"Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

"Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 7:33

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VHH
GV: GS.VS. TSKH Trần Ngọc Thêm
HV: Lê Thị Thắm
Lớp: K13B
MS:0305161244
Bài tập 1:
- Tên đề tài: “Tiền” trong văn hóa nhận thức của người Việt
Xác định cặp phạm trù đối lập
1. Giá trị vật chất > < giá trị tinh thần
2. Dương tính >< âm tính
3. Truyền thống >< Hiện đại
4. Xem nhẹ >< Coi trọng
- Vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu
+ Tính tương hiện: Đồng tiền trong nhận thức và đời sống tinh thần của người Việt không chỉ có ý nghĩa là vật ngang giá chung dùng để trao đổi hàng hóa (dương tính) mà còn có giá trị tinh thần tham gia vào các hoạt động văn hóa, xuất hiện trong một vài nghi lễ cúng tế, và kể cả phục vụ cõi âm ví dụ: tiền đồng được coi là có hai mặt âm dương. Người Việt vừa có thái độ xem nhẹ đồng tiền, đặt tình cảm lên trên hết, lại vừa có thái độ xem đồng tiền là vật vạn năng, trao đổi được mọi thứ.
+ Tính tương hóa: Khi đề cao công năng của đồng tiền quá, người Việt lại nhận thấy những mặt phản tác dụng khi con người sống vì tiền mà bỏ qua mọi thứ nghĩa tình hay luân thường đạo lý, lên án cách sống thực dụng vì tiền. Hoặc khi đồng tiền bị xem nhẹ, những người tham gia vào hoạt động buôn bán thì bị khinh thường, bị gọi là “con buôn”, cách tổ chức xã hội “sĩ, nông, công, thương”, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Khi ấy mơ ước của nhiều người lại là việc sở hữu nhiều tiền, trở thành một trong những người có thu nhập cao trong xã hội. Hay như trong tục lì xì, khi chỉ có 1 vài đồng tiền lì xì thì được coi là truyền thống tốt đẹp, nhưng khi số tiền lì xì tăng lên gấp nhiều lần, nó không còn mang ý nghĩa là cầu chúc may mắn mà mang theo ẩn ý đút lót, hối lộ, lại là một tệ nạn xã hội.
+ Tính hướng hòa: Người Việt có truyền thống trọng tình hơn trọng lý, coi nhẹ giá trị vật chất, đề cao giá trị tinh thần. Còn trong xu hướng phát triển hiện nay, khi nhận thức về tiền thay đổi, nhiều giá trị đạo đức xã hội thay đổi theo. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trở thành cái để người Việt hướng tới và nhìn nhận lại. Bên cạnh đó người Việt cũng có sự thay đổi tích cực khi nhận thấy những người tạo ra đồng tiền chân chính cũng cần được coi trọng và đánh giá cao. Sự nhìn nhận đúng về giá trị của đồng tiền, cũng như không đổ lỗi cho tiền mà đổ lỗi cho người không biết sử dụng nó sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn.
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Bài tập 2

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 7:37

Bài tập 2:
Tên đề tài có:
- Chủ thể: “Tiền”
- Không gian: Đời sống của người Việt (người kinh), Việt Nam
- Thời gian: Từ khi tiền xuất hiện tại Việt Nam
Theo nhà biên khảo Phạm Thăng thì tiền đúc bằng đồng đầu tiên của người Việt là dưới triều nhà Tiền Lý. Vua Lý Nam Đế cho đúc đồng Thiên Đức thông bảo năm 541 nhưng đến năm 602 thì triều đại này kết thúc và loại tiền này cũng thất truyền nên ta không có mẫu nào để căn cứ hình dạng. Đời Tống- Trung Hoa năm 944 cũng cho phát hành đồng Thiên Đức thông bảo nên dễ ngộ nhận đồng Thiên đức thế kỷ thứ 10 của vua Tàu và đồng Thiên đức thế kỷ thứ 6 của vua Việt. Tới khi Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế năm 968 và đặt niên hiệu Thái Bình từ năm 970, Việt Nam mới có đồng tiền đúc đầu tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình.
Chính vì vậy chúng tôi sẽ lấy mốc từ thế kỷ X đến nay

