Chợ tình Tây Bắc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Chợ tình Tây Bắc

Gửi bàigửi bởi Hồng Nhâm » Thứ 3 05/03/13 20:08

Bài Tập Thực Hành Số 3
LẬP ĐỀ CƯƠNG
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam vốn thống nhất trong sự đa dạng. Có thể nói sự đa dạng về văn hóa tộc người này đã tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của Việt Nam mà vùng văn hóa Tây Bắc là một minh chứng điển hình. Vùng văn hóa Tây Bắc là một vùng có rât nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với rất nhiều những nét văn hóa độc đáo mà đặc sắc nhất đó chính là văn hóa Chợ Tình.
Theo cách hiểu của người dưới xuôi "Chợ tình" như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân của một số dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc Việt Nam. Chợ được coi là nơi trao đổi hàng hóa, là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào vùng cao song cũng là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm của thanh niên nam nữ các dân tộc vì một lý do nào đó mà họ không đến được với nhau, thông qua những khúc hát giao duyên, tiếng sáo, tiếng khèn, tiếng đàn môi để tìm hiểu bạn đời của mình và cũng nhờ chợ mà họ nên vợ nên chồng. Trong đó, Chợ tình vùng cao Tây Bắc được biết đến nhiều nhất, đây được coi là nét văn hóa đặc sắc của vùng được kết tinh bởi những tinh hoa văn hóa, những quan niệm sống, những phong tục tập quán đặc sắc của những dân tộc thiểu số vùng cao như Dao, Mông, Nùng...Tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa của vùng cao Tây Bắc nói riêng và của Việt Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích thứ nhất tìm hiểu về Chợ Tình vùng cao Tây Bắc để thấy được lịch sử hình thành chợ tình, những nét văn hóa đặc sắc của chợ tình, sự khác biệt của chợ tình Tây Bắc với những chợ tình vùng khác nhằm hiểu về chợ tình một cách sâu sắc hơn.
Mục đích thứ hai thông qua đó thấy được thực trạng của nó hiện nay, những nét văn hóa đặc sắc này đã bị mai một và dần dần bị mất đi nhằm đưa ra hướng phát triển và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc nơi đây.
3. Lịch sử vấn đề
Chợ Tình vùng cao Tây Bắc là một đề tài hiện chưa được nghiên cứu nhiều cũng như chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về nó, nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ từng chợ tình một cũng như chỉ cung cấp thông tin, tư liệu về nó mà chưa khái quát, chưa hệ thống được để đưa ra định hướng phát triển và bảo tồn nó như thế nào dưới góc nhìn văn hóa học:
- Các tộc người Tây Bắc Việt Nam, tác giả Bùi Văn Tinh, ban dân tộc Tây Bắc, 1975.
- Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, thực trạng và những vấn đề đặt ra, tác giả Trần Văn Bính, NXB Chính trị quốc gia, 2004.
Trên mạng internet cũng có một số bài viết giới thiệu về Chợ Tình Tây Bắc như: Chợ tình vùng cao – cái tình không bán của cuộc sống việt, Chợ tình nơi góc trời Tây Bắc của du lịch Mộc Châu, Chợ Tình SaPa cuả Tuấn Anh, Việt Báo, Chợ tình vùng cao / Blog Nguyễn Huy, một số giải phát nhằm khai thác hiệu quả chợ tình phục vụ phát triển du lịch Tây Bắc.
Chính vì vậy, tác giả đề tài muốn đưa ra một cách nhìn hệ thống để thấy được những nét văn hóa đặc sắc của chợ tình vùng cao Tây Bắc và cũng thấy được thực tế chợ tình nơi đây đã khác trước như thế nào và tại sao lại như vậy. Từ đó có thể đưa ra một số những định hướng phát triển và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc nơi đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề khái quát, lịch sử hình thành chợ tình, một số những chợ tình : Chợ tình Sa Pa (Lào Cai), Chợ tình Cốc Ly (Lào Cai), Chợ tình Mộc Châu (Sơn La), của một số dân tộc thiểu số như: Dao, Nùng, Mông thuộc vùng văn hóa Tây Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thuộc vùng văn hóa Tây Bắc Việt Nam
+ Thời gian: Từ khi hình thành cho đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài góp phần hiểu sâu sắc hơn, hệ thống hơn những nét văn hóa đặc sắc cũng như thực trạng về chợ tình vùng cao Tây Bắc. Từ đó đưa ra được định hướng phát triển và bảo tồn những giá trị đặc sắc nơi đây, giúp những nhà quản lý văn hóa nơi đây có cái nhìn hệ thống và hướng phát triển cũng như bảo tồn văn hóa vùng Tây Bắc.
- Đề tài cũng góp phần ứng dụng vào thực tiễn trong việc xây dựng, phát triển và bảo tồn văn hóa chợ tình vùng Tây Bắc.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở các nguồn thông tin từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn như mạng, báo, đài, sách v.v...có liên quan đến đề tài, tác giả đề tài đã nghiên cứu, chọn lọc và có những kết luận cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phương pháp này giúp thống kê, phân tích và so sánh góp phần định hướng và giúp tác giả đề tài có cách nhìn hệ thống nhất về đề tài nghiên cứu và đưa ra được một số định hướng phát triển và bảo tồn trong tương lai những nét văn hóa đặc sắc của chợ tình vùng cao Tây Bắc.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận và thực tiễn
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Văn hóa
1.1.2. Các thành tố của văn hóa
1.1.3. Vùng văn hóa
1.2. Văn hóa tộc người
1.2.1. Tộc người
1.2.2. Văn hóa tộc người
1.2.3. Chợ và chợ tình
1.3. Một số vấn đề về bảo tồn văn hóa
Tiểu kết
Chương 2: Khái quát chung về vùng Tây Bắc
2.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên
2.2. Điều kiện dân cư - xã hội
Tiểu kết
Chương 3: Nét văn hóa Chợ tình vùng cao Tây Bắc
3.1. Chợ tình vùng cao Tây Bắc
3.2. Nét văn hóa đặc sắc
3.3. Thực trạng của Chợ tình vùng cao Tây Bắc hiện nay
3.4. Một số giải pháp để bảo tồn văn hóa chợ tình vùng cao Tây Bắc
Tiểu kết
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Bài Tập Thực Hành số 4
Tài Liệu sưu tầm:
• Tài liệu sách:
- Văn hóa các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, tác giả Trần Văn Bính, NXB chính trị quốc gia, 2004
- Các tộc người Tây Bắc Việt Nam, tác giả Bùi Văn Tinh, ban dân tộc Tây Bắc, 1975.
- Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, thực trạng và những vấn đề đặt ra, tác giả Trần Văn Bính, NXB Chính trị quốc gia, 2004.
- Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo Dục, 2007
• Tài liệu mạng
1. Chợ tình vùng cao | Blog NGUYỄN HUY
nguyenhuytp.vnweblogs.com/post/18600/339150
2. Chợ tình ở vùng cao: Cái tình không bán (phần 2) -:- Cuộc Sống Việt
http://www.cuocsongviet.com.vn/index.as ... o...tinh...
3. Chợ tình Mộc Châu
mocchautourism.com/index.php/vi/.../Cho-tinh-Moc-Chau-172/
4. Chợ tình trên cao nguyên Mộc Châu
http://www.thuexeoto-dulich.com/thongtindulich/119/105/
5. Đề tài Một số giải pháp khai thác hiệu quả Chợ tình phục vụ phát ...
luanvan.net.vn/.../de-tai-mot-so-giai-phap-khai-thac-hieu-qua-cho-ti...
6. Độc đáo chợ tình Sapa
sonvo.net/ngoi-nha-tinh-yeu/159-doc-dao-cho-tinh-sapa.html
7. Chợ tình Sa Pa về đêm - YouTube
http://www.youtube.com/watch?v=p-yt1tigcqY
8. HANU-VNH: Chợ tình ở vùng cao: Cái tình không bán
web.hanu.vn/vnh/mod/forum/discuss.php?d=2059
9. Chợ tình ở vùng cao: Cái tình không bán
kienthuc.com.vn/.../31283-ch-tinh--vung-cao-cai-tinh-khong-ban
10. Chợ tình nơi góc trời Tây Bắc - Văn hóa và du lịch Mộc Châu
dulichmocchau.net › Tin Tức › Lễ hội truyền thống
11. Văn Hóa Học - Trần Long. Văn hoá tộc người
http://www.vanhoahoc.vn › ... › LLVHH: Những vấn đề chung
12. Love market in Sapa
http://www.vietnamwiki.net/Sapa-See-Lov ... t_in_Sap... -
13. Love Market in Sa Pa
http://www.vietnamonline.com › Destinations › Lao Cai






* Sử dụng Document Map
Hình ảnh




* Sử dụng công cụ tìm kiếm


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Hồng Nhâm
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 2 21/01/13 0:16
Đến từ: Hưng Yên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến96 khách

cron