu trúc ngữ pháp: Con trâu: danh từ trung tâm
Văn hóa Việt Nam: định tố
- Cấu trúc đề tài:[K:Việt Nam, C:con trâu, T:toàn thời]+0

2. Sơ đồ cấu trúc cấp hệ:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 3 05/04/11 22:50

Con trâu đã gắn bó với mình ngay từ thuở nhỏ. Mình có rất nhiều kỷ niệm về nó. Mình hay dẫn nó đi ăn cỏ ở rìa bờ ao, hay cưỡi nó đi băng qua những cánh đồng đầy nước...Mình xin đóng góp về hình ảnh con trâu trong thành ngữ của tiếng Việt.

Mong các bạn bổ sung giúp, để con trâu mãi là bạn thân của tuổi niên thiếu trong mỗi chúng ta.

Nhắc đến con trâu, người Việt có lẽ không ai không biết. Trong tâm thức người Việt, con trâu giữ vị trí quan trọng. Chúng rất gần gũi, thân thiết với người nông dân. Nó được coi như người bạn đồng hành, cùng “một nắng hai sương” với người nông dân trên đồng ruộng và được nhân hoá qua câu ca: “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta” thật thiết tha. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non xanh và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong những thú vui của trẻ em nông thôn.

Trâu là con vật rất khỏe, do đó có ông bà ta dùng hình ảnh con trâu so sánh với người có sức khỏe là “khỏe như trâu”.

Con trâu còn biểu trưng cho sự khá giả, giàu có của người dân ta với thành ngữ “ruộng sâu trâu nái”.

Trâu thường dầm mình trong những vùng bùn, sình lầy để làm mát cơ thể nên luôn lấm lem bùn đất, vì vậy con trâu còn được dùng để biểu trưng cho sự lấm bẩn.

Trâu trong “hùng hục như trâu húc mả” chỉ kẻ có sức mạnh mà không có đầu óc, chỉ biết ỷ vào sức mạnh mà làm bừa, không tính toán dẫn đến phí sức lực như con trâu húc vào gò mả.

Nhiều câu thành ngữ dụng trâu làm chất liệu biểu trưng có sắc thái biểu cảm tiêu cực. Do hình dạng to lớn, mạnh mẽ và màu da đen đúa, “trâu” được dùng biểu trưng bọn cường quyền qua câu: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Sự tranh chấp của bọn cường quyền (trâu bò húc nhau) đã khiến người dân thấp cổ, bé họng, bị tai bay vạ gió (ruồi muỗi chết).

Người nông dân coi “trâu” như người bạn thân thiết và mượn chúng làm chất liệu biểu trưng cho thân phận thấp hèn, thở than cho cuộc sống nghèo khó nhưng đành nhẫn nhục, cam chịu. Nếu thấy ai thành đạt, sung sướng, gặp nhiều may mắn hơn mình thì nảy sinh ghen ghét, đố kị: “Trâu buộc thì ghét trâu ăn”.

“Con trâu” trong “Đàn gảy tai trâu” biểu trưng cho người đần độn, kém hiểu biết.

Trâu còn thể hiện sự gắn bó giữa tình cảm con người với những thứ quen thuộc xung quanh qua thành ngữ “trâu ta ăn cỏ đồng ta”.
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi vuvantuan » Thứ 3 05/04/11 23:21

Với đề tài này thì mình mạn phép đưa ra đề cương về "con trâu trong văn hóa Việt Nam", mong các bạn góp ý thêm.
Theo như GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm hướng dẫn trong PPNCKH thì đây là đề tài có đối tượng nghiên cứu đã cụ thể, rõ ràng.
Do đó ta sẽ chọn loại hình theo cấu trúc thứ 4 (theo thứ tự trên bảng biểu thầy gửi) tức là xét theo ứng xử với đối tượng - con trâu.

ĐỂ CƯƠNG

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 các khái niệm về con trâu
1.2 các loại trâu trên thế giới
1.3 con trâu Việt Nam

CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ NHẬN THỨC &SÙNG BÁI VỀ TRÂU
2.1 Văn hoá nhận thức về Con trâu
2.1.1 con trâu là đầu cơ nghiệp
2.1.2 con trâu trong tâm thức người Việt
2.2 văn hóa sùng bái con trâu
2.2.1 con trâu trong lễ hội
2.2.2 con trâu trong cúng bái

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TẬN DỤNG &LƯU LUYẾN CON TRÂU
3.1 Văn hoá tận dụng con trâu
3.1.1 con trâu trong việc cấy cày
3.1.2 con trâu trong vận chuyển
3.1.3 con trâu trong ẩm thực
3.2 văn hóa lưu luyến con trâu
3.2.1 con trâu trong văn học
3.2.2 con trâu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
3.2.3 con trâu trong nghệ thuật

KẾT LUẬN


Mong nhận được sự góp ý của các bạn
RANDOM_AVATAR
vuvantuan
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 14/03/11 7:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 4 06/04/11 9:18

Cám ơn các bạn đã góp ý cho đề tài của mình. Có lẽ bạn vuvantuan cảm thấy rất hứng thú với đề tài của mình nên đã nhiệt tình đưa ra đề cương, cám ơn sự gợi ý nhiệt tình của bạn nhưng có lẽ mình sẽ nhìn nhận vấn đề theo một hướng khác. Đề tài này mình đã ấp ủ từ lâu và sẽ tiếp tục triển khai thêm. Một lần nữa cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn.
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 4 06/04/11 9:30

vuvantuan đã viết:Với đề tài này thì mình mạn phép đưa ra đề cương về "con trâu trong văn hóa Việt Nam", mong các bạn góp ý thêm.
Theo như GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm hướng dẫn trong PPNCKH thì đây là đề tài có đối tượng nghiên cứu đã cụ thể, rõ ràng.
Do đó ta sẽ chọn loại hình theo cấu trúc thứ 4 (theo thứ tự trên bảng biểu thầy gửi) tức là xét theo ứng xử với đối tượng - con trâu.

