Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Hành hương đầu năm của người Việt ở Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 23/01/13 21:59

NGÔI CHÙA Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN DU LỊCH VĂN HÓA

1. Theo phương pháp dịch lý: có thể có các cặp phặm trù sau đây:
- Các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng khác >< Ngôi chùa.
- Vật chất >< Tinh thần.
- Tĩnh >< Động.
- Thiêng >< phàm.
2. Xác định:
a. Tính tương hiện:
- Không chỉ có chùa – đại diện cho Phật giáo tồn tại trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân địa phương mà còn có nhà thờ - Công giáo; Thánh đường Hồi giáo; miếu Bà Thiên Hậu; Bà Chúa Xứ và Bà Ponagar hay Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Chăm.
- Ngôi chùa không giống như những công trình kiến trúc khác như những di tích lịch sử mà ngôi chùa còn nằm trong những cảnh quan rất đẹp tạo nên những danh lam. (giá trị vật chất nhưng hưởng lợi lớn về mặt tinh thần).
- Ngôi chùa không chỉ thực hiện chức năng tôn giáo mà còn là chức năng xã hội với những hoạt động trường học, tổ đình cứu tế, tổ chức từ thiện đồng thời là những điểm tham quan du lịch nổi tiếng. (Tĩnh nhưng thực ra là động).
b. Tính tương hóa:
- Dù xuất phát từ những tôn giáo lớn trên thế giới hay tín ngưỡng của những dân tộc khác như Hoa, Chăm, Khmer nhưng khi vào đến Việt Nam cũng đã bị bản địa hóa làm cho phù hợp với văn hóa Việt Nam, thậm chí xuất hiện những hệ phái chỉ có ỡ Việt Nam như Phật giáo Hòa Hảo. Không những thế, những thần cây, thần giếng hay các vị thần thánh Việt Nam cũng được thờ chung với Phật, Bồ Tát, La Hán. Ví dụ như: Phước Hải Tự hay còn gọi chùa Ngọc Hoàng trong đó có cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, Phật, Bà Mẹ Sanh thờ chung.
- Trong chùa có rất nhiều tín ngưỡng địa phương được lồng ghép cùng với những tượng Phật như một sự bản địa hóa rất rõ do đó có sắp xỉ 40% dân số Việt Nam tin rằng mình theo đạo Phật. Do đó, không ít cơ sở tín ngưỡng bản địa như miếu bà Thiên hậu của người Hoa cũng được gọi là chùa và cũng là điểm du lịch văn hóa.
- Dù đó là ngôi chùa theo hệ phái nào đi nữa nhưng với cư dân Việt đó là nơi linh thiêng, che chở, phù hộ cho mình nên ra sức trùng tu và bảo vệ, góp phần hưng thịnh Phật pháp nơi đó. Hay các vị thần dù là Phật giáo hay tín ngưỡng cũng đều (thiêng liêng khác với các công trình kiến trúc với ý nghĩa trần tục khác).
c. Tính hướng hòa:
- Dù Phật giáo ở Việt Nam có nhiều hệ phái và tồn tại cùng với nhiều tôn giáo khác nhau hay tín ngưỡng khác nhau nhưng tựu trung không hề có sự phân biệt, kỳ thị mà tất cả đều cho rằng tôn giáo hướng con người ta đến chân thiện mỹ hay có những giá trị rất dung hòa như “kính Chúa yêu nước”, “tốt đẹp, đẹp đạo”, “đạo pháp và dân tộc”, v.v…
- Ngôi chùa dù ở vị trí nào cũng đóng vai trò quan trọng của nó đối với xã hội. Là một điểm tham quan du lịch góp phần tôn tạo cảnh quan môi trường, đóng góp của du khách vào công tác từ thiện xã hội; nơi cưu mang cứu giúp người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi; nơi an ủi về mặt tâm linh cho cư dân. Không những thế có nhiều nhà sư cũng đồng thời là chiến sĩ, là lão thành cách mạng, hi sinh vì đạo pháp và dân tộc. (Dung hòa giữa đạo với đời, tư tưởng nhập thế)

