Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 13/03/13 22:37

Hiếu làm lại tài liệu tham khảo với document map nè!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 13/03/13 23:02

Định nghĩa các bạn xem thử và góp ý nhé!
Định nghĩa của en.wikipedia.org/wiki
A pilgrim (from the Latin peregrinus) is a traveler (literally one who has come from afar) who is on a journey to a holy place. Typically, this is a physical journeying (often on foot) to some place of special significance to the adherent of a particular religious belief system. In the spiritual literature of Christianity, the concept of pilgrim and pilgrimage may refer to the experience of life in the world (considered as a period of exile) or to the inner path of the spiritual aspirant from a state of wretchedness to a state of beatitude.

TG (lược dịch): Một người hành hương (tiếng Latinh là peregrinus) là một du khách (theo nghĩa đen là người đi thật xa) trên một chuyến đi đến một nơi thiêng liêng. Đó là một cuộc du hành bằng thể xác (thường là đi bộ) đến vài nơi quan trọng đặc biệt có liên quan đến một hệ thống niềm tin tôn giáo cụ thể. Theo nghĩa tâm linh Công giáo, quan niệm người hành hương và cuộc hành hương có thể liên hệ đến kinh nghiệm sống trong thế giới hoặc đạt đến trạng thái tốt đẹp về mặt tinh thần.

Định nghĩa của britannica.com:
Pilgrimage, a journey undertaken for a religious motive. Although some pilgrims have wandered continuously with no fixed destination, pilgrims more commonly seek a specific place that has been sanctified by association with a divinity or other holy personage. The institution of pilgrimage is evident in all world religions and was also important in the pagan religions of ancient Greece and Rome.

TG (lược dịch): Cuộc hành hương được thực hiện vì động cơ tôn giáo. Dù một vài người hành hương lang thang không ngừng với điểm đến không xác định, những người hành hương thường tìm một nơi riêng biệt được thánh hóa bởi giáo đoàn cùng một nhân vật thần thánh. Việc hành hương là hiển nhiên với tất cả các tôn giáo trên thế giới và cũng quan trọng với những tôn giáo ngoại lai của thời Hy – La cổ đại.

Theo Từ điển Phật Quang

Hành hương theo truyền thống Phật giáo là nghi thức thắp hương đi nhiễu quanh tháp đường và điện Phật và cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là ý nghĩa nguyên thủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng. Giữa hành hương và du lịch có tính chất nhập nhằng, một mặt nhằm gia tăng nội dung cho chuyến đi; nhưng mặt khác, làm giảm - thậm chí làm mất, tính thuần khiết của hành hương.
Hành hương (行香) Nghi thức thắp hương đi nhiễu quanh tháp.Khi thí chủ thiết trai cúng dường chư tăng, trước hết, đốt hương chia đều cho đại chúng, rồi đi nhiễu và lễ bái chung quanh tháp. Cứ theo kinh Hiền ngu quyển 7 và Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển thượng, thì khi hành hương, tăng chúng phải đứng ngay thẳng để nhận hương, nếu người hành hương là phụ nữ, thì chư tăng nên ngồi mà nhận hương, nếu không sẽ phạm tội Đột cát la. Ở Trung quốc, nghi thức này bắt đầu với ngài Đạo an đời Tấn, đến các đời Đường, Tống thì biến thành một loại nghi thức của triều đình. Lại khi hành hương, người nhận hương phải xướng kệ. Thích thị yếu lãm quyển thượng (Đại 54, 276 thượng) chép kệ như sau: Giới định tuệ giải tri kiến hương, Thế giới mười phương đều thơm ngát; Nguyện khói hương này cũng như thế, Thành vô lượng vô biên Phật sự . Ngoài ra, trong Thiền tông, vào 2 thời sớm tối, vị Trụ trì đốt hương đi tuần tra các nhà kho, nhà tăng, nhà tắm, cửa ngõ, v.v..., cách đốt hương đi tuần như thế cũng gọi là Hành hương. [X. kinh Phổ đạt vương; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ phần 3 tiết 3; điều Giám viện trong Thiền uyển thanh qui Q.3; Đại tống tăng sử lược Q.trung; môn Báo đảo trong Thiền lâm tượng khí tiên].
Như ta thấy, hành hương từ nghĩa đen đến nghĩa liên kết với du lịch thường không rõ nghĩa khi áp dụng vào thực tế khi cư dân ở những vùng như Nam bộ đa phần là tôn giáo tín ngưỡng dung hợp và không đi quá xa để thực hiện một cuộc hành hương, thay đổi tinh thần. Ngược lại, người Việt nói chung dù ở Nam bộ hay Bắc bộ đều mong muốn một cuộc đời bình dị, an lành cho đất nước và cho mọi người (cầu quốc thái dân an).
TG xin tạm định nghĩa bổ sung như sau: hành hương là một chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của một hay nhiều người đến những công trình tôn giáo tín ngưỡng trong sự cầu mong cuộc sống tốt đẹp hơn.
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi kimchidangthi » Thứ 5 14/03/13 0:51

chà, phần lập bảng kỳ công quá nè, nhưng mà theo em thấy hình như bảng này chưa như bảng mà em hình dung về bài tập của thầy, em thấy hơi nhiều chữ, mà nếu em hiểu đúng lời thầy thì bảng phải ngắn gọn, súc tích và dễ quan sát.
RANDOM_AVATAR
kimchidangthi
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 2 01/10/12 16:02
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 14/03/13 21:30

Cám ơn Kim Chi! anh còn mấy bảng so sánh và minh họa nữa sẽ đơn giản hơn nhiều và có thể đáp ứng yêu cầu của thầy. Cái này mục đích làm cho rõ đối tượng thôi. À, bây giờ sau buổi học hôm nay a lại về chỉnh sửa. Mỗi ngày anh đều có cập nhật từng phần chỉnh sửa cho các bài tập. Mong các bạn ủng hộ liên tiếp nhé! Đề cương này anh chỉnh sửa phần bố cục luận văn; nội dung chương 3 (phần in nghiêng đậm) và phần tài liệu tham khảo nữa. Thông báo để các bạn theo dõi nắm bắt dễ dàng hơn.

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu tâm linh đầu năm mới là có thật và bản thân mỗi người cũng có cách lý giải cho những hoạt động thỏa mãn nhu cầu này. Tuy nhiên, không dễ dàng để phân tích và lý giải một cách khoa học về hoạt động hành hương vào từng thời điểm hay từng vùng, từng đối tượng. Đề tài thực sự thu hút tác giả trong việc tìm lời đáp cho hoạt động này.
Bản thân tác giả rất yêu thích đề tài tôn giáo vốn ấp ủ nghiên cứu và cũng có điều kiện phù hợp với lĩnh vực đang công tác, hướng dẫn viên du lịch, đồng thời cũng từng đi hành hương đến nhiều thánh địa trên thế giới và nhiều cơ sở tôn giáo tín ngưỡng trong nước. Tuy vậy, tác giả chưa từng tham gia dù nghe nói và được mời tham gia rất nhiều nhưng chưa thực sự tham gia. Do đó, về lý do chủ quan, tác giả nhân đề tài để có cái nhìn của một người trong cuộc hành hương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước đây và thậm chí hiện nay, khi nghe đến hành hương, người ta thường nghĩ đến những chuyến đi đến vùng thánh địa vào những dịp thiêng liêng hay hành hương thường đi kèm với tổ chức hoạt động du lịch. Đề tài nhằm mục đích đưa ra những khái niệm về hành hương trong các tôn giáo và trong dân gian thể hiện đậm nét qua dịp đầu năm (vốn là thời gian lý tưởng để hành hương) đồng thời có cái nhìn khác về hành hương không phải chỉ trong mùa lễ hội hay của riêng bất kỳ tôn giáo, dân tộc nào mà là quan niệm, tâm thức chung của cộng đồng thề hiện qua người Việt ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, so sánh văn hóa nhận thức, tổ chức và ứng xử giữa các vùng khác nhau về hành hương đầu năm.
3. Lịch sử vấn đề
Nhiều đề tài chỉ mới đưa ra những bước khởi đầu nghiên cứu về văn hóa tâm linh hay tôn giáo tín ngưỡng của vùng Nam Bộ, của người Việt và các cơ sở tôn giáo tón ngưỡng chỉ chưa nói nhiều đến hành hương. Nếu có, chỉ gắn hành hương với một dịp lễ hội cụ thể, một đối tượng cụ thể chứ chưa nói nhiều đến các hoạt động hành hương đầu năm. Một số đề tài cũng xem xét mùa lễ hội hành hương trên cơ sở xem xét một số lễ hội ở phía Bắc chứ chưa nói nhiều đến hành hương đầu năm ở miền Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ để phân biệt với hoạt động hành hương trong năm và các nghi lễ dân gian dịp Tết cũng như các ngày lễ vía với đối tượng tôn thờ chủ yếu. Đó là hoạt động hành hương của người Việt trong không gian Nam Bộ lúc đầu năm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài sẽ cung cấp một hệ thống khái niệm về hoạt động hành hương đầu năm ở Nam bộ trong sự so sánh về nhận thức, tổ chức và ứng xử với Bắc bộ. Từ đó, xây dựng những hoạt động hành hương thuần túy, tách biệt các chương trình du lịch thông thường và bước đầu xây dựng loại hình hành hương chuyên sâu.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp dịch lý để có cái nhìn khách quan về các cặp phạm trù trong văn hóa tâm linh. Phương pháp so sánh để thấy sự khác biệt giữa hành hương đầu năm và ngày lể vía; giữa Nam bộ và Bắc bộ.
7. Bố cục đoạn văn
Đề tài gồm 4 chương với chương 1 là Cơ sở lý luận và. Chương 2 là Văn hóa nhận thức của hoạt động hành hương; chương 3 là văn hóa tổ chức của hoạt động hành hương; chương 4 là văn hóa ứng xử của hoạt động hành hương. Tất cả 3 chương này đều xoay quanh trục tọa độ Chủ thể, không gian, thời gian.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về văn hóa tâm linh và hành hương
1.2.1 Văn hóa tâm linh
1.2.2 Hành hương
1.2.3 Hành hương thuần túy và hành hương chuyên sâu
1.2 Hành hương dưới cái nhìn của các tôn giáo
1.2.1 Phật giáo
1.2.2 Công giáo
1.2.3 Hồi giáo
1.3 Văn hóa tâm linh dân gian trong thời điểm đầu năm
1.3.1 Tập tục cúng gia tiên
1.3.2 Tín ngưỡng dân gian ngày đầu năm
1.3.3 Kiêng kỵ đầu năm
1.3.4 Hành hương
1.4 Đặc điểm của hành hương đầu năm
1.5 Đối tượng tham gia hành hương
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM
2.1 Nhận thức về hành hương thuần túy
2.2 Nhận thức về hành hương chuyên sâu
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM
3.1 Chủ thể tổ chức hành hương đầu năm
3.2 Điểm đến của hành hương
3.3 Quy trình tại điểm hành hương
3.3.1 Đối với khách hành hương
3.3.2 Đối với Ban tổ chức

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HOẠT ĐỘNG HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM
4.1 Ứng xử của người hành hương với đối tượng hành hương.
4.2 Ứng xử của những người hành hương với nhau.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang Web tiếng Việt:
1. http://mactrieu.vn/index.php?option=com ... Itemid=130.
2. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/t-ma ... n-hue.html.
3. http://dantri.com.vn/ban-doc/van-hoa-ta ... 309126.htm.
4. http://www.vbu.edu.vn/referances/RP-4/H ... -phap.html.
5. http://quangduc.com/tusachphathoc.html.
6. http://www.thpgtphcm.vn.
7. http://phattuvietnam.vn/news/Hanh-huong/.
8. http://Dulichhanhhuong.com/
9. http://giacngo.vn/
10. http://phatgiao.org.vn/
11. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... am-bo.html
12. http://www.tapchicongsan.org.vn/home/ng ... t-Nam.aspx
13. http://yume.vn/tourism2/article/vung-va ... D213C.html.
14. http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... C2%AD.html. (Phần IV – Ý Nghiã Việc Hành Hương, Lịch Sử & Con Người, trang 14)

Trang Web tiếng Anh:
1. http://www.britannica.com/EBchecked/top ... ilgrimage/
2. http://www.merriam-webster.com/dictionary/pilgrimage/
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Pilgrim/
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Hà Nội, 1997.
2. Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2004.
3. Huỳnh Ngọc Trảng, Sổ tay hành hương đất phương Nam, NXB TPHCM, 2002.
4. Chan Khoon San (Lê Kim Kha biên dịch), Hành hương về xứ Phật, NXB Phương Đông, TPHCM, 2011.
5. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB. Văn học, Hà Nội, 2011.
6. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2011.
7. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB. Trẻ, TP. HCM, 2012.
8. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB. Trẻ, TP. HCM, 2004.

Tài liệu đa ngành
Trang web lịch sử tôn giáo ở Việt Nam
1. http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/3 ... _Viet_Nam/
2. http://www.giaophanvinhlong.net/LICH-SU ... GIAO.html/
Tôn giáo
1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (1-2-3), NXB Văn học, Hà Nội, 2010.
2. Nguyễn Đăng Thục, Thiền học Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên – Huế, 1997.
3. Hoàng Tâm Xuyên, 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, 2011.
Lịch sử
1. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế, 1999.
2. Roco Nguyễn Tự Do, Hành hương Công giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, 2009.




PHỤ LỤC


P/S: Phần tài liệu tham khảo đa ngôn ngữ và đa ngành với tôn giáo, du lịch, lịch sử nữa cũng mới bổ sung nhé!
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 14/03/13 22:36

Bảng so sánh đây quý vị ơi! Mời góp ý nhé! 10 phần quà trị giá DƯỚI 1 TỶ đồng đang chờ các bạn!

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 14/03/13 23:22

Hiếu tập làm thử bảng phân loại, có gì không chính xác, các bạn sửa giúp ý tứ nhé!

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi thaihoatk » Chủ nhật 17/03/13 13:40

Em có chút thắc mắc về bảng so sánh của anh. Phần thời gian cúng gia tiên, em nghĩ trong 1 năm thường là ngày tết, ngày giỗ, hoặc chạp mã, tại sao lại thiên về động? Và cách thức cúng cũng tương đối ổn định, vậy linh hoạt như thế nào?
RANDOM_AVATAR
thaihoatk
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 20/03/13 21:11

Chân thành bạn Thái Hòa đã xem và viết bài comment. Xin được trả lời như sau: bài làm của anh chủ chú ý đến hoạt động cúng gia tiên vào đầu năm, không phải giỗ kỵ nên tính ổn định không được xem xét. Trong ngày Tết, thông thường, thời gian đón ông bà không có quy định cụ thể, chủ yếu chung chung là trưa 30 Tết hay 29 Tết (nếu không có 30); do đó, tùy theo gia đình mà giờ cúng hoàn toàn khác nhau, con cháu người về trước, kẻ về sau đều có thể dâng hương (nếu bận rộn). Đối với cúng sao thì phải đúng ngày giờ và đúng hướng. Do đó, thiên về tĩnh và động là như vậy.
Cách thức cúng cũng vậy. Nhiều gia đình tùy ý bày món ăn ngon nhưng có thể có công thức chung là cơm thịt kho hột vịt hay canh khổ qua. Nhưng cũng có nhiều gia đình họ cúng ông bà theo món ăn mà trước đây lúc sinh thời ông bà thích ăn hoặc ông bà thường cúng thế hệ trước như vậy nên dù mất rồi con cháu vẫn theo cách đó mà làm. Cái này hoàn toàn thuộc về gia đình. Còn cúng sao phải cúng hoặc vái theo bài, đốt nhang theo hướng và giấy tiền vàng bạc cũng vậy. Đó là lý do. Rất mong nhận hồi đáp.
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi mrcungnguyen » Thứ 4 20/03/13 22:34

BÀI TẬP 8 ĐÃ LÀM XONG.MỜI ANH VÀO NHÀ EM THAM KHẢO VÀ CHO Ý KIẾN.THANKS
cungnguyen
Hình đại diện của thành viên
mrcungnguyen
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 20/11/12 10:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 21/03/13 22:02

Buồn vì không thấy ai tiếp tục góp ý cho mình. Thôi thì mình đành góp ý cho người khác vây! Cho đi rồi sẽ nhận!
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến61 khách

cron