ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi Hiếu Hoàng » Thứ 2 26/01/15 18:02

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hoàng Thị Hiếu
Lớp: Cao học Văn hóa học K15A
MSHV: 0305161404
Bài tập thực hành 1:
Tên đề tài: Đình làng Hóc Môn trong bối cảnh đô thị hóa
1. Phân tích cấu trúc tên đề tài:
[Đình làng] [Hóc Môn] [bối cảnh đô thị hóa]
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Đình làng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Hóc Môn
+ Thời gian: Đô thị hóa
+ Chủ thể: Đình làng
3. Lập sơ đồ:
4. Các cặp đối lập cơ bản:

Đình ở Hóc Môn > < Đình ở Nam bộ, Bắc bộ, Trung bộ
Bối cảnh đô thị hóa > < Nông nghiệp
Quá trình đô thị hóa đã tác động đến văn hóa ở Hóc Môn ở mọi mặt, đặc biệt là về văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng. Đó là không chỉ là sự chuyển đổi văn hóa của người nông dân sang thị dân mà còn là sự gặp gỡ, giao lưu của nhiều nguồn văn hóa từ bên ngoài du nhập vào. Văn hóa tổ chức cộng đồng tại đình làng ở Hóc Môn cũng đối diện và bị thách đố bởi khối lượng văn hóa ngoại nhập. Đình làng Hóc Môn đối diện và bị thách đố bởi khối lượng văn hóa ngoại nhập.
Vấn đề cần nghiên cứu là những biến chuyển của đình làng tại Hóc Môn từ nông nghiệp sang bối cảnh đô thị hóa và từ đó, có những đề xuất về việc phát huy những đặc trưng tốt đẹp của sinh hoạt tại đình làng nơi đây.

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Hoàng
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 7 18/10/14 15:09
Đến từ: Đà Lạt, Lâm Đồng
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenngocanhthu » Thứ 2 26/01/15 18:13

Hi, bạn
Mình thấy phần chủ thể: Đình làng hình như k phù hợp hay sao á?
Theo như bài giảng của thầy, phần ví dụ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam thời Nguyễn, chủ thể thầy đưa ra là: đa góc nhìn (tín dô TCG; tín dô TG khác; vô thân)...
Mình góp ý thế, bạn xem sao nhé... có gì phản hồi nhé, với lại góp ý dùm bài của mình trên diễn đàn ^^
Hình đại diện của thành viên
nguyenngocanhthu
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 6 23/01/15 14:27
Cảm ơn: 16 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenngocanhthu » Thứ 2 26/01/15 18:20

phần sơ đồ bạn đưa lên k xem được ...
Hình đại diện của thành viên
nguyenngocanhthu
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 6 23/01/15 14:27
Cảm ơn: 16 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi Hiếu Hoàng » Thứ 2 26/01/15 20:49

Mình cảm ơn bạn nguyenngocanhthu nha! mà giờ kiểm tra lại đúng là không xem được, làm sao nhỉ? Hic...
về phần đa góc nhìn thì mình còn lăn tăn lắm, nếu được bạn có thể nói rõ hơn chút xíu, Bài của bạn cũng thấy hay, để mình xem và nếu có thể mình sẽ góp ý!
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Hoàng
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 7 18/10/14 15:09
Đến từ: Đà Lạt, Lâm Đồng
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi QuachThuyenNhaUyen » Thứ 2 26/01/15 21:10

Chị Hiếu ơi, em thấy đề tài của chị khá hấp dẫn và hướng nghiên cứu cũng gắn với thực tiễn nữa. Em chỉ có một số vấn đề thắc mắc và góp ý, chị xem thử thế nào chị nha?
1) Phần Chủ thể em cũng có ý kiến giống như phần bình luận ở trên ạ!
2) Em muốn hỏi chị sao chị lại chọn địa bản Hóc Môn? Đình ở Hóc Môn có phải là đặc trưng đình ở Nam Bộ hay Đông Nam Bộ không?
Sở dĩ em hỏi như vậy vì nếu là đặc trưng thì chị mới so sánh với Bắc Bộ và Trung Bộ được. Còn trong Nam Bộ thì em nghĩ chị có thể so với Tây Nam Bộ ạ!
RANDOM_AVATAR
QuachThuyenNhaUyen
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 6 23/01/15 15:14
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenngocanhthu » Thứ 2 26/01/15 21:43