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGÔI CHÙA Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN DU LỊCH VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi kimchidangthi » Thứ 4 23/01/13 22:39

Em hơi băn khoăn ở CĐ 3, Sau này chưa diễn ra sao mình nghiên cứu được? hehe
RANDOM_AVATAR
kimchidangthi
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 2 01/10/12 16:02
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: NGÔI CHÙA Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN DU LỊCH VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi laithithutrangk13 » Thứ 4 23/01/13 22:50

em thi ban khoan cho goc nhin . Goc nhin nay co giong nhu cach tiep can khong anh nhi ? Theo em hieu trong cap do 4 la phuong tien cu the de minh nghien cuu, ko biet em co hieu dung ko nua
O cap do 2 em nghi la anh nen thay bang cac nuoc phuong Dong khac se hop ly hon
o cap do 1 : anh so sanh ngoi chua Viet Nam , de tuong quan ngoi chua nguoi Kho Me , hay chua cua nguoi Hoa ....
Em nghi la nhu the . hi hi hi ^^
RANDOM_AVATAR
laithithutrangk13
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/12 9:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: NGÔI CHÙA Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN DU LỊCH VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi ngocanh » Chủ nhật 27/01/13 12:16

Hi, không thấy anh Hiếu trả lời, nhảy vào phát biểu cảm nghĩ trước vậy. Mong chủ topic bỏ quá cho.
Với ý kiến của bạn Kim Chi thì mình thấy như sơ đồ, anh Hiếu sẽ không nghiên cứu sau này mà nghiên cứu hiện nay thôi, trên cơ sở so sánh với trước đây và có thể đưa ra dự đoán tương lai sau này. (Vẫn là mình nghĩ, phải chờ a. Hiếu trả lời rồi!)
Còn với ý kiến chị Thu Trang thì em nghĩ thực ra ở cấp độ 4 có thể là phương tiện cũng có thể là góc nhìn, nếu phương tiện thì sẽ phải cụ thể là dùng phương tiện (phải trực quan) nào, còn với góc nhìn thì sẽ là đứng từ góc độ nào để nhìn vấn đề, nếu nhìn từ góc độ tôn giáo, hay góc độ xã hội, góc độ kinh tế,... với đề tài này sẽ rất khác với nhìn từ góc độ du lịch văn hóa như anh Hiếu đã chọn. Ở cấp độ 2 (cái này giống với đề tài của em nên em cũng có ý kiến) thực ra "phương Đông khác" chính là "các nước Phương Đông khác", nhưng vì nhiều chữ quá nên rút lại thôi à. Còn cấp độ 1: Anh Hiếu nói ngôi chùa Việt Nam chứ đâu có nói ngôi chùa người Việt, có thể là tất cả hông chừng nhỉ? Đề nghị anh Hiếu làm rõ anh muốn nghiên cứu tất cả ngôi chùa của các dân tộc hay chỉ của người Việt trên đất nước Việt Nam thôi nhé!
Hơi ngứa tay nên nhảy vào ý kiến xíu, mong chủ topic và mọi người bỏ quá cho, hihi
"Nơi nào có tình thương yêu, thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu" (Loilla Cather)
(.◕‿◕.)
Hình đại diện của thành viên
ngocanh
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 5 20/09/12 14:27
Cảm ơn: 13 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: NGÔI CHÙA Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN DU LỊCH VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 2 18/02/13 21:12

