Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức huyện Trảng Bom,

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức huyện Trảng Bom,

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Sơn Hùng » Thứ 2 03/03/14 8:59

1) Phạm vi đề tài:
- Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức huyện Trảng Bom
- Công tác giải quyết bồi thường, giải tỏa
- Từ năm 2004 đến nay.
2) Xác định các cặp phạm trù đối lập (các mâu thuẫn)
2.1 Vị trí của công chức, viên chức với người dân / Ở đây khu biệt lại, chỉ còn đơn thuần là hộ gia đình, cá nhân.
2.2 Công vụ của công chức, viên chức với quyền lợi của người dân
2.3 Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức với thái độ phản ứng của người dân.
3) Kiểm tra đề tài trên trong ứng dụng qui trình phương pháp dịch lý
3.1 Tính tương hiện / xem mặt kia là gì? giúp tránh cực đoan một chiều
a) Vị trí của công chức viên chức/vị trí người dân
( Bảng 1)

Có một điểm trong tính tương hiện, để giúp tránh cực đoan một chiều, là: Công chức, viên chức trong xã hội cũng là người dân.
=> Cần phải hiểu đúng vị trí của người dân trong nhận thức và hành động của công chức, viên chức.
b) Công vụ của công chức, viên chức với quyền lợi của người dân (ở đây đã loại trừ nghĩa vụ của người dân)
(Bảng 2)

Có một điều cần lưu ý: Do pháp luật không kịp điều chỉnh theo tiến trình xã hội, nên cần phải bổ sung, điều hành cho phù hợp, nhưng:
- Công chức viên chức không có quyền làm trái qui định pháp luật.
=> Đây là yếu tố, giúp công chức viên chức thực thi công vụ cần ghi nhận, đề xuất lên trên.
c) Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức với thái độ phản ứng của người dân.
Bảng 3

3.2) Tính tương hóa / giúp nắm được hướng phát triển, giúp dự báo
Có ba điểm cần lưu ý đối với công chức, viên chức trong công tác giải quyết bồi thường, giải tỏa trên địa bàn huyện Trảng Bom là:
- Đặt mình vào vị trí của người dân bị ãnh hưỡng về đời sống, việc làm, tinh thần khi phải chấp hành theo qui định pháp luật.
- Phải thấy, có một số qui định chưa hợp lý với thực tiễn cuộc sống để có đề xuất, điều chỉnh.
- Phải có thái độ tôn trọng dân trong giao tiếp để tránh mâu thuẫn đối kháng.
3.3) Tính hướng hòa / giúp chọn được phương pháp tối ưu, giúp tìm ra tri thức mới.
Như vậy, để công tác giải quyết bồi thường, giải tỏa được hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao của người dân, thì công chức viên chức phải lựa chọn:
- Nhận thức vị trí của người dân với mình.
- Hành động của mình là: lắng nghe, ghi nhận -> Suy nghĩ đề xuất với cấp trên theo hướng: vừa đảm bảo quyền lợi của dân, vừa không trái qui định pháp luật.
Nhận thức và hành động đó, được thể hiện qua văn hóa giao tiếp của công chức viên chức -> cần điều chỉnh cho đúng mực -> để tạo tâm lý thoải mái, đi đến cùng chấp nhận với công vụ của mình và cũng nghĩa là yêu cầu của Nhà nước đặt ra.

4. Sơ đ
Hình ảnh
Bảng 4

5. Lập đề cương
I. Dẫn nhập:
1. Lý do chọn đề tài
- Khách quan (mới và mang tính thời sự): chương trình cải cách hành chính của Chính Phủ, dự án PAPI (chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh – Public Administration Performance Index)
- Chủ quan (đang diễn ra trên địa bàn mà mình phụ trách)
2. Mục đích nghiên cứu
Muốn xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp trong công tác giải quyết bồi thường, giải tỏa trên địa bàn huyện Trảng Bom, thời gian qua (từ 2004 đến nay) - vốn rất phức tạp, có lúc dẫn đến cưỡng chế - của công chức viên chức đối với người dân.
3. Lịch sử vấn đề
Tài liệu biên soạn dùng giảng dạy trong Học viện hành chính Quốc gia, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức bộ ngành và địa phương như:
- Mai Hữu Khuê (chủ biên, 2006), Kỹ năng giao tiếp trong hành chính, Nxb Lao động.
- Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên, 2006), Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
Các đề tài thạc sĩ, tiến sĩ của các tác giả như:
- Lê Thị Trúc Anh (2012), Văn hóa giao tiếp trong công sở hành chánh (trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay), luận án tiến sĩ Văn hóa học.
- Hoàng Lệ Hà, Văn hóa giao tiếp đối với các cơ sở hành chính ở Khánh Hòa. Đề tài thạc sĩ.
Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu về giao tiếp hành chính trên các tạp chí như:
- Đào Thị Ái Thi (2007), “Bàn về văn hóa giao tiếp của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tổ chức nhà nước (5);
- Trần Anh Tuấn (2007), “Một số ý kiến về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí tổ chức nhà nước (9);
- Trần Thị Thanh Thủy (2007), Một số ý kiến nhằm góp phần cải thiện hiệu quả giao tiếp công vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước (10);
- Nguyễn Xuân Tế - Phan Hải Hồ (2006), Một số vấn đề về cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay (từ góc nhìn lịch sử văn hóa hành chính), Tạp chí Khoa học xã hội (12), ...
=> Các bài viết này giúp cho người viết có nhiều tư liệu để nắm rõ hơn về mặt lý luận/ đặc biệt vì đây là đề tài thược lĩnh vực văn hóa học nên quyển “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng – Trần Ngọc Thêm (cb)” là rất quan trọng (theo 4. sơ đồ ở cấp 3: cách thức)
=> Tuy nhiên đề tài này còn quá nhỏ và hẹp, nên chưa có tài liệu nào nghiên cứu đề cập đến.
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Giao tiếp và văn hóa giao tiếp của công chức viên chức trong lĩnh vực giải quyết bồi thường, giải tỏa.
- Giới hạn phạm vi (K – C – T )
+ K : huyện Trảng Bom
+ C : Công chức, viên chức huyện Trảng Bom thuộc lĩnh vực giải quyết bồi thường, giải tỏa.
+ T : từ năm 2004 đến nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
Nếu thành công : - Về mặt khoa học : giúp thêm về nghiên cứu lý luận chung văn hóa giao tiếp trong lĩnh vực này
- Về mặt thực tiễn : giúp giải quyết mâu thuẫn thời gian qua trong lĩnh vực này.
6. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp dịch lý : nhằm sử dụng các đặc tính và quy luật của triết lý âm dương nói riêng và dịch học nói chung để bổ sung cho phương pháp logic
- Các phương pháp được trình bày trong cuốn “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng – Trần Ngọc Thêm (cb)”.
- Các phương pháp được học theo chuyên đề bỗ sung của lớp nghiên cứu sinh.
7. Bố cục :
Chọn 03 chương, theo thứ tự sau :
- Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn văn hóa giao tiếp.
- Chương 2 : Cấu trúc văn hóa giao tiếp, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử.
- Chương 3 : Một số giải pháp rèn luyện văn hóa giao tiếp trong giải quyết công tác bồi thường, giải tõa của công chức, viên chức huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
=> Việc chọn 3 chương này cũng tuân thủ theo 6 nhất là phương pháp dịch lý.
II. Nội dung :
Chương Một : Cơ sở lý luận và thực tiễn văn hóa giao tiếp
- Khái niệm
- Thực trạng văn hóa giao tiếp trong giải quyết công tác bồi thường, giải tõa của công chức, viên chức huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
=> Tiểu kết : giữa lý luận và thực tiễn còn có khoãng cách chưa thõa các điều kiện mong muốn.
Chương Hai : Cấu trúc văn hóa giao tiếp
- Văn hóa nhận thức
- Văn hóa tổ chức
- Văn hóa ứng xử
Những nội dung lý luận này được ghi chép lại từ cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng” của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
=> Tiểu kết : Đây là nền tảng quan trọng về mặt lý luận và nhận thức cho đề tài
Chương Ba: Một số giải pháp rèn luyện văn hóa giao tiếp trong giải quyết công tác bồi thường, giải tõa của công chức, viên chức huyện Trảng Bom.
- Nâng cao nhận thức về văn hóa giao tiếp
- Học tập phong cách tiếp dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp.
=> góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của văn hóa giao tiếp minh chứng cho chương trình cải cách hành chính, dự án PAPI ứng dụng và thực hiện trên địa bàn huyện để giải quyết những mâu thuẩn trong thời gian qua.
6. Sưu tầm tư liệu:
Qui trình năm bước:
- Xác định phạm vi: Văn hóa giao tiếp -> công chức viên chức -> trong giải quyết công tác bồi thường giải tỏa/ tìm cả nước -> tỉnh Đồng Nai -> huyện Trảng Bom (mủi tên là đi từ rộng đến hẹp)
- Tìm kiếm, lựa chọn các từ khóa: bằng dựa trên xác định phạm vi trên
- Tìm kiếm đa ngôn ngữ với xác định phạm vi trên / chủ yếu tìm tiếng Anh có liên quan đến giao tiếp và văn hóa giao tiếp, và hẹp hơn là của công chức, viên chức.
- Tìm kiếm đa chủng loại với các đầu sách, tài liệu, bài viết như mục (3) lịch sử vấn đề đã nêu.
- Tìm kiếm đa phương tiện/ hình ảnh thể hiện giao tiếp và văn hóa của công chức viên chức (nước ngoài, trong nước); video/ phim tư liệu ghi buổi tiếp dân: + Của một số lãnh đạo trong nước, trong tỉnh
+ Của bản thân / đứng đầu chính quyền huyện
+ Của công chức, viên chức huyện Trảng Bom trong công việc.
7. Sử dụng Document map
Hình ảnh
8. Lập bảng:
Hình ảnh
Bảng 5


