Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 7 23/01/16 15:10

QUÁ TRÌNH TẬP ĐOÀN HÓA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NHẬT BẢN CUỐI THỂ KỶ XX
Bài tập môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
HVCH: Ngô Huyền Trân
MSHV: 1560310601058
Lớp: Châu Á Học 2015-2017
Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn.
1.Phân tích cấu trúc tên đề tài:
[QUÁ TRÌNH TẬP ĐOÀN HÓA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG] [<NHẬT BẢN>< CUỐI THẾ KỶ XX>]
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: quá trình tập đoàn hóa các trường đại học
- Phạm vi nghiên cứu: Nhật Bản
- Thời gian: cuối thế kỷ XX.
3.Sơ đồ
Hình ảnh
- Các thức: Nhìn từ góc độ giáo dục học >> nhìn từ góc độ Châu Á học (khu vực học)
4. Các cặp đối lập cơ bản trong đề tài:
- Giáo dục đại học Nhật bản >< Giáo dục đại học Châu Á
- Giáo dục đại học Nhật Bản >< Giáo dục đại học Việt Nam
- Cải cách đại học lần 1 >< cải cách đại học lần 2
- Tập đoàn hóa >< quốc tế hóa
- Giáo dục tinh hoa >< giáo dục đại chúng
- Giai đoạn vàng son >< giai đoạn khủng hoảng
.....................
Tác giả mong nhận được nhiều sự góp ý của các anh/ chị cho đề tài này. Xin chân thành cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Truong Linh » Thứ 2 25/01/16 17:17

Bạn Ngô Huyền Trân ơi, mình thấy rằng, đề tài của bạn khá hoàn chỉnh và đầy đủ. Cố gắng thực hành nè! hjhj và Linh xin trân trọng cảm ơn nhiều về ý kiến sửa chửa quý báu của bạn nha.
RANDOM_AVATAR
Truong Linh
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Chủ nhật 27/09/15 11:00
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 3 26/01/16 17:27

Mình cảm ơn comment của bạn Trương Linh rất nhiều! mình cũng đang cố gắng lập đề cương nhưng bắt đầu thấy hơi đuối rồi T.T
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 6 19/02/16 20:40

