Bạn đang xem trang 2 / 3 trang

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 02/02/16 17:54
gửi bởi Truong Linh
Bạn ơi, xin cảm ơn mình có cơ hội gốc ý như sau: phần III có thể trở thành một bài tiểu luận khác riêng với chủ đề"Món mộc tồn dưới góc nhìn văn hóa của các nước trên Thế giới", vì phần đó không chặt chẽ với chủ đề Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam .
Chương 3: Món mộc tồn dưới góc nhìn văn hóa của các nước trên Thế giới
3.1 Món mộc tồn dưới góc nhìn của người phương Tây
3.2 Món mộc tồn dưới góc nhìn của người phương Đông
3.3 Món mộc tồn dưới góc nhìn của người Việt Nam
3.4 Tiểu kết

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 03/02/16 16:15
gửi bởi Phùng Thanh Tuyền
Cảm ơn bạn đã góp ý cho mình Chương 3. Mình muốn xem xét rằng việc ăn món Mộc tồn là văn hóa hay phi văn hóa nên xét dưới góc nhìn của các nước để so sánh

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 03/02/16 16:23
gửi bởi Phùng Thanh Tuyền
Cảm ơn chị, giờ em mới nhìn thấy sai chính tả. Em cảm ơn chị

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 03/02/16 16:25
gửi bởi Phùng Thanh Tuyền
Em cảm ơn chị lamha. Em sai chỗ cơ sở thực tiễn thật rồi. Nhờ chị góp ý em mới nhìn ra đó

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 15/02/16 22:15
gửi bởi Quyen 09
Mình có ý kiến thế này:
1. Phần cơ sở lý luận : định nghĩa văn hóa là quá rộng và không cần thiết
2. Phần cơ sở thực tiễn : Bạn chưa nói gì đến đối tượng " Mộc Tồn" ( bạn đã để phần này qua chương 2)
3. Chương 3: tên chương không ổn ( bạn cần coi lại " dưới góc nhìn văn hóa" là ntn. Vd: nhìn dưới cấu trúc 3 thành phần ( nhận thức- tổ chức- ứng xử) hay nhìn dưới cấu trúc 4-5 thành phần... để giúp bạn xây dựng đề cương " dưới góc nhìn văn hóa") :D :D

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 16/02/16 21:08
gửi bởi nguyenthanhnguyen
Chào Tuyền, mình có chút ý kiến ở chương 2, theo mình mục 2.1.3 là Quy trình chế biến, cách thức trình bày có thể đổi lên thành mục 2.1.2. Còn mục Dược tính của món ăn có thể dời xuống về mục 2.1.3 đồng thời gom chung vào với mục 2.3 Thực trạng món Mộc tồn của người Việt hiện nay.

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 28/02/16 19:13
gửi bởi Phùng Thanh Tuyền
Bài tập 3 :

I. Tài liệu tham khảo
1) Tài liệu tiếng Việt
a) Wikipedia tiếng Việt
b) Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Mai Khôi - NXB Đà Nẵng

2) Tài liệu tiếng nước ngoài
a) Dog meat - Wikipedia
b) Eating animals - Jonathan Safran Foer
c) 개고기 - 안용근

3) Website
a) http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=13544
b) https://sites.google.com/site/thaithanh ... s%E1%BB%B1.
c) http://www.tongsan.net/index.php?option ... &Itemid=76

II. Document Map

Hình ảnh

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 28/02/16 21:21
gửi bởi Mai Thị Mỹ Trinh
chị ơi, em thấy trong phần tài liệu tham khảo, mỗi tài liệu phải ghi đầy đủ và thống nhất các thành phần theo thứ tự: Họ và Tên tác giả + Năm: Tên sách (in nghiêng). – Nơi XB: NXB. Em thấy chị đang thiếu năm.

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 28/02/16 21:25
gửi bởi Mai Thị Mỹ Trinh
Còn đối với tài liệu tiếng nước ngoài như 개고기 - 안용근. Sau khi ghi đầy đủ thông tin, phải có phần dịch nghĩa và phiên âm ạ, phần này để trong ngoặc.

Re: Món “ Mộc tồn” trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 28/02/16 22:35
gửi bởi Phùng Thanh Tuyền
Bài tập 4 :
Chọn khái niệm " Văn hóa ẩm thực " để xây dựng định nghĩa

1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có :
- Theo Giáo trình văn hóa ẩm thực : Văn hóa ẩm thực là những tập quán , khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những cách thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật thẩm mỹ
- Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: Văn hóa ẩm thực là lối ăn uống,cách ăn uống hay cách ứng xử về ẩm thực tùy theo môi trường sống.
- Theo Wikipedia : Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể của các truyền thống, thói quen, sở thích, cách thức chọn lựa thực phẩm và tập quán trong nấu ăn.
- Theo sách " Phân tích ẩm thực" của Jean Anthelme Brillat Savarin: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, nó hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là những gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ, lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon, có thể đoán biết hồn dân tộc thông qua văn hóa ẩm thực của họ.

2. Phân tích từng định nghĩa, tìm ra nét chung
Hình ảnh

Từ sự phân tích, tìm ra nét chung và sửa đổi, suy ra sản phẩm sơ bộ: Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể các tập quán, thói quen, sở thích, khẩu vị,cách ứng xử, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống của con người, cách thức lưa chọn thực phẩm, cách thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật thẩm mỹ do con người sáng tạo ra tùy theo môi trường sống

3. Lập sơ đồ
Hình ảnh