Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 07/03/13 6:39
gửi bởi TTMH
Bài tập 1 + 2:
So với lịch sử cả nước, miền nam là vùng đất mới. Vì thế, bên cạnh tính cách chung của người Việt, người dân miền nam có những nét riêng. Đã nhiếu nhà văn, nhà nghiên cứu viết về người dân miền nam, trong đó hình ảnh người phụ nữ truyền thống đã được hình thành. Hình ảnh ấy chắn chắn đã thay đổi với thời gian. Gần đây qua những truyện ngắn, tạp bút của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người phụ nữ miền nam được khắc họa bằng một hình ảnh khác: gần gũi, mới mẽ hơn.

1/ Xác định các từ khóa:
- “Phụ nữ miền nam” nhắc đến ở bài này khu biệt trong phạm vi Miền Tây Nam bộ và là những phụ nữ trong độ tuổi lao động (trong khoảng tuổi từ 20 đến 50)
- Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gồm các tập truyên ngắn,truyện vừa và các bài tùy bút xuất hiện trong khoảng từ năm 2000 đến nay.

2/ Sử dụng phương pháp dịch pháp trong phân tích đề tài:
2.1/ Xác định các mâu thuẩn:
- Phụ nữ ngày xưa >< Phụ nữ ngày nay
- Phụ nữ nông dân >< Phụ nữ thị dân
- Người PN trong gia đình >< Người PN ngoài xã hội
- Người PN trong tình yêu >< Người PN trong lao động
2.2/ Kiểm tra tính tương hiện: Phụ nữ miền nam ngày nay dù đã thay đổi so với ngày xưa nhưng vẫn mang những dấu ấn truyền thống. Tính cách người phụ nữ miền nam ngày xưa đã chứa đựng những nhân tố hình thành những nét mới của ngày nay
2.3/ Kiểm tra tính tương hóa: Quá trình đô thị hóa đã hình thành 1 lớp phụ nữ miền nam làm việc trong công sở, nhà máy…Những người phụ nữ mới này sẽ có những tính cách khác với người phụ nữ nông dân song giữa họ vẫn có những tính cách chung, chúng không tách biệt nhau hoàn toàn.
2.4/ Kiểm tra tính hướng hòa:Tính cách người phụ nữ thể hiện qua nhiều mặt: trong gia đình, ngoài xã hội; trong tình yêu, trong lao động sẽ góp phần hoàn chỉnh rõ nét hình tượng người phụ nữ miền nam ngày nay.

Bài tập 3:
3/ Sơ đồ cấu trúc
Hình ảnh

Bài tập 4:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

I. Dẫn nhập:
1. Lý do chọn đề tài:
- Lý do khách quan: Hình ảnh người phụ nữ miền nam xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật trước đây song hình ảnh đó đã thay đổi thế nào qua thời gian thì chưa có sự đi sâu nghiên cứu. Gần đây, qua những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư người phụ nữ miền nam đã xuất hiện một cách mới mẽ, sống động với nhiều nét bức phá so với hình ảnh truyền thống. Đây là một mảng đề tài lý thú để khám phá.
- Lý do chủ quan: Là một người con của miền nam, tôi muốn có một cái nhìn rõ nét về thế hệ đi trước.

2. Mục đích nghiên cứu:
Theo dòng chảy của cuộc sống, sự thay đổi của người phụ nữ miền nam chứa đựng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cần có cái nhìn đúng đắn để tôn vinh những mặt tốt đẹp, hạn chế những mặt chưa tốt đồng thời tìm hiểu xem người phụ nữ đã được gì? mất gì? qua quá trình biến đổi này.

3. Lịch sử vấn đề: Những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan:
- Hình người phụ nữ miền nam trước đây thể hiện qua tác phẩm của các nhà văn Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam.
- Hình người phụ nữ miền nam ngày nay thể hiện qua tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
- Những khắc họa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về người phụ nữ miền nam mà bản thân không đồng tình.