Tiền trong văn hóa nhận thức của người Việt

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Bài tập 3: Lập đề cương chi tiết

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 7:52

Bài tập 3: Lập đề cương chi tiết
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do khách quan:
Trong cuộc sống của con người hiện đại, việc tiêu tiền là hành vi được thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Trong hành vi của con người, tiền không chỉ đóng vai trò là vật trung gian để trao đổi hàng hóa trong đời sống thường nhật mà còn có nhiều chức năng khác, xuất hiện ở hầu khắp các hoạt động văn hóa – kinh tế - chính trị trong xã hội. Đối với người Việt, chúng tôi nhận thấy sự có mặt của tiền trong nhiều hoạt động văn hóa của người Việt, vậy liệu tiền không chỉ là một loại “vật chất” mà còn có thể là biểu tượng văn hóa? Người Việt xưa và nay nhận thức về tiền như thế nào? Và nhận thức của người Việt xưa về tiền đã chi phối văn hóa ứng xử xã hội của người Việt ra sao? Chúng tôi kỳ vọng đề tài này sẽ giúp chúng tôi giải quyết được những câu hỏi đó, mang đến một cách lý giải mới, một cách hiểu mới từ góc nhìn của văn hóa học với một đối tượng tưởng chừng chỉ liên quan tới kinh tế. Chúng tôi quyết định chọn đề tài này còn vì tính thời sự của nó khi mà xã hội Việt Nam hiện đại có quá nhiều vấn nạn, những thói quen xấu liên quan đến cách sử dụng tiền bất hợp lý. Những thông tin chúng tôi có được nhờ việc các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành văn hóa học có thể đưa ra một cách hiểu từ những nguyên do trong văn hóa nhận thức của người Việt xưa.
1.2. Lý do chủ quan:
Môi trường làm việc ở một cơ quan truyền thông cho phép chúng tôi có thể tổng hợp các thông tin liên quan tới đề tài. Hơn nữa đây là một đề tài còn tương đối mới mẻ, kích thích sự khám phá của chúng tôi với đề tài này.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Tìm hiểu nhận thức của người Việt Nam về “tiền” qua các nghi lễ, phong tục tập quán, văn học dân gian.
2.2. Phân tích, lý giải từ đâu mà người Việt có cách nhận thức như vậy.
2.3. Phân tích cách nhận thức ấy có mối liên hệ như thế nào đến văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức của người Việt. Có nhiều lý giải về nhận thức và ứng xử của người Việt với tiền trong thời hiện đại. Đặc biêt là những vấn đề được xã hội quan tâm như: “nạn phong bì”, “hối lộ thần thánh”, “cách tiêu tiền xa xỉ của các đại gia” trong thời kỳ mở cửa,…Chúng tôi muốn quay ngược lại thời gian đi tìm sự lý giải cho hiện tượng xã hội này, trong đó chúng tôi quan tâm tới mối liên quan giữa “tiền” trong nhận thức của người Việt xưa với những hành xử với “tiền” của người Việt hiện đại (tính từ thời kỳ mở cửa đến nay).