Bạn này giỏi ghê. Đề tài của người khác, đã giúp ngay một cái đề cương.
Tuy nhiên góp ý bạn nè: Tên các mục và tiểu mục thì viết hoa cho đúng chính tả.

vuvantuan đã viết: ĐỂ CƯƠNG

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ NHẬN THỨC &SÙNG BÁI VỀ TRÂU

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TẬN DỤNG &LƯU LUYẾN CON TRÂU

KẾT LUẬN

- Tại sao cấu trúc của bạn chỉ có 4 thành phần? Hình như thiếu phần "VH đối phó", vì tận dụng và đối phó là hai mặt của cùng một vấn đề.
- Tại sao VĂN HOÁ NHẬN THỨC lại đi liền với VH SÙNG BÁI và VĂN HÓA TẬN DỤNG lại đi liền với VH LƯU LUYẾN?

vuvantuan đã viết:2.1 Văn hoá nhận thức về Con trâu
2.1.1 con trâu là đầu cơ nghiệp
2.1.2 con trâu trong tâm thức người Việt

- Theo các tách tiểu mục này phải hiểu: "2.1.1 con trâu là đầu cơ nghiệp" nằm ngoài "tâm thức người Việt"?

vuvantuan đã viết:2.2 văn hóa sùng bái con trâu
2.2.1 con trâu trong lễ hội
2.2.2 con trâu trong cúng bái

- Giống mục trên: "con trâu trong lễ hội" thì không cúng bái và "con trâu trong cúng bái" thì nằm ngoài lễ hội?

vuvantuan đã viết:3.1 Văn hoá tận dụng con trâu
3.1.1 con trâu trong việc cấy cày
3.1.2 con trâu trong vận chuyển
3.1.3 con trâu trong ẩm thực

- Bạn chia mục này thành 3 tiểu mục theo tiêu chí nào?
- Nuôi trâu làm giống cho đi phối hoặc bán trâu con, da trâu làm trống, sừng trâu làm tù và, xương sườn trâu làm dụng cụ hót phân..., các công dụng này của con trâu xếp vào tiểu mục nào?

vuvantuan đã viết:3.2 văn hóa lưu luyến con trâu
3.2.1 con trâu trong văn học
3.2.2 con trâu trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
3.2.3 con trâu trong nghệ thuật

- Bạn ơi, "thành ngữ, tục ngữ, ca dao" theo mình được học là bộ phận của văn học dân gian? Văn học là bộ phận của nghệ thuật ngôn từ?
- Như vậy, tiểu mục 3.2.2 là một bộ phận của 3.2.1, và tiểu mục 3.2.1 đến lượt mình lại là một bộ phận của 3.2.3.

Vài lời trao đổi lại để chúng ta cùng học tập.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 4 06/04/11 9:46

Bài tập 3:Vận dụng tất cả những gì đã học để định vị đối tượng và lập đề cương chi tiết.

*Định vị đối tượng:
K: Việt Nam(chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa)
C: con trâu
T: toàn thời(từ xưa đến nay)

*Đề cương chi tiết:
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục của tiểu luận

Chương 1:TRÂU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA NHẬN THỨC
1.1. Nhận thức về mặt sinh vật học
1.2. Nhận thức của người nông dân về con trâu
1.2.1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
1.2.2. Con trâu là bạn của nhà nông
1.3. Nhận thức về con trâu dưới góc nhìn văn học nghệ thuật
1.3.1. Văn học
1.3.1.1. Ca dao, tục ngữ
1.3.1.2. Truyện ngụ ngôn
1.3.2. Nghệ thuật
1.3.2.1. Hội họa
1.3.2.2. Âm nhạc

Chương 2: TRÂU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TỔ CHỨC

2.1. Trâu trong tổ chức đời sống cộng đồng
2.1.1. Trâu trong các tín ngưỡng, nghi lễ
2.1.1.1. Lễ hội đâm trâu, chọi trâu
2.1.1.2. Vật hiến tế trong các nghi lễ
2.2. Trâu trong tổ chức đời sống cá nhân
2.2.1. Trâu trong nông nghiệp
2.2.2. Trâu trong đời sống hằng ngày

Chương 3: TRÂU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ỨNG XỬ
3.1. Trâu trong văn hóa ẩm thực
3.2. Trâu trong văn hóa trang phục
3.3. Trâu trong giao thông vận chuyển

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 4 06/04/11 10:48

Bài tập 4: Sưu tầm tư liệu phục vụ cho đề tài đã chọn, dùng Document map để sắp xếp và chụp ảnh đưa lên diễn đàn.

*Tài liệu tham khảo:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Con trâu trong văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi thuytrangnvtq » Thứ 4 06/04/11 11:05

Với đề tài "Con trâu trong văn hóa Việt Nam" thì nguồn tài liệu tham khảo của mình vẫn chưa được phong phú lắm, bạn nào biết thêm sáchviết về con trâu thì vui lòng chỉ cho mình với nha. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn để đề tài của mình được hoàn thiện hơn.
Cám ơn các bạn rất nhiều.
RANDOM_AVATAR
thuytrangnvtq
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 5 17/03/11 12:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách

cron