BÀI TẬP 2: Định vị đối tượng và lập đề cương chi tiết
Chào các anh chị, qua nghiên cứu tài liệu em xin đổi tên đề tài cũ thành
QÚA TRÌNH TẬP ĐOÀN HÓA CÁC ĐẠI HỌC CÔNG NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỶ XX VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM.
Sau đây là đề cương chi tiết, mong nhận được sự góp ý của các anh chị để đề tài được hoàn thiện hơn ạ.
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
trong khi Việt Nam còn đang loay hoay với việc xác định một mô hình đại học phù hợp, thì ngay từ những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành cải cách giáo dục đại học trên quy mô rộng khắp và tập đoàn hóa 100% các trường đại học trên cả nước.Đến nay, đại học tập đoàn là mô hình chính thức của giáo dục đại học Nhật Bản.Trên thực tế, chính mô hình tập đoàn đại học đã mang lại sức cạnh tranh cho giáo dục đại học của nước Nhật. Hiện nay, giáo dục đại học Nhật Bản không chỉ thu hút sinh viên Châu Á, mà còn thu hút rất nhiều sinh viên đến từ Châu Âu và các quốc gia khác . Nhiều trường đại học của Nhật được xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học của thế giới .
Đại học tập đoàn đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của nó trong quá trình cải cách giáo dục của nước Nhật. Tuy nhiên, đối với Việt Nam và nhiều quốc gia, đại học tập đoàn vẫn còn là một mô hình rất mới.Tìm hiểu mô hình đại học tập đoàn của Nhật Bản, quá trình đi đến tập đoàn hóa các đại học công cũng như tính phù hợp của đại học tập đoàn trong tình hình Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề cần được nhanh chóng tiến hành nghiên cứu.“ Cải cách giáo dục tại Việt Nam và Nhật Bản- Vai trò của quá trình tập đoàn hóa các trường đại học” là một trong những vấn đề rất cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Công trình của tác giả Trần Khánh Đức, Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa, năm 2008. Công trình nêu một số đặc điểm của hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản trong quá trình cải cách từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912) đến nay, đặc biệt là giai đoạn tái cấu trúc hệ thống giáo dục từ sau chiến tranh thế giới II theo mô hình Mỹ.
- Công trình của tác giả Lê Thành nghiệp , “Nền giáo dục đại học Nhật Bản, quá trình thành lập, đặc điểm và hiện trạng”. Trong công trình, tác giả đã trình bày về quá trình, đặc điểm và hiện trạng của nền giáo dục đại học Nhật Bản. Trong bài viết, tác giả cũng đã trình bày về một số khó khăn của các đại học tư trong giai đoạn đại chúng hóa giáo dục đại học và việc tiến hành tập đoàn hóa trao quyền tự chủ cho các trường.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Mô hình đại học tập đoàn đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Nhật Bản từ những năm 1980. Đối với các nhà nghiên cứu ở nước Nhật, đại học tập đoàn đã không còn là một đề tài xa lạ. Bắt đầu từ năm 1984,Hội đồng cải cách giáo dục Nhật Bản được thành lập, kến đến là Ủy ban giáo dục đại học trực thuộc thủ tướng. Hai cơ quan này đã có nhiều nghiên cứu và khuyến cáo giúp giáo dục đại học Nhật Bản nhanh chóng có những thay đổi phù hợp với tình hình mới.Trong đó, đặc biệt là vào năm 1998, Uỷ ban giáo dục đại học đã đưa ra bản báo cáo về "Tầm nhìn giáo dục đại học trong thế kỷ 21 và các biện pháp cải cách cho tương lai".Trong báo cáo này, đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học .Từ 1999 các nghiên cứu về tập đoàn hóa đại học đã được tổ chức chính thức dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao,Khoa học và Công nghệ (MEXT) và sự phối hợp của Hiệp hội các trường đại học công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu quá trình cải cách giáo dục của Nhật Bản, đặc biệt là các chính sách trong cải cách giáo dục đại học và mô hình đại học tập đoàn, để xác định tính phù hợp của mô hình đại học tập đoàn trong tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay, đồng thời, đưa ra một số kiến nghị trong việc áp dụng mô hình đại học tập đoàn ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Về lý luận, đề tài tìm hiểu các chính sách cải cách giáo dục nói chung, các chính sách và cơ chế trong quá trình tiến hành tập đoàn hóa các đại học công của nước Nhật nói riêng. Qua đó, tìm hiểu một cách thấu đáo về mô hình đại học tập đoàn mà nước Nhật đã và đang áp dụng.
- Về thực tiễn, đề tài tiến hành nghiên cứu những tồn tại của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, những thách thức, cơ hội của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.Từ đó, khẳng định tính cấp thiết của việc tìm ra một mô hình giáo dục đại học mới phù hợp với giáo dục Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp lịch sử - logic kết hợp với phương pháp chuyên ngành trong giáo dục học so sánh làm phương pháp chủ đạo. Ngoài ra còn sử dụng SPSS làm công cụ phân tích bảng hỏi.
5. Giới hạn của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu:quá trình tập đoàn hóa các đại học công của Nhật Bản và tính thích hợp của mô hình đại học tập đoàn tại Việt Nam.
5.2. Khách thể nghiên cứu: Các nguồn thông tin, tham luận, báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến cải cách giáo dục đại học Việt Nam, Nhật Bản và quá trình tập đoàn hóa.
Các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý giáo dục trong và ngoài nước,các bạn sinh viên có mối quan tâm về cải cách giáo dục đại học Việt Nam.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
-Về không gian, đề tài đi sâu tìm hiểu quá trình cải cách giáo dục và vai trò của quá trình tập đoàn hóa các đại học công tại Nhật Bản; Quá trình cải cách giáo dục đại học và khả năng ứng dụng mô hình đại học tập đoàn tại Việt Nam.
- Về thời gian, đề tài tập trung khai thác quá trình cải cách giáo dục Nhật Bản từ giai đoại tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học theo mô hình Mỹ sau chiến tranh Thế giới II đến nay.
- Về nội dung, đề tài chỉ tập trung khai thác quá trình tái cấu trúc giáo dục đại học của Nhật Bản,quá trình tập đoàn hóa các đại học công trên bối cảnh cải cách hành chính nói chung và cải cách giáo dục nói riêng từ sau Thế chiến II đến nay. Đối với Việt Nam, đề tài chủ yếu khai thác những tồn tại của giáo dục đại học giai đoạn hiện nay và phân tích những điều kiện để ứng dụng mô hình đại học tập đoàn.
6. Đóng góp mới của đề tài:làm sáng tỏ vai trò của đại học tập đoàn đối với giáo dục đại học Nhật Bản, những điều kiện và cách thức ứng dụng mô hình đại học tập đoàn tại Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Về lý luận, đề tài cho thấy được vai trò của quá trình tập đoàn hóa các đại học công trên cơ sở các chính sách cải cách giáo dục đại học ở Nhật Bản, qua đó thấy được lợi ích của mô hình đại học tập đoàn. Cũng trên cơ sở đó, hiểu rõ mô hình đại học tập đoàn mà nước Nhật đang áp dụng.
- Về thực tiễn, từ việc nghiên cứu vai trò của quá trình tập đoàn hóa các đại học ở Nhật, đề tài đi đưa ra hướng ứng dụng của mô hình đại học tập đoàn cho giáo dục đại học Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Chương 1 - Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Một số khái niệm trong đề tài: đại học tập đoàn, đại học quốc lập, tập đoàn hóa, tự chủ tài chính, hội đồng đại học công
1.2. Khái lược về thực tiễn mô hình đại học tập đoàn tại Nhật Bản
Chương 2 - Cải cách giáo dục đại học và quá trình tập đoàn hóa các trường đại học công ở Nhật Bản
2.1. Sơ lược về hệ thống giáo dục đại học Nhật Bản
2.1.1. Giai đoạn vàng son (1945-1990) - giáo dục đại học là giáo dục tinh hoa
2.1.2. Giai đoạn khó khăn (1990-2010) – đại chúng hóa giáo dục đại học
2.2. Quá trình tập đoàn hóa các đại học công ở Nhật Bản
2.2.1. Bối cảnh Nhật Bản tiến hành tập đoàn hóa các đại học công
2.2.2.Về tư tưởng tập đoàn hóa đại học ở Nhật Bản
2.2.3. Nội dung của quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản
2.2.4. Thành tựu và hạn chế của quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản
2.2.4.1. Thành tựu – vai trò của quá trình tập đoàn hóa
2.2.4.2. Hạn chế của quá trình tập đoàn hóa
Tiểu kết chương 2
Chương 3- Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay và bài học từ quá trình tập đoàn hóa các đại học công Nhật Bản
3.1. Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
3.1.1. Những thành tựu của giáo dục đại học Việt Nam
3.1.2. Một số tồn tại của giáo dục đại học Việt Nam
3.2. Tính thích hợp của đại học tập đoàn đối với giáo dục đại học Việt Nam
3.2.1. Các mô hình đại học ưu việt tại Việt Nam
3.2.1.1.Mô hình đại học tập đoàn công lập
3.2.1.2.Mô hình đại học trong tập đoàn kinh tế tư nhân
3.2.2.Kiểm chứng tính thích hợp của mô hình tập đoàn đại học tại Việt Nam
3.2.2.1. Phân tích lý luận từ mô hình Nhật Bản
3.2.2.2.Khảo sát thực tiễn
3.2.2.3. Phân tầng – bước đệm tiến tới tập đoàn hóa
Tiểu kết chương 3
Phụ lục 1: Bảng hỏi
Phụ lục 2: Bảng xếp hạng các đại học thế giới
Phụ lục 3: Bảng output SPSS
Danh mục tài liệu tham khảo
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 3 12/04/16 7:25

Bài tập số 3: tìm tài liệu đa ngôn ngữ cho đề tài và tạo document map
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2005.
2. Phan Trọng Báu, Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và 1917) ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Kỷ yếu hội thảo khoa học 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, NXB ĐHQG Hà Nội, HN, 2008.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục đại học Việt Nam-những hướng tiếp cận và giải pháp đổi mới,Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Và Đào tạo, 1995.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, NXB Giáo dục, 1998.
5. Trần Khánh Đức,Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, HN, 2008.
6. Trần Khánh Đức,Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010.
7. Trần Khánh Đức, Phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục, HN, 2010.
8. Lê Văn Giạng, Sự hình thành và phát triển của nền giáo dục đại học dưới thời Pháp thuộc, Kỷ yếu hội thảo khoa học “100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay”, NXB ĐHQG Hà Nội,HN, 2008.
9. Vũ Văn Hà, Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ văn hóa,giáo dục Việt Nam –Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du”,NXB ĐHQG HN, HN, 2006.
10. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
11. Vũ Ngọc Hải – Trần Khánh Đức, Hệ thống giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
12. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm,Trần Khánh Đức,Giáo dục Việt Nam- Đổi mới và phát triển hiện đại hoá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007.
13. Ngô Hào Hiệp, Tổng quan về giáo dục Châu Á, HN, 1994.
14. Hội Thông tin Giáo dục Quốc tế, Giáo dục Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2001.
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Một số vấn đề giáo dục đại học, Nhà xuất bản đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.
16. Nguyễn Tiến Lực, Minh Trị Duy Tân và Việt Nam, NXB Giáo Dục, Tp.HCM, 2010.
17. Phạm Phụ,Về gương mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.
18. Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB ĐHQGHN, HN, 2000.
19. Lê Thành Nghiệp, Nền giáo dục đại học Nhật Bản- quá trình hình thành,đặc điểm và hiện trạng, http://www.erct.com/
20. Lê Văn Quang, Lịch sử Nhật Bản, Tủ sách ĐH KH XH & NV, Tp.HCM, 1998.
21. Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, NXB Tp.HCM, HCM, 1991.
22. Vĩnh Sính, Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa, NXB Văn Nghệ Tp.HCM, 2001.
23. Nguyễn Cảnh Toàn, Ba lần cải cách giáo dục và những bài học rút ra từ đó, Kỷ yếu hội thảo khoa học “100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay”,NXB ĐHQG Hà Nội, HN, 2008.
24. Dương Thiệu Tống, Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2003.
25. Nguyễn Hải Trừng,Vai trò,tác động của Đông Kinh Nghĩa Thục và liên hệ với cuộc cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học “100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay”, NXB ĐHQG Hà Nội, HN, 2008.
26. Ishizaka Kazuo,Giáo dục nhà trường ở Nhật Bản, 2001.
27. N. Kuroda,Giới thiệu Giáo dục Nhật Bản
28. Oba Jun,Giáo dục đại học ở Nhật Bản, 2005.
Tiếng Anh
1. Department of Over All Planning and Coordination, Basic facts and Figures about The educational system in Japan, National Institute for Educational Research, 1990.
2. Japance National Commission for Usnesco, History of Industrial Education in Japan 1868-1900, Japance National Commission for Usnesco,1969.
3. Petter Scott, Higher Education Re-formed, Falmer Press:Taylor and Francis Group, 2000.
4. Ronald Barnett, The Idea of Higher Education,The Srhe/Open University Press.
Tiếng Nhật
1. Ozaki Mugen, 日本の教育改革, Chuokoron-Shinsha, INC. (ISBN)
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 2 20/06/16 12:11

Bài tập 4
Một số định nghĩa về đại học
1. Khổng Tử : “học làm người quân tử”. Trong Thiên sách đại học, Khổng Tử nói như sau về “Đại học”: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Dịch nghĩa là “Đường lối của Đại học là ở chỗ: làm sáng cái đức của mình, khiến người dân luôn luôn đổi mới, ngừng lại ở chỗ chí thiện”.
2. Wikipedia: Trường đại học (tiếng Anh: college; La-tinh: collegium)[2] là một cơ sở giáo dục đại học hay một phần của một viện đại học hay đại học. College có nguồn gốc từ chữ La-tinh collegium. Ở La Mã thời xa xưa, collegium là một câu lạc bộ hay một hội, một nhóm người sống với nhau, tuân theo một tập hợp những quy tắc chung. Trong tiếng Việt, trường có nghĩa từ nguyên là "đám đất rộng, dùng làm nơi tụ tập đông người," ví dụ: trường học, trường thi.[3]
3. Khoản 8, điều 4, luật giáo dục đại học: Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Chủ nhật 03/07/16 9:57

bÀI TẬP 5
đánh giá ưu nhược điểm của 1 khái niệm
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Chủ nhật 03/07/16 9:58

Bài tập 6
Làm mục lục tự động
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Chủ nhật 03/07/16 10:08

bài tập 7
Header và trang bìa
Header

Hình ảnh


Trang bìa

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Quá trình tập đoàn hóa các trường đại học ở Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM » Thứ 6 15/07/16 21:07

Trân ơi bài 6 không phải làm mục lục tự động mờ là lập sơ đồ mô hình mờ Trân ơi!
RANDOM_AVATAR
ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 21:55
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến163 khách