4. Đối tượng & Phạm vi nghiên cứu:
- Xác định đối tượng: phụ nữ trong độ tuổi lao động (trong khoảng tuổi từ 20 đến 50)
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: tại vùng Tây nam bộ trong những năm 1900 đến nay

5. Ý nghĩa khoa học & thực tiễn (nếu thành công):
- Đóng góp về khoa học: góp phần thể hiện một cách toàn diện hình ảnh của người phụ nữ miền nam trong một quá trình nghiên cứu nghiêm túc
- Đóng góp về thực tiễn: Hiểu hơn về phụ nữ miền nam nhờ đó tạo điều kiện để họ có cơ hội đóng góp tích cực cho việc xây dựng vùng đất quê mình.

6. Phương pháp nghiên cứu & nguồn tư liệu:
(1) Phương pháp Dịch pháp: để lựa chọn và phân tích đề tài thành một sơ đồ cụ thể. Sử dụng các quy luật của triêt lý âm dương như quy luật tương hiện, tương hóa, hướng hòa để kiểm tra các cặp mâu thuẩn đã xác định.
(2) Phương pháp hệ thống được sử dung:
- Định vị đối tượng, xây dựng đề cương: đó là người phụ nữ miền nam.
- Lựa chọn nguồn tư liệu phục vụ cho công trình nghiên cứu: Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư xuất bản từ năm 2000 đến nay, các bài tạp bút đăng trên các báo giấy, báo mạng và trên Internet.
- Xác lập quan hệ giữa các tư liệu này: Các tư liệu này đều chứa đựng nội dung liên quan đến sinh hoạt, lao động và nhất là mặt tình cảm của người phụ nữ miền nam.
(3) Phương pháp loại hình được sử dung:
- Giới thiệu các đặc trưng tạo thành loại hình đặc thù theo từng giai đoạn: trước đây & hiện nay.
- Trong giai đoạn hiện nay hình thành hai nhóm các thay đổi tích cực & các thay đổi tiêu cực.

7. Bố cục của luận văn:
- Số lượng chương: Số lượng chương được chọn là 3 vừa đủ để tải nội dung của vấn đề
- Chủ đề từng chương:
Chương 1: Người phụ nữ miền nam trước đây (giới thiệu một cách sơ lược).
Chương 2: Những thay đổi tích cực của người phụ nữ miền nam
Chương 3: Những thay đổi tiêu cực của người phụ nữ miền nam
Chủ đề của chương 2 và 3 như trên sẽ giúp vấn đề được trình bày một cách khái quát và đầy đủ hơn việc chọn chủ đề theo cách liệt kê (phụ nữ miền nam trong sinh hoạt, lao đông, tình cảm)
- Thứ tự các chương: Chương 1 với lượng nội dung ít chỉ làm cơ sở đối chiếu cho các chương sau, chương 2 chứa nhiều nội dung nhất nên nằm ở vị trí trung tâm, chương 3 với lượng nội dung tương đối để có cái nhìn toàn diện hơn nên nằm ở vị trí cuối cùng

II. Nội dung:
* Mở đầu: Hình ảnh người phụ nữ miền nam đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm trước đây của các nhà văn Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam…, hình ảnh ấy tiếp tục xuất hiên trong một số tác phẩm xuất bản gần đây, đặc biệt trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn nữ miền nam. Bà đã khắc họa về người phụ nữ quê mình, vừa gần gũi vừa độc đáo mà ta sẽ tìm hiểu sau đây
• Chương 1: Người phụ nữ miền nam trước đây
1.1/ Thể hiện qua một số hình ảnh, sinh hoạt
1.2/ Định hình một số nét tính cách
• Chương 2: Những thay đổi tích cực
2.1/ Hình ảnh người phụ nũ nông dân
2.2/ Hình ảnh người phụ nũ thị dân
2.3/ Định hình một số nét tính cách của người phụ nữ ngày nay
• Chương 3: Những thay đổi tiêu cực thể hiện qua một số hiện tượng
• Kết luận: Theo thời gian mọi sự vật đều biến đổi, đó là qui luật tự nhiên. Một hình ảnh được xem là đẹp trong một giai đoạn sẽ phải biến đổi để phù hợp với thực tại. Hình ảnh người phụ nữ miền nam không nằm ngoài qui luật này. Điều cần đúc kết là với những thay đổi đó mặt nào cần phát huy, mặt nào cần hạn chế……...