Mình cũng k biết giải thích cụ thể thế nào...
Theo như file bài giảng của thầy: xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trong đó phạm vi nghiên cứu bao gồm CKT (Chủ thể, Không gian và Thời gian), thầy có nói yếu tố nào "không nhắc đến là không giới hạn".
Ở trong bài của bạn, mình thấy bạn xác định đối tượng nghiên cứu là Đình làng , sau đó chủ thể cũng là Đình làng luôn, nên mình thấy lạ...
Vậy nên ý mình là chủ thể k nhắc đến tức là k giới hạn => chủ thể ở đây là đa góc nhìn
Hình đại diện của thành viên
nguyenngocanhthu
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 6 23/01/15 14:27
Cảm ơn: 16 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi Hiếu Hoàng » Thứ 2 26/01/15 23:12

Cảm ơn hai bạn QuachThuyenNhaUyen và nguyenngocanhthu, thật ra mình còn lăn tăn cái vụ đối tượng Đình trong tương quan với chùa, nhưng mình lại phân biệt giữa đình (kiến trúc tín ngưỡng) với chùa (kiến trúc tôn giáo). Thêm cái nữa là QuachThuyenNhaUyen có hỏi là Đình Hóc Môn có đặc trưng gì, thực chất cái mà mình muốn nhấn mạnh là Đình nơi đây trong giai đoạn chuyển đổi này. Đình Hóc Môn cũng có những đặc trưng như của Nam bộ nói chung và tp. HCM nói riêng.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Hoàng
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 7 18/10/14 15:09
Đến từ: Đà Lạt, Lâm Đồng
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi Hiếu Hoàng » Thứ 2 26/01/15 23:12

Cảm ơn hai bạn QuachThuyenNhaUyen và nguyenngocanhthu, thật ra mình còn lăn tăn cái vụ đối tượng Đình trong tương quan với chùa, nhưng mình lại phân biệt giữa đình (kiến trúc tín ngưỡng) với chùa (kiến trúc tôn giáo). Thêm cái nữa là QuachThuyenNhaUyen có hỏi là Đình Hóc Môn có đặc trưng gì, thực chất cái mà mình muốn nhấn mạnh là Đình nơi đây trong giai đoạn chuyển đổi này. Đình Hóc Môn cũng có những đặc trưng như của Nam bộ nói chung và tp. HCM nói riêng.
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Hoàng
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 7 18/10/14 15:09
Đến từ: Đà Lạt, Lâm Đồng
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi thaonguyenk15a » Thứ 3 27/01/15 10:33

Hi chị Hiếu, em cũng có thắc mắc là đình làng Hóc Môn có phải là tiêu biểu cho đình làng Nam Bộ hok giống như Uyên và đình làng Hóc Môn có đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đời sống cộng đồng của cư dân ở đây hok? Tại vì nếu có thì chị mới chỉ ra được những biến đổi của văn hoá tổ chức cộng đồng của chủ thể nơi đây. Đó là ý kiến của em, chúc chị làm bài tốt nha :)
RANDOM_AVATAR
thaonguyenk15a
 
Bài viết: 50
Ngày tham gia: Thứ 3 21/10/14 9:50
Cảm ơn: 8 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: ĐÌNH LÀNG HÓC MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Gửi bàigửi bởi Hiếu Hoàng » Thứ 3 27/01/15 13:14

gửi Thảo Nguyên, đình làng Hóc Môn cúng như các đình khác thuộc Tp.HCM và vùng Nam bộ, nó được xây dựng cùng với thời điểm những người Việt di cư đến nơi này (mang theo những yếu tố văn hóa của làng tại vùng Bắc bộ và Trung bộ), theo chị thấy và đọc được, dù có những khác biệt so với vùng Nam bộ chung nhưng nơi đây vẫn giống và có những nét đặc trưng chung vùng. Bên cạnh đó, Hóc Môn từ vùng thuần nông, những nông dân -> thị dân, từ huyện của những người nông dân cư trú theo lối quan hệ họ hàng chuyển thành nơi mà dân nhập cư từ các tỉnh khác tới, có khu công nghiệp, công ty mọc lên, số lượng công nhân cư trú tại nơi đây tăng lên nhiều trong bối cảnh đô thị hóa. Cho nên nơi đây tiêu biểu cho các đặc trưng biến đổi của toàn vùng, và cái mà chị nhấn mạnh ở đây là mô tả hoạt động sinh hoạt tại một số đình tiêu biểu của huyện bằng điền dã, qua đó phân tích được sự thay đổi từ trc đô thị hóa cho đến nay. Hơn nữa, chị cũng muốn đi sâu vào khai thác những ảnh hưởng của vấn đề dân nhập cư đông đến việc ảnh hưởng tới sinh hoạt, văn hóa tổ chức cộng đồng mà tiêu biểu là đình.
Không biết chị trả lời như vậy có thỏa đáng hay không? Nếu không thì em có thể nói rõ hơn nha, hic..hic
Hình đại diện của thành viên
Hiếu Hoàng
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: Thứ 7 18/10/14 15:09
Đến từ: Đà Lạt, Lâm Đồng
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 3 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách