Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-1945

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-1945

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 7 20/02/16 20:00

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
GVHD: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
HVCH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Lớp: Văn hóa học k15a

Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu cho mình và phân tích đề tài đã chọn
Tên đề tài: Ý thức cá nhân văn hóa thể hiện qua văn chương giai đoạn 1930-1945
(trường hợp tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ Mới)

1. Phân tích cấu trúc của tên đề tài:
[Ý thức cá nhân văn hóa] <thể hiện qua văn chương> <giai đoạn 1930-1945>

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Ý thức cá nhân văn hóa thể hiện qua tiểu thuyết, cương lĩnh của nhóm Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ Mới
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: tầng lớp trí thức văn nghệ sỹ trong nhóm Tự lực văn đoàn và trong phong trào Thơ Mới
+ Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: giai đoạn 1930-1945
3. Lập sơ đồ

4. Xác định các cặp đối lập
- Ý thức cá nhân văn hóa>< Ý thức cá nhân đạo đức
- Chủ nghĩa cá nhân trong VHVN giai đoạn cận đại >< chủ nghĩa cá nhân phương Tây
- Tầng lớp trí thức tư sản thành thị >< tầng lớp bình dân
- Văn hóa VN sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây >< văn hóa VN trước khi tiếp xúc với văn minh phương Tây
5. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
Xem văn học giai đoạn 1930-1945 như một hiện tượng văn hóa để nghiên cứu, từ đó nhìn nhận đúng đắn về ý thức con người, tâm lý dân tộc lẫn xu hướng phát triển của nền văn hóa dân tộc.
- Trả lời cho câu hỏi :Việc tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại lại để sáng tạo ra một hiện tượng văn hóa mới có phải sẽ đi ngược với văn hóa truyền thống, sẽ làm mất bản sắc văn hóa dân tộc hay ngược lại, việc sáng tạo văn hóa là con đường tất yếu của lịch sử nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa?


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

BT2:Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-1

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 7 20/02/16 20:12

Bài tập thực hành 2:
1. Định vị đối tượng
- Chủ thể: Tầng lớp văn sỹ trí thức thành thị (tác giả của nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới)
- Không gian: thành thị Việt Nam
- Thời gian : giai đoạn 1930-1945
2. Lập đề cương chi tiết
Mục lục
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm: chủ nghĩa cá nhân; chủ nghĩa cá nhân đạo đức; chủ nghĩa cá nhân văn hóa
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa cá nhân văn hóa
_ Cơ sở nhận diện, xác lập: các quan điểm xã hội học, văn hóa học
_ Các đặc trưng cơ bản
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở lịch sử - xã hội
1.2.2. Đặc điểm của tiếp xúc và tiếp biến văn hóa
1.2.3. Sự chuyển biến của tầng lớp trí thức khi đối diện với văn minh phương Tây
1.2.4. Vai trò của trí thức mới trong việc hình thành chủ nghĩa cá nhân văn hóa: trường hợp trí thức nhóm Tự lực văn đoàn và trong phong trào Thơ mới.

Chương 2: Ý thức cá nhân văn hóa thể hiện qua tiểu thuyết của nhóm Tự Lực VănĐoàn
2.1. Về nhóm Tự lực Văn Đoàn
2.2. Ý thức cá nhân biểu hiện qua các cương lĩnh, chủ trương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn
2.2.1. Qua tổ chức nhóm
2.2.2. Qua cương lĩnh tổ chức báo Ngày nay và báo Phong hóa
2.2.3. Qua tôn chỉ xuất bản sách
2.2.4. Qua quan niệm vai trò của văn học
2.3. Ý thức cá nhân biểu hiện qua sáng tác của nhóm Tự Lực Văn Đoàn
2.3.1. Qua các mảng đề tài
2.3.2. Qua hình tượng nhân vật
2.3.3. Qua các bình diện nghệ thuật
Tiểu kết

Chương 3: Ý thức cá nhân văn hóa thể hiện qua Thơ Mới
3.1. Về phong trào Thơ mới
3.2. Ý thức cá nhân biểu hiện qua các tuyên ngôn, tôn chỉ, chủ trương của phong trào
3.2.1. Qua các phát biểu, các phong trào đấu tranh vì Thơ mới
3.2.2. Qua các tôn chỉ, tuyên ngôn có tính chính luận
3.3. Ý thức cá nhân biểu hiện qua các sáng tác của phong trào
3.3.1. Qua các mảng đề tài
3.3.2. Qua hình tượng cái tôi trữ tình
3.3.3. Qua nghệ thuật
Tiểu kết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-1

Gửi bàigửi bởi quyen-vhh2015 » Thứ 3 23/02/16 6:15

Chào bạn, mình rất thích đề tài bạn đã chọn. Bạn xây dựng đề cương rất chặt chẽ, mình xem và học hỏi được nhiều và có hướng xây dựng cho đề cương của mình tốt hơn.
RANDOM_AVATAR
quyen-vhh2015
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 21/01/16 23:27
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 0 lần

Sửa BT1: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Chủ nhật 28/02/16 13:54

Tên đề tài: Ý thức cá nhân văn hóa thể hiện qua văn chương giai đoạn 1930-1945
(trường hợp tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ Mới)

1. Phân tích cấu trúc của tên đề tài:
[Ý thức cá nhân văn hóa] <thể hiện qua văn chương> <giai đoạn 1930-1945>

2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Ý thức cá nhân văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ thể: con người, những nhân vật trong tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn và thơ của phong trào Thơ Mới
+ Không gian: Việt Nam
+ Thời gian: giai đoạn 1930-1945
3. Lập sơ đồ

4. Xác định các cặp đối lập
- Chủ nghĩa cá nhân>< Chủ nghĩa cộng đồng
- Chủ nghĩa cá nhân 'mới' (sản phẩm của văn minh công nghiệp) >< chủ nghĩa cá nhân 'cũ' (sản phẩm của văn hóa nông nghiệp)
- Tầng lớp trí thức tư sản thành thị >< tầng lớp bình dân
- Văn hóa VN sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây >< văn hóa VN trước khi tiếp xúc với văn minh phương Tây
5. Xác định vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
Xem văn học giai đoạn 1930-1945 như một hiện tượng văn hóa để nghiên cứu, từ đó nhìn nhận đúng đắn về ý thức con người, tâm lý dân tộc lẫn xu hướng phát triển của nền văn hóa dân tộc.
- Trả lời cho câu hỏi :Việc tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại lại để sáng tạo ra một hiện tượng văn hóa mới có phải sẽ đi ngược với văn hóa truyền thống, sẽ làm mất bản sắc văn hóa dân tộc hay ngược lại, việc sáng tạo văn hóa là con đường tất yếu của lịch sử nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa?
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

BT3: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Chủ nhật 28/02/16 14:59

BT3: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO và DOCUMENT MAP
* Tài liệu từ sách
+Tiếng Anh
1. Itamar Even-Zola (Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên dịch) 2014, Lý thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hóa, văn chương; Nxb. Thế Giới, Hà Nội.
2. F.Trompenaars & C. Hampden-Turner(Long Hoàng và nhóm BKD47 dịch) 2006, Chinh phục các làn sóng văn hóa, Nxb Tri thức.
3. Harry Ch. Triandis 1995, "Individualism and collectivism", Westview Press
4. Steven Lukes, “the meanings of individualism” trong "Journal of the History of Ideas", vol.32, No.1 (Jan-Mar., 1971),
5. L. Moulin 1955, “On the Evolution of the Meanings of the word ‘Individualism’, International Social Science Bulletin, VII
6. K.W.Schwart 1962, “ ‘Individualism’ in Mid-Nineteeth Century(1826-60)”, JHI, XXIII, 84
7. A.Schatz, L’individualisme Économique et Sociale(Paris, 1907). Cf H-L.Follin, “Quelle est la Véritable Définition de L’Individualisme”, Journal des Economistes (15/4/1899)
8. L. Dumont 1986, “Esays on Individualism”, University of Chicago Press
9. J.Dewey 1930 "Individualism Old and New". Newyork: Minton, Balch
10. C.H. Hui 1988, "Measurement of individualism-collectivism", Journal of research in Personality, 22
+ Tiếng Việt
1. Đỗ Lai Thúy 2005, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông Tin Hà Nội
2. Nguyễn Thanh Tuấn 2013, Về chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa, Nxb Văn hóa-Thông tin & Viện văn hóa
3. Nguyễn Bá Thành 2006, Bản sắc văn hóa Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội
4. Thành Duy 2006, Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam-Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia
5. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) 2013, Tính hiện đại và sự chuyển biến văn hóa Việt Nam thời cận đại, Nxb Chính trị Quốc gia
6. Trần Viết Nghĩa 2013, Tri thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia
7. Trần Thị Hạnh 2013, Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX
8. Nguyễn Thị Anh Thảo 2014, Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX & ảnh hưởng đối với một số nhà văn tiêu biểu thời kỳ 1932-1945, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM
9. Nguyễn Thị Thanh Xuân 2004, Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900-1945), Nxb Đại học Quốc Gia TPHCM
10. Vũ Đức Phúc 1971, Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nxb Khoa học xã hội.
11. Alain Laurent (Phan Ngọc dịch) 2001, Lịch sử cá nhân luận, Nxb. Thế giới.10
* Tài liệu từ tạp chí, Internet
1. Hoàng Ngọc Hiến, “Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”,
http://www.viet-studies.info/HoangNgocH ... VanHoa.htm
2. Lại Nguyên Ân, Phạm trù Chủ nghĩa cá nhân của tư tưởng phương Tây trong sự lý giải của Phan Khôi, tạp chí Nghiên cứu Văn học số 12.200811

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-1

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 6 11/03/16 7:22

Bài tập thực hành 4: Chọn một khái niệm cơ bản trong đề tài NC của mình để xây dựng định nghĩa (trình bày theo 7 bước và lập sơ đồ).
[size=150]Định nghĩa : Chủ nghĩa cá nhân[/size]
1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có
A/ Định nghĩa của Ludwig von Mises trong “L'Action humaine” : Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý hợp tác xã hội và tăng cường tiến bộ của những ràng buộc xã hội.
B/ Science20.com: Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý hay tư tưởng chính trị nhấn mạnh sự độc lập và tự chủ. Nó thúc đẩy các ý thức thực hiện mục tiêu và mong muốn của mỗi người, chống lại những sự can thiệp bên ngoài như xã hội hoặc bất kỳ cơ quan tổ chức nào vào những mục tiêu của mình. http://www.science20.com/gerhard_adam/p ... ividualism

C/ Hoàng Ngọc Hiến, “Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc dộ chủ nghĩa cá nhân ‘văn hoá’: Cái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, thể hiện ở “lòng tin” của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…)
D/ Steven Lukes, “the meanings of individualism”, Journal of the History of Ideas, vol.32, No.1(Jan-Mar., 1971), p.45-66, University of Pennsylvania press: Đối với mọi nhà tư tưởng xã hội, chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là sự tự do về ý chí và tinh thần, sự bất khả xâm phạm của cá nhân.
2. Phân tích từng định nghĩa theo yêu cầu của định nghĩa
A/ Định nghĩa của Ludwig von Mises: Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý hợp tác xã hội và tăng cường tiến bộ của những ràng buộc xã hội.
+ Ưu điểm: ngắn gọn, súc tích
+ Nhược điểm: quá mơ hồ, định nghĩa thiên về lĩnh vực triết học, chỉ dành cho người am hiểu về lịch sử triết học
B/ Định nghĩa của science20.com: Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý hay tư tưởng chính trị nhấn mạnh sự độc lập và tự chủ. Nó thúc đẩy các ý thức thực hiện mục tiêu và mong muốn của mỗi người, chống lại những sự can thiệp bên ngoài như xã hội hoặc bất kỳ cơ quan tổ chức nào vào những mục tiêu của mình
+ Ưu điểm: nêu đầy đủ đặc trưng giống và tính chất của chủ nghĩa cá nhân
+ Nhược điểm: định nghĩa chỉ nên là một câu, không nên có 2 câu
C/ Định nghĩa của Hoàng Ngọc Hiến: …đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, thể hiện ở “lòng tin” của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…)
+ Ưu điểm: nêu đầy đủ những đặc trưng của chủ nghĩa cá nhân
+ Nhược điểm: có nhiều chi tiết thừa, diễn giải dài dòng. Ví dụ: đã có chữ “thể hiện ở lòng tin của cá nhân vào… ” rồi mà đoạn sau còn lặp lại “tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào…”
D/ Định nghĩa của Steven Lukes: Đối với mọi nhà tư tưởng xã hội, chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là sự tự do về ý chí và tinh thần, sự bất khả xâm phạm của cá nhân.
+ Ưu điểm: đây là định nghĩa được đúc kết từ nhiều nhà tư tưởng xã hội nên ngắn gọn, súc tích
+ Nhược điểm: nhiều chi tiết thừa (đối với mọi nhà tư tưởng xã hội), định nghĩa thiên nhiều về chính trị
3. Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/thiếu cần sửa chữa, bổ sung

Theo đặc trưng giống:
+ Là một triết lý hay một tư tưởng xã hội, chính trị
+ Liên quan đến ý thức, sự tư do ý chí của cá nhân, sự độc lập, tự chủ
_ Theo đặc trưng loài:
+ Thể hiện ở lòng tin của cá nhân vào cá tính, bản lĩnh riêng cũng như các giá trị của bản thân mỗi người
+ Nhằm thúc đẩy các ý thức thực hiện mục tiêu và mong muốn của cá nhân
+ Không chịu sự ràng buộc bởi những sự can thiệp bên ngoài
4. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại)
Là một triết lý, tư tưởng xã hội
5. Xác định đặc trưng loài cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm khác cùng bậc
_ Ý thức của cá nhân về sự độc lập, tự chủ cũng như sự tự do ý chí
_ Lòng tin của cá nhân vào bản lĩnh thực hiện những mục tiêu và mong muốn của bản thân
_ Không phải chịu bất cứ những ràng buộc xã hội từ bên ngoài nào.
Sản phẩm sơ bộ: Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý, tư tưởng xã hội liên quan đến ý thức của cá nhân về sự độc lập, tự chủ cũng như sự tự do ý chí, thể hiện ở lòng tin của cá nhân vào bản lĩnh thực hiện những mục tiêu và mong muốn của bản thân mà không phải chịu bất cứ những ràng buộc xã hội từ bên ngoài nào.

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, chỉnh sửa lại

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

BT5: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 2 13/06/16 21:40

Bài tập 5: Chọn một khái niệm trong luận văn để lập bảng so sánh

Bảng so sánh chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

BT6: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 2 13/06/16 22:35

Bt6: Lập bảng và mô hình
1. Lập bảng

Hình ảnh
2. Lập mô hình

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

BT7: Ý THỨC CÁ NHÂN VĂN HÓA THỂ HIỆN QUA VĂN CHƯƠNG GĐ 1930-

Gửi bàigửi bởi Nhung k15a vhh » Thứ 3 14/06/16 22:41

Bài tập 7

1. Trang bìa


Hình ảnh
2. Mục lục tham khảo


Hình ảnh
3. Header & Footer

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Nhung k15a vhh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 7 13/02/16 10:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến168 khách