Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 12/03/14 21:25

MÌNH SƯU TẦM ĐƯỢC MỘT BÀI VIẾT QUAN NIỆM VỀ TÍNH "NỊNH" CỦA MỘT TÁC GIẢ TRÊN FACEBOOK, XIN MỜI CÁC BẠN ĐỌC VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUAN NIỆM NÀY
.........................
NỊNH
*****************************************
Khi nói đến Nịnh, người ta nghĩ ngay: đó là hành động xấu. Bởi vì, Nịnh là hành động ngụy tạo làm thỏa mãn một người nào đó, nhằm lấy lòng để cầu lợi từ người đó. Chính vì cầu lợi từ người khác, mà Nịnh được xem là gian xảo và hèn hạ. Nhưng mấy ai trên đời này, làm việc gì mà không có mục đích, không có lợi: không có lợi trực tiếp thì cũng gián tiếp, không có lợi ngay tức khắc thì cũng có lợi về sau, không có lợi lớn thì cũng lợi nhỏ. Do đó, mặc dù Nịnh không được tôn vinh; nhưng trong xã hội văn minh hiện nay, Nịnh được mọi người đánh giá như một trong những kỹ năng sống cần thiết, mang yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Bạn không biết Nịnh, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống. Nịnh không phải là hành động đơn giản bình thường, mà là hành động nghệ thuật. Nghệ thuật ở chổ: “ngụy” mà “thật”. Bạn nịnh làm sao cho người ta thấy bạn chân thật.
Nịnh có nhiều cách nịnh. Tùy theo lúc, đối tượng và tính chất công việc, mà chúng ta áp dụng những cách nịnh khác nhau. Sau đây là ba cách nịnh chung nhất:

CÁCH 1. NỊNH BẰNG LỜI: CHÀO HỎI, TÁN ĐỒNG VÀ KHEN NGỢI.
Người Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Lời nói từ cửa miệng của mọi người. Chúng ta có thể nói bao nhiêu cũng được. Nhưng điều quan trọng là lời nói phải làm hài lòng những người xung quanh. Và người ta thường đáng giá bạn thông qua lời nói của bạn. Vậy, nói như thế nào để làm người khác hài lòng? Điều đó tùy thuộc vào nghệ thuật nói của mỗi người. Không phải bất cứ ai cũng dễ dàng đạt được chuẩn nghệ thuật nói. Chuẩn nghệ thuật nói bao gồm: âm điệu, cú pháp, cử chỉ và khả năng am hiểu đối phương (ở đây là người nghe). Nếu đòi hỏi mọi người phải đạt đúng chuẩn nghệ thuật, thì chắc có lẻ bất cứ ai cũng trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng. Không cần cao siêu như thế! Bạn cũng có thể nịnh người khác bằng lời nói của bạn.
CHÀO HỎI
Ông bà ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cổ.” Chào hỏi khởi đầu tốt cho mọi tình huống. Chào hỏi bao gồm lời chào và lời hỏi thăm. Bất cứ đối phương là ai ở vị trí nào, sếp của bạn hay nhân viên của bạn, người có ngôi thứ cao hơn bạn hay thấp hơn bạn, họ hàng, hàng xóm v.v… Khi gặp nhau cần phải chào hỏi. Đừng bao giờ chần chừ chờ đối phương chào trước, rồi bạn chào sau vì bạn là sếp hay ở ngôi thứ cao hơn. Có nhiều người nghĩ rằng: nếu ở vị trí hoặc ngôi thứ cao hơn, mình chào trước sẽ mất sĩ diện. Điều đó không đúng, vì lời chào thể hiện phong cách thân thiện với đối phương, bạn tranh thủ chào trước sẽ chứng tỏ với mọi người xung quanh rằng bạn là người hiếu hòa, năng động, lịch sự, thân thiện và luôn luôn rộng mở.
Tiếp theo lời chào, là lời hỏi thăm. Hỏi thăm cũng không kém phần quan trọng so với lời chào. Hỏi thăm thể hiện bạn quan tâm đến đối phương. So với người phương Tây, người Việt Nam rất “dễ tính” đối với những lời hỏi thăm, ngoại trừ những điều được cho là “xui xẻo”. Bạn có thể hỏi thăm bất cứ điều gì về diện mạo, công việc, gia đình, lương bổng, hôn nhân và tình yêu. Nhưng lời hỏi thăm của bạn phải luôn mang ý nghĩa tích cực. Ví dụ, thay vì bạn hỏi thăm: “Lương của em bao nhiêu?”, bạn nên nói: “Lương của em khá chứ?”. Một ví dụ khác, thay vì: “Hai bác ở nhà chết chưa?”, bạn nên nói: “Hai bác ở nhà vẫn khỏe chứ?”. Một ví dụ nữa, khi gặp người phụ nữ vừa mới cắt tóc ngắn, thay vì bạn hỏi thăm: “Sao em cắt tóc ngắn thế?”, bạn nên hỏi: “Em cắt tóc ngắn trông xinh chứ?” Đại loại như thế.
TÁN ĐỒNG
Tán đồng cũng là yếu tố làm hài lòng người khác bằng lời. Hãy luôn luôn dùng lời tán đồng và cử chỉ trong khi đang lắng nghe đối phương nói chuyện với bạn. Những lời tán đồng như: “Đúng đúng”, “tại sao không”, “ngay với ý mình”, “hừm”, “mình cũng vậy”, “bạn hiểu mình rồi đấy” v.v… và cử chỉ như: gật đầu, chìa ngón tay cái hướng lên, ngón cái và ngón trỏ làm hình tròn ba ngón còn lại chìa hướng lên v.v… Trước khi góp ý hoặc nói lên quan điểm của mình ngược quan điểm với đối phương, hãy cố gắng tìm những điểm có thể “tạm chấp nhận được” từ đối phương để tán đồng. Sau đó, trình bày quan điểm của mình với tính chất bổ sung. Đừng bao giờ phủ định quan điểm của đối phương mặc dù bạn cho rằng quan điểm của họ không đúng.
KHEN NGỢI
Lời khen rất cần thiết trong khi bạn giao tiếp với mọi người xung quanh. Bạn ở vị trí ngôi thứ càng cao trong công việc cũng như trong xã hội, thì lời khen của bạn càng có giá trị và càng cấp thiết phải nói ra. Nếu bạn là sếp, lời khen của bạn sẽ làm nhân viên của bạn tự tin và nhiệt tình hơn; do đó, bạn nên nịnh nhân viên của bạn bằng lời khen. Lời khen sẽ làm người khác nghĩ rằng bạn là người biết quan tâm, công nhận và tôn trọng những điểm tốt của họ, điều này làm cho họ rất phấn khích. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy rất dễ dàng giao tiếp với họ. Vì thế, tại sao chúng ta không tìm một điểm tốt hoặc “có thể tạm được” nào đó từ đối phương mà khen ngợi.
CÁCH 2. NỊNH BẰNG QUÀ CÁP
Người Việt Nam rất thích quà. Quà càng giá trị chứng tỏ rằng bạn càng quan tâm đến đối phương. Quà có thể bằng hiện vật hoặc hiện kim. Tặng quà vào những dịp đặc biệt hoặc ngày lễ, quà tặng của bạn có giá trị hơn.
Ngày nay, do phong trào rầm rộ “chống quà cáp, biếu xén”, nên các sếp thích “ngầm” việc này hơn. Nhìn sơ, tổng thể thì các sếp từ chối thẳng quà cáp nhưng cụ thể, ai tinh ý một tí thì có thể phát hiện ra: vẫn còn chổ trống để đặt quà vào. Dĩ nhiên, khi tặng quà bạn cũng cần phải có thái độ ân cần và trung thực, theo tinh thần của câu ca dao: “Thương nhau chia củ sắn lùi. Bát cơm sẻ nữa chăn xui đắp cùng.” Nếu bạn là người mới, sếp của bạn chưa có niềm tin đối với bạn. Bạn tặng quà sẽ làm sếp đó rất ngỡ ngàng và cảm thấy “nhận quà trắng trợn” quá. Chắc chắn rằng, ông ta hay bà ta sẽ từ chối. Đầu tiên, hãy chịu khó làm quen trước, đến khi họ tin tưởng bạn, thì lúc đó bạn mới “hành sự” tặng quà. Và nên nhớ: chỉ có bạn và sếp bạn biết điều đó thôi.
Nếu bạn tặng quà cho sếp, thì bạn dễ dàng bị cho là nịnh. Nhưng tặng quà cho đồng nghiệp, người thân và người hàng xóm của bạn thì người ta sẽ nghĩ ngay đến tinh thần “thương nhau chia củ sắn lùi”, chứ không ai soi mói mục đích sâu xa của bạn. Hơn nữa, việc tặng quà cho những đối tượng này không quá tốn kém như tặng quà cho sếp nhưng “chứa chan tình cảm” và được đánh giá cao. Lợi ích từ họ có thể không trực tiếp nhưng gián tiếp và tiềm ẩn cũng không kém. Nếu bạn không nịnh hàng xóm, chắc chắn bạn không có mối quan hệ tốt đẹp với họ; hiển nhiên, họ sẽ không chăm nom nhà của bạn khi bạn đi vắng. Đồng nghiệp của bạn tuy không trực tiếp thăng chức cho bạn, nhưng anh ta hoặc chị ta có thể giới thiệu đối tác cho bạn hoặc công việc tốt cho bạn.

