VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 19/02/14 12:32

Môn: Phương pháp Nghiên cứu khoa học
GVGD: GS-TSKH Trần Ngọc Thêm
HVCH: Trần Thị Thùy Duyên - VHH k14A
Mã số: 0305161306
Đề tài: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA.
1. Các cặp phạm trù đối lập:
Truyền thống > < Toàn cầu hóa.
Nhu cầu hội nhập toàn cầu > < giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nhận thức Tết cổ truyền > < cách thức tổ chức Tết cổ truyền
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán)
2. Nghiên cứu từng cặp đối lập bằng phương pháp dịch lý:
2.1. Tính tương hiện:
- Các yếu tố truyền thống nói chung và Tết cổ truyền nói riêng là những giá trị văn hóa được dân tộc gìn giữ. Đồng thời với quy luật chung giao lưu với thế giới, tết cổ truyền cũng dần biến đổi phù hợp với xu hướng cần thiết của dân tộc trong thời đại hiện tại. Truyền thống và hiện đại không tách rời mà tồn tại cùng nhau, vừa dung hòa, vừa xung đột.
- Xu hướng toàn cầu hóa càng mạnh, ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc càng được xem trọng.
2.2. Tính tương hóa:
- Tết cổ truyền theo đúng các lễ, tập tục ngày xưa thì không phù hợp với nhịp sống hiện đại, bảo thủ về mặt hội nhập.
- Xu hướng toàn cầu hóa quá nhanh, quá mạnh thì dẫn đến việc lấn át bản sắc dân tộc. Tết cổ truyền dần mất đi những giá trị đáng quý về mặt đức tin, tinh thần.
- Nhận thức về văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa dẫn đến cách thức ứng xử với các giá trị truyền thống.
2.3. Tính hướng hòa:
- Đi theo xu hướng chung của thế giới là để tạo cơ hội giao lưu, phát triển đất nước. Hội nhập để ý thức giữ gìn bản sắc truyền thống hơn. Tết cổ truyền theo xu hướng hiện đại để dễ dàng hòa nhập với thế giới, và để nhìn lại giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc. Đó là hội nhập để phát triển.
- Giữ Tết cổ truyền với các yếu tố truyền thống là để có ý thức về nguồn gốc của dân tộc, có nền tảng văn hóa thì hội nhập với toàn cầu mới bền vững. Có những nhìn nhận nên bỏ Tết cổ truyền, mừng năm mới theo phương Tây, đó là cái nhìn có căn cứ vào xu thế hiện tại của xã hội nhưng chưa xét đến nguồn gốc nền tảng văn hóa Việt Nam từ cái nôi văn hóa nông nghiệp lúa nước.
3. Phân tích tên đề tài:
Từ khóa: tết cổ truyền, Việt Nam, toàn cầu hóa.
Tập tin đính kèm
SO DO PHAN TICH DE TAI.doc
(25 KiB) Đã tải về 1926 lần
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi doivacho27 » Thứ 4 19/02/14 15:20

hình như file đính kèm của bạn có vấn đề, bạn có thể xem lại nó nha. Tính hướng hòa của truyền thống và toàn cầu hóa đó chính là giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc khi giao lưu với bạn bè quốc tế, khi hội nhập để chúng ta không bị tòa tan khi hội nhập như câu"hòa nhập chứ không hòa tan". Bên cạnh đó việc thay đổi để phù hợp với nhu cầu làm ăn, hợp tác quốc tế để giúp cho đất nước phát triển. Cả hai yếu tố này cùng đi chung vào một cái đích đó chính là xây dựng nước ta vừa giàu truyền thống vừa phát triển cùng với quốc tế.
Trên đây là ý kiến nho nhỏ của mình về đề tài của bạn.
RANDOM_AVATAR
doivacho27
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 5 12/09/13 23:02
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 19/02/14 17:46

Duyên đính kèm lại tập tin rồi, xin lỗi vì đính kèm nhầm tập tin. Cảm ơn góp ý của bạn.
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi Mai Thị Minh Thuy » Thứ 4 19/02/14 20:41

Theo chị nghĩ, cấp độ 1 (trong sơ đồ phân tích tên đề tài) em nên bổ sung thêm một ô nữa là "Các lễ hội khác". Cấp độ 3, nên đảo vị trí 2 ô lại, "quá khứ" ra phía trước thì hợp lý hơn á
RANDOM_AVATAR
Mai Thị Minh Thuy
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/13 21:27
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 12/03/14 23:36

