PHÂN TÍCH TÂM LÝ CẢNH SÁT & TỘI PHẠM TRONG PHIM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

PHÂN TÍCH TÂM LÝ CẢNH SÁT & TỘI PHẠM TRONG PHIM

Gửi bàigửi bởi nguyenmykhanh » Thứ 4 24/07/13 16:19

1. Lý do chọn đề tài:


Trong nghệ thuật điện ảnh, việc phân tích tâm lý nhân vật là một yếu tố quan trọng, trải dài qua các khâu:

- Xây dựng ý tưởng: Định hướng.
- Đề cương kịch bản: Hình tượng nhân vật
- Triển khai chi tiết kịch bản: Kim chỉ nam.
- Kịch bản phân cảnh của đạo diễn: Quyết định phương pháp mô tả .
- Phân tích của đạo diễn, quay phim, thiết kế, hóa trang... trong việc tạo hình nhân vật trong kết cấu chung của phim.
- Phân tích của diễn viên để thể hiện chính xác chân dung, cá tính nhân vật trong khuôn khổ chung của phim.
- Làm việc với nhà sản xuất, chọn diễn viên, chọn phương cách quảng bá phim.
- Phê bình phim.
- Ảnh hưởng của nhân vật với XH.

Thử đem một cặp nhân vật đối lập tiêu biểu trong phim:
CẢNH SÁT và TỘI PHẠM.
vận dụng bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vừa học để phân tích,
nhằm tìm kiếm một giải pháp tốt hơn, hoặc bổ sung thêm cho những phương pháp đã có.

2. Xác lập cặp phạm trù đối lập

Trong rất nhiều phim, câu chuyện diển ra xung quanh hoạt động động của của 2 lực lượng đối tượng chính:
- Kẻ bắt: CẢNH SÁT + Người chạy: TỘI PHẠM.
- Kẻ giữ gìn, bảo vệ: CẢNH SÁT + Người phá hoại: TỘI PHẠM.

Phim hấp dẫn nhờ sự đóng mở liên tục những cơ hội giữa 2 tuyến nhân vật này.
Phuyện phim kết thúc khi mục tiêu hoàn thành, một trong hai tuyến tạm thời thua cuộc.

- Vì sao họ có thể phán đoán được nhau?
Có phải họ là hai tuyến nhân vật luôn đồng nhất và đối lập?

Trong rất nhiều giải pháp tình huống của phim, từ đấu trí , đánh đấm, bắn súng, rượt đuổi… vấn đề khiến khán giả thích thú nhất nhưng lại gây tranh cãi nhiều nhất chính là vì sao các nhân vật có thể phán đoán được suy nghĩ, hành động của đối phương tài tình, như thể đối thủ là chính họ?
Nhiều người thường thốt lên tình tiết này vô lý quá, đúng là phim, xạo quá…
Thật ra, khi hình thành 1 chi tiết nhỏ trong phim, người đạo diễn phải đủ lý lẽ, bằng chứng để chứng minh, lập luận khi thuyết trình với các thành phần sản xuất, phát hành, lý luận, quản lý… từng chi tiết vô lý là hoàn toàn hợp lý.

Cảnh sát ghiên cứu kỹ tội phạm tới mức hiểu rõ chân tơ kẻ tóc, quy luật, tâm lý như hiểu chính cá nhân mình.
Vì vậy có thể phán đoán các bước hành động tiếp theo của tội phạm.
Tội phạm nghiên cứu cảnh sát sâu tới mức rành đường đi nước bước.
Tội phạm luôn mang trong người sự phấn khích được phá phách, được hãm hại, được chiến thắng cảnh sát.

Như vậy, cảnh sát và tội phạm vừa là đối tượng vừa là chủ thể .

Hình ảnh

Hay nói cách khác, cảnh sát và tội phạm là một cặp phạm trù đối lập:
_ Đối đầu nhau, chia 2 phe rõ rệt
_ Nhưng lại xen lẫn trong nhau.
_ Luôn luôn song hành cùng nhau
_ Chỉ có họ mới nhận ra họ, chỉ có họ mới hiểu họ.
_ Là một tập họp đồng nhất nhiều yếu tố giống nhau.
_ Chỉ khác nhau về mục đích.


3. Phân tích - nghiên cứu:

* PP. Dịch lý:

Hình ảnh

Luôn luôn biến đổi liên tục trong các tình huống phim,
có lúc cảnh sát là dương, nhưng lại tuột nhanh xuống âm rồi lại quay về dương.
ngược lại, tội phạm cũng tùy tính huống mà biến đổi âm thành dương và ngược lại.
Đôi lúc không thể phân định rõ ràng tính chất thật của hai tuyến nhân vật.
Trong âm có dương, trong dương có âm.
Kết thúc phim, mới vở lẽ tính chất thật của mỗi tuyết là thực âm hay dương. Âm- Dương ở mức độ nào.


* Tính tương hiện

Trong cảnh sát có những tính cách tương đồng, tương hiện với tội phạm.
Trong tội phạm cũng có những phẩm chất riêng của con người như cảnh sát.

Hình ảnh

Vì thế:
Trong cảnh sát có tội phạm.
Trong tội phạm có cảnh sát.

* Tính tương hóa:

Hình ảnh

Có thể nói, cả cảnh sát và tội phạm cùng nhảy chung một nhịp nhạc trên một sàn.

* Tính hướng hòa:

Hình ảnh

Hành vi luôn song hành cùng nhau:

Cảnh sát ngày đêm chỉ chăm chăm đối tượng tội phạm.
Thức ngủ cũng chỉ thấy tội phạm trong tâm trí
Rượt đuổi, tiếp cận, chạm mặt, đánh đấm, bắn…
Xác suất va chạm, gặp nhau, bên nhau, nghĩ về nhau cao nhất trong các mối quan hệ.

Tương tự, tội phạm luôn luôn phá vỡ và trốn chạy.
Tội phạm có cái nhìn của kẻ thấp hơn muốn vượt lên bằng hoặc cao hơn cảnh sát.
Tội phạn va chạm với cảnh sát đa diện trên mọi bình diện.
Xác suất tội phạm gần nhau với cảnh sát cũng nhiều nhất trong các mối quan hệ.


Chuỗi tâm lý và sự ảnh hưởng ngược lại tâm trí của cảnh sát:

- Kẻ trên cao
- Thù ghét tội phạm
- Muốn loại bỏ
- Bực tức khi bị chống trả
- Thú vị khi phán đoán
- Học hỏi chiêu thức từ tội phạm

>>>Bình thường 1:
Cảnh sát thấy quen thuộc với tội phạm
Mối quan hệ từ thù ghét ( cực âm) chuyển sang ngang bằng không ghét, không thương ( số không )

- Cảnh sát thấy chính mình trong hình ảnh tội phạm
- Khai thác yếu tố cá nhân, tâm tư tội phạm
- Hình thành sự cảm thông

>>> Bình thường 2:
Cảnh sát có cảm tình ( mơ hồ, không xác định ) với tội phạm
Tử số không sang đầu cực dương

Hình thành tình cảm đơn thuần giữa " Người – Người"
Chơi chung : Việc đuổi bắt chuyển sang trạng thái tính chất như một trò chơi.

Xuất hiện tính cảm hóa, muốn cảm hóa tội phạm, dung hòa với tội phạm.
Tính hướng hòa.


Chuỗi tâm lý tội phạm hướng tới hướng hòa:

_ Kẻ thấp cơ
_ Thích thú khi thắng cảnh sát : nâng cao cơ
_ Muốn thắng cảnh sát ; thỏa mãn cái tôi cá nhân.
_ Tập trung
_ Phá cách

>>> Bất bình thường: Tội phạm thua : thù không đội trời chung với cảnh sát
_ Không thấy mình: Tội phạm chối bỏ tính chất, phẩm chất cảnh sát có trong mình.
_ Ghét sự quan tâm: Tội phạm luôn ý thức đề phòng sự cảm hóa từ cảnh sát
> Phản kháng sự quan tâm từ yếu tố cảnh sát.

>> Bình thường mức độ 1: chỉ đạt được khi cá nhân cảnh sát bộc lộ đúng điều tội phạm cảm kích.
>> Bình thường giả vờ: khi tội phạm chuẩn bị tung chiêu lừa mới.

Tuy khó khăn hơn, tuy mức độ chống lại quyết liệt hơn, nhưng tính hướng hòa luôn tiềm ẩn trong tội phạm.

Như vậy:
Tính hướng hòa phát triển theo chiều thuận trước:
_ Cao >> Thấp
_ Cảnh sát >> Tội phạm
_ Đạo đức >> Tâm lý
_ Hành vi >> Lý trí


4.Kết luận:

Ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học phân tích sẽ đi sâu vào cái gốc của vấn đề, chỉ ra cái gốc chung- riêng - mâu thuẩn bên trong cá nhân của nhân vật, xác định nguyên do sâu xa của sự giống – khác nhau căn bản giữa hai nhân vật đối lập, hoặc giữa một cặp tri kỷ.

Từ đó ứng dụng trong việc xử lý tình huống, ứng xử văn hóa giữa các nhân vật, xử lý không gian đối thoại giữa hai hay nhiều nhân vật, phát triển tâm lý nhân vật trong từng phân đoạn, phát triển tình huống theo ứng biến tâm lý trạng thái của nhân vật sẽ hợp lý, chặt chẽ hơn, mạch phim logich và hấp dẫn hơn.
Việc này như xây nền móng, tạo cái gốc vững chắc, giúp cho việc vẽ đồ thị đường dây chuyện phim, đồ thị diễn biến tâm lý nhân vật nhanh và chính xác hơn.
Đồng thời hạn chế những tranh cãi đáng tiếc ở “phần ngọn” từ lúc sản xuất cho tới phê bình phim.


28/06/2013
Nguyễn Mỹ Khanh
CHVH-K13B
[left][/left]nguyenmykhanh
mykhanhfilm@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
nguyenmykhanh
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Chủ nhật 13/01/13 16:21
Đến từ: Đài Truyền hình TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 13 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến91 khách

cron