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: “Tiền” trong nhận thức của người Việt. Nhận thức về tiền trong mối quan hệ với văn hóa tổ chức và ứng xử của người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Không gian sống của người Việt (người Kinh)
+ Phạm vi thời gian: Quá trình từ khi “tiền” xuất hiện đến nay.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học:
+ Đi tìm những nhận thức về “tiền” qua các biểu hiện trong phong tục lễ nghi của người Việt. Lý giải nguồn gốc của cách nghĩ đó.
+ Tìm mối liên hệ giữa nhận thức về “tiền” với cách ứng xử của người Việt với “tiền”, và cách người Việt ứng xử với môi trường xã hội – (Một số cách ứng xử tiêu biểu có liên quan). Mối liên hệ giữa nhận thức về tiền với cách tổ chức xã hội của người Việt.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
+ Hiểu được “tiền” được nhận thức như thế nào trong văn hóa của người Việt.
+ Nhận thức về tiền chi phối văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử của người Việt.
+ Là một trong những cơ sở để điều chỉnh một số thói quen xấu của người Việt (liên quan tới tiền) trong thời hiện đại. Và phát huy cách nhận thức và ứng xử tích cực.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dịch pháp - hệ thống - loại hình
Phương pháp liên ngành
Tiếp cận từ góc độ địa văn hóa, sử văn hóa…
Phương pháp quan sát thực địa: đối với các nghi lễ, phong tục truyền thống của người Việt.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
5.2 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu: Được thu thập từ các bài nghiên cứu, tạp chí, sách, internet và các nguồn tư liệu khác liên quan.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu. Nội dung luận văn của chúng tôi được chia thành 3 chương:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2. Cách thức sử dụng tiền của người Việt
3. Tiền trong văn hóa truyền thống của người Việt
4. Từ nhận thức về tiền đến văn hóa tổ chức của người Việt
5. Từ nhận thức về tiền đến văn hóa ứng xử của người Việt


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
Xác định các khái niệm: “Tiền”, Lý luận về văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức. Mối quan hệ giữa ba thành tố văn hóa đó. Tổng quan về môi trường địa lý, tự nhiên mà người Việt sinh sống, Không gian văn hóa của người Việt xưa và người Việt hiện đại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC SỬ DỤNG TIỀN CỦA NGƯỜI VIỆT
2.1. Các loại tiền được sử dụng trong lịch sử của người Việt
2.1.2. Tiền xu
2.1.3. Tiền giấy
2.1.4 Tiền polymer
2.2. Các thói quen cất trữ tiền của người Việt
2.2.1. Cách cất trữ : “Ruột tượng”, “Túi dắt cạp quần”, “ví”, ATM...
2.2.1. Người cất trữ :
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3. TIỀN TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT.
3.1. Bói toán: Hai mặt âm - dương của tiền
3.2. Tín ngưỡng (phật giáo, đền, miếu, thờ cúng tổ tiên): sử dụng trong cúng tế.
3.3. Phong tục truyền thống:
3.3.1. Nghi lễ cưới hỏi: Rải tiền qua cầu, tiền trong lễ nạp tài
3.3.2. Nghi lễ ma chay: Rải tiền dọc đường…
3.3.3. Phong tục khác: Mừng tuổi, thôi nôi, tân gia, mừng thọ….
3.4. Văn học dân gian:
3.4.1. Ca dao về “tiền”
3.4.2. Tục ngữ về “Tiền”
3.4.3. Thành ngữ về “Tiền”
Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4: TỪ NHẬN THỨC VỀ TIỀN ĐẾN VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI VIỆT
4.1 Tiền trong tổ chức đời sống gia đình
4.2 Tiền trong tổ chức đời sống xã hội

CHƯƠNG IV: TỪ NHẬN THỨC VỀ TIỀN ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT (VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI)
4.1. Ứng xử với những thành phần (giàu, nghèo) trong xã hội
4.2. Ứng xử với nghề “kinh doanh”
4.3.Tính lãng phí và phô trương (ứng xử với tiền lẻ, thói tiêu tiền phô trương…)
4.4. Sử dụng các chức năng phái sinh của tiền
(Ngoài chức năng nghiễm nhiên là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa – Tiền ở Việt Nam còn có các chức năng phái sinh khác)
4.4.1. Dùng thay thế qùa tặng:
4.4.2. Dùng trao đổi những thứ “phi hàng hóa”: bằng cấp, công danh, chạy án…
Tiểu kết chương 4


PHẦN 3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH ẢNH



NHỮNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Tiếp cận các nguồn tài liệu
Khảo sát thực địa
2. KẾ HOẠCH LÀM VIỆC:
2.1. Sưu tầm tài liệu: 30% thời gian
2.2. Xử lý tài liệu: 40% thời gian
2.3. Viết: 30% thời gian

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách liên quan đến Văn học dân gian Viêt Nam
Các báo tạp chí, nguồn internet liên quan đến các phong tục lễ nghi của người Việt, liên quan đến thói quen, cách thức tiêu tiền của người Việt, cách nhận thức về Tiền của một số nước Phương Tây, và các nước phát triển trong khu vực.
Sách cơ sở lý luận để nắm vững hơn lý thuyết, phương pháp khi nghiên cứu vào đề tài.
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Bài tập 4

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 7:54

Bài tập 4: Sưu tầm tư liệu đa ngành, đa công cụ, đa ngôn ngữ, đa chủng loại, đa phương tiện 1 cách hệ thống phục vụ cho đề tài NCKH đã chọn
Sử dụng document map để sắp xếp tư liệu sao cho hợp lý nhất, chọn ảnh đưa lên topic của mình.

Tài liệu sách:

1. Toan ánh, Bộ sách Nếp cũ, nxb Trẻ, 2012
2. Tạ Chí Ðại Trường, Những bài Dã Sử Việt, nxb Tri thức, 2011
3. Nhiều tác giả, Những điều cần biết trong phong tục cưới hỏi của người Việt, nxb Tôn giáo, 2010
4. Đoàn Văn Chúc, Văn hóa học, nxb Văn hóa thông tin 1997
5. Vũ Mai Thùy, Phong tục tập quán Việt Nam, nxb Văn hóa thông tin, 2011
6. Viện văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, nxb Giáo dục, 1999
7. Léopold Michel Cadière, Về văn hóa, tín ngưỡng người Việt, nxb văn hóa thông tin, 1997
8. Lê Trung Vũ, Nghi lễ vòng đời người, nxb Văn hóa dân tộc, 1999
9. Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học, Lý luận và ứng dụng, nxb Văn hóa văn nghệ, 2013
10. Ðại Nam Hội Ðiển Sử Lệ, Quốc Sử quán triều Nguyễn, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1993.
11. Tiền tệ Việt Nam. Phạm Thăng, Canada, 1995. trang 41
12. Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
13. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, nxb Đà Nẵng 2006
14. Vũ Ngọc Phan, tuyển tập tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, nxb Văn học
15.
Tài liệu mạng:
http://en.wikipedia.org/wiki/Social_and ... e_of_money
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%8 ... BB%87t_Nam
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-vi ... 35934.html
http://dantri.com.vn/su-kien/rai-tien-t ... 614031.htm
http://www.blogphongthuy.com/tien-xu-ph ... a-sat.html
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Document Map Đề tài

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 11:27

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: "Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi letham.k13b » Chủ nhật 25/08/13 14:22

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
letham.k13b
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 14:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: "Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi Huyền Trang K13b » Thứ 7 31/08/13 23:23

Đề tài và cách tiếp cận vấn đề của Thắm rất hay.
Mình chỉ góp ý là phần hình của Document Map bạn quên crop lại nên mình chẳng nhìn thấy gì cả! ^^
RANDOM_AVATAR
Huyền Trang K13b
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Chủ nhật 12/05/13 22:44
Cảm ơn: 23 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: "Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi Thanh Tra » Thứ 2 02/09/13 22:44

Đề tài hay, em cố gắng hoàn thành sớm nhé.
RANDOM_AVATAR
Thanh Tra
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 3 05/03/13 14:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: "Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi dantran » Thứ 3 03/09/13 19:37

Cho mình hỏi trong bài tập 5, phần đối tượng ứng với các tiêu chí chỉ có tiền đồng và tiền giấy VN, còn tiền polymer có được xét theo các tiêu chí đó ko ?vì ở phần đề cương phía trên mình thấy có đề cập đến tiền polymer trong phân loại tiền VN.
RANDOM_AVATAR
dantran
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 16:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: "Tiền" trong văn hoá nhận thức của người Việt

Gửi bàigửi bởi dantran » Thứ 3 03/09/13 19:40

Sorry, phần đề cương phía trên có đề cập đến tiền polymer trong phần các loại tiền được sử dụng trong lịch sử của người Việt
RANDOM_AVATAR
dantran
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 13/05/13 16:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

cron