BÀI TẬP 3&4: ĐỊNH VỊ ĐỐI TƯỢNG VÀ LẬP ĐỀ CƯƠNG CHO ĐỀ TÀI
Định vị đối tượng
C: Tết cổ truyền
K: Việt Nam
T: thời đại toàn cầu hóa
Kết quả: Tết cổ truyền Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
LẬP ĐỀ CƯƠNG.
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục đề tài
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tết cổ truyền
1.1.2. Toàn cầu hóa
1.2. Khái quát phong tục lễ tết Việt Nam
Chương 2: Tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam
2.1. Tết cổ truyền trong đời sống văn hóa vật chất.
2.2. Tết cổ truyền trong đời sống văn hóa tinh thần.
2.3. Gía trị tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam
Chương 3: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua văn hóa tết cổ truyền.
3.1. Thực trạng tết cổ truyền trong thời đại toàn cầu hóa.
3.1.1. Thời đại toàn cầu hóa ảnh hưởng văn hóa tết cổ truyền.
3.1.2. Nhận thức cộng đồng.
3.1.3. Tết cổ truyền và các hạn chế trong thời đại toàn cầu hóa.
3.2. Đề xuất các giải pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
2. Đinh Gia Khánh. Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB KHXH, 1993.
3. Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
4.Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD
5. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái nhìn hệ thống - loại hình, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
6. Trương Thìn (biên soạn). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Thời đại, 2010.
7. Những nét mới trong ngày tết cổ truyền của người Việt. http://vtin.vn/van-hoa-2/nhung-net-moi- ... guoi-viet/
8. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết nguyên đán http://namkna.blogspot.com/2014/01/nghi ... en-an.html

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 12/03/14 23:43

BÀI TẬP 5: THAO TÁC SO SÁNH
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 02/04/14 21:57

Bài tập 6: Lập một định nghĩa theo 7 bước

ĐỊNH NGHĨA TẾT

1. Tìm các định nghĩa hiện có
Đoàn Văn Chúc 1997 : “Tết là một sự cử hành một nghi thức để đánh dấu, loan báo sự đến của một kỳ thời gian với cả khí tượng của nó. Có thể nói: tết là một kiểu loại cuộc lễ với đối tượng chính yếu là thời tiết.”
Hội ngôn ngữ Việt Nam, Từ điển tiếng việt: “Tết là khoảng thời gian có cúng lễ, vui chơi, hội hè để đón mừng năm mới theo truyền thống dân tộc”
Từ điển bách khoa Việt Nam 2005 :“Tết sự cử hành nghi thức để đánh dấu sự chuyển sang một chu kì thời tiết mới. Tết thường gắn liền với một tiết khí hậu nhất định”

2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu định nghĩa.
Hình ảnh

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung.
- Theo đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại), cả 3 định nghĩa chưa xác định rõ đặc trưng giống.
- Theo đặc trưng loài, cả 3 định nghĩa đều hướng đến tổ chức (cử hành nghi thức, cúng lễ, chúc mừng nhau,…) và mục đích (đánh dấu sự chuyển giao thời tiết) . Ở định nghĩa 2, mừng năm mới là một trong những chu kỳ chuyển giao thời tiết.
Như vậy, có thể tiếp thu 2 đặc trưng loài là tổ chức và mục đích. Bổ sung đặc trưng giống.
4. Kiểm tra các khái niệm khác.
- Ở các nước phương Tây không dùng khái niệm Tết. Các dịp lễ hội của họ đa phần không dựa vào chu kỳ thời tiết (Vd: lễ tình nhân, lễ tạ ơn,…).
- Ở các nước Đông Nam Á, với truyền thống nông nghiệp, các dịp tết cũng là sự đánh dấu chu kỳ chuyển giao thời tiết.
5. Xác định đặc trưng giống
- Là sự kiện.
6. Xác định đặc trưng loài
- đánh dấu chu kỳ thời tiết mới
- là lễ hội.
- có nghi lễ và hoạt động vui chơi.
- Theo truyền thống dân tộc
7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại.

Hình ảnh

Định nghĩa sơ bộ : Tết là một sự kiện mang tính chất lễ hội đánh dấu sự chuyển giao sang một chu kỳ thời tiết mới, được cử hành các nghi thức theo truyền thống dân tộc.
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 4 02/04/14 22:01

BÀI TẬP 7: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LOẠI HÌNH VÀO ĐỀ TÀI.

Vận dụng phương pháp loại hình hình thức mừng năm mới theo âm lịch và theo dương lịch.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HÓA TẾT CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU

Gửi bàigửi bởi thuyduyen22 » Thứ 6 13/06/14 22:23

HOÀN CHỈNH BẢI TẬP 3: LẬP ĐỀ CƯƠNG

A. DẪN NHẬP

1.Lý do chọn đề tài
Đã từ rất lâu trong đời sống văn hóa của người Việt, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống. Với những đặc trưng riêng, Tết Nguyên đán Việt Nam chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ. Tết còn là dịp để mọi người trở về bên gia đình, về với người thân, tìm về với cội nguồn đã sinh thành… Ông cha ta quan niệm rằng ngày Tết đầu xuân là cơ hội để mọi người cùng trở về đoàn tụ với gia đình, tri ân với tổ tiên, rũ bỏ những cái không hay không đẹp của năm cũ và để chuẩn bị cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Hương vị tết truyền thống còn giữ lại trong những câu ca dao quen thuộc, như:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”
Tết cổ truyền trong thời đại toàn cầu hóa đã không còn giữ lại hết giá trị của tết xưa. Ngay trong câu ca dao trên, chúng ta chỉ còn thấy được thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh trong mỗi dịp tết. Cây nêu, tràng pháo, câu đối đỏ, vì nhiều lý do khác nhau đã dần không còn. Thời gian khoảng đầu năm 2014, một vấn đề cũ nhưng vẫn “nóng” gây chú ý trong cộng đồng, đó là ý kiến bỏ tết cổ truyền và đón năm mới theo tết dương lịch. Có khá nhiều ý kiến tranh cãi đã được đưa ra, chưa có sự thống nhất nào, và đến nay thì sự việc đã dần im ắng. Nhưng chắc chắn những cái tết sau này thì vấn đề này sẽ được gợi lại. Bởi không thể phủ nhận việc chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, điều này thúc đẩy văn hóa quốc gia cần thay đổi để hòa nhập chung với thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam là dân tộc có văn hóa vững bền, đã trải qua thăng trầm trong lịch sử, một quốc gia như vậy sẽ không dễ để mất bản sắc văn hóa trước một xu thế nào. Thực trạng tết dần không còn không khí như xưa là do chúng ta đang đứng giữa con đường chuyển đổi, hướng đi đúng đắn cũng chưa được vạch ra. Đó không phải là quyết định cho một ngày hay ba ngày tết, mà đó phải là quyết định và hướng đi cho giá trị truyền thống của dân tộc trước xu thế chung của toàn cầu. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “giá trị văn hóa tết cổ truyền trong thời đại toàn cầu hóa” cho tiểu luận kết thúc học phần.
2.Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu về những nét đẹp của tết cổ truyền, giá trị văn hóa của tết trong đời sống văn hóa người Việt. Từ đó tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giá trị truyền thống trong đời sống hiện đại.
-Đóng góp góc nhìn khác về vấn đề bảo tồn giá trị tết truyền thống.
3.Lịch sử vấn đề
Vấn đề văn hóa tết cổ truyền không phải là vấn đề mới trong nghiên cứu khóa học. Đã có nhiều sách của những tác giả có uy tín về vấn đề này, như:
-Tết cổ truyền của người Việt. Lê Trung Vũ (chủ biên). NXB văn hóa thông tin 2002. 483 trang.
-Phong vị tết Việt. Nhiều tác giả (tập hợp bài viết). NXB phụ nữ. 2010. 299 trang.
-Tết trong đời sống tâm linh người Việt. Nhiều tác giả. NXB văn hóa thông tin 2008. 227 trang.
Bên cạnh đó, số lượng các bài viết về tết cổ truyền của giới học thuật cũng khá là nhiều. Và mỗi dịp tết đến, những vấn đề mang tính đương thời về tết cũng được thảo luận, hoặc được tìm hiểu từ ý kiến của những tác gia uy tín. Về vấn đề bảo tồn tết cổ truyền, dưới góc độ quản lý, thì ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã từng tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Tết cổ truyền - nhìn từ góc độ văn hóa".
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xác định đối tượng: Tết cổ truyền Việt Nam
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
-Chủ thể: chủ yếu tộc người Kinh (Việt)
-Không gian: Việt Nam
-Thời gian: tết trong truyền thống và chủ yếu tập trung tết cổ truyền trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: đóng góp cách nhìn tổng quan về giá trị văn hóa của tết cổ truyền. Đặt ra những vấn đề còn bất cập giữa tết cổ truyền và xu hướng hội nhập, đóng góp một số giải pháp.
Về mặt thực tiễn: cá nhân tác giả có những cách nhìn mới về tết cổ truyền.
6.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp miêu tả, tường thuật.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, bình luận.
7.Bố cục đề cương
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa tết cổ truyền
Chương 2: Giá trị văn hóa tết cổ truyền trong đời sống văn hóa Việt Nam
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tết cổ truyền Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa


B. NỘI DUNG

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa tết cổ truyền

1.1 Các khái niệm
1.1.1 Định nghĩa “Tết”
1.1.2 Khái niệm “Tết Nguyên Đán”
1.2 Lịch sử hình thành tết cổ truyền
1.3 Đặc điểm về thời gian diễn ra tết cổ truyền
1.4 Không gian văn hóa diễn ra tết cổ truyền
1.5 Chủ thể văn hóa trong tết cổ truyền
1.6 Sự khác biệt tết cổ truyền ở các vùng Bắc – Trung – Nam Việt Nam
1.7 Phân biệt mừng năm mới của các nước trên thế giới theo lịch âm và lịch dương.

Chương 2 Văn hóa tết cổ truyền trong đời sống văn hóa Việt Nam

2.1 Giá trị văn hóa tết cổ truyền trong truyền thống
2.1.1 Giá trị lịch sử
2.1.2 Giá trị tinh thần
2.1.3 Giá trị tâm linh
2.2 Giá trị văn hóa tết cổ truyền trong thời hiện đại
2.2.1 Giá trị lịch sử
2.2.2 Giá trị tinh thần
2.2.3 Giá trị tâm linh
2.3 Giá trị văn hóa tết cổ truyền qua trải nghiệm của tác giả

Chương 3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tết cổ truyền trong thời đại toàn cầu hóa

3.1 Giữ gìn những giá trị truyền thống của tết cổ truyền
3.2 Giải pháp để bảo tồn giá trị tết và hội nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa.

KẾT LUẬN
Cũng như các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, nước ta đang cố gắng phát triển gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong trời đại mới khi mà làn sóng văn hóa phương Tây đang du nhập vào. Có thể nói, bên cạnh những nét đẹp truyền thống khác, Tết cổ truyền vẫn còn là một sinh hoạt văn hóa vừa lưu giữ những giá trị truyền thống, vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại hiện nay. Hội nhập để phát triển, nhưng bên cạnh đó, chúng ta là những người con của thế hệ hôm nay và mai sau hãy giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Bảo tồn các phong tục cũ phù hợp với xu thế phát triển mới để giữ gìn ý nghĩa thiêng liêng, nết đẹp văn hóa của Tết cổ truyền trong trái tim mỗi con người Việt Nam.

DANH MỤC THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1.Đinh Gia Khánh. Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB KHXH, 1993.
2.Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
3.Nhiều tác giả. Phong vị Tết Việt. NXB Phụ nữ. 2013
4.Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD. 2001
5.Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái nhìn hệ thống - loại hình, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
6.Trương Thìn (biên soạn). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Thời đại, 2010.
7.Toan Ánh. Nếp cũ, hương nước hồn quê. NXB Trẻ 2010
Tài liệu internet
1.Những nét mới trong ngày tết cổ truyền của người Việt.
http://vtin.vn/van-hoa-2/nhung-net-moi- ... guoi-viet/
2.Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết nguyên đán
http://namkna.blogspot.com/2014/01/nghi ... en-an.html
3.Trần Đăng Sinh. Bảo tồn và phát huy giá trị Tết cổ truyền dân tộc. Tạp chí tuyên giáo 2013
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1452
4.Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết cổ truyền dân tộc.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/b ... guyen-dan/
5.Trần Quốc Vượng. Văn hóa tết và Tết văn hóa.
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... n-hoa.html
RANDOM_AVATAR
thuyduyen22
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 18:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

cron