Hình ảnh
Bảng 6

Tủy theo các thang độ của (1), (2), (3) dương, thì đón nhận mức độ hài lòng cao và ngược lại.
9. Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài
Văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong công tác giải quyết bồi thườn, là môi trường văn hóa ứng xử để tạo tiếng nói chung tháo gỡ những mâu thuẫn (về qui định pháp luật và thực tiễn cuộc sống).
Kiểm tra qui trình chọn khái niệm:
(1) Tìm tất cả định nghĩa hiện có / văn hóa giao tiếp -> thêm phần sau “công chức, viên chức” -> thêm phần sau “trong công tác giải quyết bồi thường, giải tõa”
(2) Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của đề tài đang chọn
(3) Chọn những định nghĩa có yếu tố chung
(4) Đối chiếu với (3) và theo đề tài trên, thì cụm từ “huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” là không thể có, cần bổ sung.
(5) Xác định đặc trưng giống/ văn hóa giao tiếp
(6) Xác định các đặc trưng loài cho phép khu biệt, khái niệm trên với các khái niệm có yếu tố chung để bổ sung hoàn chỉnh
(7) Lập hồ sơ cấu trúc như sau:
Bảng 7

Hình ảnh
Tập tin đính kèm
Bảng 3.zip
(2.88 KiB) Đã tải về 1524 lần
Bảng 2.zip
(2.7 KiB) Đã tải về 1519 lần
Bảng 1.zip
(2.76 KiB) Đã tải về 1527 lần
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Sơn Hùng
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 23/09/13 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron