LÀNG GỐM CHĂM BÀU TRÚC DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: LÀNG GỐM CHĂM BÀU TRÚC DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Kathy Trương » Thứ 6 15/05/15 8:42

Chị ơi, em thấy hơi bất ổn chỗ đề cương. Mình cùng xem nhé.
- ch.1 nên là CSLL với những khái niệm, lý thuyết
- ch.2 hiện tại k cân đối với đề cương. Nên đi sâu trình bày làng gốm. đưa nội dung ch.2 vả 3 chung.
- ch.3 nên đi sâu vào gtri văn hóa theo hướng địa VH như chị đề cập. và vấn đề bảo tồn.
chị nên bổ sung các b.tập khác để mọi người góp ý nha chị.
RANDOM_AVATAR
Kathy Trương
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 7 15/11/14 16:22
Cảm ơn: 24 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LÀNG GỐM CHĂM BÀU TRÚC DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi tothihong » Thứ 6 10/07/15 17:47

Hạnh ơi,
Chị có góp ý với em là cấu trúc chương mục của em cần phải sửa như sau:
Phần dẫn nhập
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
Gồm các khái niệm, lý thuyết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của làng Bàu Trúc

Chương 2: Những ảnh hưởng của yếu tố địa lý và tự nhiên đến phương pháp chế tác gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc.(có so sánh với đặc trưng của các làng gốm khác của người Việt để thấy rõ điểm khác biệt do điều kiện địa lý và tự nhiên tạo nên)
Chương 3: Bào tồn và phát triển làng gốm Bàu Trúc như một nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận

Kết luận

NHư vậy thì đúng với cấu trúc chương mục mà thầy đã dạy.
Chào em nhé
Hồng
RANDOM_AVATAR
tothihong
 
Bài viết: 61
Ngày tham gia: Thứ 6 23/01/15 20:13
Cảm ơn: 12 lần
Được cám ơn: 6 lần

Re: LÀNG GỐM CHĂM BÀU TRÚC DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Thảo » Thứ 6 10/07/15 23:25

Dear chị Hạnh,
Bố cục đề cương của chị không ổn lắm. Theo ý kiến của em, cũng như của chị Hồng. Chương 1 + chương 2 của chị nêm gom thành chương 1 là Cơ sở lý luận và thực tiễn. Các chương còn lại mình triển khai nội dung phân tích. Phần chương 3 các nhân tố tác động thì em nghĩ tiểu mục 3.3 và 3.4 thì nên gom thành 1 là nhân tố môi trường sống. Sau đó chị có thể chia thành 2 mục nhỏ là môi trường sống tác động lên hoa văn và phương pháp nung...
Một vài ý kiến nhỏ, chị xem xét nha!
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Thảo
 
Bài viết: 90
Ngày tham gia: Thứ 6 10/10/14 21:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 16 lần

đổi đề tài: GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 4:06

Sau khi nghe nhận xét của mọi người, em xin phép đổi đề tài luôn ạ. Đề tài gốm Bàu Trúc có vẻ khó triển khai quá ạ. Với lại cũng không còn mới nữa.

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Lớp: Cao học Văn hóa học K14B
MSHV: 0305161318

Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn. (Phân tích cấu trúc tên đề tài; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; lập sơ đồ; xác định các cặp đối lập cơ bản; xác định các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu)

Bài làm:
Tên đề tài:
VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý
1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài:
- Cụm từ trung tâm: Văn hóa giao tiếp phi ngôn từ
- Cụm từ định tố: của người Ý

2. Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: giao tiếp phi ngôn từ, văn hóa giao tiếp phi ngôn từ
- Phạm vi nghiên cứu: trong văn hóa Ý

3.Lập sơ đồ:

Hình ảnh

Chủ thể: người Ý
Thời gian: toàn thời gian

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản
- Giao tiếp phi ngôn từ >< giao tiếp ngôn từ
- văn hóa Ý >< các nền văn hóa khác thuộc châu Âu
- giao tiếp phi ngôn từ của người Ý >< giao tiếp phi ngôn từ của các nước thuộc châu Á
- Các nền văn hóa gốc Latin >< các nền văn hóa phương Đông (ảnh hưởng Trung Hoa)
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

đổi đề tài: GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 4:08

Bài tập 2
Bài tập 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1. GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP
1.1. Giao tiếp
1.2. Một số hình thức giao tiếp cơ bản
1.3. Văn hóa giao tiếp
2. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
2.1. Giao tiếp phi ngôn từ
2.2. Văn hóa giao tiếp phi ngôn từ
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
4. CÁC THUỘC TÍNH CHUNG CỦA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
5. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
5.1. Phân loại theo nguồn gốc
5.2. Phân loại theo thành tố
6. Giới hạn nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ trong đề tài
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CẬN NGÔN VÀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI Ý
1. CÁC YẾU TỐ CẬN NGÔN
2. NGÔN NGỮ CƠ THỂ
2.1. Cử chỉ của đôi tay
2.2. Ánh mắt
2.3. Các biểu hiện khuôn mặt
2.4. Tiếp xúc cơ thể
CHƯƠNG III: NGÔN NGỮ MÔI TRƯỜNG VÀ NGÔN NGỮ VẬT THỂ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI Ý
1. NGÔN NGỮ MÔI TRƯỜNG
1.1. Không gian giao tiếp
1.2. Thời gian giao tiếp
2. Ngôn ngữ vật thể
2.1. Trang phục
2.2. Quà tặng và những đồ vật mang ý nghĩa biểu tượng
CHƯƠNG 4: CÁC ĐẶC ĐIỂM TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý
1. SỰ SÔI NỔI VÀ CỞI MỞ TRONG TÍNH CÁCH Ý
2. SỰ LINH HOẠT
3. SỰ COI TRỌNG GIA ĐÌNH
KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 4:10

Bài tập 3: Sử dụng Document map và tìm tài liệu tham khảo
Sử dụng Document map
Hình ảnh

Tài liệu tham khảo
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Vũ Dũng (1996): Văn hóa giao tiếp, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội
2. Hữu Đạt (2000): Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Trần Tuấn Lộ (1995): Khoa học và nghệ thuật giao tiếp. NXB. Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp.
4. Nguyễn Quang (2008): Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Lê (1998): Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB. Giáo Dục.
6. Pease. A (1994): Ngôn ngữ của cử chỉ: Ý nghĩa củ cử chỉ trong giao tiếp (Nguyễn Hữu Thành dịch), NXB. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
7. Pease A. (2004): Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng hợp TP.HCM.

TIẾNG ANH
1. Andersen P. A. (1999), Nonverbal communication: forms and functions, Mayfield pub. New York.
2. Argyle M.(1972) : The Psychology of interpersonal behaviour. Harmondsworth, Penguin.
3. Argyle M. (1992): Bodily communication. London, Methuen.
4. Birdwhistell R. (1970): Kinesics and context. Philadelphia, University of Pennsylvania Press.
5. Brown & Levinson (1987): Politeness: some universals in language usage, Cambridge University Press.
6. Ekman P. (1982): Emotion in the Human Face. Cambridge, Cambridge University Press.
7. Ekman P. and Friesen W.V. (1972), Hand Movements, Journal of communication.
8. Hall E. T. (1968), “Proxemics (Understanding Personal space)” – http://www.edwardhall.com.
9. Jones R. G., (2013)“Communication in the Real world, an introduction to communication studies”, Flatworld Knowledge.


TIẾNG Ý
1. Bellelli G. (1996): Sapere e Sentire. Liguori, Napoli.
2. Castelfranchi C. (1988): Che figura. Emozioni e immagine sociale. Il Mulino. Bologna.
3. Castelfranchi C. e Parisi D. (1980): Linguaggio, conoscenze e scopi. Il Mulino, Bologna.
4. Diadori P. (1990), Senza parole. Gesti italiani per studenti stranieri. Bonacci, Roma.
5. Diadori P. (1992), La gestualita` nella nuova commedia all’italiana: uno specchio degli usi comunicativi dell’Italia contemporanea, tạp chí Culturiana, IV/14, Siena.
6. Diadori P. (2000), Comunicazione non verbale nell’insegnamento dell’Italiano a stranieri in prospettiva interculturale, Universita` per gli stranieri di Siena, Aida, Firenze, , p.75
7. Grassi C. (1996): Gesti al femminile. Cleup, Padova.
8. Magno Caldognetto E., Vagges K., Farano D., e Cestaro A. (1987): I rapporti tra produzione verble e produzione gestuale. Considerazioni relative ad un afasico di Wernicke. Acta Phoniatria ltina.
9. Magno Caldognetto E., Poggi, I; 1997. Il gestionario: un dizionario dei gesti simbolici italiani in Linguaggio e cognizione (a cura di Carapezza, M., Gambarara, D., Lo Piparo,F.) Roma, Bulzoni
10. Morris D. (1995): I gesti nel mondo. Guida al linguaggio universale. Mondadori, Milano.
11. Parisi D. e Castelfranchi C. (1988): La macchina e il linguaggio Bollati Boringhieri, Torino.


INTERNET

1. Celentin Paola (2014), Comunicare con il corpo: diverse prospettive nelle diverse culture. http://www.comunicobene.com
2. Celentin Paola (2001) “Prossemica e mimica facciale”.
http://www.comunicobene.com
3. Vito Tartamela, Enciclopedia dei gestacci
http://www.parolacce.org posted on 15/8/2015.
4. Dimensione media di una casa per nazione
http://www.casapassiva.com/case/
5. https://geert-hofstede.com/italy.html
6. https://www.colorpsychology.org/
7. Perche’ in teatro il colore viola porta sfortuna
https://www.focus.it/cultura/ posted on 20/9/2002
8. Il corno portafortuna partenopeo che ha piu` di 5000 anni
http://www.vesuviolive.it/ – posted on 01/03/2015
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 5:30

Bài tập 4: Tìm và phân tích các định nghĩa

1. Các định nghĩa “giao tiếp phi ngôn từ”

a. Theo M. Knapp (1972), “Nonverbal Communication in Human Interaction”, Holt, Rinehart and Winston, New York.
Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Các hành động hoặc biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẻ về mặt xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp nhận một cách có ý thức. […]Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu tả tất cả các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.
b. Dwyer trong cuốn Business communication handbook
Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận của thông điệp không được mã hóa bằng từ ngữ, ví dụ: giọng nói, hiện diện, cử chỉ và chuyển động
c. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Giao tiếp phi ngôn từ là những biểu diễn thông qua cơ thể, như cử động, tư thế, hoặc một số đồ vật gắn liền với thân thể như áo, mũ, hoặc thông qua việc tạo ra những khoảng cách gần xa giữa người này và người khác”.

d. Nguyễn Quang định nghĩa rằng: “Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal). Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ - ngôn thanh) như tốc độ, cường độ ngữ lưu và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ - phi ngôn thanh) thuộc về ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện…, thuộc ngôn ngữ vật chất như áo quần, trang sức…, và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp.”
e. Theo wikipedia: Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa con người là sự giao tiếp bằng cách gửi và nhận những tín hiệu phi ngôn ngữ. Nó bao gồm việc sử dụng những tín hiệu trực quan như ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ), khoảng cách (không gian giao tiếp), tính chất vật lý của giọng nói (hoạt ngôn) và tiếp xúc (xúc giác).Nó còn có thể bao gồm thời gian (sự sử dụng thời gian) và trực quan (giao tiếp bằng mắt và các hoạt động nhìn khi nói và lắng nghe, tần số của ánh mắt, sự giãn nở của đồng từ, hình mẫu cố định và tỉ lệ chớp mắt).


2. Phân tích các định nghĩa

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 5:32

BÀI TẬP 4 (tiếp)

3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
- Đặc trưng giống: 4 định nghĩa đầu đều nêu đặc trưng giống là các hành động, biểu hiện / các bộ phận của giao tiếp / bộ phận của thông điệp;
định nghĩa cuối coi đó là sự giao tiếp
 chưa thống nhất. Cần xác định lại đặc trưng loài
- Đặc trưng loài: thống nhất ở một điểm: được thể hiện, biểu hiện, thực hiện qua các tín hiệu phi ngôn từ/ không được mã hóa bằng ngôn từ.
 có thể tiếp thu đặc trưng loài, đặc trưng giống cần xác định lại
4. Xác định đặc trưng giống: Là một hình thức giao tiếp
xác định đặc trưng loài: sử dụng các yếu tố không thuộc mã ngôn từ

5. Ngoại diên của khái niệm: giao tiếp, giao tiếp bằng phương tiện ngôn từ …
6. Lập bảng đối chiếu các tiêu chí với ngoại diên của khái niệm

Hình ảnh
7. Nêu định nghĩa:
Giao tiếp phi ngôn từ là một hình thức giao tiếp thông qua các tín hiệu phi ngôn từ như các biểu hiện cơ thể, âm điệu, các yếu tố môi trường và các yếu tố vật thể có tham gia vào quá trình giao tiếp.



8. Lập sơ đồ cấu trúc để kiểm tra định nghĩa


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 5:35

BÀI TẬP 5: lập bảng so sánh
So sánh giao tiếp phi ngôn từ của người Ý và giao tiếp phi ngôn từ của các nền văn hóa khác
1. các tiêu chí so sánh
- bản chất
- chủ thể
- văn hóa nền (cơ sở)
- ngôn ngữ cơ thể
o ánh mắt
o nét mặt
o cử chỉ
o tư thế cơ thể
- ngôn ngữ môi trường
o khoảng cách giao tiếp
o không gian quyền lực
o thời gian cho mỗi lượt nói
o quan niệm về thời gian
- ngôn ngữ vật thể
o trang phục
o màu sắc
o quà tặng
o biểu tượng may mắn
2. bảng so sánh

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

VĂN HÓA GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI Ý

Gửi bàigửi bởi ngochanhnguyen » Thứ 6 17/11/17 5:37

bài tập 6: Chọn nội dung phù hợp trong bài để lập mô hình các thành tố


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
ngochanhnguyen
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 25/01/15 22:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến169 khách

cron