Vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam

Gửi bàigửi bởi HATHITHUHIEN » Thứ 4 06/04/11 11:14

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM



I. Tìm mâu thuẫn, kiểm tra tính tương hiện, tính hướng hòa:

Xác định mâu thuẫn trong đề tài. Có 2 mâu thuẫn chính:
- Vai trò, vị trí của phụ nữ >< Vai trò, vị trí của nam giới
- Vai trò, vị trí của phụ nữ >< Những quy định khắt khe cũa xã hội phong kiến
1. Luật tương hiện:
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị phân biệt đối xử, họ chỉ được xem như công cụ biết nói, phải phục tùng những nguyên tắc đạo đức phong kiến như “tam tòng” “tứ đức”, trong khi đàn ông thì được đề cao “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.

2. Luật tương hóa:
Sự thiên lệch giữa vai trò của người nam và phụ nữ trong xã hội phong kiến tồn tại hàng chục thế kỷ.
Do ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo nên vai trò của người phụ nữ dường như rất mờ nhạt, họ chỉ được coi như hàng hóa, phải sống theo những quy định khắt khe của xã hội phong kiến và phải cam chịu những điều bất công mà xã hội áp đặt nhưng không dám đấu tranh mà chỉ than thân, trách phận. Điều này được phản ánh qua rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay những tác phẩm văn học… Cách cam chịu của người phụ nữ cũng là cách duy nhất để họ tồn tại trong xã hội khắc khe.

3. Luật hướng hòa: Tuy nhiên họ vẫn ao ước thoát khỏi thân phận nô lệ, xã hội cũng dần thay đổi với những tư duy tiến bộ của giai cấp thống trị, mở cho họ những cơ hội ngang bằng với nam giới. Những quyền lợi của họ thể hiện rõ qua những quy định của các bộ luật triều Lê và triều Nguyễn.


4. Mở rộng: Tùy thuộc vào C-K-T cụ thể . Xác định phạm vi và lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới .

II. Vận dụng phương pháp dịch lý để xây dựng cấu trúc của đề tài: “vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam”:
1. Phân tích đề tài:
- Các từ khóa: “vai trò của người phụ nữ” “xã hội phong kiến” “Việt Nam”
- Cụm danh từ trung tâm: “vai trò của người phụ nữ”
Định tố 1: “Việt Nam”
Định tố 2: “phong kiến”.
2. Phân tích cấu trúc đề tài:
- Định vị đối tượng nghiên cứu:
Các cấp độ:
Cấp độ 0: Lĩnh vực nghiên cứu: Vấn đề xã hội
Cấp độ 1: Chủ thể: Vai trò phụ nữ
Cấp độ 2: Không gian: Việt Nam
Cấp độ 3: Thời gian: Xã hội phong kiến
Cấp độ 4: Phương tiện: Ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học, luật pháp.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
HATHITHUHIEN
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/10/10 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến161 khách