CÁCH 3. NỊNH BẰNG CÁCH GIÚP ĐỠ
Giúp đỡ mọi người xung quanh bạn, cũng là một hình thức nịnh. Cách nịnh này rất khó thực hiện vì mất thời gian và công sức của bạn; đôi khi bạn giúp đỡ cả về tiền bạc. Nhưng nó có giá trị cao trong việc thể hiện chân tình của bạn. Nó không những làm cho người ta biết ơn bạn, mà còn giúp bạn có cơ hội thể hiện mình đối với mọi người xung quanh: bạn là người siêng năng, nhiệt tình, thân thiện và hay giúp đỡ người khác. Nếu trong điều kiện có thể, bạn hãy nịnh theo cách này. Những công việc có thể như: đi chơi với sếp, đánh máy giùm đồng nghiệp, khiêng đồ giùm nhà hàng xóm v.v…

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ KHI NỊNH:
NỊNH SUÔNG BẰNG NHỮNG LỜI NÓI SÁO RỖNG
Như trên đã đề cập, hãy tìm điểm gì đó “có thể tạm chấp nhận được” của đối phương mà khen ngợi. Khen phải cho đáng. Đừng có khen “vô tội vạ”, khen quyên thuyên: “không bờ, không bến”. Điều đó làm cho lời khen của bạn không có giá trị. Ví dụ, gặp con bà hàng xóm bị sức môi mà khen: “Trông nó kìa, con chị có cái miệng có duyên thật đấy!” Ví dụ khác, có một bà vừa mới gặp tôi, được biết tôi dạy tiếng Anh, vội vàng quăng tôi lên mây: “Ít có ai biết tiếng Anh như thầy lắm đó, thầy giỏi thật” Những lời khen như thế rất sáo rỗng và giả tạo. Điều đó chỉ làm lộ “cái đuôi nịnh” của mình ra thôi.