Rất mừng vì cuối cùng cũng có người tham gia. Nhân đây xin cho phép anh Hiếu trả lời chung cho tất cả mọi người nhé. Thứ nhất, công trình nghiên cứu không chỉ đưa ra những thực tế của đối tượng là chùa - một kiến trúc tham gia vào hoạt động du lịch mà còn có cái nhìn định hướng phát triển tiếp theo của đối tượng này (theo kiểu tiến hóa đó mà). Thứ hai, không chỉ có Việt Nam mới có chùa mà các nước phương Tây như làng Mai ở Pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các nước phương Đông như chùa Phật Nha ở Singapore hay các chùa khác ở Thái Lan, Sri Lanka thậm chí cả trung tâm như 'tứ động tâm" của Ấn Độ và Pagan, Mandalay ở Myanmar, Phật Quang Sơn ở Đài Loan hoặc như Tây Tạng. Do đó, ý ở đây là các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thứ ba, cám ơn Ngọc Anh đã nói thay anh, đúng là anh bao gồm tất cả những ngôi chùa đã và đang hoặc có thể trở thành điểm đến du lịch bây giờ hoặc tương lai bất kể là của dân tộc nào, do đó, anh không nêu cụ thể là chùa của người nào. Đó có thể là Thiền tông Việt Nam như Trúc Lâm Yên Tử hay Thiền Trung Quốc như Lâm Tế Giác Lâm; cũng không phân biệt Đại Thừa hay tiểu thừa; chùa người Việt hay Kh'leang hay chùa Dơi của ngưởi Khơme. Vài dòng xin chư vị tiếp tục trao đổi. A di đà Phật.
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 06/03/13 23:09

HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

1. Xác định các cặp phạm trù:
Thiêng >< Phàm.
Hành hương >< các hoạt động khác.
Đầu năm >< ngày rằm >< ngày vía.
Nam bộ >< các vùng khác.
Tĩnh >< động

2. Theo phương pháp dịch lý:
Tính tương hiện:
+ Thời khắc đầu năm mới có ý nghĩa thiêng liêng đối với tất cả các dân tộc dù rằng đó cũng chỉ là một trong các ngày của năm (phàm). Tuy nhiên, người Việt cũng quan niệm đó là thời điểm thiêng liêng, khí trời trong lành, bắt đầu cho một năm mới cho nên mọi hoạt động đều đi kèm những nghi lễ, kiêng kỵ vì họ cho rằng ảnh hưởng đến nguyên năm.
+ Người Việt cũng hành hương vào những ngày đầu tháng âm lịch hay ngày rằm hoặc ngày vía của đối tượng tôn thờ trong các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, thời khắc giao thừa mới là thiêng liêng nhất trong một năm, nó có tính chất quyết định cho một năm tiếp theo.
+ Song song với đi thăm gia đình theo quan niệm mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ mùng ba Tết thầy hay đi chúc Tết cùng với nhiều phong tục khác như: xông đất, dựng cây nêu, rước ông bả, v.v… người Việt lại chọn đi hành hương, cầu bình an, hạnh phúc trong năm mới; vừa là đi thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, vừa là mong ước tài lộc, sức khỏe trong năm mới.
