VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NÓN BẢO HIỂM TẠI VN HIỆN NAY

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NÓN BẢO HIỂM TẠI VN HIỆN NAY

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 3 25/03/08 10:59

TIỂU LUẬN MÔN:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KHXH&NV

GVGD: GS.VS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
HVCH: NGUYỄN HỮU NGHỊ
Lớp VHH K8


[center]CHỌN ĐỀ TÀI:
VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NÓN BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY[/center]

[center]PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI[/center]
Tên đề tài: Văn hoá ứng xử với nón bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay
Chủ đề: Văn hoá ứng xử với nón bảo hiểm
Không gian: tại Việt Nam
Thời gian: hiện nay

[center]Hình ảnh[/center]


[center]ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ[/center]
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NÓN BẢO HIỂM
I. Một số khái niệm liên quan
II. Quá trình du nhập và lưu hành nón bảo hiểm tại Việt Nam
III. Ứng xử với nón bảo hiểm ở nước ngoài
IV. Những lợi ích và bất tiện khi sử dụng nón bảo hiểm
V. Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng nón bảo hiểm

CHƯƠNG II: TỪ LOẠI HÌNH VĂN HOÁ ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN NÓN BẢO HIỂM
I. Nguồn gốc loại hình văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của nó
II. Việc tiếp nhận nón bảo hiểm của người Việt nhìn từ góc độ loại hình văn hoá

CHƯƠNG III: NÓN BẢO HIỂM VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
I. Tính linh hoạt trong văn hoá ứng phó của người Việt
II. Văn hóa đối phó và tính thẩm mỹ của người Việt

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO



[center]ĐỊNH NGHĨA “NÓN” THEO QUY TRÌNH 7 BƯỚC[/center]
1. Các định nghĩa về “nón”:
- “Nón là đồ dung để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh” [Hoàng Phê 2006: Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng tr 735]
- “Nón là đồ đội trên đầu, thường kết bằng lá: nón Huế, nón ba tầm, nón lớn bằng lá của đàn bà đội, nón tời, nón rách; nón chân tượng: nón lá kết giống hình chân voi; nón chóp: nón có chóp đồng; nón dấu: nón của lính đội; nón nỉ: nón bằng nỉ; nón nghệ: thứ nón tốt làm ở Nghệ An; nón quai thao: nón có quai tua dài; nón thúng: nón lớn như cái thúng nong”[Viện ngôn ngữ 2008: Từ Điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên].
- “Nón là đồ dùng đội đầu, hình chóp, tròn, thường lợp bằng lá màu trắng”
http://dict.vietfun.com/
- “Nón là một đồ dùng rất gắn bó với đời sống hàng ngày của người Việt. Nó dùng để che mưa nắng”
http://www.lehoivietnam.org/modules.php ... ve&sid=242
- “Nón là một vật đội trên đầu che nắng che mưa và tán không phân biệt như mũ, thường làm bằng nan tre, lá cọ, lá dứa, bẹ nang, lông ngỗng..., vành bằng tre, khuôn bằng giang, khâu bằng sợi móc, sợi cước hay tơ dứa...”
http://www.haiduong.gov.vn/front-end/in ... LE_ARTICLE

2. Phân tích theo yêu cầu của định nghĩa:
[center]Hình ảnh[/center]

3. Phân loại định nghĩa, xác định ưu và khuyết của từng định nghĩa, xây dựng định nghĩa mới
Các định nghĩa trên giúp ta phân hiểu được đặc điểm (đội trên đầu), chức năng (che mưa nắng) của nón. Tuy nhiên chất liệu làm nón thì chưa thống nhất với nhau và chức năng vẫn chưa đầy đủ.

