Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 3 26/01/16 12:07

2. Cấu trúc ngữ pháp:Giá trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19 đến nay
3. Đối tượng nghiên cứu: giá trị văn hoá của đờn ca tài tử
4. Phạm vi nghiên cứu: đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19 đến nay
5. Cấu trúc cấp hệ:
Hình ảnh
6. Xác định vấn đề:
a. Đờn ca tài tử hay các loại nhạc dân tộc khác? --> rõ ràng, ít mâu thuẫn
b. Miền Tây Nam Bộ hay miền khác ở Việt Nam? --> rõ ràng, ít mâu thuẫn
c. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay hay từ thế kỷ 19 trở về trước? --> rõ ràng, ít mâu thuẫn
d. Gía trị văn hoá hay không có giá trị văn hoá? --> không rõ ràng, mâu thuẫn => Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 3 16/02/16 13:51

Bài tập thực hành 2:
1. Định vị đối tượng:
Chủ thể: người Việt
Không gian: miền Tây Nam Bộ
Thời gian: từ cuối thế kỷ 19 đến nay
2. Đề cương chi tiết:
Mục lục
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm âm nhạc dân tộc
1.1.2 Khái niệm đờn ca tài tử
1.2 Cơ sở thực tiễn (định vị C-K-T)
1.2.1 Người Việt - chủ thể sáng tạo nên đờn ca tài tử (chủ thể văn hoá)
1.2.2 Miền Tây Nam Bộ- vùng đất hình thành và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử (không gian văn hoá)
1.2.3 Từ cuối thế kỷ 19 đến nay là thời gian phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đờn ca tài tử (thời gian văn hoá)
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ MIỀN TÂY NAM BỘ
2.1 Đặc điểm nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ
2.2 Chặng đường hình thành và phát triển đến với UNESCO
2.3 Sức ảnh hưởng của nghệ thuật đờn ca tài tử đến cuộc sống người dân Nam Bộ
Tiểu kết
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ MIỀN TÂY NAM BỘ
3.1 Phân tích giá trị văn hoá của đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ
3.2 Qúa trình lưu truyền và bảo tồn đờn ca tài tử ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ từ thế kỷ 19 đến nay
Tiểu kết
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục:
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM » Thứ 3 16/02/16 22:20

Đông ơi, mình có một chút góp ý nhỏ nghen, trong phần chương 3 bạn có thể thêm mục 3.3 sự đóng góp của đờn ca tài tử trong các sản phẩm du lịch ở miền Tây, để thấy rõ hơn giá trị văn hóa của đờn ca tài tử thì đề tài của bạn sẽ hấp dẫn hơn.
RANDOM_AVATAR
ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 21:55
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 7 20/02/16 20:27

Mình có góp ý như thế này:
1/ Phần cơ sở lý luận nên có khái niệm thế nào là giá trị văn hóa
2/Tên chương 3 trùng với tên đề tài
Thật ra mình thấy tòan bộ đề cương chi tiết của bạn có nhiều chỗ mình thấy không ổn lắm nhưng không biết góp y thế nào. Nhưng theo mình, bạn hình như chưa biết mình phải làm gì cho đề tài này. Minh nghĩ bạn nên tìm thế nào là giá trị văn hóa. Giá trị văn văn hóa là một phạm trù rất phức tạp, bạn có thể tham khảo một người nghiên cứu về giá trị học nổi tiếng là Max Weber để từ đó hoàn thiện phần đề cương hơn
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 3 01/03/16 20:41

Cảm ơn mọi người đã góp ý. Mình sẽ xem và sửa lại đề cương.
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi nhuan3523 » Thứ 3 01/03/16 20:55

Đông ơi, mình có góp ý như thế này. Thứ nhất, trong phần đề cương, ở chương 3 Giá trị văn hoá của đờn ca tài tử, phần 3.1 bạn ghi là Phân tích giá trị văn hoá của đờn ca tài tử thì không thích hợp lắm. Bạn nên chi tiết các giá trị văn hoá thành các đề mục nhỏ 3.1.1, 3.1.2,...., tức là giá trị đó là những giá trị gì?. Thứ hai, cách bạn phân chương mục cũng chưa đươc hợp lý và khoa học lắm. Mình nghĩ bạn nên có cách phân chia khác. Một góp ý cá nhân.
RANDOM_AVATAR
nhuan3523
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 29/01/16 10:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 3 01/03/16 21:39

Bài tập thực hành 3:
1. Danh mục tài liệu tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1 ... B%E1%BB%99
http://conhactanbien.com/
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/do ... 50207.html
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx? ... egoryID=41
http://www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=42
http://thanhnien.vn/van-hoa/don-ca-tai- ... 69324.html
Đờn ca tài tử Nam Bộ- Võ Trường Kỳ
Đờn ca tài tử Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa học (luận văn Thạc sĩ)- Trần Chung Thùy Trang
Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu / Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Tú Ngọc
Âm nhạc và sự nghiệp của Bartok
Âm nhạc Việt Nam những điều cần biết / Nguyễn Văn Huân sưu tầm biên soạn
Âm nhạc dân gian xứ Nghệ / Lê Hàm, Hoàng Thọ, Thanh Lưu
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 5 19/05/16 10:32

Bài tập thực hành 3: Sử dụng Document map:


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 4 14/09/16 10:31

Mình chỉnh sửa lại Sơ đồ cấu trúc cấp hệ của đề tài mình chọn. Rất mong mọi người đóng góp ý kiến. Xin cảm ơn.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Gía trị văn hoá của nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Na

Gửi bàigửi bởi Như Đông Nguyễn » Thứ 4 14/09/16 10:42

Bài tập 4:
Định nghĩa về đờn ca tài tử Nam Bộ
1. Tìm các định nghĩa hiện có
Wikipedia Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ,Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. (http://www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=42)
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động (tia sáng9/12/2013)
2.Phân tích định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa

Hình ảnh
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung.
Theo đặc trưng giống
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế (wikipedia), (Tia sáng 9/12/2013), (vietnamtourism.com vietnamtourism) (có sự thống nhất)
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19 (wikipedia), (Tia sáng 9/12/2013), (vietnamtourism.com) (có sự thống nhất)
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ (wikipedia), (Tia sáng 9/12/2013), Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ (vietnamtourism.com).
Theo đặc trưng loài
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), (wikipedia), là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động (Tia sáng 9/12/2013 Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động.) (vietnamtourism.com) (chưa có sự thống nhất).
Có thể tiếp thu đặc trưng giống Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế,hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại) là một dòng nhạc dân tộc.
6. Xác định đặc trưng loài cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm khác cùng bậc. Đờn ca tài tử (cải lương, nhã nhạc cung đình huế, chèo)
7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại
Sản phẩm cuối cùng Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế,hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
RANDOM_AVATAR
Như Đông Nguyễn
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 23/01/16 14:10
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến132 khách