+ Các dân tộc khác ở Nam Bộ như người Hoa, người Khmer, người Chăm đều có phong tục lễ Tết theo truyền thống của mình nhưng thật sự rất ít người lại chọn cách hành hương đề cầu bình an, tài lộc như đông đảo người Việt thường làm.
+ Đây cũng là dịp không chỉ cầu cho gia đình con cái, những người còn sống mà cũng là dịp đề cầu siêu cho những người thân trong gia đình đã khuất.
Tính tương hóa:
+ Từ nhu cầu tâm linh thực tế, người Việt đã chọn thời điểm đầu năm để đi chùa để mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý cho nên tất cả những cái phàm để trờ thành cái thiêng, cái may mắn bỗng trở thành điều cấm kỵ. Nào là người khách xông đất đầu năm phải hợp tuổi, không được quét nhà trong ba ngày Tết, không đòi nợ, đòi tiền, v.v…
+ Nếu như các nghi lễ, khấn vái, đọc kinh, niệm Phật (tĩnh) thì việc tranh giành chỗ cúng, dâng hương, xả rác, la hét chốn tôn nghiêm (động), nhiều nơi còn có các hoạt động ca hát làm mất tính trang nghiêm của chùa chiền.
+ Đi chùa là để tâm thanh tịnh, trong sáng, thể hiện lòng thành trước thần Phật (tĩnh) nhưng tâm lại hướng đến những phàm trần cho rằng tất cả phải ‘có qua có lại” nên dẫn đến lấy lộc, tranh giành nhau, đánh nhau để giành ấn, giành lộc (động). Thậm chí, đến hành hương nhưng xung quanh địa điểm lại ít thấy cảnh ăn chay mà thay vào đó là các quán mặn, thịt thú rừng chẳng hạn, rồi ăn uống ồn ào.
+ Ban đầu chủ yếu là đi du lịch, ngắm cảnh, kết hợp hành hương nhưng sau lại phát triển thành hành hương thuần túy, hành hương chuyên sâu không còn tính chất thưởng ngoạn, du lịch nữa. Nhiều người chọn cách tổ chức hành hương như là cách bố thí, cúng dường hữu hiệu nhất.
Tính hướng hòa:
+ Thời điểm thiêng liêng, không ai muốn chuyện xấu sẽ xảy đến với mình nên ai cũng chọn cách an lành, nhường nhịn để năm mới diễn ra tốt đẹp. Mọi người cũng mong đều tốt đẹp sẽ đến với mình nên ai cũng muốn chúc nhau hay cầu cho nhau những lời tốt đẹp nhất.
+ Sống trong vùng Nam bộ, các dân tộc khác cũng ảnh hưởng văn hóa Việt nên cũng đến chùa vào ngày Tết, thậm chí họ theo tôn giáo khác nhưng hành hương đầu năm. Những ngưởi Việt cũng chấp nhận những ngôi chùa, ngôi đền do người Hoa, người Khmer dựng nên để hành hương hoặc những ngôi đền chùa do người Việt xây dựng nhưng người Hoa hay người Khmer cũng xem như của mình và cũng sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng như người Việt. Vì dù là người Việt hay dân tộc khác, dù là chùa chiền hay đền thờ, tựu trung lại cũng đều cầu cho quốc thái dân an cho nên đi đền chùa bất kể là dân tộc nào hay thần Phật nào thì người Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng đều chấp nhận.


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 4 06/03/13 23:10

thời gian qua, Hiếu có rất nhiều suy nghĩ về đề tài. Sau cùng tham gia một tour hành hương nên có ý định làm lại bài tập. MOng các bạn xem và góp ý nhé! Sẽ còn tiếp tục các bài sau!
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 07/03/13 20:42

HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

1. Xác định các cặp phạm trù:
Thiêng >< Phàm.
Hành hương >< các hoạt động khác.
Đầu năm >< ngày rằm >< ngày vía.
Nam bộ >< các vùng khác.
Tĩnh >< động

2. Theo phương pháp dịch lý:
Tính tương hiện:
+ Thời khắc đầu năm mới có ý nghĩa thiêng liêng đối với tất cả các dân tộc dù rằng đó cũng chỉ là một trong các ngày của năm (phàm). Tuy nhiên, người Việt cũng quan niệm đó là thời điểm thiêng liêng, khí trời trong lành, bắt đầu cho một năm mới cho nên mọi hoạt động đều đi kèm những nghi lễ, kiêng kỵ vì họ cho rằng ảnh hưởng đến nguyên năm.
+ Người Việt cũng hành hương vào những ngày đầu tháng âm lịch hay ngày rằm hoặc ngày vía của đối tượng tôn thờ trong các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, thời khắc giao thừa mới là thiêng liêng nhất trong một năm, nó có tính chất quyết định cho một năm tiếp theo.
+ Song song với đi thăm gia đình theo quan niệm mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ mùng ba Tết thầy hay đi chúc Tết cùng với nhiều phong tục khác như: xông đất, dựng cây nêu, rước ông bả, v.v… người Việt lại chọn đi hành hương, cầu bình an, hạnh phúc trong năm mới; vừa là đi thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, vừa là mong ước tài lộc, sức khỏe trong năm mới.
+ Các dân tộc khác ở Nam Bộ như người Hoa, người Khmer, người Chăm đều có phong tục lễ Tết theo truyền thống của mình nhưng thật sự rất ít người lại chọn cách hành hương đề cầu bình an, tài lộc như đông đảo người Việt thường làm.
+ Đây cũng là dịp không chỉ cầu cho gia đình con cái, những người còn sống mà cũng là dịp đề cầu siêu cho những người thân trong gia đình đã khuất.
Tính tương hóa:
+ Từ nhu cầu tâm linh thực tế, người Việt đã chọn thời điểm đầu năm để đi chùa để mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý cho nên tất cả những cái phàm để trờ thành cái thiêng, cái may mắn bỗng trở thành điều cấm kỵ. Nào là người khách xông đất đầu năm phải hợp tuổi, không được quét nhà trong ba ngày Tết, không đòi nợ, đòi tiền, v.v…
+ Nếu như các nghi lễ, khấn vái, đọc kinh, niệm Phật (tĩnh) thì việc tranh giành chỗ cúng, dâng hương, xả rác, la hét chốn tôn nghiêm (động), nhiều nơi còn có các hoạt động ca hát làm mất tính trang nghiêm của chùa chiền.
+ Đi chùa là để tâm thanh tịnh, trong sáng, thể hiện lòng thành trước thần Phật (tĩnh) nhưng tâm lại hướng đến những phàm trần cho rằng tất cả phải ‘có qua có lại” nên dẫn đến lấy lộc, tranh giành nhau, đánh nhau để giành ấn, giành lộc (động). Thậm chí, đến hành hương nhưng xung quanh địa điểm lại ít thấy cảnh ăn chay mà thay vào đó là các quán mặn, thịt thú rừng chẳng hạn, rồi ăn uống ồn ào.
+ Ban đầu chủ yếu là đi du lịch, ngắm cảnh, kết hợp hành hương nhưng sau lại phát triển thành hành hương thuần túy, hành hương chuyên sâu không còn tính chất thưởng ngoạn, du lịch nữa. Nhiều người chọn cách tổ chức hành hương như là cách bố thí, cúng dường hữu hiệu nhất.
Tính hướng hòa:
+ Thời điểm thiêng liêng, không ai muốn chuyện xấu sẽ xảy đến với mình nên ai cũng chọn cách an lành, nhường nhịn để năm mới diễn ra tốt đẹp. Mọi người cũng mong đều tốt đẹp sẽ đến với mình nên ai cũng muốn chúc nhau hay cầu cho nhau những lời tốt đẹp nhất.
+ Sống trong vùng Nam bộ, các dân tộc khác cũng ảnh hưởng văn hóa Việt nên cũng đến chùa vào ngày Tết, thậm chí họ theo tôn giáo khác nhưng hành hương đầu năm. Những ngưởi Việt cũng chấp nhận những ngôi chùa, ngôi đền do người Hoa, người Khmer dựng nên để hành hương hoặc những ngôi đền chùa do người Việt xây dựng nhưng người Hoa hay người Khmer cũng xem như của mình và cũng sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng như người Việt. Vì dù là người Việt hay dân tộc khác, dù là chùa chiền hay đền thờ, tựu trung lại cũng đều cầu cho quốc thái dân an cho nên đi đền chùa bất kể là dân tộc nào hay thần Phật nào thì người Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng đều chấp nhận.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 07/03/13 20:43

Sau khi được thầy chỉnh sửa và góp ý, nay Hiếu đã thay đổi hình vẽ cấp độ. Nhưng vẫn còn rất buồn vì chưa thấy ai comment!. Hiếu sẽ tiếp tục hoàn thành và gửi tiếp. Xin cảm ơn
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: HÀNH HƯƠNG ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

Gửi bàigửi bởi conghieusts » Thứ 5 07/03/13 21:29

Đây mới là phần định vị đề tài của Hiếu!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
conghieusts
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 16:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

cron