Chỉnh sửa lần 1: Qua từng bài học, đến phần nghiên cứu đa ngành, đa loại, đa phương tiện...tôi tìm hiểu thêm về hình ảnh PN bởi các công cụ khác và ... thấy rằng: Những tố chất nhẫn nại, nhạy cảm, nhân hậu...không chỉ tìm thấy ở PN miền nam mà phụ nữ ở mọi miền (kể cả ở các nước khác) đều có. Chính đất phương nam, vùng đất mới: thoáng, mở, phóng khoáng đã làm đậm đăc thêm một vài tính cách cũng như hình thành một vài nét rất riêng của người phụ nữ vùng này. Tôi muốn đi sâu tìm hiểu những nét riêng của người PN miền nam qua NNT vì thế phải thay đổi bố cục như sau để nêu bật được chủ đề.

7. Bố cục của luận văn Số lượng chương được tăng lên 4 và chủ đề từng chương được thay đổi như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Đặc điểm vùng miền của đất phương nam
1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư (NNT)
1.3. Điểm qua một số tác phẩm của NNT

Chương 2: Tính cách của người phụ nữ thể hiện qua tác phẩm NNT
2.1. Lòng nhạy cảm, nhân hậu
2.2. Tính chịu thương, chịu khó
2.4. Sự nhẫn nhục

Chương 3: Nét riêng của người phụ nữ miền nam đặc tả qua tác phẩm NNT
Thái độ yêu, ghét đến tận cùng, thường chịu đựng hết mức và đôi lúc bùng nổ mãnh liệt đã thể hiện qua:
3.1. Ứng xử với tự nhiên
3.2. Ứng xử với xã hội
3.3. Ứng xử trong gia đình

Chương 4: Những thay đổi của người phụ nữ miền nam theo thời gian qua nhân vật của NNT
4.1. Trước thập niên 90
4.2. Từ thập niên 90 đến nay
(Thập niên 90 được chọn làm mốc vì 1994, miền nam tiếp nhận 1 đợt di dân ồ ạt, nếp sống người dân tại đây thay đổi đưa đến nhiều thay đổi ở con người)

Chương 3 chuyển tải nội dung chính của chủ đề, hình ảnh người phụ nữ miền nam được thể hiện qua nhiều mặt: trong gia đình, ngoài xã hội, giữa thiên nhiên...và được phân tích sâu hơn qua sinh hoạt, lao động, ứng xử.... của họ. Chương này nằm ở vị trí trung tâm sau khi đã đi qua những chương đầu nhằm lý giải, so sánh để nêu bật ý chính của cả bài viết, cuối cùng là xem xét sự thay đổi của chủ thể theo thời gian.

Minh hoạ cho bố cục:
Hình ảnh

Bố cục này tương ứng với sơ đồ cấp độ sau:
Hình ảnh

Bài tập 5: Bằng cách thu thập tài liệu đa ngành, đa chủng loại, đa công cụ, danh mục các tư liệu tham khảo được liệt kê như sau
• Tư liệu tham khảo:
Sách, báo in
- Bình Nguyên Lộc 1989: Đò dọc. - NXB Tổng hợp Tiền Giang.
- Huỳnh Minh 1969: Gò Cồng xưa và nay. - NXB Cánh bằng Saigon.
- Huỳnh Minh 1970: Sa Đéc xưa và nay. - NXB Cánh bằng Saigon.
- Lý Tùng Hiếu 2012:Ngôn ngữ-Văn hóa vùng đất Sai Gòn và Nam bộ.- NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ngọc Tư 2012: Sông. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 230 tr.
- Nguyễn Ngọc Tư 2006: Giao Thừa. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ngọc Tư 2010: Khói trời lộng lẫy– NXB Thời đại TP. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ngọc Tư 2010: Cánh đồng bất tận. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 220 tr.
- Nguyễn Ngọc Tư 2012: Gió lẻ và 9 câu chuyện khác. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 178 tr.
- Nguyễn Ngọc Tư 2012: Bánh trái mùa xưa.– NXB Hội nhà văn Hà Nội.
- Lê Thiếu Nhơn & Nguyễn Ngọc Tư 2008: Sống chậm thời @. – NXB Phụ nữ Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Tư 2012: Yêu người ngóng núi. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 172 tr.
- Nguyễn Ngọc Tư 2012: Gáy người thì lạnh.– NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ngọc Tư 2009: Ngày mai của những ngày mai. – NXB Phụ nữ Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Tư 2011: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. – NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
- Trần Bạch Đằng 1986: Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm. - NXB Thành phố Hồ Chí Minh

Internet
- Dẫn theo Đàm Hà Phú 2013 "Chuyện nhỏ Saigon" NXB Văn học - http://www.viet-studies.info/NNTu/
- Dẫn theo trang web của Trần Hữu Dũng - http://www.viet-studies.info/NNTu/

Lập bảng đặc tả tính cách Phụ nữ miền nam dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư

Phụ nữ thường bị cho là phức tạp, khó hiểu, điều này có thể lý giải được. Họ sống nhiều bằng cảm tính và vốn nhạy cảm nên có cách ứng xử đậm nét “Hai mặt” của người phương đông. Điều này càng rõ nét ở phụ nữ miền nam. Kết quả xung đột giữa hai mặt đó hình thành nên tính cách đặc trưng của họ.
Hình ảnh

Bài tập 6:
Trong tác phẩm của NNT, hai từ được sủ dụng nhiều là Gió chướng và thương hồ. Tùy thuộc mức độ của “Cơn gió chướng” mà năm đó người dân được ấm no hay đói kém và thương hồ là nghề của nhiều nhân vật trong tác phẩm NNT. Hai khái niệm này sé được định nghĩa dưới đây:
Hình ảnh

Bài tập 7: Nằm ở phần trả lời bài viết

Bài tập 8:
Thực hành phương pháp loại hình
Chọn nghề nghiệp để phân nhóm tích cách ở đây chỉ có tính tương đối vì:
- Đây là nhận định mang tính chủ quan của tác giả
- Bài viết chỉ thông qua 1 số tác phầm của NNT nên chưa thể có cái nhìn toàn diện

Các quan điểm được xác định là cơ sở để việc phân nhóm tương đối hợp lý:
- Các tính cách loại trừ nhau: Mạnh mẽ/ yếu đuối, Suy tư/Vô tư
- Các tính cách không loại trừ nhau: Thực tế và mơ mộng
- Các tính cách theo giai đoạn: Kìm nén và bùng nổ

Theo đó, phân nhóm tính cách theo việc làm được trình bày theo bảng sau:
Hình ảnh
Qua bảng phân nhóm này, ta có thể rút ra tiểu kết về tính cách người phụ nữ miền nam như sau:
- Không yếu đuối
- Ít suy tư
- Tồn tại các mặt đối lập trong tính cách
- Cá tính mạnh mẽ

Những nhận định trên cho thấy người PN miền nam thiên về dương tính, mức độ dương tính tuỳ thuộc vào nghề nghiệp, người trí thức hoạt động tự do mang nhiều yếu tố dương tính hơn cả. Đó là những phụ nữ mạnh mẽ, đa tính cách, nội tâm phức tạp, đầy trăn trở, suy tư và sẳn sàng bùng nổ, điển hình là chính tác giả. Nhận xét này được minh hoạ qua bảng sau:
Hình ảnh

Đây là những đúc kết mang tính chủ quan, rất cần sự đóng góp của các bạn

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 15/03/13 6:33
gửi bởi TTMH
Bài sửa lần 1:

Thích thú với dăm ba tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, H. hăm hở viết về đề tài này. Qua từng bài học, đến phần nghiên cứu đa ngành, đa loại, đa phương tiện...tôi tìm hiểu thêm về hình ảnh PN bởi các công cụ khác và ... thấy rằng: Những tố chất nhẫn nại, nhạy cảm, nhân hậu...không chỉ tìm thấy ở PN miền nam mà phụ nữ ở mọi miền (kể cả ở các nước khác) đều có. Chính đất phương nam, vùng đất mới: thoáng, mở, phóng khoáng đã làm đậm đăc thêm một vài tính cách cũng như hình thành một vài nét rất riêng của người phụ nữ vùng này. Tôi muốn đi sâu tìm hiểu những nét riêng của người PN miền nam qua NNT vì thế phải thay đổi bố cục như sau để nêu bật được chủ đề.

7. Bố cục của luận văn Số lượng chương được tăng lên 4 và chủ đề từng chương được thay đổi như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Đạc điểm vùng miền của đất phương nam
- Vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư (NNT)
- Điểm qua một số tác phẩm của NNT

Chương 2: Tính cách của người phụ nữ qua nhân vật của NNT

Chương 3: Nét riêng của người phụ nữ miền nam qua nhân vật của NNT

Chương 4: Những thay đổi của người phụ nữ miền nam theo thời gian qua nhân vật của NNT

Chương 3 chuyển tải nội dung chính của chủ đề nên hình ảnh người phụ nữ miền nam được thể hiện qua nhiều mặt: trong gia đình, ngoài xã hội, giữa thiên nhiên...và được phân tích sâu hơn qua sinh hoạt, lao động, ứng xử.... của họ. Chương này nằm ở vị trí trung tâm sau khi đã đi qua những chương đầu nhằm lý giải, so sánh để nêu bật chủ đề của cả bài viết, cuối cùng là xem xét sự thay đổi của chủ thể theo thời gian.

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 16/03/13 15:17
gửi bởi TTMH
Bài tập 7:

Hình ảnh

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 17/03/13 8:10
gửi bởi Thanh Nga
HjHj...bảng so sánh của chị H thật là thú vị. Tuy nhiên, em không đồng ý với tiêu chí Kết quả: tàn lụi theo thời gian. Vì có nhiều tình yêu mà dù đã không còn bên nhau, thì trong lòng nhiêu người nó vẫn âm ỉ cháy cho đến cuối cuộc đời cơ mà^^

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 17/03/13 13:27
gửi bởi TTMH
Nga ơi, đó là suy nghĩ của những người trẻ, nhìn đời qua lăng kính màu hồng. Chị cũng đã từng nghĩ như vậy và... thất vọng nhưng mong rằng trường hợp của chị là cá biệt chứ bằng ngược lại thì... chán lắm ha. Nói vậy thôi chứ với chị cuộc đời luôn đáng yêu. Mong điều đó cho tất cả PN tụi mình.

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 17/03/13 15:28
gửi bởi ngocthem
Chúc mừng TTMH cuối cùng cũng đã làm được và post được hình, mỗi hình sau một chuẩn hơn.
Bảng so sánh tuy có chỗ có thể có ý kiến khác nhau nhưng rất thú vị, gợi mở suy nghĩ.

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 18/03/13 9:36
gửi bởi TTMH
H. cám ơn Thầy, nhờ thầy... "rầy" nên H. mới ráng làm bằng được đó, H. sẽ cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng thầy và các bạn đã chịu khó chỉ dẫn cho H.

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 19/03/13 11:16
gửi bởi ngocanh
Chúc mừng chị Hương ^^, các hình được vẽ và kích thước chọn đăng lên ngày càng đẹp hơn, vấn đề chỉ còn ở phần cắt cúp ảnh cho đẹp hơn thôi. Nói chung thì em rất chi là khâm phục chị, từ cách học tập, cố gắng làm những điều mà mình cho là xa lạ, thích cái câu chị nói "chắc hông đến nỗi khó đâu, để chị thử xem ha!" ^^
Ah, em rất thích bài tập so sánh của chị đó, dù em chưa yêu bao giờ và cũng chưa từng hút thuốc bao giờ nên hông biết gì về hai thứ đó, hihi. Nhưng đóng góp cho chị một ý, đó là với điếu thuốc đang cháy thì cùng 1 điếu thuốc đó chỉ có thể cháy một lần, còn với những người đang yêu thì cùng một cặp đó có thể "cháy" nhiều lần! ^^

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 19/03/13 13:58
gửi bởi TTMH
Ngọc Anh là một trong những người kiên nhẫn chỉ H. thực hành BT vi tính, cám ơn lắm nha (híc...híc... tui thiếu căn bản trầm trọng về mặt này). Còn về bảng so sánh, ừ ha, ý kiến NA độc đáo ghê ta, chờ các bạn đóng góp thêm cho vui (để bớt căng thẳng vậy mà)

Re: PHỤ NỮ MIỀN NAM qua TÁC PHẨM của NGUYỄN NGỌC TƯ

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 19/03/13 14:09
gửi bởi TTMH
Còn việc này, do không quen xem bài viết trên mạng, để làm đề tài H. đã thu gom đủ loại sách, báo cả cũ lẫn mới của NNT được trên chục cuốn. Sẳn sàng cho người yêu sách như yêu... người yêu mượn đọc. Ưu tiên cho người đến trước nha.