TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi lethicam47 » Thứ 2 25/01/16 21:28

Hi em, đề tài này chị không nhấn mạnh vào tính cách, theo hướng tính cách con người mà là tính hay cãi trong giao tiếp, chị cũng phân vân trong việc sử dụng từ ngữ diễn đạt chỗ này là "thói hay cãi" hay gi đó, nhưng dùng "thói" thì trước giờ từ "thói" hay nghiêng về hướng "thói xấu" nên không khách quan lắm, chắc nhờ mọi người góp y thêm trong từ ngữ. Còn về cấp độ zero, ở đây lĩnh vực nghiên cứu của đề tài chị là văn hóa giao tiếp. Chị cảm ơn em nhiều nha, chị sẽ suy nghĩ lại tên đề tài và hi vọng phần nào đã giải thích được thắc mắc của em để áp dụng vào đề tài của mình.
RANDOM_AVATAR
lethicam47
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 5 26/11/15 15:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 3 26/01/16 13:47

Vậy sao em không đặt luôn tên đề tài là Tính hay cãi trong văn hóa giao tiếp của người Quảng Nam luôn cho rõ?
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi hanhmi » Thứ 3 26/01/16 22:28

Quyen 09 đã viết:Đề tài này ko mới, nhưng nếu xét nó là giá trị hay phi giá trị thì rất thú vị!

Mình đồng ý với ý kiến trên nếu xét về tính phi giá trị thì sẽ hay hơn!
RANDOM_AVATAR
hanhmi
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 7 26/09/15 22:44
Cảm ơn: 8 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi lethicam47 » Chủ nhật 31/01/16 15:13

Bài tập 2: Định vị đối tượng và lập đề cương chi tiết
Tên đề tài "TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC"

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
7. Bố cục của đề tài

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
1.1. Cơ sở lý luận (Văn hóa giao tiếp, các khái niệm về cãi, phản biện..)
1.2 Cơ sở thực tiễn (Nguồn gốc hình thành tính hay cãi của người Quảng Nam, đặc điểm vùng đất và con người Quảng Nam)
Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG II: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ
2.1 Thực trạng về tính hay cãi của người Quảng Nam
2.1.1 Trong giao tiếp hằng ngày
2.1.2 Trong học tập và công tác
2.2 Tính hay cãi của người Quảng Nam nhìn từ văn hóa nhận thức
2.3 Tính hay cãi của người Quảng Nam nhìn từ văn hóa ứng xử
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG III: TÍNH GIÁ TRỊ VÀ PHI GIÁ TRỊ
3.1 Tính giá trị
3.2 Tính phi giá trị
3.3 Phương hướng điều chỉnh
Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN
RANDOM_AVATAR
lethicam47
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 5 26/11/15 15:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi hanhmi » Thứ 6 05/02/16 21:53

Theo mình nghĩ thì phần thực trạng tính hay cãi của người Quảng Nam thì trong học tập và công tác có thể bao gồm trong trong giao tiếp hằng ngày rồi, cho nên mình ko chia ra thành 2 mục nhỏ cũng được, mà có thể thành " Thực trạng về tính hay cãi của người Quảng Nam trong giao tiếp hằng ngày"
RANDOM_AVATAR
hanhmi
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 7 26/09/15 22:44
Cảm ơn: 8 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi violin » Thứ 2 15/02/16 21:33

Mình nghĩ là "2.1 Thực trạng về tính hay cãi của người Quảng Nam" ở CHƯƠNG 2 nên đưa vào "1.2. Cơ sở thực tiễn" ở CHƯƠNG 1. Cho nên, CHƯƠNG 2 chỉ cần chia thành "2.2 Tính hay cãi của người Quảng Nam nhìn từ văn hóa nhận thức" và "2.3 Tính hay cãi của người Quảng Nam nhìn từ văn hóa ứng xử" là được rồi.

^_^
con người dù có thánh thiện đến mấy thì vẫn là con người
Hình đại diện của thành viên
violin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 12/03/08 19:40
Đến từ: nơi tận cùng thế giới
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi sinhhienussh » Thứ 3 16/02/16 12:49

Mình đồng ý với violin là phần 2.1. Thực trạng về tính hay cãi của người Quảng Nam nên đưa về chương 1. Phần còn lại có thể thêm "Tính hay cãi của người Quảng Nam nhìn từ văn hóa tổ chức hay nhìn từ chủ thể ở góc độ giới và độ tuổi. Mình cũng băn khoăn không biết có thể vận dụng thuyết địa văn hóa để giải thích tính hay cãi của người Quảng Nam không?
RANDOM_AVATAR
sinhhienussh
 
Bài viết: 59
Ngày tham gia: Thứ 4 13/01/16 14:46
Đến từ: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi quyen-vhh2015 » Thứ 3 16/02/16 13:03

Hi lethicam47,

Mình nghĩ nên bổ sung vào "cơ sở thực tiễn" các nội dung định vị "cấp độ, đối tượng, phạm vi, không gian..." có lẽ đề cương sẽ hoàn thiện hơn.
RANDOM_AVATAR
quyen-vhh2015
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 21/01/16 23:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Quyen 09 » Thứ 3 16/02/16 21:58

Mình thấy chương III bạn nên có một loạt các thao tác ( chẳng hạn: định tính giá trị, định lượng giá trị...) rồi mới nói là giá trị và phi giá trị ở chỗ nào ( phần giá trị hay phi giá trị nên là kết luận). :)
RANDOM_AVATAR
Quyen 09
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/01/16 21:35
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: TÍNH HAY CÃI CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA H

Gửi bàigửi bởi Ngô Huyền Trân » Thứ 2 22/02/16 10:46

hi bạn, mình cũng nghĩ là phần thực trạng nên ở chương 1 sẽ hợp lý hơn. chút ý kiến nhỏ cùng bạn
RANDOM_AVATAR
Ngô Huyền Trân
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 20/01/16 17:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách

cron