NỊNH, NGAY SAU ĐÓ ĐÒI HỎI
Nịnh phải được nuôi dưỡng, phải cần có thời gian để cho đối phương “bị cám dỗ” và trở nên yêu mến mình, đến lúc “chín muồi” thì lúc đó mới có thể đề cập gián tiếp đến nguyện vọng của mình. Khác với người phương Tây thích nghe nói thẳng, người Việt Nam thích nghe nói gián tiếp. Những gì thuộc về quyền lợi của mình thì nói gián tiếp dễ đi vào lòng người nhiều hơn. Thay vì nói: “Sếp tháng này nhớ tăng lương cho em”, bạn nên nói: “Chi phí cuộc sống dạo này đắt đỏ quá, lương của em không đủ trang trải cho gia đình.” Đừng nịnh, rồi ngay sau đó đòi hỏi. Như thế, người ta nghĩ bạn lợi dụng họ, họ trở nên khó chịu và sẽ tẩy chay bạn.
TĂNG BỐC ĐỐI PHƯƠNG BẰNG CÁCH HẠ THẤP NGƯỜI KHÁC
Điều này thường xảy ra trong các cuộc họp có sếp chủ trì. Không biết “trời trăng mây nước” gì hết, cứ vuốt đuôi theo sếp, sếp nói ra câu nào vuốt đuôi câu đó. Khi đồng nghiệp có ý kiến thì vội vàng phủ nhận, tán đồng ý kiến của sếp. Như thế, gọi là “nịnh bợ”, bợ trên hạ dưới. Nịnh như thế sẽ dễ dàng “gây thù chuốc oán” với đồng nghiệp, chỉ làm sếp xem thường. Mặc dù, ông sếp lúc đó cảm thấy hài lòng chút ít vì có chú chó sủa tiếp sức. Nhưng về lâu dài, vẫn là chú chó theo chủ, không tiến lên một loại gì khác, vì chú chó đó không có chính kiến riêng, chỉ “a dua” theo chủ mà thôi.
VẮT CHANH BỎ VỎ
Nếu ai đã từng là sếp sẽ thấm thía câu chuyện này. Khi còn là nhân viên của mình, hắn tốt với mình lắm cơ. Hắn lo cho mình từng chút một. Đi đâu hắn cũng mang xe hơi hoặc taxi đến tận nhà chở đi. Ăn gì, mặc gì hắn cũng tìm cho bằng được. Vào bất kỳ dịp gì: lễ, tết, sinh nhật, thôi nôi, đám giỗ.v.v…, hắn chở quà tới nườm nượp. Mình thương cái lòng nhiệt tình của hắn, xem hắn như thằng em trong nhà. Vậy mà, khi hắn lên chức, ngang chức với mình, thì hắn không còn là thằng em của mình nữa. Hắn bật tăm. Ngày ăn mừng hắn lên chức, hắn mời sếp “bự” hơn, chẳng mời mình. Lâu lắm rồi mình nhớ hắn gọi điện cho hắn, hắn không thèm bắt máy. Loại người “Ăn cháo đá bát” như thế này, cũng không hiếm trong xã hội ta. Nếu xét về lợi, thì hành động như thế chẳng lợi ích gì. Chắc chắn dù muốn hay không muốn, hắn cần phải gặp lại sếp củ của hắn, nếu không còn là sếp của hắn thì cũng là đồng nghiệp của hắn. Hắn cần phải gặp lại sếp củ để học hỏi kinh nghiệm vì sếp củ giữ vị trí đó lâu năm hơn hắn. Hắn cần phải gặp lại sếp củ để được giới thiệu những mối quan hệ mới vì sếp củ có mối quan hệ rộng hơn hắn. Hơn nữa, trái đất vẫn tròn, không gặp nhau vì công việc thì cũng gặp nhau vì vấn đề khác. “Không làm bạn nhau thì thôi. Nếu đã là bạn, xin đừng phản bội nhau.” Người Châu Á, trong đó có người Việt Nam, rất ghét sự phản bội. Họ đánh giá tội phản bội nặng hơn tội của kẻ thù. Nếu sếp mới của hắn biết hắn là con người “được trăng quên đèn”, sẽ khép cửa với hắn.
Đừng “vắt chanh bỏ vỏ”, chúng ta cố công gây dự niềm tin vào mọi người, chứ cớ gì phải đạp đổ khi đã được việc. Vỏ chanh có thể bỏ đi; nhưng tình người, tình đồng đội và tình bạn, nhiều hay ít, vẫn phải cần. Đời có ai dám chắn mãi mãi bằng phẳng. “Sông có khúc, người có lúc.” “Đời lên voi xuống chó mấy hồi.” Đôi lúc chúng ta cũng phải cần có nhau, giúp đỡ nhau, dựa vào nhau để mà sống, để mà vượt qua những trở ngại của cuộc đời.

Cuộc sống có thể dễ dàng cho bạn và cũng có thể khắc nghiệt đối với bạn. Để có một ngôi nhà đẹp với những thiết bị kỹ thuật sang trọng và một gia đình ấm áp đầy niềm vui và hạnh phúc, bạn phải nổ lực trả giá. Đôi khi nó quá sức đối với bạn, tưởng chừng như bạn bất lực để vượt qua những khó khăn đó. Khi ấy, bạn rất cần thiết những người xung quanh hỗ trợ bạn. Dù muốn hay không, bạn cũng cần phải có những mối quan hệ tốt đẹp. Mối quan hệ rộng giúp bạn thực hiện nhiệm vụ của cuộc đời dễ dàng hơn và dẫn bạn đến sự thành công nhanh hơn. Một trong những vũ khí siêu việt để tạo ra mối quan hệ đó là nịnh. Nịnh là hành động làm hài lòng mọi người xung quanh để người ta yêu mến mình và giúp đỡ mình. Vậy nịnh không phải là hành động xấu, vì ai mà chẳng muốn mọi người yêu thương mình và giúp đỡ mình. Nhưng nịnh phải cho khéo, cho người ta nhận thấy tấm lòng chân tình của mình.
Tp.HCM, ngày 17 tháng 02 năm 2014.
Lư Long
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

BÀI TẬP SO SÁNH GIỮA HAI ĐỐI TƯỢNG

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 12/03/14 23:02

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi trinh khanh giang » Thứ 4 12/03/14 23:51

Em có một số nhận xét và ý kiến về bài anh Hiếu sưu tầm trên mạng của một học giả Lư Long như sau:
Bài viết này vừa chỉ ra mặt ưu và nhược của nịnh, có cảm giác như tác giả đang cố gắng hướng người đọc tới một cách nịnh có hiệu quả. Em nghĩ đóng góp lớn của bài viết đã phân tích Nịnh dưới góc độ là một giá trị, em thấy thích thú với câu " Nịnh như một trong những kỹ năng sống cần thiết"
Phần nịnh qua chào hỏi, em đọc nhưng chưa thấy thuyết phục, tác giả hơi thiên về văn hóa giao tiếp. Theo em nịnh trong chào hỏi có thể là người nói cố tình đưa những chức danh, chức vụ vào trong câu chào ví dụ như là "Em chào giám đốc! Dạo này giáo sư có khỏe không? Sếp cắt tóc này trong xinh quá...."
Trong bài viết xuất hiện thêm khái niệm "nịnh bợ", vấn đề đặt ra để anh Hiếu phải giải quyết là nịnh khác gì với nịnh bợ, nịnh hót, nịnh nọt rồi còn cả nịnh đầm nữa (khá nhiều nhỉ)
Em đang suy nghĩ là liệu có cái gọi là "nghệ thuật nịnh" hay không?
Đó là một số ý kiến của em về đề tài này ạ!
RANDOM_AVATAR
trinh khanh giang
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 21:24
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 5 lần

BÀI TẬP SO SÁNH GIỮA HAI ĐỐI TƯỢNG

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 19/03/14 19:35

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 19/03/14 19:42

Khánh Giang ơi, thiệt tình mà nói, đây là đề tài khá hấp dẫn, cũng gì tranh luận với tác giả bài viết trên về cái gọi là Nịnh có phải là văn hóa hay không mà đã dẫn anh tới chọn đề tài "Nịnh" dưới góc nhìn văn hóa. Đề tài thú vị, nhưng ngặt nỗi không có tài liệu, cũng như nghiên cứu nào về vấn đề này, thành ra anh phải mò mẫm đi... Anh đang sưu tầm ý kiến của các bạn liên quan đến đề tài này; Cảm ơn Khánh Giang đưa anh đến một cách hiểu nữa về cái gọi là "Nịnh" và "Nịnh bợ", Nịnh hót.... và những ý kiến khá thú vị khác...
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 3 01/04/14 22:47

BÀI TẬP LOẠI HÌNH

“NỊNH” NHÌN TỪ LOẠI HÌNH VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi thuthuyk14a » Thứ 4 02/04/14 7:25

sau khi đọc bảng phân tích cùa anh thì theo nhận định của e thì Phương tây hoàn toàn ko có khái nịêm về Nịnh. Như vậy a so sánh giữa phương D(ông và phương Tây để đưa ra loại hình như vậy có đúng ko. Với lại bản chất của phương Đông là trọng tĩnh, phương Tây là trọng đông thì "nịnh" cũng nằm trong loại hình đó, như vậy a đưa ra bảng phân loại như vậy có ý nghĩa ko. hiii. Đó là suy nghĩ của em.
RANDOM_AVATAR
thuthuyk14a
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 18:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Chủ nhật 08/06/14 15:27

Cảm ơn câu hỏi rất hay của Trần Thủy...
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách

cron