TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 4 17/02/16 0:00

Bài tập thực hành 2:Định vị đối tượng nghiên cứu và lập đề cương chi tiết
1. Định vị đối tượng:
Chủ thể: Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901)
Không gian: Nhật Bản
Thời gian: thời Minh Trị Duy Tân
2. Đề cương chi tiết:
Mục lục
Dẫn nhập

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tư tưởng và giáo dục
1.1.2. Vai trò của giáo dục trong cải cách xã hội
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi
1.2.2. Vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với sự hiện đại hóa của Nhật Bản
1.2.3. Giá trị tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong thời đại Minh Trị Duy Tân và hiện nay
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835 - 1901)
2.1. Nền tảng nhân học trong tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi
2.2. Quan niệm của Fukuzawa Yukichi về mục đích của giáo dục
2.2.1. Giáo dục cá nhân có tinh thần độc lập
2.2.2. Giáo dục quốc dân có ý thức trách nhiệm
2.3. Quan niệm của Fukuzawa Yukichi về đường lối giáo dục toàn diện
2.3.1. Xét lại vai trò và giá trị của nền giáo dục Hán học
2.3.2. Chủ trương giáo dục “thực học” dựa trên tinh thần khoa học phương Tây
2.3.3. Chủ trương đường lối giáo dục quốc dân
CHƯƠNG 3: DI SẢN TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835 - 1901) VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
3.1. Nhật Bản và công cuộc phục hưng tinh thần giáo dục Fukuzawa Yukichi
3.1.1. Khai tử các “lò hủy hoại sức khỏe thiếu niên”
3.1.2. Giáo dục trẻ em theo đường lối tự nhiên
3.2. Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và kinh nghiệm cho việc đổi mới nền giáo dục Việt Nam
3.2.1. Việt Nam trước làn sóng toàn cầu hóa
3.2.2. Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và việc hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 7 20/02/16 20:50

Chào bạn, mình đã từng đọc một cuốn sách về chủ trương giáo dục của Fukuzawa Yukichi cách đây khoảng 5 năm, mình không nhớ tên cuốn sách, chỉ nhớ là nó có bìa màu xanh lá cây. Sau khi đọc mình cực kỳ thích tư tưởng của ông. Nhiều lúc đọc mình có liên tưởng đến một cuốn sách về giáo dục mình rất thích là Emile của J.J.Rousseau, mình thấy cả 2 người có nhiều ý tưởng tương đồng lắm. Khi đọc được đề tài của bạn mình rất thích nên phải vào đây bày tỏ cảm xúc. Nếu bạn giữ đề tài này để làm luận văn thì mình xin được đến dự nha
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 3 31/05/16 3:27

Chào bạn,
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã quan tâm đến đề tài này!
Không biết cuốn sách mà bạn đã đọc có phải là "Khuyến học" không?
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ mới dịch và xuất bản 2 quyển sách của Fukuzawa Yukichi là Khuyến học và Phúc ông tự truyện.
Nếu mình chọn đề tài này làm luận văn, mình sẽ pm bạn qua diễn đàn này nhé!
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 4 01/06/16 16:09

Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn.
1.Phân tích cấu trúc tên đề tài:
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: tư tưởng giáo dục khai phóng
- Chủ thể: Fukuzawa Yukichi (1835-1901)
- Phạm vi nghiên cứu: Nhật Bản
- Thời gian: Minh Trị Duy Tân
- Các thức: Nhìn từ góc độ giáo dục học >> nhìn từ góc độ Châu Á học (khu vực học)
3.Sơ đồ

Hình ảnh
4. 4. Các cặp đối lập cơ bản trong đề tài:
- Phương Đông><Phương Tây
- Thực học><Hư học
- Khai phóng><Nô lệ
- Văn minh><Bán khai
- Hiện đại><Lạc hậu
- Cải cách><Bảo thủ
- Tư bản><Phong kiến
-Fukuzawa><Trí thức khác
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 4 01/06/16 16:16

Bài tập số 3: tìm tài liệu đa ngôn ngữ cho đề tài và tạo document map
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Ngọc Dũng (2008), Chuyên luận Nhật Bản học, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
2. Eiichi Aoki (2006), Nhật Bản – Đất nước và con người, Nxb Văn học, Hà Nội
3. Fukuzawa Yukichi (2008), Khuyến học, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội
4. Fukuzawa Yukichi (2006), Phúc ông tự truyện, Phạm Thu Giang dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội
5. John Dewey (2010), Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn Dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội
6. J.G. Caiger, R.H.P Mason (2008), Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Văn Sỹ dịch, Nxb Lao động, Hà Nội
7. J.J. Rousseau (2008), Émile Hay Là Về Giáo Dục, Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội
8. Lê Văn Quang (1998), Lịch sử Nhật Bản, Trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Hiến Lê (2002), Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
9. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
10. Nguyễn Tiến Lực (2010), Minh Trị duy tân và Việt Nam, Nxb Giáo dục
11. Nguyễn Tiến Lực (2008), Những hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật Bản (1905 – 1909), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
12. Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề về lịch sử châu Á và lịch sử Việt Nam một cách nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
13. Nhiều tác giả (2008), 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb Nxb Tri Thức, Hà Nội
14. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay – Quan điểm và giải pháp, Nxb Nxb Tri Thức, Hà Nội
15. Nhiều tác giả (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế So sánh phong trào “văn minh hóa” (bunmei kaika) ở Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh
16. Saikaiya Taichi (2004), Mười hai người lập ra nước Nhật, Đặng Lương Mô dịch, Nxb Chính trị quốc gia
17. Tsunesaburo Makiguchi (2009), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Cán bộ giảng dạy khoa Anh văn – Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
18. Vĩnh Sính (2011), Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tiếng Anh
1. Lu, David John (2005), Japan: A Documentary History: The Dawn of History to the Late Tokugawa Period, M.E. Sharpe
2. Kitaoka, Shin-ichi (2003), "Pride and Independence: Fukuzawa Yukichi and the Spirit of the Meiji Restoration (Part 1)", Journal of Japanese Trade and Industry (Japan Economic Foundation)
3. Kitaoka, Shin-ichi (May–June 2003), "Pride and Independence: Fukuzawa Yukichi and the Spirit of the Meiji Restoration (Part 2)", Journal of Japanese Trade and Industry (Japan Economic Foundation)
4. Albert M. Craig (2009), Civilization and Enlightenment: The Early Thought of Fukuzawa Yukichi (Hardcover ed.), Cambridge: Harvard University Press
5. Tamaki, Norio (2001), Yukichi Fukuzawa, 1835-1901: The Spirit of Enterprise in Modern Japan, United Kingdom: Palgrave Macmillan
Document map

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 4 01/06/16 16:20

Bài tập thực hành 4: Định nghĩa khái niệm trong tên đề tài
PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA
1. Tìm các định nghĩa hiện có
- Wikipedia: “A liberal education is a system or course of education suitable for the cultivation of a free (Latin: liber) human being. It is based on the medieval concept of the liberal arts or, more commonly now, the liberalism of the Age of Enlightenment.” (Dịch: “Giáo dục khai phóng là một hệ thống, hay,một quá trình giáo dục nhằm tạo ra con người tự do. Nó dựa trên khái niệm các môn khai phóng trong thời Trung cổ, hay gần hơn, là chủ nghĩa tự do trong thời Khai minh.”
https://ls.berkeley.edu/about-college/l ... -education
- American Association of Colleges & Universities (AAC&U): “Liberal Education is an approach to learning that empowers individuals and prepares them to deal with complexity, diversity, and change. It provides students with broad knowledge of the wider world (e.g. science, culture, and society) as well as in-depth study in a specific area of interest. A liberal education helps students develop a sense of social responsibility, as well as strong and transferable intellectual and practical skills such as communication, analytical and problem-solving skills, and a demonstrated ability to apply knowledge and skills in real-world settings.” (Dịch: “Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận trong giáo dục, trao quyền về các cá nhân và chuẩn bị cho họ để đối phó với sự phức tạp , đa dạng, và thay đổi. Giáo dục khai phóng cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức rộng lớn (như khoa học, văn hóa, xã hội), cũng như các nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể mà sinh viên quan tâm. Giáo dục khai phóng giúp sinh viên phát triển một ý thức về trách nhiệm xã hội , cũng như các kỹ năng trí tuệ và thực tế mạnh mẽ như: giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, khả năng chứng minh để áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế.”
http://www.aacu.org/resources/liberaled ... /index.cfm
- Webster: “Liberal Education is an education based on the liberal arts and intended to bring about the improvement, discipline, or free development of the mind or spirit.” (Dịch: “Giáo dục khai phóng là một nền giáo dục dựa trên các môn học khai phóng và có chủ đích, nhằm mang đến sự cải tiến, kỷ luật, hoặc phát triển tự do về tâm trí hay tinh thần.”)
http://www.merriam-webster.com/dictiona ... 0education

2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa

Hình ảnh
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần bổ sung, sửa chữa
Theo đặc trưng giống: là một (1): hệ thống giáo dục;(2): cách tiếp cận; (3): nền giáo dục. Đặc trưng (1) không chính xác, (3) quá chung chung, (2) tiệm cận nhất.
Theo đặc trưng loài: (1) dựa trên các môn khai phóng, (2) đào tạo con người tự do
Như vậy, có thể tiếp thu: đặc trưng giống là một cách tiếp cận; đặc trưng loài: dựa trên các môn khai phóng, đào tạo con người tự do.
Cần chỉnh sửa bổ sung mục đích và nội dung của giáo dục khai phóng.
4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng
Giáo dục khai phóng hiện tại được dùng như một khái niệm đồng đẳng với giáo dục nhân văn và giáo dục tổng quát.
Giáo dục nhân văn: (1) gắn chặt với bối cảnh xã hội đương thời; (2) không nhấn mạnh kiến thức, mà nhấn mạnh các kỹ năng, cụ thể là kỹ năng nói trước công chúng (public speaking) cùng những kỹ năng trí tuệ khác như phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp, và nắm vững tâm lý của khán giả (audience psychology); và (3) nhằm vào việc giúp người học khả năng tham gia vào các hoạt động lãnh đạo chính trị (political leadership). Nói cách khác, mục tiêu của giáo dục nhân văn là nhằm “giải phóng” con người bằng cách cung cấp cho người học những kỹ năng để có thể tham gia đầy đủ nhất vào một xã hội dân chủ với tư cách là một chủ thể độc lập và tự do.
Giáo dục tổng quát là cung cấp cho người học những kỹ năng của một con người tự do, hay có thể nói là kỹ năng tự giải phóng (the skills of freedom). Những kỹ năng mà nền giáo dục tổng quát giúp phát triển ở người học – khả năng đọc và hiểu các lập luận, cảnh giác đối với ngụy biện, tư duy logic, khả năng diễn đạt và thuyết phục, có những hiểu biết sâu sắc về con người và xã hội đương đại, kỹ năng phán đoán và giải quyết vấn đề.
Điểm chung: (1) đào tào con người tự do; (2) có trách nhiệm xã hội; (3) kiến thức rộng; (4) kỹ năng xã hội tương thích
5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
Là một triết lý giáo dục.
6. Xác định các đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc)
(1) Đào tạo con người nhân văn và công dân trách nhiệm
(2) Môn học nhân văn và khoa học
(3) Kiến thức rộng và kỹ năng thích hợp
Kết quả sơ bộ: “Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận trong giáo dục nhằm đào tạo những con người tự do và những công dân trách nhiệm. Nó đặt nền tảng trên các môn học nhân văn cổ điển như triết – văn – sử và các môn khoa học cơ bản. Nó cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức rộng lớn và những kỹ năng xã hội cần thiết để thích ứng với sự biến đổi.”

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

Hình ảnh
Cụm từ “cách tiếp cận trong giáo dục” chưa khái quát, đổi thành “triết lý giáo dục”.
Cụm từ “đào tạo” không thích hợp với nghĩa khai phóng, chuyển thành “đào luyện”.
Sản phẩm cuối cùng: “Giáo dục khai phóng là một triết lý giáo dục nhằm đào luện những con người tự do và những công dân trách nhiệm. Nó đặt nền tảng trên các môn học nhân văn cổ điển như triết – văn – sử và các môn khoa học cơ bản. Nó cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức rộng lớn và những kỹ năng xã hội cần thiết để thích ứng với sự biến đổi.”
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CỦA FUKUZAWA YUKICHI

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 4 01/06/16 16:33

Bài tập 5: chọn một khái niệm trong bài và so sánh với một khái niệm khác

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi anlanh » Thứ 6 10/06/16 15:41

bạn ơi, mình thấy bạn trong phần định vị CKT, bạn định vị thời gian là thời Minh Trị Duy Tân, nhưng trong chương I, bạn có nhắc tới Giá trị tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi hiện nay, không biết như vậy có cần thiết không nhỉ?
RANDOM_AVATAR
anlanh
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 6 25/09/15 16:34
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 5 lần

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 2 10/10/16 1:24

Bài tập 6: Bảng biểu
https://postimg.org/image/q96v659z9/
RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI (1835-1901)

Gửi bàigửi bởi Dương Ngọc Phúc » Thứ 2 10/10/16 1:34

RANDOM_AVATAR
Dương Ngọc Phúc
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 19/01/16 15:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến213 khách