4. Tìm các cách sử dụng hiện hành, chọn ra những nét chung nhất để làm định nghĩa mới
Về chất liệu: Ở miền Bắc có nón quai thao làm bằng lá; miền trung có nón Huế làm bằng lá; miền nam có nón tai bèo làm bằng vải; ở Phương Tây có nón nỉ làm bằng da động vật; ngoài ra còn có nón cối, nón bảo hiểm làm bằng nhựa, nón lặn làm bằng sắt … . Nói chung về chất liệu để làm nón rất phong phú.
Về chức năng: nón không chỉ có chức năng che mưa nắng mà còn làm ấm (nón len), làm đẹp (nón thời trang) và bảo vệ đầu (nón bảo hiểm) …

5. Tìm khái niệm rộng hơn để quy khái niệm cần định nghĩa vào:
Đồ dùng

6. Chỉ ra những đặc trưng khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm khác cùng bậc
Đồ dùng đội đầu (phân biệt với các đồ vật và đồ dùng khác),
Có hình dạng một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh (phân biệt với hình dạng khác)
Sử dùng đề che mưa, nắng, giữ ấm, làm đẹp và bảo vệ đầu cho con người (phân biệt với các chức năng khác)
Định nghĩa sơ bộ:
Nón là đồ dùng để đội đầu, có hình dạng một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, sử dụng đề che mưa, nắng, giữ ấm, làm đẹp và bảo vệ đầu của con người.

7. Kiểm tra lại định nghĩa đã xây dựng có đáp ứng được nhu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại
Hình dạng = hình (ngắn gọn, đủ nghĩa)
Một vòng tròn = vòng tròn (vì kết cấu nón không phải một hình tròn mà nhìn theo hình học không gian là do nhiều hình tròn ghép lại)
Sử dụng = dung (ngắn gọn, đủ nghĩa)
Vậy ta có định nghĩa chính thức:
“Nón là đồ dùng để đội đầu, có hình vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, dùng đề che mưa, nắng, giữ ấm, làm đẹp và bảo vệ đầu của con người”.


[center]SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA ĐỊNH NGHĨA[/center]
[center]Hình ảnh[/center]


[center]THUẬT GIẢI PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH NGHĨA “NÓN”[/center]
[center]Hình ảnh[/center]


[center]SO SÁNH GIỮA “THANH GƯƠM VÀ CON BỒ CÂU”[/center]
[center]Hình ảnh[/center]


[center]ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT[/center]
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NÓN BẢO HIỂM
I. Một số khái niệm liên quan
II. Quá trình du nhập và lưu hành nón bảo hiểm tại Việt Nam
1. Quá trình du nhập
2. Quá trình lưu hành
III. Ứng xử với nón bảo hiểm ở nước ngoài
IV. Những lợi ích và bất tiện khi sử dụng nón bảo hiểm
1. Những lợi ích
2. Những bất tiện
V. Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng nón bảo hiểm
1. Một số cách chọn mua nón bảo hiểm vừa ý
2. Một số dấu hiệu nhận biết nón bảo hiểm chất lượng
3. Một số nhãn hiệu nón đảm bảo chất lượng trên thị trường hiện nay

CHƯƠNG II: TỪ LOẠI HÌNH VĂN HOÁ ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN NÓN BẢO HIỂM
I. Nguồn gốc loại hình văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của nó
1. Giới thiệu sơ lược về loại hình văn hoá Việt Nam
2. Những đặc trưng của loại hình văn hóa Việt Nam
II. Việc tiếp nhận nón bảo hiểm của người Việt nhìn từ góc độ loại hình văn hoá
1. Quan niệm của người Việt truyền thống trong việc tiếp nhận nón bảo hiểm
2. Quan niệm của người Việt hiện đại trong việc tiếp nhận nón bảo hiểm

CHƯƠNG III: NÓN BẢO HIỂM VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
I. Tính linh hoạt trong văn hoá ứng phó của người Việt
1. Ứng phó với thời tiết, khí hậu
2. Ứng phó với tai nạn giao thông
3. Một số biểu hiện khác của tính linh hoạt
II. Văn hóa đối phó và tính thẩm mỹ của người Việt
1. Văn hóa đối phó với luật giao thông
2. Tính thẩm mỹ của người Việt thể hiện qua nón bảo hiểm

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách